Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 27.10.2010.
Đức Thánh Cha Benedictus XVI
Anh Chị Em thân mến,
trong dịp áp ngày Đại Lễ Toàn Xá Năm 2000, Đức Tôi Tớ Chúa Đáng Kính Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã tuyên dương Thánh Nữ Brigida của Thụy Điển là Nữ Quan Thầy của cả Âu Châu.
Sáng hôm nay, tôi muốn được giới thiệu với Anh Chị Em chân dung, sứ điệp và các lý do mà qua đó Vị Nữ Thánh có nhiều điều - ngay cả ngày hôm nay - để dạy bảo cho Giáo Hội và cho cả thế giới.
Chúng ta biết được các biến cố đời sống của Thánh Nữ Brigida, nhờ các cha linh hướng của Thánh Nữ đã viết về tiểu sử của nàng, để phát động tiến trình phong chân phước cho nàng, liền sau khi chết, năm 1373.
Brigida sinh ra bảy mươi năm trước đó, năm 1303, ở Finster, Thụy Điển, một Quốc Gia miền Bắc Âu, từ ba thế kỷ trước đã đón nhận được đức tin Ki Tô giáo với cùng một lòng phấn khởi mà Thánh Nữ đã nhận được từ nơi thân sinh mình, những con người rất nhân đức, thuộc các gia đình qúy phái, thân cận với Hoàng Gia.
Chúng ta có thể phân biệt thành hai giai đoạn đời sống của vị Nữ Thánh nầy.
1 - Giai đoạn thứ nhứt: có đặc điểm là giai đoạn hoàn cảnh của một thiếu phụ đã lập gia đình, sống trong hạnh phúc.
Chồng của nàng tên là Ulf và là vị thống đốc của một vùng quan trong vương quốc Thụy Điển.
Cuộc hôn nhân kéo dài được 20 mươi năm, cho đến khi Ulf chết đi. Có được 8 đứa con sinh ra, mà đứa thứ hai là Karin ( Caterina), được tôn kính như một vị nữ thánh.
Điều vừa kể là dấu chứng hiển nhiên của việc chăm lo giáo dục của Brigida cho con cái mình.
Ngoài ra sự khôn ngoan huấn dạy của Brigida được ngưỡng mộ, đến nỗi vua Thụy Điển, Magnus, gọi nàng vào hoàng cung một thời gian, để hướng dẫn vị hôn thê trẻ của vua, Bianca Namur, vào việc hiểu biết nền văn hóa Thụy Điển.
Brigida, về phần thiêng liêng, nhờ một tu sĩ thông thái hướng dẫn, nàng khởi đầu học hỏi về Thánh Kinh, khiến cho nàng có ảnh hưởng rất tích cực sâu đậm trên gia đình mình, nhờ sự hiện diện của nàng, gia đình nàng trở thành một " giáo hội tại gia ".
Cùng với chồng, nàng áp dụng Lề Luật Dòng Ba của Thánh Phanxico, quảng đại thực hành bác ái đối với người nghèo khổ, cả việc xây dựng một nhà thương.
Sau cuộc hành hương lâu dài ở ở Santiago di Campostella, thực hiện chung năm 1341 với các phần tử khác trong gia đình, hai vợ chồng có ý định sống cuộc đời chay tịnh. Nhưng không lâu sau đó, trong quang cảnh yên lành của một tu viện, nơi mình đang sống cuộc đời ẩn vật, Ulf đã kết thúc cuộc sống trần thế của mình.
Giai đoạn thứ nhứt nầy của cuộc đời Brigida giúp chúng ta đánh giá được điều mà hôm nay chúng ta có thể gọi là " cuộc sống thiêng liêng hôn nhân ": hai vợ chồng có thể cùng nhau bước đi trên con đường thánh thiện, được trợ lực bởi ân sủng Bí Tích Hôn Nhân. Không phải ít khi, như những gì đã xảy ra trong đời sống Thánh Nữ Brigida và Ulf, người thiếu phụ với cảm nhận nhạy cảm thiêng liêng của mình, với cách sống tế nhị và dịu dàng, có thể giúp cho chồng tiến lên trên con đường đức tin.
Cùng với lòng biết ơn đối với bao nhiêu phụ nữ, tôi nghĩ đến ngay cả ngày hôm nay cũng vậy, bao nhiêu phụ nữ có thể chiếu soi cho chính gia đình mình bằng nhân chứng đời sống Ki Tô giáo của họ.
Ước gì Thánh Thần của Chúa, ngay cả ngày hôm nay, cũng có thể kích thích sự thánh thiện của các đôi vợ chồng Ki Tô hữu, để cho thế gian thấy được vẻ đẹp của hôn nhân sống theo các giá trị của Phúc Âm: tình yêu, lòng âu yếm, giúp đỡ lẫn nhau, tính cách sung mãn trong việc sinh sản và giáo dục con cái, sống cởi mở và liên đới với thế giới, tham dụ vào đời sống của Giáo Hội.
2 - Khi Brigida trở thành goá bụa, khởi đầu giai đoạn hai cuộc đời của nàng: nàng khước từ những cuộc hôn nhân khác để có được mối liên hệ sâu đậm với Chúa qua kinh nguyện, hảm mình đền tội và các động tác bác ái.
Như vậy, những phụ nữ goá bụa Ki Tô hữu cũng có thế tìm được nơi vị Nữ Thánh nầy khuôn mẫu để noi theo.
Thật vậy, khi chồng chết đi, sau khi đã phân phát của cải mình cho người nghèo, mặc dầu không bao giờ bước vào đời sống tôn giáo tận hiến, Brigida đến cư trú tại tu viện dòng Cêteaux ở Alvastra. Nơi đây khởi đầu những lần mạc khải và tiếp tục theo nàng cho đến cuối đời.
Các lần mạc khải đó được Brigida thuật lại cho các Cha " thư ký - giải tội " của mình, và các ngài đã chuyển dịch từ ngôn ngữ Thụy Điển qua La Ngữ và được thu góp thành tám quyển sách, với tựa đề là " Rivelationes " ( Các cuộc mạc khải ). Cùng với các quyển vừa kể, còn thêm phần phụ lục với tựa đề là " Rivelationes extravagantes " ( Các lần mạc khải bổ túc ).
" Các cuộc mạc khải " của Brigida có nội dung và cách trình bày khác nhau. Có những lần cuộc mạc khải được diễn ra dưới hình thức các cuộc đối thoại của các Ngôi Thiên Chúa, với Đức Trinh Nữ, với các Thánh và cả với qủy thần, mà cả Brigida cũng can thiệp vào. Những lần khác trái lại, là những đoạn tường thuật một diện kiến cá biệt. Những lần khác nữa, thuật lại những gì Đức Trinh Nữ Maria mạc khải cho nàng về đời sống và mầu nhiệm Con của Mẹ.
Giá trị các cuộc mạc khải của Thánh Nữ Brigida một đôi khi là đề tài của các cuộc tranh cải nghi ngờ, được Đức Đáng Kính Gioan Phaolồ II xác định trong Tông Thư " Spes Aedificandi " ( Niềm Hy Vọng Để Xây Dựng ): " Trong khi nhận biết sự thánh thiện của Thánh Nữ, tuy nhiên Ngài không nói gì đến các biến cố mạc khải, nhưng xác nhận tính cách chính đáng tổng quát chung kinh nghiệm nội tâm của Thánh Nữ " ( n. 5 )
Thật vậy, khi đọc Các Cuộc Mạc Khải đóchúng ta được mời gọi chú tâm đến nhiều vấn đề quan trọng. Ví dụ như Thánh Nữ thường nói đến, với nhiều chi tiếc thiết thực, về Cuộc Khô Nạn của Chúa Ki Tô, mà Brigida có lòng sùng kính một cách đặc biệt, bằng cách chiêm ngắm trong đó tình yêu thương vô hạn của Thiên Chúa đối với con người. Trên môi miệng của Chúa đang nói, Thánh Nữ gan dạ đặt những lời nói cảm động nầy:
- " Hỡi các bạn thân mến, Ta yêu thương âu yếm các chiên của Ta, đến nỗi nếu có thể được, Ta muốn được chết nhiều lần khác nữa, cho mỗi con trong chúng, bằng cái chết mà Ta đã chịu đau khổ để cứu chuộc tất cả chúng " ( Rivelationes, Libro I, c. 59).
Cả chức năng làm mẹ đau khổ của Mẹ Maria, làm cho Mẹ trở thành Mẹ Trung Gian và Mẹ Nhân Từ, cũng là đề tài thường được dùng trong Các Cuộc Mạc Khải.
Nhận được các ân sủng đó, Brigida nhận thức được rằng mình là người được Chúa dành cho đặc ân yêu thương trọng đại:
- " Con yêu dấu - chúng ta đọc được trong quyển I Các Cuộc Mạc Khải - Ta đã chọn con cho Ta, hãy yêu thương Ta với tất cả tâm hồn của con...hơn tất cả những gì hiện hữu ở trần gian " ( c. 1).
Đàng khác, Brigida cũng biết rõ, và chắc chắc xác tín, rằng mỗi ân sủng được ban cho là để xây dựng Giáo Hội. Chính vì lý do đó, không phải ít các cuộc mạc khải cho Thánh Nữ, là những lần nhắn gởi, dưới hình thức những lời cảnh cáo nặng nề, cảnh cáo các tín hữu trong thời của Thánh Nữ, cả đối với các Đấng Bậc Quyền Năng Tôn Giáo và Chính Trị, để họ biết sống chính đáng đời sống Ki Tô hữu của mình. Nhưng Thánh Nữ luôn luôn nói lên những lần mạc khải đó bằng thái độ kính cẩn và hoàn toàn trung thành với Quyền Huấn Dạy của Giáo Hội, nhứt là đối với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô Tông Đồ.
3 - Năm 1349 Brigida giả từ vĩnh viễn xứ Thụy Điển và đi hành hương ở Roma.
Không những nàng có ý tham dự Năm Toàn Xá 1350, mà con có ý xin Đức Thánh Cha chuẩn y Bản Lề Luật Dòng Tu mà nàng có ý thiết lập, được mệnh danh là Dòng Đấng Cứu Thế, và gồm có các nam nữ tu sĩ đều dưới quyền lãnh đạo của một Mẹ Bề Trên. Yếu tố vừa kể, chúng ta đừng lấy gì làm lạ: trong thời Trung Cổ, có những dòng tu được thiết lập với ngánh nam và ngánh nữ, nhưng cùng thực hiện một Lề Luật Tu Viện như nhau, được tiên liệu là dưới quyền hướng dẫn của một Mẹ Bề Trên Dòng.
Thật vậy, theo truyền thống cao cả Ki Tô giáo, người phụ nữ cũng được nhìn nhận có điạ vị của mình và - theo mẫu gương của Đức Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, một địa vị trong Giáo Hội của người phụ nữ, không phải trùng hợp với địa vị của linh mục được truyền chức, cũng có tầm quan trọng không kém để làm cho Cộng Đồng lớn lên trong đời sống thiêng liêng.
Ngoài ra việc hợp tác giữa nam giới và nữ giới được tận hiến, dĩ nhiên luôn luôn tôn trọng ơn gọi cá biệt của họ, có tầm quan trọng lớn lao trong thế giới ngày nay.
Ở Roma, cùng chung với cô con gái Karin, Brigida dấn thân vào đời sống tông đồ đầy nhiệt huyết và cầu nguyện. Và từ Roma Brigida di chuyển trong nhiều cuộc hành hương thăm viếng các thánh địa ở Ý, nhứt là đến Assisi, quê hương của Thánh Phanxicô, mà Brigida rất kính chuộng.
Sau cùng, năm 1371, Brigida thực hiện được mãn nguyện lòng ao ước lớn lao của mình: đó là cuộc hành trình đến Thánh Địa, nơi mà Brigida cùng đi vời các con cái thiêng liêng của mình, một nhóm mà Brigida gọi là " các thân hữu của Chúa ".
Trong những năm đó, các Đức Giáo Hoàng ở Avignon xa Roma: Brigida nói lên lời kêu gọi khẩn thiết đến các ngài, xin cac ngài trở về Tông Toà của Phêrô, trong Thành Vatican.
Chết đi năm 1773, trước khi Đức Giáo Hoàng Gregorio XI trở về Roma. Brigida được tạm chôn trong nhà thờ Thánh Lorenzo in Panisperna ở Roma, nhưng năm 1374 hai con của Brigida là Birger và Karin đem nàng về quê huơng, trong tu viện Valdstena, trụ sở của Dòng Tu được Brigida thiết lập, tu viện sau đó liền được phát triển đáng kể.
Năm 1931 Đức Giáo Hoàng Bonifacio IX long trọng phong thánh cho nàng.
Sự thánh thiện của Brigida, được thể hiện bởi nhiều ân sủng và nhiều kinh nghiệm mà tôi đã đề cập đến một cách ngắn gọn trong chân dung tiểu sử thiêng liêng ngắn gọn nầy, làm cho Thánh Nữ trở thành một khuôn mặt nổi bậc ở Âu Châu.
Xuất xứ từ Scandinavia, Thánh Nữ Brigida nhân chứng cho thấy nền Ki Tô giáo đã thấm nhuần sâu đậm thế nào vào đời sống của tất cả các dân tộc trên Lục Địa đó.
Bằng cách tuyên bố Thánh Nữ là quan thầy của Âu Châu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã ước mong rằng Thánh Nữ Brigida - sống trong thế kỷ XIV, khi Ki tô giáo Tây Phương chưa bị tổn thương bằng cuộc ly tán - có thể can thiệp nơi Chúa một cách hữu hiệu, dể có được ơn mà bao lâu nay chúng ta hằng mong đợi cho sự hợp nhứt tất cả các Ki Tô hữu.
Để cho chính ước ao nầy mà chúng ta luôn luôn canh cánh bên lòng và để cho Âu Châu biết nuôi dưỡng mình bằng chính các cội rễ Ki Tô giáo của mình, chúng ta hãy cầu nguyện, Anh Chị Em thân mến, cầu xin sự thiệp đầy uy lực của Thánh Nữ Brigida của Thụy Điển, nữ môn đệ trung thành của Chúa và đồng quan thầy của Âu Châu.
Cám ơn sự chú ý của Anh Chị Em.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ:.
( Thông tấn www.vatican.va, 27.10.2010).
Đức Thánh Cha Benedictus XVI
Anh Chị Em thân mến,
trong dịp áp ngày Đại Lễ Toàn Xá Năm 2000, Đức Tôi Tớ Chúa Đáng Kính Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã tuyên dương Thánh Nữ Brigida của Thụy Điển là Nữ Quan Thầy của cả Âu Châu.
Sáng hôm nay, tôi muốn được giới thiệu với Anh Chị Em chân dung, sứ điệp và các lý do mà qua đó Vị Nữ Thánh có nhiều điều - ngay cả ngày hôm nay - để dạy bảo cho Giáo Hội và cho cả thế giới.
Chúng ta biết được các biến cố đời sống của Thánh Nữ Brigida, nhờ các cha linh hướng của Thánh Nữ đã viết về tiểu sử của nàng, để phát động tiến trình phong chân phước cho nàng, liền sau khi chết, năm 1373.
Brigida sinh ra bảy mươi năm trước đó, năm 1303, ở Finster, Thụy Điển, một Quốc Gia miền Bắc Âu, từ ba thế kỷ trước đã đón nhận được đức tin Ki Tô giáo với cùng một lòng phấn khởi mà Thánh Nữ đã nhận được từ nơi thân sinh mình, những con người rất nhân đức, thuộc các gia đình qúy phái, thân cận với Hoàng Gia.
Chúng ta có thể phân biệt thành hai giai đoạn đời sống của vị Nữ Thánh nầy.
1 - Giai đoạn thứ nhứt: có đặc điểm là giai đoạn hoàn cảnh của một thiếu phụ đã lập gia đình, sống trong hạnh phúc.
Chồng của nàng tên là Ulf và là vị thống đốc của một vùng quan trong vương quốc Thụy Điển.
Cuộc hôn nhân kéo dài được 20 mươi năm, cho đến khi Ulf chết đi. Có được 8 đứa con sinh ra, mà đứa thứ hai là Karin ( Caterina), được tôn kính như một vị nữ thánh.
Điều vừa kể là dấu chứng hiển nhiên của việc chăm lo giáo dục của Brigida cho con cái mình.
Ngoài ra sự khôn ngoan huấn dạy của Brigida được ngưỡng mộ, đến nỗi vua Thụy Điển, Magnus, gọi nàng vào hoàng cung một thời gian, để hướng dẫn vị hôn thê trẻ của vua, Bianca Namur, vào việc hiểu biết nền văn hóa Thụy Điển.
Brigida, về phần thiêng liêng, nhờ một tu sĩ thông thái hướng dẫn, nàng khởi đầu học hỏi về Thánh Kinh, khiến cho nàng có ảnh hưởng rất tích cực sâu đậm trên gia đình mình, nhờ sự hiện diện của nàng, gia đình nàng trở thành một " giáo hội tại gia ".
Cùng với chồng, nàng áp dụng Lề Luật Dòng Ba của Thánh Phanxico, quảng đại thực hành bác ái đối với người nghèo khổ, cả việc xây dựng một nhà thương.
Sau cuộc hành hương lâu dài ở ở Santiago di Campostella, thực hiện chung năm 1341 với các phần tử khác trong gia đình, hai vợ chồng có ý định sống cuộc đời chay tịnh. Nhưng không lâu sau đó, trong quang cảnh yên lành của một tu viện, nơi mình đang sống cuộc đời ẩn vật, Ulf đã kết thúc cuộc sống trần thế của mình.
Giai đoạn thứ nhứt nầy của cuộc đời Brigida giúp chúng ta đánh giá được điều mà hôm nay chúng ta có thể gọi là " cuộc sống thiêng liêng hôn nhân ": hai vợ chồng có thể cùng nhau bước đi trên con đường thánh thiện, được trợ lực bởi ân sủng Bí Tích Hôn Nhân. Không phải ít khi, như những gì đã xảy ra trong đời sống Thánh Nữ Brigida và Ulf, người thiếu phụ với cảm nhận nhạy cảm thiêng liêng của mình, với cách sống tế nhị và dịu dàng, có thể giúp cho chồng tiến lên trên con đường đức tin.
Cùng với lòng biết ơn đối với bao nhiêu phụ nữ, tôi nghĩ đến ngay cả ngày hôm nay cũng vậy, bao nhiêu phụ nữ có thể chiếu soi cho chính gia đình mình bằng nhân chứng đời sống Ki Tô giáo của họ.
Ước gì Thánh Thần của Chúa, ngay cả ngày hôm nay, cũng có thể kích thích sự thánh thiện của các đôi vợ chồng Ki Tô hữu, để cho thế gian thấy được vẻ đẹp của hôn nhân sống theo các giá trị của Phúc Âm: tình yêu, lòng âu yếm, giúp đỡ lẫn nhau, tính cách sung mãn trong việc sinh sản và giáo dục con cái, sống cởi mở và liên đới với thế giới, tham dụ vào đời sống của Giáo Hội.
2 - Khi Brigida trở thành goá bụa, khởi đầu giai đoạn hai cuộc đời của nàng: nàng khước từ những cuộc hôn nhân khác để có được mối liên hệ sâu đậm với Chúa qua kinh nguyện, hảm mình đền tội và các động tác bác ái.
Như vậy, những phụ nữ goá bụa Ki Tô hữu cũng có thế tìm được nơi vị Nữ Thánh nầy khuôn mẫu để noi theo.
Thật vậy, khi chồng chết đi, sau khi đã phân phát của cải mình cho người nghèo, mặc dầu không bao giờ bước vào đời sống tôn giáo tận hiến, Brigida đến cư trú tại tu viện dòng Cêteaux ở Alvastra. Nơi đây khởi đầu những lần mạc khải và tiếp tục theo nàng cho đến cuối đời.
Các lần mạc khải đó được Brigida thuật lại cho các Cha " thư ký - giải tội " của mình, và các ngài đã chuyển dịch từ ngôn ngữ Thụy Điển qua La Ngữ và được thu góp thành tám quyển sách, với tựa đề là " Rivelationes " ( Các cuộc mạc khải ). Cùng với các quyển vừa kể, còn thêm phần phụ lục với tựa đề là " Rivelationes extravagantes " ( Các lần mạc khải bổ túc ).
" Các cuộc mạc khải " của Brigida có nội dung và cách trình bày khác nhau. Có những lần cuộc mạc khải được diễn ra dưới hình thức các cuộc đối thoại của các Ngôi Thiên Chúa, với Đức Trinh Nữ, với các Thánh và cả với qủy thần, mà cả Brigida cũng can thiệp vào. Những lần khác trái lại, là những đoạn tường thuật một diện kiến cá biệt. Những lần khác nữa, thuật lại những gì Đức Trinh Nữ Maria mạc khải cho nàng về đời sống và mầu nhiệm Con của Mẹ.
Giá trị các cuộc mạc khải của Thánh Nữ Brigida một đôi khi là đề tài của các cuộc tranh cải nghi ngờ, được Đức Đáng Kính Gioan Phaolồ II xác định trong Tông Thư " Spes Aedificandi " ( Niềm Hy Vọng Để Xây Dựng ): " Trong khi nhận biết sự thánh thiện của Thánh Nữ, tuy nhiên Ngài không nói gì đến các biến cố mạc khải, nhưng xác nhận tính cách chính đáng tổng quát chung kinh nghiệm nội tâm của Thánh Nữ " ( n. 5 )
Thật vậy, khi đọc Các Cuộc Mạc Khải đóchúng ta được mời gọi chú tâm đến nhiều vấn đề quan trọng. Ví dụ như Thánh Nữ thường nói đến, với nhiều chi tiếc thiết thực, về Cuộc Khô Nạn của Chúa Ki Tô, mà Brigida có lòng sùng kính một cách đặc biệt, bằng cách chiêm ngắm trong đó tình yêu thương vô hạn của Thiên Chúa đối với con người. Trên môi miệng của Chúa đang nói, Thánh Nữ gan dạ đặt những lời nói cảm động nầy:
- " Hỡi các bạn thân mến, Ta yêu thương âu yếm các chiên của Ta, đến nỗi nếu có thể được, Ta muốn được chết nhiều lần khác nữa, cho mỗi con trong chúng, bằng cái chết mà Ta đã chịu đau khổ để cứu chuộc tất cả chúng " ( Rivelationes, Libro I, c. 59).
Cả chức năng làm mẹ đau khổ của Mẹ Maria, làm cho Mẹ trở thành Mẹ Trung Gian và Mẹ Nhân Từ, cũng là đề tài thường được dùng trong Các Cuộc Mạc Khải.
Nhận được các ân sủng đó, Brigida nhận thức được rằng mình là người được Chúa dành cho đặc ân yêu thương trọng đại:
- " Con yêu dấu - chúng ta đọc được trong quyển I Các Cuộc Mạc Khải - Ta đã chọn con cho Ta, hãy yêu thương Ta với tất cả tâm hồn của con...hơn tất cả những gì hiện hữu ở trần gian " ( c. 1).
Đàng khác, Brigida cũng biết rõ, và chắc chắc xác tín, rằng mỗi ân sủng được ban cho là để xây dựng Giáo Hội. Chính vì lý do đó, không phải ít các cuộc mạc khải cho Thánh Nữ, là những lần nhắn gởi, dưới hình thức những lời cảnh cáo nặng nề, cảnh cáo các tín hữu trong thời của Thánh Nữ, cả đối với các Đấng Bậc Quyền Năng Tôn Giáo và Chính Trị, để họ biết sống chính đáng đời sống Ki Tô hữu của mình. Nhưng Thánh Nữ luôn luôn nói lên những lần mạc khải đó bằng thái độ kính cẩn và hoàn toàn trung thành với Quyền Huấn Dạy của Giáo Hội, nhứt là đối với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô Tông Đồ.
3 - Năm 1349 Brigida giả từ vĩnh viễn xứ Thụy Điển và đi hành hương ở Roma.
Không những nàng có ý tham dự Năm Toàn Xá 1350, mà con có ý xin Đức Thánh Cha chuẩn y Bản Lề Luật Dòng Tu mà nàng có ý thiết lập, được mệnh danh là Dòng Đấng Cứu Thế, và gồm có các nam nữ tu sĩ đều dưới quyền lãnh đạo của một Mẹ Bề Trên. Yếu tố vừa kể, chúng ta đừng lấy gì làm lạ: trong thời Trung Cổ, có những dòng tu được thiết lập với ngánh nam và ngánh nữ, nhưng cùng thực hiện một Lề Luật Tu Viện như nhau, được tiên liệu là dưới quyền hướng dẫn của một Mẹ Bề Trên Dòng.
Thật vậy, theo truyền thống cao cả Ki Tô giáo, người phụ nữ cũng được nhìn nhận có điạ vị của mình và - theo mẫu gương của Đức Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, một địa vị trong Giáo Hội của người phụ nữ, không phải trùng hợp với địa vị của linh mục được truyền chức, cũng có tầm quan trọng không kém để làm cho Cộng Đồng lớn lên trong đời sống thiêng liêng.
Ngoài ra việc hợp tác giữa nam giới và nữ giới được tận hiến, dĩ nhiên luôn luôn tôn trọng ơn gọi cá biệt của họ, có tầm quan trọng lớn lao trong thế giới ngày nay.
Ở Roma, cùng chung với cô con gái Karin, Brigida dấn thân vào đời sống tông đồ đầy nhiệt huyết và cầu nguyện. Và từ Roma Brigida di chuyển trong nhiều cuộc hành hương thăm viếng các thánh địa ở Ý, nhứt là đến Assisi, quê hương của Thánh Phanxicô, mà Brigida rất kính chuộng.
Sau cùng, năm 1371, Brigida thực hiện được mãn nguyện lòng ao ước lớn lao của mình: đó là cuộc hành trình đến Thánh Địa, nơi mà Brigida cùng đi vời các con cái thiêng liêng của mình, một nhóm mà Brigida gọi là " các thân hữu của Chúa ".
Trong những năm đó, các Đức Giáo Hoàng ở Avignon xa Roma: Brigida nói lên lời kêu gọi khẩn thiết đến các ngài, xin cac ngài trở về Tông Toà của Phêrô, trong Thành Vatican.
Chết đi năm 1773, trước khi Đức Giáo Hoàng Gregorio XI trở về Roma. Brigida được tạm chôn trong nhà thờ Thánh Lorenzo in Panisperna ở Roma, nhưng năm 1374 hai con của Brigida là Birger và Karin đem nàng về quê huơng, trong tu viện Valdstena, trụ sở của Dòng Tu được Brigida thiết lập, tu viện sau đó liền được phát triển đáng kể.
Năm 1931 Đức Giáo Hoàng Bonifacio IX long trọng phong thánh cho nàng.
Sự thánh thiện của Brigida, được thể hiện bởi nhiều ân sủng và nhiều kinh nghiệm mà tôi đã đề cập đến một cách ngắn gọn trong chân dung tiểu sử thiêng liêng ngắn gọn nầy, làm cho Thánh Nữ trở thành một khuôn mặt nổi bậc ở Âu Châu.
Xuất xứ từ Scandinavia, Thánh Nữ Brigida nhân chứng cho thấy nền Ki Tô giáo đã thấm nhuần sâu đậm thế nào vào đời sống của tất cả các dân tộc trên Lục Địa đó.
Bằng cách tuyên bố Thánh Nữ là quan thầy của Âu Châu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II đã ước mong rằng Thánh Nữ Brigida - sống trong thế kỷ XIV, khi Ki tô giáo Tây Phương chưa bị tổn thương bằng cuộc ly tán - có thể can thiệp nơi Chúa một cách hữu hiệu, dể có được ơn mà bao lâu nay chúng ta hằng mong đợi cho sự hợp nhứt tất cả các Ki Tô hữu.
Để cho chính ước ao nầy mà chúng ta luôn luôn canh cánh bên lòng và để cho Âu Châu biết nuôi dưỡng mình bằng chính các cội rễ Ki Tô giáo của mình, chúng ta hãy cầu nguyện, Anh Chị Em thân mến, cầu xin sự thiệp đầy uy lực của Thánh Nữ Brigida của Thụy Điển, nữ môn đệ trung thành của Chúa và đồng quan thầy của Âu Châu.
Cám ơn sự chú ý của Anh Chị Em.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ:.
( Thông tấn www.vatican.va, 27.10.2010).