Nhân loại đang sống trong sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin. Chưa bao giờ người ta lại dễ dàng nối kết với một ai đó, ở bất cứ nơi đâu xa xôi trên trái đất này, nhưng lại luôn cảm thấy khó khăn trong tương giao với người bên cạnh. Chưa bao giờ trẻ con lại mất đi niềm vui thú với quả cầu, viên bi,… hay các trò chơi dân gian, vì thay vào đó, chúng chỉ có màn hình, bàn phím và con chuột.
Xem hình ảnh
Game online ngày nay đã không còn nằm trong khuôn khổ của một trò chơi giải trí thông thường. Nó đã trở thành một thứ thuốc phiện đang tạo ra thế giới ảo, với những giá trị phù phiếm. Nó đã trở thành một thứ ma tuý đang đầu độc, và phá huỷ nhân cách con người, đặc biệt là người trẻ.
Chiều thứ 7 ngày 04/12/2010, Chương Trình Chuyên Đề đã mời linh mục Fx. Nguyễn Minh Thiệu, Dòng Donbosco trình bày đề tài: “CAI NGHIỆN GAME ONLINE”.
Đây là một đề tài nóng mà lâu nay người ta đã tốn không ít giấy mực để đề cập đến, cũng như tìm kiếm những biện pháp phòng chống. Cha Nguyễn Minh Thiệu đã trình bày xuất sắc đề tài mang tính thời cuộc này, bằng kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và đồng hành với giới trẻ, qua nội dung hết sức phong phú trong hai đề mục chính: Truy tìm căn nguyên và giải pháp mang tính toàn diện. Trong tư cách tham dự viên, tôi ao ước người nghe không chỉ là các bậc cha mẹ có con em đang bị cuốn vào con lốc của thời đại @ qua cổng mạng, mà còn là tất cả những ai đang có dấu hiệu nghiện các thiết bị công nghệ, cũng như những người đang ở giai đoạn tiền hôn nhân và các nhà giáo dục, để chúng ta nhận thức đúng bản chất của vấn đề, từ đó thông cảm và biết cách giúp chính mình, con em hay người khác thoát khỏi những hấp lực của chiếc máy vi tính nối mạng, thay vì chỉ biết chì chiết, bất mãn và coi thường những “con nghiện”.
Không ai phủ nhận những tiện ích do internet mang lại về phương tiện truyền thông, giao tiếp, giải trí, cũng như sự đóng góp về mặt kinh tế, giáo dục và phát triển xã hội. Tuy nhiên, thực tế ngày nay cho thấy không ít người lớn cũng chưa đủ tự chủ trong việc cưỡng lại những hấp lực của Internet, và các bậc phụ huynh đang mất dần khả năng kiểm soát con em mình, khi chúng online hay lướt web.
Với việc các công ty viễn thông ồ ạt đưa ra những chương trình giảm giá Internet, Wi-Fi phủ kín thành phố và có đủ mọi thiết bị để kết nối với mạng toàn cầu, thì tình trạng “ăn Internet - ngủ Internet - trò chuyện Internet” đang ngày càng phổ biến tại các thành phố lớn. Một khảo sát về tần suất sử dụng Internet của một nhà đầu tư mạng xã hội tại VN đưa ra kết quả: Hơn 70% thanh niên ở bốn thành phố lớn của VN online nhiều hơn bảy giờ mỗi ngày. (http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/309157/Ru-nhau-cai-nghien-Internet.html)
Về mặt sinh học, người nghiện Internet/game online cũng trải qua những triệu chứng vật vã, mỏi mệt, cảm giác trống rỗng, vô nghĩa,… tương tự cơn nghiện ma túy hay bia rượu.
Ban đầu đối với trẻ, Internet chỉ là một thế giới ảo nhiều màu sắc mà trong đó trẻ có thể tìm kiếm các kiến thức mới lạ, làm quen với nhiều bạn hữu, viết nhật ký điện tử (blog) hay tham gia các trò chơi trực tuyến. Nhưng nếu thiếu sự quan tâm và kiểm soát của cha mẹ, dần dần việc không lên mạng khiến trẻ có cảm giác như điều gì đó thiết yếu đang mất đi, và mỗi lần được online là trẻ bắt đầu “cắm rễ” cho đến khi bị buộc phải rời khỏi máy. Tiến trình này không được cắt đứt kịp thời, trẻ sẽ mất tự chủ và bước vào giai đoạn “nghiện Internet”.
Nếu trong cuộc sống thực tại, việc khẳng định mình là điều cần nhiều nỗ lực và tốn thời gian, thì game online, chỉ bằng những thao tác trên bàn phím và con chuột, lại cho người chơi sự dễ dàng và nhanh chóng trở thành một nhân vật có đẳng cấp, có quyền lực và tài lực. Sự phấn đấu để “nâng cấp” hay trang bị cho mình những “bửu bối” trong thế giới ảo, khiến người chơi tiêu tốn không những tiền bạc, thời gian, sức khoẻ, mà còn làm cho họ trở nên vô cảm với những con người bằng xương bằng thịt xung quanh, và mất dần mục đích sống trong hành trình làm người.
Internet có đủ hấp dẫn trói buộc người chơi ngồi yên một chỗ, dán mắt vào màn hình vi tính, cột chặt bàn tay vào bàn phím và con chuột đến độ bỏ ăn, bỏ ngủ. Khi người ta không màng chăm lo đến những nhu cầu thiết yếu để có một đời sống thể chất khoẻ mạnh, thì chuyện lý tưởng cuộc đời, chuyện phục vụ tha nhân chỉ là những cụm từ xa lạ và vô nghĩa.
Thế giới mạng đem lại cho người chơi cảm giác được làm chính mình, được tôn trọng và giải toả những căng thẳng xuất phát từ những nhu cầu cá nhân không được đáp ứng, từ những xung đột trong các mối quan hệ gia đình, học đường… Đây thực chất là một cuộc trốn chạy khỏi cuộc đời thật và những vấn đề của nó, để đắm chìm trong một thế giới ảo với những nan đề còn trầm kha và phức tạp hơn nhiều.
Tính hung hăng và thái độ gây hấn được nuôi dưỡng qua những cuộc chém giết, tranh giành online, không sớm thì muộn cũng được thể hiện trong tương quan với người khác, và để lại những hậu quả đáng tiếc cũng như đau lòng. Những “ân oán giang hồ” trong thế giới ảo, được giải quyết bằng sức mạnh cơ bắp thật. Bạo lực học đường, bạo lực gia đình, được coi là những vấn nạn xã hội xuất phát từ tính bạo lực do các phương tiện truyền thông chuyển tải, đặc biệt là game online.
Ghì mài trong thế giới ảo để kiếm chát chiến lợi phẩm từ những đấu trường đẫm máu, dần dà lôi kéo người chơi vào thế giới đề cao vật chất, ích kỷ, chỉ biết tích góp cho bản thân.
Rất nhiều người trẻ ngày nay xuất phát từ tâm lý đua đòi theo công thức: “Người ta có, mình cũng có”, đã đòi buộc cha mẹ đáp ứng những nhu cầu đa dạng và có tính leo thang. Nhiều cha mẹ sai lầm khi dễ dàng thoả mãn những đòi hỏi của con em mình như một hình thức của tình yêu thương, hay làm cho xong để không bị quấy rầy.
Các bậc phụ huynh ngày càng ít thời gian dành cho con cái hơn, trong khi đó thế giới online luôn dang tay chào đón chúng; Khoảng cách tuổi tác là một bức tường cực kỳ kiên cố ngăn cách giữa hai thế hệ; Xung đột giữa cha mẹ và con cái thường nảy sinh do thiếu cảm thông, khiến chúng rất dễ đi tìm một chỗ dựa tinh thần khác, bằng những cái click chuột, mà không lượng định được tốt hay xấu.
Nhiều trang web giáo dục, hỗ trợ học tập đã “chết non” vì không lôi cuốn được giới trẻ, trong khi đó game online, các website và mạng xã hội đánh rất đúng tâm lý giới trẻ, chúng luôn luôn đổi mới và có những hoạt động thú vị nhằm thu hút các độc giả truy cập thường xuyên.
Những thay đổi về tâm sinh lý làm cho người trẻ muốn chứng minh mình là một người lớn thực sự, về phương diện ngoại hình, kiến thức, ứng xử, cũng như có nhu cầu độc lập với quan hệ và sự chăm sóc của cha mẹ. Nếu không được hướng dẫn đúng, người trẻ dễ tò mò, tìm kiếm những thông tin sai lệch về giới tính, đi vào những trang web đen, khiến họ khó lòng cưỡng lại sự thèm khát của đôi mắt, và thoả mãn những nhu cầu xác thịt.
Cô đơn trong thế giới thực, lạc lõng trong chính gia đình mình, khiến người ta tìm đến Internet như một nơi để chia sẻ và kiếm tìm đối tượng yêu đương. Từ đó, xuất hiện những cuộc tình trong thế giới ảo tưởng chừng vô hại, nhưng lại có thể giết chết hạnh phúc gia đình, đẩy người ta đến những bến bờ bất định.
Tình trạng yêu sớm, yêu hết mình, làm sai lệch ý nghĩa của từ “dâng hiến”, làm trẻ hoá khoảng cách giữa hai thế hệ hoặc tước đoạt quyền sống của các thai nhi, để lại những hậu quả về thể lý và tâm lý, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân về lâu dài. Những giá trị về nhân bản, về lòng trung thành, về sự chung thuỷ, đợi chờ,… bị hạ giá những bởi sự thiếu hiểu biết, thiếu kiềm chế và thỏa mãn bản năng.
Trong không gian ảo, mọi sự đều mang tính tương đối, kể cả Lời Chúa hay Thiên Chúa... Người ta tuyệt đối hóa chính mình, và thần tượng hóa những nhân vật mà mình tạo ra, biến “cuộc chơi thành cuộc sống”. Thế giới ảo đã cào bằng, đánh đồng mọi cấp, mọi giới, không phân biệt tuổi tác, không gian, thời gian,... Những thái độ online này dần dần xâm nhập vào cung cách ứng xử của người chơi, và thể hiện trong các mối tương quan thật.
Con người của thời đại @ dễ trở nên mất kiên nhẫn với bản thân và người khác, bởi họ đã quen thuộc với ý nghĩ mọi thứ phải có liền, phải nhanh chóng và tiện lợi, như các chương trình truyền thông quảng cáo thường cổ súy cho chủ nghĩa tiêu dùng và hưởng thụ.
Chuyện “cứu net”, chuyện “khoe hàng”, chuyện đăng tải các đoạn phim mang nặng tính bạo lực học đường và làm mất nhân phẩm người khác,... không còn là chuyện hiếm hoi, làm sững sờ và đau lòng các bậc phụ huynh cũng như những ai quan tâm và đề cao các giá trị con người, làm tổn thương nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam…. Ngày nay, với sự hỗ trợ của những thiết bị công nghệ hiện đại, cái xấu dễ lan tràn và người ta cũng dễ dàng hành động theo tính bầy đàn, đánh mất cá tính và nhân phẩm của mình.
Internet là thế giới của màu sắc và âm thanh. Làm sao người ta có thể lắng nghe được tiếng nói lương tâm mình, hay có những khoảng yên lặng cần thiết trong đời sống, khi mà họ luôn ham thích những âm thanh lách tách từ bàn phím, hay tiếng ồn ào luôn phát ra từ chiếc loa vi tính?
Nghiện game và Internet xuất phát từ trong gia đình và có tác hại thật khôn lường. Nó tạo ra sự lệch lạc trong nhân cách, suy đồi trong đạo đức. Nó mang lại những xáo trộn sâu xa trong bản chất con người. Nó có thể huỷ hoại sức sống và sự tăng trưởng của một bộ phận giới trẻ. Nó có khả năng khiến người ta lẫn lộn những giá trị thật, ảo về chính mình và về thế giới xung quanh. Người nghiện game online có khả năng bỏ học, không quan tâm đến công việc, gia đình, tương lai,.. và có thể liên quan đến việc phạm pháp. Không có viên thuốc thần kỳ nào hay một lớp cai nghiện nào, khiến các “con nghiện” nhanh chóng lành bệnh hay đảm bảo không bị “tái nghiện”. Cai nghiện game online không chỉ đơn thuần là việc cắt cơn, mà phải là một tiến trình tiệm tiến thay đổi nhận thức từ bên trong.
Xem hình ảnh
Game online ngày nay đã không còn nằm trong khuôn khổ của một trò chơi giải trí thông thường. Nó đã trở thành một thứ thuốc phiện đang tạo ra thế giới ảo, với những giá trị phù phiếm. Nó đã trở thành một thứ ma tuý đang đầu độc, và phá huỷ nhân cách con người, đặc biệt là người trẻ.
Chiều thứ 7 ngày 04/12/2010, Chương Trình Chuyên Đề đã mời linh mục Fx. Nguyễn Minh Thiệu, Dòng Donbosco trình bày đề tài: “CAI NGHIỆN GAME ONLINE”.
Đây là một đề tài nóng mà lâu nay người ta đã tốn không ít giấy mực để đề cập đến, cũng như tìm kiếm những biện pháp phòng chống. Cha Nguyễn Minh Thiệu đã trình bày xuất sắc đề tài mang tính thời cuộc này, bằng kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và đồng hành với giới trẻ, qua nội dung hết sức phong phú trong hai đề mục chính: Truy tìm căn nguyên và giải pháp mang tính toàn diện. Trong tư cách tham dự viên, tôi ao ước người nghe không chỉ là các bậc cha mẹ có con em đang bị cuốn vào con lốc của thời đại @ qua cổng mạng, mà còn là tất cả những ai đang có dấu hiệu nghiện các thiết bị công nghệ, cũng như những người đang ở giai đoạn tiền hôn nhân và các nhà giáo dục, để chúng ta nhận thức đúng bản chất của vấn đề, từ đó thông cảm và biết cách giúp chính mình, con em hay người khác thoát khỏi những hấp lực của chiếc máy vi tính nối mạng, thay vì chỉ biết chì chiết, bất mãn và coi thường những “con nghiện”.
Không ai phủ nhận những tiện ích do internet mang lại về phương tiện truyền thông, giao tiếp, giải trí, cũng như sự đóng góp về mặt kinh tế, giáo dục và phát triển xã hội. Tuy nhiên, thực tế ngày nay cho thấy không ít người lớn cũng chưa đủ tự chủ trong việc cưỡng lại những hấp lực của Internet, và các bậc phụ huynh đang mất dần khả năng kiểm soát con em mình, khi chúng online hay lướt web.
Với việc các công ty viễn thông ồ ạt đưa ra những chương trình giảm giá Internet, Wi-Fi phủ kín thành phố và có đủ mọi thiết bị để kết nối với mạng toàn cầu, thì tình trạng “ăn Internet - ngủ Internet - trò chuyện Internet” đang ngày càng phổ biến tại các thành phố lớn. Một khảo sát về tần suất sử dụng Internet của một nhà đầu tư mạng xã hội tại VN đưa ra kết quả: Hơn 70% thanh niên ở bốn thành phố lớn của VN online nhiều hơn bảy giờ mỗi ngày. (http://nhipsongso.tuoitre.vn/nhip-song-so/309157/Ru-nhau-cai-nghien-Internet.html)
Về mặt sinh học, người nghiện Internet/game online cũng trải qua những triệu chứng vật vã, mỏi mệt, cảm giác trống rỗng, vô nghĩa,… tương tự cơn nghiện ma túy hay bia rượu.
Ban đầu đối với trẻ, Internet chỉ là một thế giới ảo nhiều màu sắc mà trong đó trẻ có thể tìm kiếm các kiến thức mới lạ, làm quen với nhiều bạn hữu, viết nhật ký điện tử (blog) hay tham gia các trò chơi trực tuyến. Nhưng nếu thiếu sự quan tâm và kiểm soát của cha mẹ, dần dần việc không lên mạng khiến trẻ có cảm giác như điều gì đó thiết yếu đang mất đi, và mỗi lần được online là trẻ bắt đầu “cắm rễ” cho đến khi bị buộc phải rời khỏi máy. Tiến trình này không được cắt đứt kịp thời, trẻ sẽ mất tự chủ và bước vào giai đoạn “nghiện Internet”.
Nếu trong cuộc sống thực tại, việc khẳng định mình là điều cần nhiều nỗ lực và tốn thời gian, thì game online, chỉ bằng những thao tác trên bàn phím và con chuột, lại cho người chơi sự dễ dàng và nhanh chóng trở thành một nhân vật có đẳng cấp, có quyền lực và tài lực. Sự phấn đấu để “nâng cấp” hay trang bị cho mình những “bửu bối” trong thế giới ảo, khiến người chơi tiêu tốn không những tiền bạc, thời gian, sức khoẻ, mà còn làm cho họ trở nên vô cảm với những con người bằng xương bằng thịt xung quanh, và mất dần mục đích sống trong hành trình làm người.
Internet có đủ hấp dẫn trói buộc người chơi ngồi yên một chỗ, dán mắt vào màn hình vi tính, cột chặt bàn tay vào bàn phím và con chuột đến độ bỏ ăn, bỏ ngủ. Khi người ta không màng chăm lo đến những nhu cầu thiết yếu để có một đời sống thể chất khoẻ mạnh, thì chuyện lý tưởng cuộc đời, chuyện phục vụ tha nhân chỉ là những cụm từ xa lạ và vô nghĩa.
Thế giới mạng đem lại cho người chơi cảm giác được làm chính mình, được tôn trọng và giải toả những căng thẳng xuất phát từ những nhu cầu cá nhân không được đáp ứng, từ những xung đột trong các mối quan hệ gia đình, học đường… Đây thực chất là một cuộc trốn chạy khỏi cuộc đời thật và những vấn đề của nó, để đắm chìm trong một thế giới ảo với những nan đề còn trầm kha và phức tạp hơn nhiều.
Tính hung hăng và thái độ gây hấn được nuôi dưỡng qua những cuộc chém giết, tranh giành online, không sớm thì muộn cũng được thể hiện trong tương quan với người khác, và để lại những hậu quả đáng tiếc cũng như đau lòng. Những “ân oán giang hồ” trong thế giới ảo, được giải quyết bằng sức mạnh cơ bắp thật. Bạo lực học đường, bạo lực gia đình, được coi là những vấn nạn xã hội xuất phát từ tính bạo lực do các phương tiện truyền thông chuyển tải, đặc biệt là game online.
Ghì mài trong thế giới ảo để kiếm chát chiến lợi phẩm từ những đấu trường đẫm máu, dần dà lôi kéo người chơi vào thế giới đề cao vật chất, ích kỷ, chỉ biết tích góp cho bản thân.
Rất nhiều người trẻ ngày nay xuất phát từ tâm lý đua đòi theo công thức: “Người ta có, mình cũng có”, đã đòi buộc cha mẹ đáp ứng những nhu cầu đa dạng và có tính leo thang. Nhiều cha mẹ sai lầm khi dễ dàng thoả mãn những đòi hỏi của con em mình như một hình thức của tình yêu thương, hay làm cho xong để không bị quấy rầy.
Các bậc phụ huynh ngày càng ít thời gian dành cho con cái hơn, trong khi đó thế giới online luôn dang tay chào đón chúng; Khoảng cách tuổi tác là một bức tường cực kỳ kiên cố ngăn cách giữa hai thế hệ; Xung đột giữa cha mẹ và con cái thường nảy sinh do thiếu cảm thông, khiến chúng rất dễ đi tìm một chỗ dựa tinh thần khác, bằng những cái click chuột, mà không lượng định được tốt hay xấu.
Nhiều trang web giáo dục, hỗ trợ học tập đã “chết non” vì không lôi cuốn được giới trẻ, trong khi đó game online, các website và mạng xã hội đánh rất đúng tâm lý giới trẻ, chúng luôn luôn đổi mới và có những hoạt động thú vị nhằm thu hút các độc giả truy cập thường xuyên.
Những thay đổi về tâm sinh lý làm cho người trẻ muốn chứng minh mình là một người lớn thực sự, về phương diện ngoại hình, kiến thức, ứng xử, cũng như có nhu cầu độc lập với quan hệ và sự chăm sóc của cha mẹ. Nếu không được hướng dẫn đúng, người trẻ dễ tò mò, tìm kiếm những thông tin sai lệch về giới tính, đi vào những trang web đen, khiến họ khó lòng cưỡng lại sự thèm khát của đôi mắt, và thoả mãn những nhu cầu xác thịt.
Cô đơn trong thế giới thực, lạc lõng trong chính gia đình mình, khiến người ta tìm đến Internet như một nơi để chia sẻ và kiếm tìm đối tượng yêu đương. Từ đó, xuất hiện những cuộc tình trong thế giới ảo tưởng chừng vô hại, nhưng lại có thể giết chết hạnh phúc gia đình, đẩy người ta đến những bến bờ bất định.
Tình trạng yêu sớm, yêu hết mình, làm sai lệch ý nghĩa của từ “dâng hiến”, làm trẻ hoá khoảng cách giữa hai thế hệ hoặc tước đoạt quyền sống của các thai nhi, để lại những hậu quả về thể lý và tâm lý, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân về lâu dài. Những giá trị về nhân bản, về lòng trung thành, về sự chung thuỷ, đợi chờ,… bị hạ giá những bởi sự thiếu hiểu biết, thiếu kiềm chế và thỏa mãn bản năng.
Trong không gian ảo, mọi sự đều mang tính tương đối, kể cả Lời Chúa hay Thiên Chúa... Người ta tuyệt đối hóa chính mình, và thần tượng hóa những nhân vật mà mình tạo ra, biến “cuộc chơi thành cuộc sống”. Thế giới ảo đã cào bằng, đánh đồng mọi cấp, mọi giới, không phân biệt tuổi tác, không gian, thời gian,... Những thái độ online này dần dần xâm nhập vào cung cách ứng xử của người chơi, và thể hiện trong các mối tương quan thật.
Con người của thời đại @ dễ trở nên mất kiên nhẫn với bản thân và người khác, bởi họ đã quen thuộc với ý nghĩ mọi thứ phải có liền, phải nhanh chóng và tiện lợi, như các chương trình truyền thông quảng cáo thường cổ súy cho chủ nghĩa tiêu dùng và hưởng thụ.
Chuyện “cứu net”, chuyện “khoe hàng”, chuyện đăng tải các đoạn phim mang nặng tính bạo lực học đường và làm mất nhân phẩm người khác,... không còn là chuyện hiếm hoi, làm sững sờ và đau lòng các bậc phụ huynh cũng như những ai quan tâm và đề cao các giá trị con người, làm tổn thương nét đẹp của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam…. Ngày nay, với sự hỗ trợ của những thiết bị công nghệ hiện đại, cái xấu dễ lan tràn và người ta cũng dễ dàng hành động theo tính bầy đàn, đánh mất cá tính và nhân phẩm của mình.
Internet là thế giới của màu sắc và âm thanh. Làm sao người ta có thể lắng nghe được tiếng nói lương tâm mình, hay có những khoảng yên lặng cần thiết trong đời sống, khi mà họ luôn ham thích những âm thanh lách tách từ bàn phím, hay tiếng ồn ào luôn phát ra từ chiếc loa vi tính?
Nghiện game và Internet xuất phát từ trong gia đình và có tác hại thật khôn lường. Nó tạo ra sự lệch lạc trong nhân cách, suy đồi trong đạo đức. Nó mang lại những xáo trộn sâu xa trong bản chất con người. Nó có thể huỷ hoại sức sống và sự tăng trưởng của một bộ phận giới trẻ. Nó có khả năng khiến người ta lẫn lộn những giá trị thật, ảo về chính mình và về thế giới xung quanh. Người nghiện game online có khả năng bỏ học, không quan tâm đến công việc, gia đình, tương lai,.. và có thể liên quan đến việc phạm pháp. Không có viên thuốc thần kỳ nào hay một lớp cai nghiện nào, khiến các “con nghiện” nhanh chóng lành bệnh hay đảm bảo không bị “tái nghiện”. Cai nghiện game online không chỉ đơn thuần là việc cắt cơn, mà phải là một tiến trình tiệm tiến thay đổi nhận thức từ bên trong.