Thánh Giêrađô Majella (1726-1755), tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Ngài hay làm phép lạ giúp người, luôn được khẩn cầu như Vị Thánh bảo vệ sự sống. Mừng 106 năm ngày Ngài được tôn phong hiển thánh (1904-2010) và 255 năm ngày Ngài qua đời (1755-2010).
Giêrađô Majella xuất thân từ một gia đình nghèo ở phố núi Muro Lucano, miền Nam nước Ý. Khi mới sinh ra Ngài đã là một đứa trẻ èo uột yếu đuối, và đó là lý do tại sao Ngài được rửa tội ngay sau khi sinh, ngày 06/04/1726. Năm lên 12 tuổi cha của Ngài qua đời. Giêrađô đã phải bỏ học để đi phụ việc cho một thợ may. Bước vào tuổi 23, Giêrađô quyết tâm vào DCCT “để làm thánh”, dù bị gia đình cản trở và bị chính Nhà Dòng từ chối. Cuối cùng, cha Cafaro cũng đã miễn cưỡng chấp nhận chàng thanh niên yếu đuối nhưng giàu nghị lực này vào Dòng với lời phê: “một ông thầy vô dụng”! Thế nhưng, Thiên Chúa lại thích dùng những điều nhỏ bé tưởng chừng như “vô dụng” ấy để làm nên những kỳ công của Người.Giêrađô được Chúa cất về ngày 16/10/1755, với vỏn vẹn 29 năm tuổi đời và 6 năm tuổi Dòng, nhưng để nói về Ngài thì hơn 2 thế kỷ đã qua vẫn chưa đủ.
Ngay lúc sinh thời, Giêrađô đã được biết đến như một Thầy Dòng thương người và hay làm phép lạ. Dường như Ngài là một trong số các vị thánh đụng tới đâu là phép lạ xảy ra tới đó. Nhưng Giêrađô không làm phép lạ để chuyển núi dời sông, mà làm phép lạ để cứu giúp con người, nhất là những ai đang gặp khó khăn và bị bỏ rơi hơn cả. Nơi Giêrađô người ta có cảm giác như sờ đụng được quyền năng và lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa.
1. Bảo vệ sự sống
Kể về các phép lạ của Giêrađô thì cần có nhiều giờ, nhưng điều làm cho nhiều Kitô hữu ngày nay muốn chọn Ngài làm Đấng Bảo Trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh, trước tiên, có lẽ bắt nguồn từ câu chuyện sau: Chuyện về chiếc khăn tay của Thầy Giêrađô.
Một lần kia, Giêrađô đến thăm nhà của một người bạn, gia đình Pirofalo. Khi Ngài ra về thì một trong những cô con gái của gia đình này chạy theo để đưa chiếc khăn tay Ngài bỏ quên. Trong một thoáng suy nghĩ, Giêrađô nói với cô bé: “Hãy giữ lấy. Ngày nào đó nó sẽ có ích cho con”. Chiếc khăn được gia đình Pirofalo cất giữ như một kỷ vật quý giá của Giêrađô. Nhiều năm sau, cô bé năm xưa nhận chiếc khăn của Giêrađô gặp phải nguy hiểm chết người trong lúc sinh con. Trong lúc nguy ngập, cô chợt nhớ lại lời của Thầy Giêrađô và xin người nhà đi lấy chiếc khăn. Khi cô đặt chiếc khăn lên người, hầu như ngay tức thì cơn nguy hiểm qua đi và cô đã sinh con an toàn, khoẻ mạnh.
Câu chuyện trên được truyền tụng khắp nơi, từ bà mẹ này sang bà mẹ khác, và nhiều người đã nhận được ơn từ chiếc khăn bỏ quên của Giêrađô. Từ đó, các gia đình ở Olive và Citra cố xin cho được một mẩu nhỏ của chiếc khăn trên để phòng khi hữu sự, kết quả là chỉ có một mẩu nhỏ của chiếc khăn kỳ diệu trên còn lại khi Giêrađô được phong hiển thánh vào ngày 11/12/1904.
Và câu chuyện về chiếc khăn tay của Thánh Giêrađô đã không dừng lại ở đó. Chắc chắn chiếc khăn năm xưa không còn để chia cho mỗi người một mẩu nữa, nhưng lòng tin vào lời chuyển cầu của Thánh Giêrađô cho các bà mẹ trong lúc khó khăn ngày càng tăng và lan tràn trên khắp thế giới.
Ngày nay không chỉ có các bà mẹ ở Ý là biết đến khăn Thánh Giêrađô và xem Ngài như Vị Thánh Bảo trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh, mà mỗi năm có vô số các bà mẹ từ khắp nơi hành hương đến đền thánh của Ngài ở Materdomini (Ý), ở Newark (Mỹ) và nhiều nơi trên thế giới, để xin Ngài bảo trợ cho mình và đứa con bé bỏng của mình lúc vượt cạn, và rất nhiều người trong họ đã trở lại những nơi đó một lần nữa để tạ ơn. Cách riêng, tại đền thánh ở Materdomini, nơi an nghỉ của Ngài, các Cha DCCT đã phải xây dựng cả một viện bảo tàng để lưu giữ các chứng tích và lời tạ ơn bằng rất nhiều thứ tiếng.
Ngay tại đền Thánh Giêrađô thuộc DCCT ở Sài gòn, Hà Nội cũng không thiếu những chứng từ sống động về Thánh Nhân, chứng từ của những người đã khẩn xin và được Ngài cứu giúp, cách riêng các trường hợp liên quan đến các thai phụ và trẻ sơ sinh.
Như thế câu trả lời xem ra đã khá rõ ràng: lúc còn sống cũng như khi đã qua đời, Giêrađô là Vị Thánh Bảo Trợ của các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh. Chiếc khăn tay mà Ngài bỏ quên ở gia đình Pirofalo năm nào đã trở nên biểu tượng về sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa và là dấu chỉ về lời chuyển cầu hữu hiệu của Ngài cho những ai kêu cầu. Nơi Thánh Giêrađô người ta cảm thấy Thiên Chúa rất gần với con người.
Nếu hỏi tại sao tu sĩ trẻ Giêrađô lại quan tâm đặc biệt đến các bà mẹ và trẻ sơ sinh? Họ là đối tượng mà các nhà tu thường ngại tiếp xúc vì sợ hiểu lầm.Và trong thực tế, chính Ngài đã từng bị hiểu lầm qua bức thư cáo gian của Neria Caggiano với Cha Thánh Anphong. Câu trả lời chỉ có thể là thế này: Giêrađô yêu mến Chúa Giêsu và chỉ muốn làm theo ý Người; Giêrađô không bận tâm người ta nghĩ gì, Ngài chỉ muốn nên giống Chúa Giêsu chịu xỉ nhục, chịu đóng đinh, và nhất là muốn noi gương Chúa Giêsu xả thân vì những con người cần đến Ngài hơn cả. Người ta có thể nói, Thánh Giêrađô là hiện thân của lòng Chúa xót thương cho những người bé mọn và ít được quan tâm hơn hết, mà trong bất kỳ xã hội nào, phụ nữ và trẻ con chính là đối tượng thường ít được quan tâm và bảo vệ hơn cả!
Chính vì thế, xưa cũng như nay, Giêrađô được biết đến như Vị Thánh Bảo Trợ đặc biệt của các thai phụ và trẻ sơ sinh.
Thế nhưng chúng ta vẫn có thể tự hỏi: vì lý do gì mà con người thời nay lại muốn Hội Thánh chính thức công bố Ngài là Đấng Bảo trợ các bà mẹ mang thai và các em nhỏ? Phải chăng xã hội loài người ngày nay cần sự bảo trợ của Thánh Giêrađô hơn những con người ở thế kỷ XVIII?
Thoáng nhìn, ước muốn tôn phong một ông Thánh ở thế kỷ XVIII làm Đấng Bảo Trợ cho các thai phụ và trẻ sơ sinh thời nay xem ra có vẻ mê tín và “hơi bị thừa”. Vì với điều kiện và các phương tiện hiện đại của thế kỷ XXI, ngày nay người ta có thể tự giải quyết các khó khăn về sản khoa và nhi khoa, mà xưa kia chỉ còn biết trông chờ vào phép lạ của Thánh Giêrađô. Thế nhưng nếu nhìn cho kỹ, hơn bao giờ hết, con người hôm nay cần một Vị Thánh như Giêrađô để xin Ngài phù giúp và dạy cho biết làm thế nào để bảo vệ sự sống.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy những nghịch lý, đặc biệt những nghịch lý liên quan đến sự sống. Trước tiên, con người ngày nay có nhiều quyền hơn nhưng lại ít được bảo vệ hơn. Nhân danh quyền lợi của phụ nữ và trẻ em người ta hợp pháp hoá việc mẹ giết con. Ngay tại thành phố Sài gòn, các nhà thương phụ sản vừa là nơi cứu người vừa là lò sát sinh. Tỷ số giữa số ca đỡ đẻ và phá thai là 50/50.
Giêrađô quả là Vị Thánh bảo vệ sự sống. Điều quan trọng nhất mà Ngài có thể giúp chúng ta trong nỗ lực bảo vệ sự sống, không chỉ là những phép lạ chữa lành thể xác, mà chính là khả năng hoán cải tâm hồn. Thánh Giêrađô có biệt tài nhìn thấu tâm hồn con người, Ngài có khả năng đánh thức lương tâm con người, và chỉ cho người ta biết phải làm gì để được sống, và được sống dồi dào.
Chúng ta chỉ có thể ngăn chặn được nạn phá thai và sự bành trướng của nền “văn hoá sự chết”, nếu chúng ta có khả năng đánh thức lương tâm của mỗi con người, của xã hội này, và của thế giới hôm nay. Để làm được điều này, chúng ta cần phải có ơn Chúa và phải cầu nguyện nhiều với Thánh Giêrađô. Chắc chắn, Ngài sẽ giúp chúng ta.
2. Yêu thương bệnh nhân
Phát xuất từ lòng chạnh thương người bệnh, thánh nhân dốc lòng nếu được phép bề trên sẽ đi thăm người bệnh mỗi ngày. Khi đến thăm người bệnh, thánh nhân luôn mang nơi mình trái tim yêu thương của Chúa, trái tim rung cảm trước nỗi đau của con người. Vì thế, thánh nhân đã hết lòng chăm sóc người bệnh và dùng những lời an ủi giúp họ vững lòng tin tưởng, cậy trông vào Chúa.
Các nhà viết sử đã kể lại câu chuyện sau: một hôm, gặp một người bệnh lao trầm trọng, Giêrađô khuyên anh ta hãy trông cậy nơi Chúa để được Chúa chữa lành. Vị bác sĩ ngồi đó phản đối ngay: “Có thể nào được! Lá phổi đã nát bấy rồi! Giêrađô đáp: “Thưa bác sĩ, thế Chúa không đủ quyền phép để tạo cho anh ta lá phổi mới hay sao? Rồi thánh nhân cầu nguyện: lạy Chúa, xin ban cho anh này ơn chữa lành để các tín hữu tin ở lòng nhân hậu Chúa”.
3. Say mê Thánh Thể.
Ngay từ khi còn nhỏ, thánh Giêrađô đã có một lòng tin rất mạnh về sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.
Ngay từ khi còn nhỏ, thánh nhân đã thường chìm sâu vào trong việc cầu nguyện sốt sắng cách đặc biệt với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Ngay từ khi còn nhỏ, thánh nhân đã có một sự ước ao mãnh liệt là được rước Chúa Giêsu Thánh Thể mỗi khi tham dự thánh lễ; và sau mỗi lần rước lễ, ngài thường dành nhiều giờ để tạ ơn và kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Ngay từ khi còn niên thiếu, Giêrađô đã luôn dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể chỗ đặc biệt nhất trong trái tim mình; ngài thường xuyên nghĩ về Chúa Giêsu Thánh Thể.
Cho đến khi đã là một tu sĩ trưởng thành, Giêrađô vẫn rất hồn nhiên trong cách diễn tả mối tương quan thân mật của mình đối với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Thánh nhân luôn thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể thật gần gũi. Ngài thường xuyên có những cuộc đối thoại thành tiếng với Chúa Giêsu Thánh Thể. Ngài thường xuyên dành nhiều giờ, nhất là ban đêm, để chầu Chúa Thánh Thể trong hành vi thờ lạy đầy lòng tin và lòng mến sâu xa.
Chính Chúa Giêsu cũng tỏ ra hết sức quyến luyến với Giêrađô, đến độ có lần ngài phải thưa với Chúa trước Nhà Tạm: Xin Chúa hãy để cho con đi, vì con còn nhiều việc phải làm lắm! ( Summarium II,146)
Trong hồ sơ phong thánh cho ngài, người ta đọc thấy chứng từ sau đây của ông Vincenzo Zaccardo: “Vị Đầy tớ Chúa vốn có một lòng yêu mến thiết tha đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, đến nỗi nhiều lần ngài quỳ suốt đêm trước Bí tích cực trọng, và thường khi, nếu ngài không có ở các nơi phải làm việc phận sự, thì chắc chắn là ngài đang ở trong nhà thờ với một tâm tình cầu nguyện vô cùng sốt sắng” (Summarium II,21).Nữ tu Maria Benedetta Corona làm chứng trước ủy ban phong thánh như sau: “Sau mỗi lần rước lễ thì suốt cả buổi sáng, thầy Gerardo nguyện ngắm sốt sắng đến mức độ như không còn biết gì khác nữa. Không gì có thể kéo thầy ra khỏi tình trạng sốt sắng thánh thiện như xuất thần ấy, nếu không phải là một việc làm vì đức vâng lời hay vì lệnh của cha bề trên. Đôi khi, trong những giờ nguyện ngắm như thế, thầy như được nâng bổng lên khỏi mặt đất…” (Summarium II,26).
Ngay từ khi còn niên thiếu, cậu Giêrađô đã luôn dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể một chỗ rất đặc biệt trong trái tim mình. Cậu thường xuyên nghĩ về Chúa Giêsu Thánh Thể. Lòng yêu mến Thánh Thể ngày càng thấm sâu trong lòng Giêrađô. Trong ký ức của mọi người, Giêrađô thường biểu lộ trạng thái xuất thần, say mê ở trước nơi tôn nghiêm thánh thiện, và lúc ấy ngài chẳng còn chú tâm gì nữa về thời gian trôi qua.
Thánh Giêrađô yêu mến Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh Thể. Đó là tất cả sức sống nội tâm phong phú giúp Ngài nên thánh qua cuộc sống đời thường.
Nhân dịp mừng 100 năm ngày Ngài được tôn phong hiển thánh (1904-2004) và 250 năm ngày Ngài qua đời (1755-2005), nhiều nơi trên thế giới người ta không chỉ cử hành “Năm Thánh Giêrađô”, hay tổ chức những cuộc hành hương rầm rộ để mừng kính Ngài, mà nhiều cá nhân và hội đoàn quốc tế còn nỗ lực vận động để Ngài được Hội Thánh công nhận chính thức là Vị Thánh Bảo Trợ các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh.
Mặc dù vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ phía Toà Thánh, nhưng trong thư mừng lễ đề ngày 6/8/2004, ĐTC Gioan Phaolô II đã viết cho Cha Joseph Tobin, Bề Trên Tổng Quyền DCCT, những lời sau: “Nếu Thánh Giêrađô đã nhiệt thành lo cho các tội nhân phục hồi đời sống tâm linh qua việc sám hối và lãnh nhận bí tích Hoà Giải, thì Ngài cũng đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho các trẻ sơ sinh và các bà mẹ mang thai, nhất là những người đang gặp khó khăn về vật chất cũng như tinh thần. Điều này giải thích tại sao ngày nay Ngài vẫn luôn được khẩn cầu như Đấng Bảo Trợ đặc biệt của các thai phụ. Sự quan tâm yêu mến như thế, vốn là nét rất đặc trưng của Thánh Giêrađô, phải tạo nên nơi anh em DCCT và nơi tất cả các tín hữu trung thành cộng tác với anh em một động cơ để luôn yêu mến, bảo vệ và phục vụ sự sống con người”. ( Gioan Phaolô II, “Thư gửi Cha Joseph Tobin, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế”, 6 Agosto 2004, http://praiseofglory.com/redemptorist/gerardjp2.htm, số 5).
(Viết từ các bài suy niệm trong tuần mừng lễ Thánh Giêrađô tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn 11.10.2005, web:chuacuuthe.com).
Giêrađô Majella xuất thân từ một gia đình nghèo ở phố núi Muro Lucano, miền Nam nước Ý. Khi mới sinh ra Ngài đã là một đứa trẻ èo uột yếu đuối, và đó là lý do tại sao Ngài được rửa tội ngay sau khi sinh, ngày 06/04/1726. Năm lên 12 tuổi cha của Ngài qua đời. Giêrađô đã phải bỏ học để đi phụ việc cho một thợ may. Bước vào tuổi 23, Giêrađô quyết tâm vào DCCT “để làm thánh”, dù bị gia đình cản trở và bị chính Nhà Dòng từ chối. Cuối cùng, cha Cafaro cũng đã miễn cưỡng chấp nhận chàng thanh niên yếu đuối nhưng giàu nghị lực này vào Dòng với lời phê: “một ông thầy vô dụng”! Thế nhưng, Thiên Chúa lại thích dùng những điều nhỏ bé tưởng chừng như “vô dụng” ấy để làm nên những kỳ công của Người.Giêrađô được Chúa cất về ngày 16/10/1755, với vỏn vẹn 29 năm tuổi đời và 6 năm tuổi Dòng, nhưng để nói về Ngài thì hơn 2 thế kỷ đã qua vẫn chưa đủ.
Ngay lúc sinh thời, Giêrađô đã được biết đến như một Thầy Dòng thương người và hay làm phép lạ. Dường như Ngài là một trong số các vị thánh đụng tới đâu là phép lạ xảy ra tới đó. Nhưng Giêrađô không làm phép lạ để chuyển núi dời sông, mà làm phép lạ để cứu giúp con người, nhất là những ai đang gặp khó khăn và bị bỏ rơi hơn cả. Nơi Giêrađô người ta có cảm giác như sờ đụng được quyền năng và lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa.
1. Bảo vệ sự sống
Kể về các phép lạ của Giêrađô thì cần có nhiều giờ, nhưng điều làm cho nhiều Kitô hữu ngày nay muốn chọn Ngài làm Đấng Bảo Trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh, trước tiên, có lẽ bắt nguồn từ câu chuyện sau: Chuyện về chiếc khăn tay của Thầy Giêrađô.
Một lần kia, Giêrađô đến thăm nhà của một người bạn, gia đình Pirofalo. Khi Ngài ra về thì một trong những cô con gái của gia đình này chạy theo để đưa chiếc khăn tay Ngài bỏ quên. Trong một thoáng suy nghĩ, Giêrađô nói với cô bé: “Hãy giữ lấy. Ngày nào đó nó sẽ có ích cho con”. Chiếc khăn được gia đình Pirofalo cất giữ như một kỷ vật quý giá của Giêrađô. Nhiều năm sau, cô bé năm xưa nhận chiếc khăn của Giêrađô gặp phải nguy hiểm chết người trong lúc sinh con. Trong lúc nguy ngập, cô chợt nhớ lại lời của Thầy Giêrađô và xin người nhà đi lấy chiếc khăn. Khi cô đặt chiếc khăn lên người, hầu như ngay tức thì cơn nguy hiểm qua đi và cô đã sinh con an toàn, khoẻ mạnh.
Câu chuyện trên được truyền tụng khắp nơi, từ bà mẹ này sang bà mẹ khác, và nhiều người đã nhận được ơn từ chiếc khăn bỏ quên của Giêrađô. Từ đó, các gia đình ở Olive và Citra cố xin cho được một mẩu nhỏ của chiếc khăn trên để phòng khi hữu sự, kết quả là chỉ có một mẩu nhỏ của chiếc khăn kỳ diệu trên còn lại khi Giêrađô được phong hiển thánh vào ngày 11/12/1904.
Và câu chuyện về chiếc khăn tay của Thánh Giêrađô đã không dừng lại ở đó. Chắc chắn chiếc khăn năm xưa không còn để chia cho mỗi người một mẩu nữa, nhưng lòng tin vào lời chuyển cầu của Thánh Giêrađô cho các bà mẹ trong lúc khó khăn ngày càng tăng và lan tràn trên khắp thế giới.
Ngày nay không chỉ có các bà mẹ ở Ý là biết đến khăn Thánh Giêrađô và xem Ngài như Vị Thánh Bảo trợ các bà mẹ và trẻ sơ sinh, mà mỗi năm có vô số các bà mẹ từ khắp nơi hành hương đến đền thánh của Ngài ở Materdomini (Ý), ở Newark (Mỹ) và nhiều nơi trên thế giới, để xin Ngài bảo trợ cho mình và đứa con bé bỏng của mình lúc vượt cạn, và rất nhiều người trong họ đã trở lại những nơi đó một lần nữa để tạ ơn. Cách riêng, tại đền thánh ở Materdomini, nơi an nghỉ của Ngài, các Cha DCCT đã phải xây dựng cả một viện bảo tàng để lưu giữ các chứng tích và lời tạ ơn bằng rất nhiều thứ tiếng.
Ngay tại đền Thánh Giêrađô thuộc DCCT ở Sài gòn, Hà Nội cũng không thiếu những chứng từ sống động về Thánh Nhân, chứng từ của những người đã khẩn xin và được Ngài cứu giúp, cách riêng các trường hợp liên quan đến các thai phụ và trẻ sơ sinh.
Như thế câu trả lời xem ra đã khá rõ ràng: lúc còn sống cũng như khi đã qua đời, Giêrađô là Vị Thánh Bảo Trợ của các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh. Chiếc khăn tay mà Ngài bỏ quên ở gia đình Pirofalo năm nào đã trở nên biểu tượng về sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa và là dấu chỉ về lời chuyển cầu hữu hiệu của Ngài cho những ai kêu cầu. Nơi Thánh Giêrađô người ta cảm thấy Thiên Chúa rất gần với con người.
Nếu hỏi tại sao tu sĩ trẻ Giêrađô lại quan tâm đặc biệt đến các bà mẹ và trẻ sơ sinh? Họ là đối tượng mà các nhà tu thường ngại tiếp xúc vì sợ hiểu lầm.Và trong thực tế, chính Ngài đã từng bị hiểu lầm qua bức thư cáo gian của Neria Caggiano với Cha Thánh Anphong. Câu trả lời chỉ có thể là thế này: Giêrađô yêu mến Chúa Giêsu và chỉ muốn làm theo ý Người; Giêrađô không bận tâm người ta nghĩ gì, Ngài chỉ muốn nên giống Chúa Giêsu chịu xỉ nhục, chịu đóng đinh, và nhất là muốn noi gương Chúa Giêsu xả thân vì những con người cần đến Ngài hơn cả. Người ta có thể nói, Thánh Giêrađô là hiện thân của lòng Chúa xót thương cho những người bé mọn và ít được quan tâm hơn hết, mà trong bất kỳ xã hội nào, phụ nữ và trẻ con chính là đối tượng thường ít được quan tâm và bảo vệ hơn cả!
Chính vì thế, xưa cũng như nay, Giêrađô được biết đến như Vị Thánh Bảo Trợ đặc biệt của các thai phụ và trẻ sơ sinh.
Thế nhưng chúng ta vẫn có thể tự hỏi: vì lý do gì mà con người thời nay lại muốn Hội Thánh chính thức công bố Ngài là Đấng Bảo trợ các bà mẹ mang thai và các em nhỏ? Phải chăng xã hội loài người ngày nay cần sự bảo trợ của Thánh Giêrađô hơn những con người ở thế kỷ XVIII?
Thoáng nhìn, ước muốn tôn phong một ông Thánh ở thế kỷ XVIII làm Đấng Bảo Trợ cho các thai phụ và trẻ sơ sinh thời nay xem ra có vẻ mê tín và “hơi bị thừa”. Vì với điều kiện và các phương tiện hiện đại của thế kỷ XXI, ngày nay người ta có thể tự giải quyết các khó khăn về sản khoa và nhi khoa, mà xưa kia chỉ còn biết trông chờ vào phép lạ của Thánh Giêrađô. Thế nhưng nếu nhìn cho kỹ, hơn bao giờ hết, con người hôm nay cần một Vị Thánh như Giêrađô để xin Ngài phù giúp và dạy cho biết làm thế nào để bảo vệ sự sống.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy dẫy những nghịch lý, đặc biệt những nghịch lý liên quan đến sự sống. Trước tiên, con người ngày nay có nhiều quyền hơn nhưng lại ít được bảo vệ hơn. Nhân danh quyền lợi của phụ nữ và trẻ em người ta hợp pháp hoá việc mẹ giết con. Ngay tại thành phố Sài gòn, các nhà thương phụ sản vừa là nơi cứu người vừa là lò sát sinh. Tỷ số giữa số ca đỡ đẻ và phá thai là 50/50.
Giêrađô quả là Vị Thánh bảo vệ sự sống. Điều quan trọng nhất mà Ngài có thể giúp chúng ta trong nỗ lực bảo vệ sự sống, không chỉ là những phép lạ chữa lành thể xác, mà chính là khả năng hoán cải tâm hồn. Thánh Giêrađô có biệt tài nhìn thấu tâm hồn con người, Ngài có khả năng đánh thức lương tâm con người, và chỉ cho người ta biết phải làm gì để được sống, và được sống dồi dào.
Chúng ta chỉ có thể ngăn chặn được nạn phá thai và sự bành trướng của nền “văn hoá sự chết”, nếu chúng ta có khả năng đánh thức lương tâm của mỗi con người, của xã hội này, và của thế giới hôm nay. Để làm được điều này, chúng ta cần phải có ơn Chúa và phải cầu nguyện nhiều với Thánh Giêrađô. Chắc chắn, Ngài sẽ giúp chúng ta.
2. Yêu thương bệnh nhân
Phát xuất từ lòng chạnh thương người bệnh, thánh nhân dốc lòng nếu được phép bề trên sẽ đi thăm người bệnh mỗi ngày. Khi đến thăm người bệnh, thánh nhân luôn mang nơi mình trái tim yêu thương của Chúa, trái tim rung cảm trước nỗi đau của con người. Vì thế, thánh nhân đã hết lòng chăm sóc người bệnh và dùng những lời an ủi giúp họ vững lòng tin tưởng, cậy trông vào Chúa.
Các nhà viết sử đã kể lại câu chuyện sau: một hôm, gặp một người bệnh lao trầm trọng, Giêrađô khuyên anh ta hãy trông cậy nơi Chúa để được Chúa chữa lành. Vị bác sĩ ngồi đó phản đối ngay: “Có thể nào được! Lá phổi đã nát bấy rồi! Giêrađô đáp: “Thưa bác sĩ, thế Chúa không đủ quyền phép để tạo cho anh ta lá phổi mới hay sao? Rồi thánh nhân cầu nguyện: lạy Chúa, xin ban cho anh này ơn chữa lành để các tín hữu tin ở lòng nhân hậu Chúa”.
3. Say mê Thánh Thể.
Ngay từ khi còn nhỏ, thánh Giêrađô đã có một lòng tin rất mạnh về sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể.
Ngay từ khi còn nhỏ, thánh nhân đã thường chìm sâu vào trong việc cầu nguyện sốt sắng cách đặc biệt với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Ngay từ khi còn nhỏ, thánh nhân đã có một sự ước ao mãnh liệt là được rước Chúa Giêsu Thánh Thể mỗi khi tham dự thánh lễ; và sau mỗi lần rước lễ, ngài thường dành nhiều giờ để tạ ơn và kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Ngay từ khi còn niên thiếu, Giêrađô đã luôn dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể chỗ đặc biệt nhất trong trái tim mình; ngài thường xuyên nghĩ về Chúa Giêsu Thánh Thể.
Cho đến khi đã là một tu sĩ trưởng thành, Giêrađô vẫn rất hồn nhiên trong cách diễn tả mối tương quan thân mật của mình đối với Chúa Giêsu Thánh Thể.
Thánh nhân luôn thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu nơi Bí tích Thánh Thể thật gần gũi. Ngài thường xuyên có những cuộc đối thoại thành tiếng với Chúa Giêsu Thánh Thể. Ngài thường xuyên dành nhiều giờ, nhất là ban đêm, để chầu Chúa Thánh Thể trong hành vi thờ lạy đầy lòng tin và lòng mến sâu xa.
Chính Chúa Giêsu cũng tỏ ra hết sức quyến luyến với Giêrađô, đến độ có lần ngài phải thưa với Chúa trước Nhà Tạm: Xin Chúa hãy để cho con đi, vì con còn nhiều việc phải làm lắm! ( Summarium II,146)
Trong hồ sơ phong thánh cho ngài, người ta đọc thấy chứng từ sau đây của ông Vincenzo Zaccardo: “Vị Đầy tớ Chúa vốn có một lòng yêu mến thiết tha đối với Chúa Giêsu Thánh Thể, đến nỗi nhiều lần ngài quỳ suốt đêm trước Bí tích cực trọng, và thường khi, nếu ngài không có ở các nơi phải làm việc phận sự, thì chắc chắn là ngài đang ở trong nhà thờ với một tâm tình cầu nguyện vô cùng sốt sắng” (Summarium II,21).Nữ tu Maria Benedetta Corona làm chứng trước ủy ban phong thánh như sau: “Sau mỗi lần rước lễ thì suốt cả buổi sáng, thầy Gerardo nguyện ngắm sốt sắng đến mức độ như không còn biết gì khác nữa. Không gì có thể kéo thầy ra khỏi tình trạng sốt sắng thánh thiện như xuất thần ấy, nếu không phải là một việc làm vì đức vâng lời hay vì lệnh của cha bề trên. Đôi khi, trong những giờ nguyện ngắm như thế, thầy như được nâng bổng lên khỏi mặt đất…” (Summarium II,26).
Ngay từ khi còn niên thiếu, cậu Giêrađô đã luôn dành cho Chúa Giêsu Thánh Thể một chỗ rất đặc biệt trong trái tim mình. Cậu thường xuyên nghĩ về Chúa Giêsu Thánh Thể. Lòng yêu mến Thánh Thể ngày càng thấm sâu trong lòng Giêrađô. Trong ký ức của mọi người, Giêrađô thường biểu lộ trạng thái xuất thần, say mê ở trước nơi tôn nghiêm thánh thiện, và lúc ấy ngài chẳng còn chú tâm gì nữa về thời gian trôi qua.
Thánh Giêrađô yêu mến Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh Thể. Đó là tất cả sức sống nội tâm phong phú giúp Ngài nên thánh qua cuộc sống đời thường.
Nhân dịp mừng 100 năm ngày Ngài được tôn phong hiển thánh (1904-2004) và 250 năm ngày Ngài qua đời (1755-2005), nhiều nơi trên thế giới người ta không chỉ cử hành “Năm Thánh Giêrađô”, hay tổ chức những cuộc hành hương rầm rộ để mừng kính Ngài, mà nhiều cá nhân và hội đoàn quốc tế còn nỗ lực vận động để Ngài được Hội Thánh công nhận chính thức là Vị Thánh Bảo Trợ các bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh.
Mặc dù vẫn chưa có câu trả lời chính thức từ phía Toà Thánh, nhưng trong thư mừng lễ đề ngày 6/8/2004, ĐTC Gioan Phaolô II đã viết cho Cha Joseph Tobin, Bề Trên Tổng Quyền DCCT, những lời sau: “Nếu Thánh Giêrađô đã nhiệt thành lo cho các tội nhân phục hồi đời sống tâm linh qua việc sám hối và lãnh nhận bí tích Hoà Giải, thì Ngài cũng đã dành một sự quan tâm đặc biệt cho các trẻ sơ sinh và các bà mẹ mang thai, nhất là những người đang gặp khó khăn về vật chất cũng như tinh thần. Điều này giải thích tại sao ngày nay Ngài vẫn luôn được khẩn cầu như Đấng Bảo Trợ đặc biệt của các thai phụ. Sự quan tâm yêu mến như thế, vốn là nét rất đặc trưng của Thánh Giêrađô, phải tạo nên nơi anh em DCCT và nơi tất cả các tín hữu trung thành cộng tác với anh em một động cơ để luôn yêu mến, bảo vệ và phục vụ sự sống con người”. ( Gioan Phaolô II, “Thư gửi Cha Joseph Tobin, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế”, 6 Agosto 2004, http://praiseofglory.com/redemptorist/gerardjp2.htm, số 5).
(Viết từ các bài suy niệm trong tuần mừng lễ Thánh Giêrađô tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn 11.10.2005, web:chuacuuthe.com).