Chúa Giêsu Kitô, Vua tình yêu và sự thật (CN QN 34 B)
Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37
Kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội mừng lễ trọng thể lễ Chúa Kitô Vua, được Đức Giáo Hoàng Pio XI thiết lập vào năm 1925. Qua thánh lễ này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Chúa Giêsu Kitô chính là Vua vũ trụ, Vua nhân loại. Người là khởi nguyên và là cùng đích, là Alpha và Ômêga (x. Kh 1,8). Vì thế, chúng ta hiểu ý nghĩa tước hiệu vua và vương quyền của Chúa Giêsu.
1- Ý nghĩa tước hiệu vua
Ngày nay tước hiệu vua, Chúa khá xa lạ với con người của thời đại dân chủ. Ngày xưa nó là một tước hiệu quen thuộc và phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Theo quan niệm thông thường, vua là người đứng đầu một quốc gia, một chính thể, lãnh đạo đất nước, người có mọi quyền hành trong tay.
Theo quan niệm Nho Giáo, vua là thiên tử, con trời, người thay Trời trị dân. Nên vua có mọi quyền hành trong tay, cả quyền quyết định số phận sinh tử của thần dân, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.” Vua cũng là người được người khác phục vụ và hầu hạ. Nên người ta vẫn nói “sướng như vua.” Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều vị vua lạm đã dụng quyền hành và làm cho đất nước, người dân phải điêu đứng như các vua thời Nhà Nguyễn.
Kinh Thánh Tân Ước mạc khải chúng ta biết: Chúa Giêsu đến trần gian để làm vua, nhưng không theo kiểu vua trần thế và chính trị. Mặc dầu dân Do Thái đã nhiều lần muốn tôn phong Người lên làm vua của họ theo kiểu chính trị, để giải phóng họ và dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc La Mã thời bấy giờ. Nhưng Đức Giêsu đã mạnh mẽ từ chối kiểu làm vua như thế (x. Ga 6,15; Lc 19,38). Người không muốn làm vua theo kiểu trần thế và Người quả quyết rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 20,36). Hơn một lần Đức Giêsu quả quyết với các môn đệ rằng: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em… Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,24). Như thế, vương quốc của Chúa Giêsu không nhắm những tục tiêu chính trị, cũng chẳng sử dụng những phương thế trần gian như bạo lực, quân đội, súng đạn… Nên Người không phải là Đấng Messia theo quan niệm trần thế chỉ đến để thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc. Nhưng người sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.
2- Chúa Kitô, vua đích thực
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu trả lời: “Chính ngài nói tôi là vua.” Trước đó không lâu, Caipha đã hỏi Người cũng một câu hỏi như thế nhưng với một hình thức khác: “Ông có phải là Con Thiên Chúa không?” Chúa Giêsu đã lời một cách chắc chắn rằng: “Vâng, tôi là Con Thiên Chúa.” Theo Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi này, Người quy chiếu và áp dụng cho chính mình điều mà sách tiên tri Đanien nói về Con Người đến trong đám mây từ các tầng trời và triều đại Người trị vì đến muôn đời (Bài đọc I).
Theo đó, Chúa Kitô xuất hiện như là vị vua, vị cứu tinh của nhân loại. Người là vị vua không dùng quyền lực hùng mạnh để cai trị nhưng bằng phục vụ khiêm tốn cho chân lý và ơn cứu độ của loài người. Bởi lẽ, Chúa Cha đã giao phó cho Người sứ mạng đến để giải thoát con người khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi và đau khổ. Người đã chịu chết và phục sinh để giải thoát và đưa chúng ta vào vương quốc vĩnh cửu của Người. Như bài đọc II diễn tả: “Đức Giêsu Kitô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian. Người đã yêu mến chúng ta và đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người” (Kh 1,5-6).
Bởi thế, thánh Gioan đã trình bày giờ Chúa Giêsu bước lên thập giá là giờ vinh quang, giờ chiến thắng và tôn vinh. Vì giờ đó mà Người đến, giờ đó là giờ Người lên làm vua. Như thế, theo ý nghĩa này, khi Philatô có ý châm biếm khi viết trên thập giá Chúa chữ “Inri - Giêsu Nadarét là vua dân Do Thái,” ông vô tình đã nói tiên tri về Người. Người là vua không chỉ vua dân Do Thái mà còn là vua hoàn vũ. Người là vua tình yêu và sự thật.
3- Những công dân của vương triều Người
Như thế, Chúa Giêsu đến trong thế gian và đã khai mở vương quốc tình yêu và sự thật. Ai đứng về phía sự thật và sống yêu thương thì thuộc về Nước Trời. Ai đón nhận sự thật và tình yêu của Người là thuộc về vương quyền Người. Thật vậy, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được về công dân Nước Trời, trở thành vương quốc và một dân tộc tư tế để phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta thật hạnh phúc vì được làm con dân trong vương quốc Vua Giêsu. Đồng thời chúng ta có sứ mạng phục vụ cho “vương quốc chân lý và sự thật, vương quốc thánh thiện và ân sủng, vương quốc công bình, tình yêu và hòa bình” mà Chúa Kitô đã khai mở được ngự đến, lan rộng khắp nơi, trong lòng mỗi người. Thế giới hôm nay vẫn đang bị thống bị bởi vương quốc ma quỷ, bởi sự gian dối, bất công, chiến tranh và hận thù. Chúng ta được mời gọi đóng góp phần mình để làm vương quốc sự thật và tình yêu của Chúa Kitô được hiện diện trong tâm hồn mỗi người, không phải bằng sức mạnh chính trị, quân sự, nhưng bằng việc phục vụ khiêm tốn của mình đối với tha nhân.
Để kết thúc bài suy niệm về Chúa Kitô Vua, chúng ta nghe lại câu chuyện sau đây: Lịch sử nước Anh có câu chuyện về vua Canut III có lòng khiêm nhường và đạo đức. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh nhà vua như sau: “Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa. Thánh thượng có toàn quyền cả trên đất liền cũng như ngòai biển cả bao la!”
Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm sóng vỗ rì rào, nhà vua đứng trước biển tuyên bố: “Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!” Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát, làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo các quan chức triều đình. Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quỳ gối trước tượng thánh giá Chúa Giêsu, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Giêsu. Chỉ có Chúa mới là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các Chúa. Chỉ có Chúa mới có quyền trên cả đất liền cùng biển khơi. Con chúc tụng ngợi khen Chúa.”
Xin cho mỗi người Kitô hữu chúng ta luôn có được tâm tình khiêm hạ và niềm xác tín mạnh mẽ vào Chúa Kitô Vua, như vị vua nước Anh này. Amen!
Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37
Kết thúc năm phụng vụ, Giáo Hội mừng lễ trọng thể lễ Chúa Kitô Vua, được Đức Giáo Hoàng Pio XI thiết lập vào năm 1925. Qua thánh lễ này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta rằng: Chúa Giêsu Kitô chính là Vua vũ trụ, Vua nhân loại. Người là khởi nguyên và là cùng đích, là Alpha và Ômêga (x. Kh 1,8). Vì thế, chúng ta hiểu ý nghĩa tước hiệu vua và vương quyền của Chúa Giêsu.
1- Ý nghĩa tước hiệu vua
Ngày nay tước hiệu vua, Chúa khá xa lạ với con người của thời đại dân chủ. Ngày xưa nó là một tước hiệu quen thuộc và phổ biến nhiều nơi trên thế giới. Theo quan niệm thông thường, vua là người đứng đầu một quốc gia, một chính thể, lãnh đạo đất nước, người có mọi quyền hành trong tay.
Theo quan niệm Nho Giáo, vua là thiên tử, con trời, người thay Trời trị dân. Nên vua có mọi quyền hành trong tay, cả quyền quyết định số phận sinh tử của thần dân, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.” Vua cũng là người được người khác phục vụ và hầu hạ. Nên người ta vẫn nói “sướng như vua.” Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều vị vua lạm đã dụng quyền hành và làm cho đất nước, người dân phải điêu đứng như các vua thời Nhà Nguyễn.
Kinh Thánh Tân Ước mạc khải chúng ta biết: Chúa Giêsu đến trần gian để làm vua, nhưng không theo kiểu vua trần thế và chính trị. Mặc dầu dân Do Thái đã nhiều lần muốn tôn phong Người lên làm vua của họ theo kiểu chính trị, để giải phóng họ và dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của đế quốc La Mã thời bấy giờ. Nhưng Đức Giêsu đã mạnh mẽ từ chối kiểu làm vua như thế (x. Ga 6,15; Lc 19,38). Người không muốn làm vua theo kiểu trần thế và Người quả quyết rằng: “Nước tôi không thuộc về thế gian này” (Ga 20,36). Hơn một lần Đức Giêsu quả quyết với các môn đệ rằng: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em… Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,24). Như thế, vương quốc của Chúa Giêsu không nhắm những tục tiêu chính trị, cũng chẳng sử dụng những phương thế trần gian như bạo lực, quân đội, súng đạn… Nên Người không phải là Đấng Messia theo quan niệm trần thế chỉ đến để thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc. Nhưng người sinh ra và đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.
2- Chúa Kitô, vua đích thực
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?” Chúa Giêsu trả lời: “Chính ngài nói tôi là vua.” Trước đó không lâu, Caipha đã hỏi Người cũng một câu hỏi như thế nhưng với một hình thức khác: “Ông có phải là Con Thiên Chúa không?” Chúa Giêsu đã lời một cách chắc chắn rằng: “Vâng, tôi là Con Thiên Chúa.” Theo Tin Mừng Máccô, Chúa Giêsu trả lời câu hỏi này, Người quy chiếu và áp dụng cho chính mình điều mà sách tiên tri Đanien nói về Con Người đến trong đám mây từ các tầng trời và triều đại Người trị vì đến muôn đời (Bài đọc I).
Theo đó, Chúa Kitô xuất hiện như là vị vua, vị cứu tinh của nhân loại. Người là vị vua không dùng quyền lực hùng mạnh để cai trị nhưng bằng phục vụ khiêm tốn cho chân lý và ơn cứu độ của loài người. Bởi lẽ, Chúa Cha đã giao phó cho Người sứ mạng đến để giải thoát con người khỏi mọi sự nô lệ của tội lỗi và đau khổ. Người đã chịu chết và phục sinh để giải thoát và đưa chúng ta vào vương quốc vĩnh cửu của Người. Như bài đọc II diễn tả: “Đức Giêsu Kitô là vị Chứng Nhân trung thành, là Trưởng Tử trong số những người từ cõi chết trỗi dậy, là Thủ Lãnh mọi vương đế trần gian. Người đã yêu mến chúng ta và đã lấy máu mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người” (Kh 1,5-6).
Bởi thế, thánh Gioan đã trình bày giờ Chúa Giêsu bước lên thập giá là giờ vinh quang, giờ chiến thắng và tôn vinh. Vì giờ đó mà Người đến, giờ đó là giờ Người lên làm vua. Như thế, theo ý nghĩa này, khi Philatô có ý châm biếm khi viết trên thập giá Chúa chữ “Inri - Giêsu Nadarét là vua dân Do Thái,” ông vô tình đã nói tiên tri về Người. Người là vua không chỉ vua dân Do Thái mà còn là vua hoàn vũ. Người là vua tình yêu và sự thật.
3- Những công dân của vương triều Người
Như thế, Chúa Giêsu đến trong thế gian và đã khai mở vương quốc tình yêu và sự thật. Ai đứng về phía sự thật và sống yêu thương thì thuộc về Nước Trời. Ai đón nhận sự thật và tình yêu của Người là thuộc về vương quyền Người. Thật vậy, nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta được về công dân Nước Trời, trở thành vương quốc và một dân tộc tư tế để phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta thật hạnh phúc vì được làm con dân trong vương quốc Vua Giêsu. Đồng thời chúng ta có sứ mạng phục vụ cho “vương quốc chân lý và sự thật, vương quốc thánh thiện và ân sủng, vương quốc công bình, tình yêu và hòa bình” mà Chúa Kitô đã khai mở được ngự đến, lan rộng khắp nơi, trong lòng mỗi người. Thế giới hôm nay vẫn đang bị thống bị bởi vương quốc ma quỷ, bởi sự gian dối, bất công, chiến tranh và hận thù. Chúng ta được mời gọi đóng góp phần mình để làm vương quốc sự thật và tình yêu của Chúa Kitô được hiện diện trong tâm hồn mỗi người, không phải bằng sức mạnh chính trị, quân sự, nhưng bằng việc phục vụ khiêm tốn của mình đối với tha nhân.
Để kết thúc bài suy niệm về Chúa Kitô Vua, chúng ta nghe lại câu chuyện sau đây: Lịch sử nước Anh có câu chuyện về vua Canut III có lòng khiêm nhường và đạo đức. Một hôm, trong một buổi triều yết, các nịnh thần đã nịnh nhà vua như sau: “Muôn tâu thánh thượng! Thánh thượng là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa. Thánh thượng có toàn quyền cả trên đất liền cũng như ngòai biển cả bao la!”
Nghe vậy, nhà vua muốn dạy cho quần thần một bài học, nên đã mời tất cả quan chức triều đình cùng đi du lịch đến một bãi biển dành riêng cho hoàng gia. Khi mọi người đều theo sau nhà vua xuống bãi tắm sóng vỗ rì rào, nhà vua đứng trước biển tuyên bố: “Hỡi biển cả kia. Nhiều người nói ta là vua trên hết các vua, là chúa trên hết các chúa, có quyền trên đất liền và biển khơi. Vậy hỡi biển cả hãy nghe đây: Ta truyền cho sóng biển không được tràn tới nữa!” Nhưng dù nhà vua đã ra lệnh, nước biển vẫn cứ từng đợt thi nhau đổ tới tấp lên bãi cát, làm ướt cả áo cẩm bào của nhà vua cùng quần áo các quan chức triều đình. Sau đó nhà vua dẫn quần thần đến một nhà nguyện gần đó. Vua quỳ gối trước tượng thánh giá Chúa Giêsu, lấy ra chiếc vương miện bằng vàng đội lên đầu Chúa và cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa Giêsu. Chỉ có Chúa mới là Vua trên hết các vua, là Chúa trên hết các Chúa. Chỉ có Chúa mới có quyền trên cả đất liền cùng biển khơi. Con chúc tụng ngợi khen Chúa.”
Xin cho mỗi người Kitô hữu chúng ta luôn có được tâm tình khiêm hạ và niềm xác tín mạnh mẽ vào Chúa Kitô Vua, như vị vua nước Anh này. Amen!