Thành phố Sài gòn ngày Tết tràn ngập hoa. Hoa bên vệ đường, hoa trong hội chợ và hoa trên những ban công. Nhưng có những người không có cơ hội sở hữu một bình hoa, không nhìn thấy hoa, hoặc thấy hoa mà không thưởng thức được vẻ đẹp của muôn hoa. Họ là ai?
Chiều 30 Tết, khi người người ở nhà lo sửa soạn đón Xuân, thì trên đường phố hay trong ngõ hẻm, vẫn có những đôi mắt buồn không đủ sức nghĩ đến hoa. Trưa 30, xe buýt đã ngưng hoạt động, nhưng vẫn có những bác tài chạy “ngoài giờ” mong kiếm thêm chút gì cho gia đình vui Tết. Những bác xe ôm lặng lẽ góc đường, vô vọng nhìn người khác vút qua trên xe hơi hay xe tay ga êm như ru.
Và những người bán vé số, bán hàng rong vẫn kiên trì mời mọc dù cuối năm ít ai kiên nhẫn đứng lại mua giúp. Rồi còn bao phận người nhỏ nhoi giữa náo nhiệt phố phường.
Tết không là gì và hoa không có ý nghĩa lắm đối với họ, bởi vì khi thiên hạ vui Xuân, thì những phận người đó dễ bị quên lãng hơn.
Tôi cũng nhìn thấy bên đường hoa những người đeo kính đen, dò từng bước bằng chiếc gậy thô ráp. Họ đi trong cuộc đời như đi giữa đem đen. Màu sắc của hoa xuân chỉ là màu đen tối tăm đối với họ. Ánh sáng ngày Xuân cũng phải dừng lại phía bên ngoài đôi mắt suốt đời màn đêm bao phủ.
Rừng hoa cuối năm không còn đẹp và không thể thưởng thức đối với chính những người bán chợ hoa ven đường. Họ đứng ngồi không yên, nhấp nhổm lo âu khi khách không đến, khi khách đang xem hoa và khi khách bỏ đi không mua. Chỉ mấy tiếng đồng hồ nữa là nhiều chậu hoa phải đem đi đổ ở nơi nào đó.
Thế nhưng mà chính những con người nghèo và bất hạnh dù không nhìn thấy hoa đẹp vẫn cảm được hoa Xuân.
Vâng, những con người ấy vẫn có thể thưởng thức được thoang thoảng mùi hoa Xuân. Nhớ hai câu thơ xưa: “Bán hoa người khuất đường thơm mãi. Thuyền chở rượu về sông cũng say!”. Hương của hoa và độ nồng của rượu ngày Xuân được Thiên Chúa là Chúa Mùa Xuân ban cho mọi người, và không nhiều thì ít ai cũng hưởng được chút Xuân, dù cho đôi lúc họ ngậm ngùi. Khi ánh sáng đầu tiên của một năm chiếu xuống, phận người dù nhỏ nhoi vẫn cảm được vẻ huy hoàng và ấm áp.
Còn những kẻ nào cố ý cướp đoạt hương Xuân của người nghèo khi họ cố tình gây bất công, chống lại hoà bình và chống lại chính Chúa Xuân, thì dù trưng bày ngàn vạn bông hoa, cũng là những kẻ không bao giờ có thể ngắm hoa. Và hoa họ trưng bày là bằng chứng kết tội họ.
Có những con người quanh năm chuyên đi hất đổ những chiếc thúng bán hàng rong bên vệ đường, đá vào bà cụ bán hàng già yếu. Rồi Tết họ lại ra ven đường mua hoa. Ngày Tết họ chưng hoa, chẳng biết hoa có cong đi như những bà cụ cong người đau đớn dưới bàn chân họ.
Có những người cướp đất để trồng hoa, cướp của để mua hoa, cướp bình để cắm hoa. Đất ấy có nở hoa Xuân trong lòng họ hay không thì ai cũng đoán được. Của ấy có bền hay không thì ai cũng suy ra được.
Cầu mong cho hoa Xuân mau nở rực vàng trên quê hương Việt nam mà không sợ bị ai đạp cho dập tàn.
Chiều 30 Tết, khi người người ở nhà lo sửa soạn đón Xuân, thì trên đường phố hay trong ngõ hẻm, vẫn có những đôi mắt buồn không đủ sức nghĩ đến hoa. Trưa 30, xe buýt đã ngưng hoạt động, nhưng vẫn có những bác tài chạy “ngoài giờ” mong kiếm thêm chút gì cho gia đình vui Tết. Những bác xe ôm lặng lẽ góc đường, vô vọng nhìn người khác vút qua trên xe hơi hay xe tay ga êm như ru.
Và những người bán vé số, bán hàng rong vẫn kiên trì mời mọc dù cuối năm ít ai kiên nhẫn đứng lại mua giúp. Rồi còn bao phận người nhỏ nhoi giữa náo nhiệt phố phường.
Tết không là gì và hoa không có ý nghĩa lắm đối với họ, bởi vì khi thiên hạ vui Xuân, thì những phận người đó dễ bị quên lãng hơn.
Tôi cũng nhìn thấy bên đường hoa những người đeo kính đen, dò từng bước bằng chiếc gậy thô ráp. Họ đi trong cuộc đời như đi giữa đem đen. Màu sắc của hoa xuân chỉ là màu đen tối tăm đối với họ. Ánh sáng ngày Xuân cũng phải dừng lại phía bên ngoài đôi mắt suốt đời màn đêm bao phủ.
Rừng hoa cuối năm không còn đẹp và không thể thưởng thức đối với chính những người bán chợ hoa ven đường. Họ đứng ngồi không yên, nhấp nhổm lo âu khi khách không đến, khi khách đang xem hoa và khi khách bỏ đi không mua. Chỉ mấy tiếng đồng hồ nữa là nhiều chậu hoa phải đem đi đổ ở nơi nào đó.
Thế nhưng mà chính những con người nghèo và bất hạnh dù không nhìn thấy hoa đẹp vẫn cảm được hoa Xuân.
Vâng, những con người ấy vẫn có thể thưởng thức được thoang thoảng mùi hoa Xuân. Nhớ hai câu thơ xưa: “Bán hoa người khuất đường thơm mãi. Thuyền chở rượu về sông cũng say!”. Hương của hoa và độ nồng của rượu ngày Xuân được Thiên Chúa là Chúa Mùa Xuân ban cho mọi người, và không nhiều thì ít ai cũng hưởng được chút Xuân, dù cho đôi lúc họ ngậm ngùi. Khi ánh sáng đầu tiên của một năm chiếu xuống, phận người dù nhỏ nhoi vẫn cảm được vẻ huy hoàng và ấm áp.
Còn những kẻ nào cố ý cướp đoạt hương Xuân của người nghèo khi họ cố tình gây bất công, chống lại hoà bình và chống lại chính Chúa Xuân, thì dù trưng bày ngàn vạn bông hoa, cũng là những kẻ không bao giờ có thể ngắm hoa. Và hoa họ trưng bày là bằng chứng kết tội họ.
Có những con người quanh năm chuyên đi hất đổ những chiếc thúng bán hàng rong bên vệ đường, đá vào bà cụ bán hàng già yếu. Rồi Tết họ lại ra ven đường mua hoa. Ngày Tết họ chưng hoa, chẳng biết hoa có cong đi như những bà cụ cong người đau đớn dưới bàn chân họ.
Có những người cướp đất để trồng hoa, cướp của để mua hoa, cướp bình để cắm hoa. Đất ấy có nở hoa Xuân trong lòng họ hay không thì ai cũng đoán được. Của ấy có bền hay không thì ai cũng suy ra được.
Cầu mong cho hoa Xuân mau nở rực vàng trên quê hương Việt nam mà không sợ bị ai đạp cho dập tàn.