Chúa Ki-tô Vua - Năm C (2 Samuel 5: 1-3; Psalm 122;Colossians 1: 12-20; Luke 23: 35-43)

Đôi khi muốn còn tốt hơn so với có. Dân Israel đã được lãnh đạo bởi giao ước và giới luật thiêng liêng từ khi họ được giải phóng khỏi Ai Cập. Họ thực sự không cần một chính quyền chủ yếu hoặc người cầm quyền mạnh mẽ. Những hội đồng, những bậc kỳ lão và một liên minh lỏng lẻo của 12 bộ tộc đã là thích đáng. Trong những lúc hoạn nạn hay bị tấn công, Thiên Chúa đã chỉ định và xức dầu cho một vị thẩm phán hoặc một nhà lãnh đạo quân đội, nhưng vai trò này không phải là cha truyền con nối – nó trút hơi thở cuối cùng với cái chết của nhà lãnh đạo đó hoặc xuôi theo cuộc khủng hoảng ấy. Theo một ý nghĩa nào đó, tự họ thấy như đã được Thiên Chúa cai trị.

Nhưng người ta không ngừng ngơi nghỉ và háo hức nghĩ đến những điều mới lạ. Cuối cùng, những người thuộc những quốc gia khác sống xung quanh họ và đã có những hoàng đế, hoàng tử và những cung điện nguy nga, tráng lệ. Rồi có một ngày đã đến khi họ thực hiện những gì mà biết bao người đã thực hiện. Họ đã biếu không sự tự do của họ, thích được sự thoải mái khi có một người nào đó cai trị cuộc sống của họ. Người ta không thích sự mơ hồ, lưỡng nghĩa và nỗ lực cần thiết trong việc tạo ra những quyết định của riêng mình. Tự do kiên nhẫn chờ đợi nó với trách nhiệm và khả năng của sự sai lầm. Đối với nhiều người khi có một cá nhân hay hệ thống nói với họ cách sống như thế nào và suy nghĩ những gì là thích hợp hơn.

Dân Israel đã thực hiện những điều không tưởng: họ yêu cầu tiên tri Samuel bổ nhiệm một vị vua để cai trị họ - giống y như những quốc gia khác (1 Samuel 8). Một Samuel choáng váng đã chuyển đạt yêu cầu của họ tới Thiên Chúa, người mà đã nhìn thấy điều đó như một sự sỉ nhục cá nhân và chối từ. Nhưng Thiên Chúa ra lệnh cho Samuel cho họ những gì mà họ yêu cầu. Cùng với điều này là một cảnh báo rằng điều này sẽ đem đến sự lạm dụng quyền lực, chiến tranh, áp bức và mất tự do. Và tất cả những điều này đã đến rồi đi, đã vượt qua – đoạn trích hôm nay đưa ra chứng cứ rằng những người lo lắng để được giải thoát khỏi thảm họa của Saul và có David. Nhưng thậm chí luật lệ của David cũng chỉ là máu đổ, nội chiến và hết thiên tai này đến thiên tai khác.

Quyền lực là một điều kỳ lạ - nó không thừa nhận những gì của nó trong những bàn tay vô đạo đức gây ra những khổ đau không kể xiết. Ba mươi thế kỷ sau chúng ta vẫn chiến đấu để biết được ý nghĩa và việc sử dụng quyền lực thực sự. Sự cai trị chân chính đối với một quy mô nhỏ hay lớn đều là sự hợp tác và căn cứ trong mối quan hệ bình đẳng, cởi mở, sẻ chia và nhân ái hơn là thống trị, áp bức và độc đoán.

Tác giả của Colossians đã thấy Đức Ki-tô là hiện thân của quyền lực thiêng liêng, một quyền lực đặc trưng bời tình yêu. Nhà thơ Dante đã nhìn tình yêu như một ma lực hướng dẫn những hành tinh cùng những tinh tú trong phương quỹ đạo của chúng. Trong một thời trang tương tự, tình yêu của Đức Ki-tô là nguồn lực để cùng nhau liên kết và hòa giải một thế giới vẹn toàn. Công việc hiệp nhất và hòa giải tiếp tục bất cứ khi nào mà sự sống loài người tồn tại trong sự hài hòa với nguyện vọng và sự chi phối thiêng liêng, thánh thiện đời sống của mình trước nguyên tắc của tình yêu vị tha.

Sự nhạo báng của những người lãnh đạo và tên tội phạm bị đóng đinh cùng với Chúa Giê-su là sự nhạo báng muôn thuở của thế gian hướng vạo moi nỗ lực để sống và cai trị bằng tình yêu và những nguyên tắc thiêng liêng. Nếu ông là Con Thiên chúa … nếu ông là vua … vậy ông hãy hành động giống như con người: hãy gồng lên những bắp thịt của ông, tỏ ra sức mạnh của ông. Thậm chí ma quỷ trong câu chuyện bằng sự cám dỗ đã dùng sự nhạo báng này chống lại Chúa Giê-su. Tội nhân thứ nhất hy vọng rằng Chúa Giê –su sẽ đưa họ thoát khỏi tình huống vô phúc mà họ đang phải gánh chịu. Đám đông thay phiên nhìn Chúa Giê-su dường như đang yếu dần và bất lực – họ tự quả quyết rằng họ đã đúng và rằng Người là một kẻ mạo danh. Thế gian này hiểu biết bạo lực và thủ đoạn chính trị nhưng bị lúng túng và giận dữ bởi những người không tham gia trò chơi này. Tên tôi phạm khác “hiểu được điều đó” – Chúa Giê-su biểu lộ một thứ quyền lực khác, thứ quyền lực dẫn đến từ sự sống trong mối hài hòa với tâm trí và tâm hồn của Thiên Chúa.

Sự sống nhân loại luôn bị cám dỗ dùng quyền lực để công kích trả thù bằng sự bất công và đau đớn hoặc áp đặt những định kiến cá nhân hay tập thể lên người khác. Quyền lực và sự cai trị vương đế của Chúa Giê-su đã có những lúc bị bạc đãi để củng cố những tuyên bố của những ông vua, bà chúa và những người cầm quyền chuyên chế hoặc để biện minh cho bạo lực và cưỡng bức. Nhưng luật lệ của Người hoàn toàn không có gì để thực hiện bằng áp lực hay áp đặt. Lòng từ bi và bất bạo động không phải là những tình cảm hoặc dấu hiệu của sự nhu nhược mà là những phô diễn quyền năng của Thiên Chúa. Khi điều đó đã được quán triệt và thể hiện, nó phá hủy toàn bộ những hệ thống và những cấu trúc bất công.

Đây là vị “vua” duy nhất mà chúng ta cần và là người duy nhất mà chúng ta cầu xin.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)