Công điện của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gởi về Washington DC rò rỉ trên WikiLeaks cho thấy, hai nhân vật người miền Nam là Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng sẽ có nhiều quyền lực trong bộ máy của đảng CSVN sau đại hội 11.
Trước mỗi kỳ đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam, dự đoán về nhân sự lãnh đạo mới bao giờ cũng là đề tài được bàn luận nhiều nhất.
Tuy nhiên đối với giới am hiểu tình trạng ở các chế độ Cộng Sản thì thay đổi bình thường chỉ có nghĩa là sắp xếp lại nhân sự, chưa hứa hẹn một triển vọng thay đổi đường lối đáng kể.
Thứ nhất, quyền lực tối cao nằm ở Bộ Chính Trị là một tập thể chứ không phải cá nhân và không thể chờ đợi chuyển biến mau chóng khi mà giữa những thành viên trong tập thể đó luôn luôn vẫn còn phải thủ thế với nhau. Thứ nhì, những nhân vật có điều kiện để nắm giữ những quyền lực cao không bao giờ là người mới, phải có một quá trình ở vị trí lãnh đạo, nói cách khác vấn đề trẻ hóa lãnh đạo không thể đột ngột xảy ra.
Chính theo chiều hướng này mà ở công điện của Ðại Sứ Michalak do WikiLeaks tiết lộ người ta chỉ thấy đề cập đến những nhân sự cũ vào 4 vị trí quan trọng nhất là tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc Hội. Có thể Ðại Sứ Michalak còn báo cáo với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về những nhân vật nào khác hay không là điều chưa được biết, WikiLeaks chưa đưa ra hoặc không có.
Công điện của Ðại Sứ Michalak cho biết có tới năm ủy viên Bộ Chính Trị quá giới hạn tuổi 67 do đại hội 10 ấn định (Nông Ðức Mạnh 71, Nguyễn Minh Triết 69, Nguyễn Phú Trọng 67, Phạm Gia Khiêm 67, Trương Vĩnh Trọng 69). Công điện không đưa ra dự đoán năm người sẽ thay thế có thể là ai, và với giới hạn vừa nói, sự xếp đặt người vào bốn vị trí đứng đầu đảng trở nên rất bị gò bó hạn hẹp.
Về vị trí tổng bí thư, công điện cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và thường trực ban bí thư Trương Tấn Sang là hai đối thủ hàng đầu. “Cả hai người đều đã chiếm vị trí vượt trội ở hai cánh mà nhiều người coi là tranh đoạt ảnh hưởng lẫn nhau trong đảng, một bên là chính phủ và nắm quyền kiểm soát các đại công ty quốc doanh, một bên là quyền lực trong nội bộ đảng.”
“Hai ông Dũng và Sang cũng có thế thuận lợi nhất cho sự liên tục trong lãnh đạo mà đảng vẫn kiên định là cần thiết. Hai người vào Bộ Chính Trị năm 1996 và như thế sẽ là thâm niên nhất trong bất cứ các ủy viên nào khác sau năm 2011. Ðồng thời, ở tuổi 60, họ tương đối còn trẻ và có thể đảm nhận hai nhiệm kỳ tổng bí thư.”
Nguyễn Tấn Dũng (trái), Trương Tấn Sang (phải), theo Đại sứ Michalak, hai nhân vật này sẽ có nhiều quyền lực sau đại hội đảng 11. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Trương Tấn Sang hơn Nguyễn Tấn Dũng
Ðại Sứ Michalak tỏ ra thiên về nhận định cho rằng ông Sang sẽ nắm chức tổng bí thư. Ông nêu lên những lợi thế của Sang như vẫn được coi là người hợp lý nhất để thay thế Nông Ðức Mạnh vì đã từng quen với trách nhiệm điều động mọi việc của đảng, tạo được vị trí đáng kể với các ủy ban trong Ban Chấp Hành Trung Ương. Dù phần nào bị rắc rối vì chuyện băng đảng Năm Cam khi làm bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh nhưng bây giờ Sang được nhìn nhận là người có khả năng dàn xếp mọi chuyện cho đảng trong nhiều lãnh vực kể cả kinh tế. Khi họp với các phái đoàn kinh doanh Hoa Kỳ và ASEAN, Sang tỏ ra nắm vững nội dung và có quyền năng giải quyết vấn đề. Theo trình bày của Ðại Sứ Michalak căn cứ trên những nguồn tin đáng tin cậy thì trong thực tế Mạnh đã trao cho Sang trách nhiệm nhiều việc.
Còn về ông Dũng, do một loạt những thất bại mà tham vọng tiến lên vị trí cao nhất trong đảng có thể bị hỏng, như chuyện bênh vực quá sớm việc cho Trung Quốc đầu tư khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Trong hội nghị của trung ương đảng gần đây Dũng bị nhiều phê phán về kết quả đối phó với tham nhũng và các vấn đề giáo dục, y tế. (Khi Ðại Sứ Michalak viết báo cáo này, vụ Vinashin chưa nổ lớn.) Nhưng sâu xa hơn hết thì “Chỗ yếu nhất của Dũng là căn bản của quyền lực xuất phát từ nỗ lực tạo vai trò mạnh cho chính phủ và do đó làm xa lánh nhiều người trong ban bí thư và các ủy ban ban chấp hành trung ương đảng vốn là trung tâm quyền lực của đảng. Ðó là nhận định của những nhà ngoại giao Ðông Âu có quan hệ thường xuyên với đảng viên các cấp.”
“Hầu hết những tham khảo ý kiến đều đi đến kết luận Dũng có điều kiện tốt để tiếp tục ở vị trí thủ tướng và có thể ông ta sẽ chọn hướng này. Ông là một cựu bộ đội quân y thời chiến và sĩ quan công an, có sự ủng hộ mạnh mẽ từ Bộ Quốc Phòng và An Ninh, sự ủng hộ có vẻ được gia tăng qua những vụ đàn áp đối lập mới đây.”
Hai vị trí quyền lực nhất là người miền Nam
Công điện đi tới kết luận: “Do đó nếu như vượt được thông lệ địa phương tính, thì phe nhân sự miền Nam có thể lần đầu tiên chiếm hai vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu đảng-nhà nước và sẽ tiếp tục như vậy thêm 10 năm nữa, một tình trạng không chấp nhận được trên quan niệm miền Bắc điều phối quyền lực. Kể từ khi Lê Duẩn chết năm 1986, tổng bí thư luôn luôn là dân miền Bắc, thủ tướng miền Nam và vị trí thứ ba, Chủ tịch nước, không thiết yếu lắm nhưng có thể tốt nhất là miền Trung”.
Ðại Sứ Michalak giải thích thêm: “Có nhiều nguồn tin cho biết giữa những người miền Nam Sang, Dũng và Triết tất cả đều là cựu bí thư thành ủy Hồ Chí Minh song chưa hẳn đã là đồng minh. Ðại hội đảng 2006 đưa tới chỗ chủ tịch nước và thủ tướng đều là miền Nam, một viên thuốc đắng với nhiều người phe miền Bắc và đã chỉ có thể nuốt được do vị trí cao nhất, tổng bí thư là người miền Bắc (Nông Ðức Mạnh). Do đó để hai vị trí tổng bí thư và thủ tướng đều về người miền Nam có lẽ không phải là chuyện được nhiều người tán thành”.
Ở đây, bản công điện thêm một chú giải: “Nên hiểu rằng phe phái, trong đó yếu tố địa phương đóng vai trò quan trọng, không còn do từ ý thức hệ mà là vấn đề quyền hành, vai vế và tiền tài”.
Công điện đưa ra lập luận: “Dũng hay Sang sẽ đều chẳng nhượng bộ mà không tranh chấp, nhưng nếu một trong hai bị buộc phải hy sinh tham vọng thì có lẽ sẽ là Sang. Nếu Sang không được chức tổng bí thư thì nhân vật được nói đến nhiều nhất là Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, người đã có thành tích đưa Quốc Hội đến chỗ xác định được vai trò của mình hơn. Trọng 67 tuổi và như vậy có thể trong đại hội đảng sẽ phải đi đến chỗ chấp nhận không có giới hạn tuổi 67 cho 4 vị trí ‘cột trụ’: Tổng Bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội.”
Tô Huy Rứa là ‘ẩn số’
Tiếp theo, để giải bài dự đoán khó khăn ít ẩn số nhưng nhiều thông số này, bức công điện của Ðại Sứ Michalak nêu tên ông Tô Huy Rứa, mặc dù nói rằng “sẽ là bất thường khi một nhân vật vừa được bầu bổ sung vào Bộ Chính Trị đã tiến ngay lên vị trí tổng Bí thư”. Tô Huy Rứa sinh năm 1947 tại Thanh Hóa, tốt nghiệp khoa Toán đại học tổng hợp Hà Nội và tiến sĩ triết học Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô. Ông từng giữ các chức vụ giám đốc Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, bí thư thành ủy Hải Phòng và từ 2007 là trưởng ban Văn hóa-Tư tưởng Trung ương của đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng thời là đại biểu Quốc Hội.
Công điện tòa đại sứ Hoa Kỳ viết: “Chúng tôi không có thông tin để xác định rằng Rứa là một đồng minh của Sang như học giả người Úc Carlye Thayer cho biết. Nhưng bộ mặt của Rứa trước công chúng đã gia tăng rất nhiều gần đây. Rứa có đầy đủ tín nhiệm về nắm vững lý luận chính trị, chủ trương, quan điểm, chính sách của đảng và thêm kinh nghiệm đã từng điều khiển một thành phố quan trọng, Hải Phòng”.
‘Giải pháp’ Nguyễn Sinh Hùng
Về phần Nguyễn Tấn Dũng, công điện nhận xét “Nếu không giữ được ghế thủ tướng trong khi Sang tiến lên tổng bí thư thì sẽ xảy tới trường hợp một người miền Bắc làm thủ tướng. Nhưng trường hợp này sân chơi lại hẹp hơn nữa. Từ 20 năm qua, một phó thủ tướng luôn luôn tiến lên vị trí thủ tướng, tuy nhiên trong năm phó thủ tướng hiện nay chỉ có ba người là ủy viên Bộ Chính Trị và hai đã đến tuổi hưu sau 2011. Còn lại Nguyễn Sinh Hùng là dân miền Bắc, kinh tế gia, và có tiếng là người thường mạnh mẽ bất đồng ý kiến với Dũng. Tuy nhiên Hùng lại không phải là người thu được nhiều cảm tình của các đảng viên; khi Quốc Hội thi hành một thủ tục chỉ có tính cách tượng trưng năm 2007 là biểu quyết chấp thuận nội các, Hùng chỉ được 58% phiếu tán thành của một Quốc Hội mà 92% là đảng viên.”
Tóm lại tiết lộ của WikiLeaks giúp người ta hiểu được phần nào sự đánh giá của tòa đại sứ Hoa Kỳ về giới lãnh đạo hiện nay cũng như tình hình chính trị Việt Nam tương lai, trong đó không có dấu hiệu mong đợi về sự thay đổi đường lối mới hay ở những nhân vật mới. Quan tâm chính trong công điện của Ðại Sứ Michalak tập trung vào tổng bí thư là vị trí quan trọng nhất của một đảng Cộng Sản. Trên một khía cạnh nào đó những nhận định này mặc nhiên không đánh giá cao vai trò và thành tích của Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh qua hai nhiệm kỳ, nhưng đặt vấn đề về người kế vị sau Ðại Hội 11.
‘Quan hệ vững chắc với Hoa Kỳ’
Trong bốn nhân vật dự đoán có thể làm tổng bí thư thì ba người - các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng - được xem là có khuynh hướng thuận lợi với quan điểm thực dụng, chủ trương gắn bó với kinh tế thị trường và “thiên về đường lối tăng tiến quan hệ vững chắc với Hoa Kỳ”. Cũng nên lưu ý là trong công điện không có một lời lẽ nào đề cập đến Trung Quốc. Còn về trường hợp Tô Huy Rứa thì có vẻ hãy còn là một ẩn số, công điện viết: “Vai trò của ông này trong sự chuyển đổi lãnh đạo tại Việt Nam sẽ cho thấy là chiều hướng tự do hóa chính trị hiện nay đang ngưng lại có sẽ tái tục sau năm 2011 hay vẫn tồn tại lì ra như thế”.
Từ một hướng nhìn khác, Giáo Sư Martin Gainsborough, chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Ðại Học Bristol, Anh Quốc, trong một bài phỏng vấn của BBC, tin rằng “việc họp đại hội tự nó không phải là sự kiện quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam”.
Theo lời ông: “Thường có khoảng cách lớn giữa chính sách và việc thực hiện. Tại đại hội người ta chỉ bàn đến hướng đi về bề rộng mà thôi. Người ta sẽ quyết định nhân sự cho đảng và cho chính phủ nhưng điều chủ yếu là sau đó người ta sẽ làm việc với nhau như thế nào và các quyết định hàng ngày mà quan chức đảng và nhất là chính phủ đưa ra sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, hiện nay đang tiếp tục tăng trưởng nhưng gặp phải nhiều cản trở”.
Về lãnh vực chính trị, Giáo Sư Gainsborough cho là “sẽ chưa có sự hình thành một hệ thống đa đảng vì đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục chỉ đạo và kiên quyết ngăn chặn điều đó”. Nhưng theo ông: “Chính sự chuyển biến xã hội tại Việt Nam sẽ tạo ra sức ép lên đảng và thúc đẩy hệ thống từng bước một. Ðấy chính là cách mà Việt Nam đã phải thực hiện các chuyển đổi chính trị trong những năm qua”.
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=125699)
Trước mỗi kỳ đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam, dự đoán về nhân sự lãnh đạo mới bao giờ cũng là đề tài được bàn luận nhiều nhất.
Tuy nhiên đối với giới am hiểu tình trạng ở các chế độ Cộng Sản thì thay đổi bình thường chỉ có nghĩa là sắp xếp lại nhân sự, chưa hứa hẹn một triển vọng thay đổi đường lối đáng kể.
Thứ nhất, quyền lực tối cao nằm ở Bộ Chính Trị là một tập thể chứ không phải cá nhân và không thể chờ đợi chuyển biến mau chóng khi mà giữa những thành viên trong tập thể đó luôn luôn vẫn còn phải thủ thế với nhau. Thứ nhì, những nhân vật có điều kiện để nắm giữ những quyền lực cao không bao giờ là người mới, phải có một quá trình ở vị trí lãnh đạo, nói cách khác vấn đề trẻ hóa lãnh đạo không thể đột ngột xảy ra.
Chính theo chiều hướng này mà ở công điện của Ðại Sứ Michalak do WikiLeaks tiết lộ người ta chỉ thấy đề cập đến những nhân sự cũ vào 4 vị trí quan trọng nhất là tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc Hội. Có thể Ðại Sứ Michalak còn báo cáo với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về những nhân vật nào khác hay không là điều chưa được biết, WikiLeaks chưa đưa ra hoặc không có.
Công điện của Ðại Sứ Michalak cho biết có tới năm ủy viên Bộ Chính Trị quá giới hạn tuổi 67 do đại hội 10 ấn định (Nông Ðức Mạnh 71, Nguyễn Minh Triết 69, Nguyễn Phú Trọng 67, Phạm Gia Khiêm 67, Trương Vĩnh Trọng 69). Công điện không đưa ra dự đoán năm người sẽ thay thế có thể là ai, và với giới hạn vừa nói, sự xếp đặt người vào bốn vị trí đứng đầu đảng trở nên rất bị gò bó hạn hẹp.
Về vị trí tổng bí thư, công điện cho rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và thường trực ban bí thư Trương Tấn Sang là hai đối thủ hàng đầu. “Cả hai người đều đã chiếm vị trí vượt trội ở hai cánh mà nhiều người coi là tranh đoạt ảnh hưởng lẫn nhau trong đảng, một bên là chính phủ và nắm quyền kiểm soát các đại công ty quốc doanh, một bên là quyền lực trong nội bộ đảng.”
“Hai ông Dũng và Sang cũng có thế thuận lợi nhất cho sự liên tục trong lãnh đạo mà đảng vẫn kiên định là cần thiết. Hai người vào Bộ Chính Trị năm 1996 và như thế sẽ là thâm niên nhất trong bất cứ các ủy viên nào khác sau năm 2011. Ðồng thời, ở tuổi 60, họ tương đối còn trẻ và có thể đảm nhận hai nhiệm kỳ tổng bí thư.”
Nguyễn Tấn Dũng (trái), Trương Tấn Sang (phải), theo Đại sứ Michalak, hai nhân vật này sẽ có nhiều quyền lực sau đại hội đảng 11. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Trương Tấn Sang hơn Nguyễn Tấn Dũng
Ðại Sứ Michalak tỏ ra thiên về nhận định cho rằng ông Sang sẽ nắm chức tổng bí thư. Ông nêu lên những lợi thế của Sang như vẫn được coi là người hợp lý nhất để thay thế Nông Ðức Mạnh vì đã từng quen với trách nhiệm điều động mọi việc của đảng, tạo được vị trí đáng kể với các ủy ban trong Ban Chấp Hành Trung Ương. Dù phần nào bị rắc rối vì chuyện băng đảng Năm Cam khi làm bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh nhưng bây giờ Sang được nhìn nhận là người có khả năng dàn xếp mọi chuyện cho đảng trong nhiều lãnh vực kể cả kinh tế. Khi họp với các phái đoàn kinh doanh Hoa Kỳ và ASEAN, Sang tỏ ra nắm vững nội dung và có quyền năng giải quyết vấn đề. Theo trình bày của Ðại Sứ Michalak căn cứ trên những nguồn tin đáng tin cậy thì trong thực tế Mạnh đã trao cho Sang trách nhiệm nhiều việc.
Còn về ông Dũng, do một loạt những thất bại mà tham vọng tiến lên vị trí cao nhất trong đảng có thể bị hỏng, như chuyện bênh vực quá sớm việc cho Trung Quốc đầu tư khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Trong hội nghị của trung ương đảng gần đây Dũng bị nhiều phê phán về kết quả đối phó với tham nhũng và các vấn đề giáo dục, y tế. (Khi Ðại Sứ Michalak viết báo cáo này, vụ Vinashin chưa nổ lớn.) Nhưng sâu xa hơn hết thì “Chỗ yếu nhất của Dũng là căn bản của quyền lực xuất phát từ nỗ lực tạo vai trò mạnh cho chính phủ và do đó làm xa lánh nhiều người trong ban bí thư và các ủy ban ban chấp hành trung ương đảng vốn là trung tâm quyền lực của đảng. Ðó là nhận định của những nhà ngoại giao Ðông Âu có quan hệ thường xuyên với đảng viên các cấp.”
“Hầu hết những tham khảo ý kiến đều đi đến kết luận Dũng có điều kiện tốt để tiếp tục ở vị trí thủ tướng và có thể ông ta sẽ chọn hướng này. Ông là một cựu bộ đội quân y thời chiến và sĩ quan công an, có sự ủng hộ mạnh mẽ từ Bộ Quốc Phòng và An Ninh, sự ủng hộ có vẻ được gia tăng qua những vụ đàn áp đối lập mới đây.”
Hai vị trí quyền lực nhất là người miền Nam
Công điện đi tới kết luận: “Do đó nếu như vượt được thông lệ địa phương tính, thì phe nhân sự miền Nam có thể lần đầu tiên chiếm hai vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu đảng-nhà nước và sẽ tiếp tục như vậy thêm 10 năm nữa, một tình trạng không chấp nhận được trên quan niệm miền Bắc điều phối quyền lực. Kể từ khi Lê Duẩn chết năm 1986, tổng bí thư luôn luôn là dân miền Bắc, thủ tướng miền Nam và vị trí thứ ba, Chủ tịch nước, không thiết yếu lắm nhưng có thể tốt nhất là miền Trung”.
Ðại Sứ Michalak giải thích thêm: “Có nhiều nguồn tin cho biết giữa những người miền Nam Sang, Dũng và Triết tất cả đều là cựu bí thư thành ủy Hồ Chí Minh song chưa hẳn đã là đồng minh. Ðại hội đảng 2006 đưa tới chỗ chủ tịch nước và thủ tướng đều là miền Nam, một viên thuốc đắng với nhiều người phe miền Bắc và đã chỉ có thể nuốt được do vị trí cao nhất, tổng bí thư là người miền Bắc (Nông Ðức Mạnh). Do đó để hai vị trí tổng bí thư và thủ tướng đều về người miền Nam có lẽ không phải là chuyện được nhiều người tán thành”.
Ở đây, bản công điện thêm một chú giải: “Nên hiểu rằng phe phái, trong đó yếu tố địa phương đóng vai trò quan trọng, không còn do từ ý thức hệ mà là vấn đề quyền hành, vai vế và tiền tài”.
Công điện đưa ra lập luận: “Dũng hay Sang sẽ đều chẳng nhượng bộ mà không tranh chấp, nhưng nếu một trong hai bị buộc phải hy sinh tham vọng thì có lẽ sẽ là Sang. Nếu Sang không được chức tổng bí thư thì nhân vật được nói đến nhiều nhất là Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, người đã có thành tích đưa Quốc Hội đến chỗ xác định được vai trò của mình hơn. Trọng 67 tuổi và như vậy có thể trong đại hội đảng sẽ phải đi đến chỗ chấp nhận không có giới hạn tuổi 67 cho 4 vị trí ‘cột trụ’: Tổng Bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội.”
Tô Huy Rứa là ‘ẩn số’
Tiếp theo, để giải bài dự đoán khó khăn ít ẩn số nhưng nhiều thông số này, bức công điện của Ðại Sứ Michalak nêu tên ông Tô Huy Rứa, mặc dù nói rằng “sẽ là bất thường khi một nhân vật vừa được bầu bổ sung vào Bộ Chính Trị đã tiến ngay lên vị trí tổng Bí thư”. Tô Huy Rứa sinh năm 1947 tại Thanh Hóa, tốt nghiệp khoa Toán đại học tổng hợp Hà Nội và tiến sĩ triết học Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô. Ông từng giữ các chức vụ giám đốc Học viện Chính trị Hồ Chí Minh, bí thư thành ủy Hải Phòng và từ 2007 là trưởng ban Văn hóa-Tư tưởng Trung ương của đảng Cộng Sản Việt Nam, đồng thời là đại biểu Quốc Hội.
Công điện tòa đại sứ Hoa Kỳ viết: “Chúng tôi không có thông tin để xác định rằng Rứa là một đồng minh của Sang như học giả người Úc Carlye Thayer cho biết. Nhưng bộ mặt của Rứa trước công chúng đã gia tăng rất nhiều gần đây. Rứa có đầy đủ tín nhiệm về nắm vững lý luận chính trị, chủ trương, quan điểm, chính sách của đảng và thêm kinh nghiệm đã từng điều khiển một thành phố quan trọng, Hải Phòng”.
‘Giải pháp’ Nguyễn Sinh Hùng
Về phần Nguyễn Tấn Dũng, công điện nhận xét “Nếu không giữ được ghế thủ tướng trong khi Sang tiến lên tổng bí thư thì sẽ xảy tới trường hợp một người miền Bắc làm thủ tướng. Nhưng trường hợp này sân chơi lại hẹp hơn nữa. Từ 20 năm qua, một phó thủ tướng luôn luôn tiến lên vị trí thủ tướng, tuy nhiên trong năm phó thủ tướng hiện nay chỉ có ba người là ủy viên Bộ Chính Trị và hai đã đến tuổi hưu sau 2011. Còn lại Nguyễn Sinh Hùng là dân miền Bắc, kinh tế gia, và có tiếng là người thường mạnh mẽ bất đồng ý kiến với Dũng. Tuy nhiên Hùng lại không phải là người thu được nhiều cảm tình của các đảng viên; khi Quốc Hội thi hành một thủ tục chỉ có tính cách tượng trưng năm 2007 là biểu quyết chấp thuận nội các, Hùng chỉ được 58% phiếu tán thành của một Quốc Hội mà 92% là đảng viên.”
Tóm lại tiết lộ của WikiLeaks giúp người ta hiểu được phần nào sự đánh giá của tòa đại sứ Hoa Kỳ về giới lãnh đạo hiện nay cũng như tình hình chính trị Việt Nam tương lai, trong đó không có dấu hiệu mong đợi về sự thay đổi đường lối mới hay ở những nhân vật mới. Quan tâm chính trong công điện của Ðại Sứ Michalak tập trung vào tổng bí thư là vị trí quan trọng nhất của một đảng Cộng Sản. Trên một khía cạnh nào đó những nhận định này mặc nhiên không đánh giá cao vai trò và thành tích của Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh qua hai nhiệm kỳ, nhưng đặt vấn đề về người kế vị sau Ðại Hội 11.
‘Quan hệ vững chắc với Hoa Kỳ’
Trong bốn nhân vật dự đoán có thể làm tổng bí thư thì ba người - các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng - được xem là có khuynh hướng thuận lợi với quan điểm thực dụng, chủ trương gắn bó với kinh tế thị trường và “thiên về đường lối tăng tiến quan hệ vững chắc với Hoa Kỳ”. Cũng nên lưu ý là trong công điện không có một lời lẽ nào đề cập đến Trung Quốc. Còn về trường hợp Tô Huy Rứa thì có vẻ hãy còn là một ẩn số, công điện viết: “Vai trò của ông này trong sự chuyển đổi lãnh đạo tại Việt Nam sẽ cho thấy là chiều hướng tự do hóa chính trị hiện nay đang ngưng lại có sẽ tái tục sau năm 2011 hay vẫn tồn tại lì ra như thế”.
Từ một hướng nhìn khác, Giáo Sư Martin Gainsborough, chuyên gia về chính trị Việt Nam tại Ðại Học Bristol, Anh Quốc, trong một bài phỏng vấn của BBC, tin rằng “việc họp đại hội tự nó không phải là sự kiện quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam”.
Theo lời ông: “Thường có khoảng cách lớn giữa chính sách và việc thực hiện. Tại đại hội người ta chỉ bàn đến hướng đi về bề rộng mà thôi. Người ta sẽ quyết định nhân sự cho đảng và cho chính phủ nhưng điều chủ yếu là sau đó người ta sẽ làm việc với nhau như thế nào và các quyết định hàng ngày mà quan chức đảng và nhất là chính phủ đưa ra sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế, hiện nay đang tiếp tục tăng trưởng nhưng gặp phải nhiều cản trở”.
Về lãnh vực chính trị, Giáo Sư Gainsborough cho là “sẽ chưa có sự hình thành một hệ thống đa đảng vì đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục chỉ đạo và kiên quyết ngăn chặn điều đó”. Nhưng theo ông: “Chính sự chuyển biến xã hội tại Việt Nam sẽ tạo ra sức ép lên đảng và thúc đẩy hệ thống từng bước một. Ðấy chính là cách mà Việt Nam đã phải thực hiện các chuyển đổi chính trị trong những năm qua”.
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=125699)