Một ngày đẹp trời tôi nhận được một cái thiệp mời tham dự lễ hội Valentine tại giáo xứ Bắc Dũng, hạt Xóm Mới, Sài Gòn.
Xem hình ảnh
Tôi xin chia sẻ một chút cảm xúc khi có một lễ hội tình yêu có khiêu vũ tại một xứ đạo.
Thật ra, cỡ tuổi tôi thì nhiều người thích nằm võng đong đưa xem phim, đọc báo, nhưng tôi thích khiêu vũ, như thế là cha đã mời đúng người. Tôi hăng hái đi giữa dòng xe với người, ồn ào ngột ngạt, nhưng lòng tôi vẫn có phần háo hức.
Tôi đến thì thánh lễ bắt đầu, bị bỏ qua cái phần “hân hoan đón tiếp”. Từng đôi tình nhân, vợ chồng ngồi ngay ngắn ở các hàng ghế, trước mặt họ là một khán đài nhỏ đẹp ánh sáng như tập trung hết ở đó. Hôm nay, chắc chỉ có tôi, cha và một vài ông trùm xứ đạo đến dự một mình mà “không có cặp có đôi”!
Thánh lễ trang nghiêm, cha nhấn mạnh đến tình yêu chính là quà tặng của Thiên Chúa và coi đây là dịp những cặp vợ chồng quan tâm đến nhau. Tôi không tập trung lắm nhưng những người có đôi như thấm thía lời giảng của vị linh mục trẻ nhưng rất “tân thời”, hẳn là những năm được đi du học đã giúp cha “thoáng” như thế! Tôi chẳng đi du học nhưng cũng rất thích cách sống thoáng, thoáng mà trật tự! Ở vùng Xóm Mới mà tổ chức thế này là “ngon lành” lắm rồi!
Hay nhất là khi thánh lễ vừa kết thúc, một cặp vợ chồng trẻ đẹp lên khán đài khui rượu sâm banh trong tiếng vỗ tay của mọi người, rồi từng đôi xếp hàng đi lên trước khán đài nhận ly rượu, chocolate. Sau đó, mọi người đón cha từ dưới lên khán đài để biết ơn người đã có sang kiến tổ chức buổi sinh hoạt này cho giáo dân.
Khi có ba cặp dìu nhau ra sân với điệu Rumba thì tôi cùng với một số người đến bàn tiệc buffet. Có anh kia trẻ đẹp, thắt cà vạt đàng hoàng, chen chân lấy một đĩa mì xào làm tôi bật cười híc híc! Tôi thích tiệc này vì được tự do lựa chọn, nói nói cười cười, còn đi ăn tiệc cưới đối với tôi, xin lỗi, là “tra tấn”!
Rồi các phần của chương trình diễn ra, nào là hát cộng đồng, giới thiệu ý nghĩa Valentine, trả lời câu hỏi về cách ứng xử có thưởng, đan xen với khiêu vũ…Đang vui như thế thì có một cặp vợ chồng khá luống tuổi lên hát bài “đặc sệt tình Chúa” làm tôi không thích lắm, tôi thích vui ra vui, cầu nguyện ra cầu nguyện, khi tôi “nhảy đầm” thì Chúa cũng “khiêu vũ” với tôi! Tôi nghĩ như thế đó!
Khi các bạn trẻ ra quây thành vòng tròn nhảy điệu Dis-cô, tôi cũng ra hưởng ứng. Hiện nay các vũ trường ở Sài Gòn đã trở thành môi trường phức tạp, thế nên được “nhảy múa” như thế này tôi rất thích. Giá mà cha ở giáo xứ của tôi cũng làm như thế!
Sau khi thấm mệt với điệu Cha Cha Cha thì tôi được nghe năm cặp hát song ca mà giám khảo là một giáo sư ở nhạc viện thành phố, một ca trưởng và một nhạc công. Thật có lý khi một giải thưởng được trao cho anh chị kia hát về tình yêu vợ chồng trong sáng, nâng đỡ nhau, chia sẻ vui buồn. Quí vị tưởng rằng đã là vợ chồng thì tình yêu trong sáng rồi còn gì, phải không? Không đâu, thiếu gì tình yêu bị vẩn đục vì tiền bạc, nhà cửa…!
Khi nhạc trỗi lên cho điệu Valse thì tôi thấy ít người ra sân. Thật ra, ban tổ chức phải chuẩn bị khoảng ba cặp đôi để họ “làm nền” cho tất cả các điệu vũ, làmngười kháckhông ngại. Tôi thích pha điệu Valse Pháp và Valse Hồng Kông trong cùng một bài thì hay và sinh động hơn.
Có lẽ đậm đà nhất của đêm nay là phần tọa đàm: có hai gia đình, một đôi thì chồng là giáo sư đại học, vợ là bác sĩ, họ trả lời rất hay về câu hỏi “Làm việc trong môi trường trí thức, ông bà dành thời gian cho nhau thế nào và giáo dục con cái ra sao?”. Còn gia đình thứ hai là cha mẹ một linh mục. Ông bà cố cho rằng cố gắng dạy con nên người và rất hạnh phúc khi được dâng cho Giáo Hội một người con. Còn người con khác lập gia đình thì ông bà cố “có bí quyết” là tôn trọng con dâu, có điều gì thì nhẫn nại, từ từ chỉ dẫn. Nghe như thế, tôi nghĩ thầm, đối với dâu, rể trong nhà, vừa phải có bí quyết vừa phải cầu nguyện nữa, không cầu nguyện thì…có thể bị “bó tay”!
Video clip có tựa là “Ấm Áp” được chiếu lên màn hình thì trời đã khuya. Nội dung nói về một sự nâng đỡ của người khác khi ta gặp đau khổ. Điều này làm tôi nghĩ đến câu: “Ai thương xót người ấy là phúc thật vì sẽ được Chúa xót thương”
Khi cha kêu gọi mọi người đến đứng quanh khán đài cung thánh để kết thúc đêm hội thì tôi lấy xe ra về. Bài hát Kinh Hòa Bình vang vang như tạm biệt tôi, với chặng đường từ Xóm Mới về nhà tròm trèm 10 km. Tạm biệt một lễ hội có tình yêu trong Chúa.
Xem hình ảnh
Tôi xin chia sẻ một chút cảm xúc khi có một lễ hội tình yêu có khiêu vũ tại một xứ đạo.
Thật ra, cỡ tuổi tôi thì nhiều người thích nằm võng đong đưa xem phim, đọc báo, nhưng tôi thích khiêu vũ, như thế là cha đã mời đúng người. Tôi hăng hái đi giữa dòng xe với người, ồn ào ngột ngạt, nhưng lòng tôi vẫn có phần háo hức.
Tôi đến thì thánh lễ bắt đầu, bị bỏ qua cái phần “hân hoan đón tiếp”. Từng đôi tình nhân, vợ chồng ngồi ngay ngắn ở các hàng ghế, trước mặt họ là một khán đài nhỏ đẹp ánh sáng như tập trung hết ở đó. Hôm nay, chắc chỉ có tôi, cha và một vài ông trùm xứ đạo đến dự một mình mà “không có cặp có đôi”!
Thánh lễ trang nghiêm, cha nhấn mạnh đến tình yêu chính là quà tặng của Thiên Chúa và coi đây là dịp những cặp vợ chồng quan tâm đến nhau. Tôi không tập trung lắm nhưng những người có đôi như thấm thía lời giảng của vị linh mục trẻ nhưng rất “tân thời”, hẳn là những năm được đi du học đã giúp cha “thoáng” như thế! Tôi chẳng đi du học nhưng cũng rất thích cách sống thoáng, thoáng mà trật tự! Ở vùng Xóm Mới mà tổ chức thế này là “ngon lành” lắm rồi!
Hay nhất là khi thánh lễ vừa kết thúc, một cặp vợ chồng trẻ đẹp lên khán đài khui rượu sâm banh trong tiếng vỗ tay của mọi người, rồi từng đôi xếp hàng đi lên trước khán đài nhận ly rượu, chocolate. Sau đó, mọi người đón cha từ dưới lên khán đài để biết ơn người đã có sang kiến tổ chức buổi sinh hoạt này cho giáo dân.
Khi có ba cặp dìu nhau ra sân với điệu Rumba thì tôi cùng với một số người đến bàn tiệc buffet. Có anh kia trẻ đẹp, thắt cà vạt đàng hoàng, chen chân lấy một đĩa mì xào làm tôi bật cười híc híc! Tôi thích tiệc này vì được tự do lựa chọn, nói nói cười cười, còn đi ăn tiệc cưới đối với tôi, xin lỗi, là “tra tấn”!
Rồi các phần của chương trình diễn ra, nào là hát cộng đồng, giới thiệu ý nghĩa Valentine, trả lời câu hỏi về cách ứng xử có thưởng, đan xen với khiêu vũ…Đang vui như thế thì có một cặp vợ chồng khá luống tuổi lên hát bài “đặc sệt tình Chúa” làm tôi không thích lắm, tôi thích vui ra vui, cầu nguyện ra cầu nguyện, khi tôi “nhảy đầm” thì Chúa cũng “khiêu vũ” với tôi! Tôi nghĩ như thế đó!
Khi các bạn trẻ ra quây thành vòng tròn nhảy điệu Dis-cô, tôi cũng ra hưởng ứng. Hiện nay các vũ trường ở Sài Gòn đã trở thành môi trường phức tạp, thế nên được “nhảy múa” như thế này tôi rất thích. Giá mà cha ở giáo xứ của tôi cũng làm như thế!
Sau khi thấm mệt với điệu Cha Cha Cha thì tôi được nghe năm cặp hát song ca mà giám khảo là một giáo sư ở nhạc viện thành phố, một ca trưởng và một nhạc công. Thật có lý khi một giải thưởng được trao cho anh chị kia hát về tình yêu vợ chồng trong sáng, nâng đỡ nhau, chia sẻ vui buồn. Quí vị tưởng rằng đã là vợ chồng thì tình yêu trong sáng rồi còn gì, phải không? Không đâu, thiếu gì tình yêu bị vẩn đục vì tiền bạc, nhà cửa…!
Khi nhạc trỗi lên cho điệu Valse thì tôi thấy ít người ra sân. Thật ra, ban tổ chức phải chuẩn bị khoảng ba cặp đôi để họ “làm nền” cho tất cả các điệu vũ, làmngười kháckhông ngại. Tôi thích pha điệu Valse Pháp và Valse Hồng Kông trong cùng một bài thì hay và sinh động hơn.
Có lẽ đậm đà nhất của đêm nay là phần tọa đàm: có hai gia đình, một đôi thì chồng là giáo sư đại học, vợ là bác sĩ, họ trả lời rất hay về câu hỏi “Làm việc trong môi trường trí thức, ông bà dành thời gian cho nhau thế nào và giáo dục con cái ra sao?”. Còn gia đình thứ hai là cha mẹ một linh mục. Ông bà cố cho rằng cố gắng dạy con nên người và rất hạnh phúc khi được dâng cho Giáo Hội một người con. Còn người con khác lập gia đình thì ông bà cố “có bí quyết” là tôn trọng con dâu, có điều gì thì nhẫn nại, từ từ chỉ dẫn. Nghe như thế, tôi nghĩ thầm, đối với dâu, rể trong nhà, vừa phải có bí quyết vừa phải cầu nguyện nữa, không cầu nguyện thì…có thể bị “bó tay”!
Video clip có tựa là “Ấm Áp” được chiếu lên màn hình thì trời đã khuya. Nội dung nói về một sự nâng đỡ của người khác khi ta gặp đau khổ. Điều này làm tôi nghĩ đến câu: “Ai thương xót người ấy là phúc thật vì sẽ được Chúa xót thương”
Khi cha kêu gọi mọi người đến đứng quanh khán đài cung thánh để kết thúc đêm hội thì tôi lấy xe ra về. Bài hát Kinh Hòa Bình vang vang như tạm biệt tôi, với chặng đường từ Xóm Mới về nhà tròm trèm 10 km. Tạm biệt một lễ hội có tình yêu trong Chúa.