Nói đến Bà Thánh Úc, không ai không hiểu đó là Mary MacKillop, vì cho đến nay, bà là người Úc duy nhất được tôn lên hàng Chân Phúc và nay mai, lên hàng hiển thánh của Giáo Hội. Năm 1995, nhân dịp Lễ Phong Chân Phúc cho Bà tại Sydney, tam cá nguyệt san The Australasian Catholic Record công bố một thư tịch chọn lọc các ấn phẩm từng viết về Bà. Thư tịch ấy dài tới 5 trang khổ chữ nhỏ, đủ thấy Bà được mộ mến như thế nào trong lòng người Công Giáo Úc Châu.
Mary MacKillop, khuôn mẫu Úc Châu
Nhân dịp này, Đức Cha Eugene James Cuskelly, Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo Phận Brisbane, đã tạ lỗi cho vị tiền nhiệm cách nay 100 năm của mình, bằng cách lên tiếng ca ngợi Bà trong một bài giảng tại Nhà Thờ Chính Tòa. Theo Đức Cha, muốn hữu ích cho chúng ta, một vị thánh phải là người gần gũi đủ để ta có thể bước chân theo. Tuy thế, người ấy lại phải gây ấn tượng mạnh để có thể gây cảm hứng nơi ta; người ấy cũng phải “thực” đủ để ta thấy họ giống như ta về nhân tính, nhưng lại phải cao cả đủ để có thể thách thức ta lên đường, nếu chưa phải là đường thánh thiện, thì chí ít cũng là đường đại lượng.
Đó là xét chung, nhưng trong khung cảnh đặc thù Úc Châu, câu hỏi được Đức Cha Cuskelly đặt ra là đối với người dân Úc, loại người nào mới có thể trở thành khuôn mẫu hiện thực? Các phẩm tính và thái độ nào mới tạo nên sự cao cả nơi đặc điểm Úc Châu. Đối với người Mỹ, nét cao cả của họ được rút tỉa từ những ngày khai phá biên cương; họ là người khai phá các ranh giới mới, cái phẩm tính ấy được truyền lại cho thời sau và hoàn cảnh sau. Còn người Úc? Những ngày đầu của họ là những ngày nào? Đó là những ngày những con người nghèo khổ tìm cách định cư trên vùng đất mênh mông khô cằn. Họ quả là những người nghèo khổ. Người giầu đâu có di cư; họ đâu có rời bỏ quê hương và nền văn hóa của họ; người thượng lưu quí tộc cũng thế. Mà người có khả năng cũng vậy, họ dễ dàng tìm thấy thế đứng ngay tại quê hương mình.
Những người đầu tiên đến Úc giáp mặt với cuộc sống trên “mảnh đất hạn hán và mưa lũ”, mảnh đất khắc nghiệt, mảnh đất đìu hiu cô quạnh, nhất là đối với người sống tại các trang trại hay thị trấn miền quê. Với việc làm cực nhọc, họ có thể kiếm ra kế sinh nhai, nhưng không bao giờ biết xa xỉ là gì.
Trong hoàn cảnh ấy, những người đầu tiên tới Úc phải học cách tìm ra tài nguyên ngay chính nơi họ ở. Họ không quí tộc, không giầu, không nhiều tài năng, nhưng họ có sức mạnh nội tâm, có lòng can đảm và đức kiên nhẫn, một lòng kiên nhẫn biết chấp nhận thất bại, biết giáp mặt với hạn hán, cháy rừng, và lúc nào cũng thắng vượt chúng.
Nhờ thế, người ta nhận diện ra đặc tính đầu tiên của người Úc là khả năng đương đầu với khó khăn mà không nản lòng. Có người nói thêm: họ có tài tháo vát tìm ra nhiều cách để vượt qua khó khăn. Tại Rabaul (thủ phủ trước đây của Papua New Guinea), một vị Giám Mục Đức nói với một trong các nhà thừa sai Úc rằng: “tôi ghét chiến tranh với người Úc. Chỉ cần cho họ một cây kim và một que diêm là họ sẽ thắng cuộc chiến”.
Thực vậy, người Úc tạo ra nhiều sáng chế hơn người ta tưởng. Trong Thế Chiến I, chẳng hạn, người Đức sáng chế ra mìn nam châm và rải khắp các hải lộ. Trong khi các tầu Đồng Minh khác e dè vượt qua các hải lộ ấy, thì các tầu của Úc vẫn cứ phom phom băng qua chúng “như chơi” nhờ biết quấn một đường dây kẽm quanh tầu và điện hóa đường dây ấy, nhờ thế triệt tiêu được nguy cơ của mìn nam châm.
Trong thế kỷ 19, các nông gia Úc không có thì giờ triệt hạ các gốc và rễ cây tại các mảnh đất trồng trọt của họ. Các chiếc cày bình thường bị vướng các gốc và rễ cây ấy, không tiến đi được. Nên một số người Úc đã sáng chế ra thứ cày biết “nhẩy gốc cây”, và thế là cày của họ đi phom phom. Người Úc còn sáng chế nhiều thứ khác, như chiếc quạt nước kiếng xe hơi, kiếng chiếu hậu, khá nhiều dụng cụ laser v.v…
Đặc tính thứ hai của người Úc là thích cờ bạc. Những người tiên phong phải là người đánh bạc, đánh cuộc trời sẽ mưa, đánh cuộc lúa sẽ mọc, đánh cuộc bệnh hoạn sẽ không phá hại mùa màng và thú vật. Có lúc họ thắng, có lúc họ thua, nhưng không bao giờ họ thất vọng vì thua cuộc.
Người Úc của thế kỷ 19 không phải thượng lưu, quí tộc, nhưng nhờ làm việc cạnh nhau trong khó khăn, họ biết đánh giá giá trị của từng cá nhân, coi họ là những nhân vị. Người nào cũng đáng kể, người nào cũng có giá trị riêng và nhân quyền. Cùng với nhau, họ hiểu có thể thực hiện được điều mà nếu chia rẽ, họ không tài nào thực hiện được. Thực tế, phong trào nghiệp đoàn có nguồn gốc từ liên đoàn Xén Lông Cừu của Úc trong thế kỷ 19.
Chính trong bối cảnh đương đầu với các khó khăn chung này, tinh thần trọng bạn (mateship) đã trổ sinh và được coi là đặc trưng của tinh thần Úc, được thể hiện đặc biệt bất cứ khi nào người ta liên kết với nhau, để giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn.
Muốn là một vị thánh Úc, hiển nhiên Mary MacKillop phải có những phẩm tính trên và hài hòa tổng hợp được các phẩm tính này. Và quả thực, Bà đã làm được điều đó. Bà sinh tại Victoria, trong một gia đình di dân, giữa cảnh bần hàn, khó khăn. Lúc còn nhỏ, Bà đã phải làm việc để giúp gia đình, giúp các em.
Bà từng dõi mắt nhìn mảnh đất khắc nghiệt, nơi số phận trẻ em Công Giáo miền quê càng trở nên khắc nghiệt hơn vì nạn kỳ thị, vì luật lệ giáo dục, vì việc khó khăn mới tiếp xúc được với các linh mục. Bà quan tâm đặc biệt tới những em bé khốn khổ này, không hẳn để thương hại chúng vì chúng nghèo mà là kính trọng chúng vì nhân quyền và nhân phẩm của chúng.
Nhìn vào chính các tài nguyên riêng của mình, Bà thấy Bà không có tài năng chi ngoại lệ. Nhưng bà có lòng can đảm phi thường và một xác tín mạnh rằng mình có thể và nhất định sẽ tận hiến đời mình vào việc giáo dục các trẻ em kia. Bà nhìn chung quanh và nhận ra mình có thể qui tụ nhiều thiếu nữ quanh mình; họ không giầu, không thượng lưu qúi tộc, không tài giỏi lỗi lạc, nhưng sẵn sàng và cương quyết đương đầu với vấn nạn và sáng chế ra giải pháp.
Tuy nhiên, muốn trở thành yếu tố của sự thánh thiện Kitô Giáo, các phẩm tính kia, bản nhiên và tính khí kia phải được ơn thánh tác động. Chúng cần được biến đổi bởi đức tin được hỗ trợ bằng đức cậy và thấm nhiễm bằng đức mến. Và nhờ đức cậy và đức mến này, người có chúng phải quên mình đi và tận hiến đời mình một cách quảng đại cho tình yêu Chúa và tha nhân.
Mary MacKillop có một đức tin mạnh mẽ, một đức cậy bền vững và một đức mến nồng nhiệt. Bà coi Thiên Chúa như người Cha đầy lòng chăm sóc mọi người, một Thiên Chúa đầy quan phòng, luôn quan tâm tới con cái của Người. Và do đó, quan tâm nhân bản của Bà trở thành lòng nhiệt thành cao độ đối với thiện ích của con cái Người.
Vốn rất ít tài nguyên riêng, bà bắt buộc phải “đánh bạc”, một cuộc đánh bạc vì lợi ích người khác, không nhằm tư lợi riêng. “Đánh bạc” rằng Chúa Quan Phòng sẽ hộ giúp chính nghĩa của mình đã trở thành một nhân đức Kitô Giáo. Đó chính là nhân đức tin cậy phó thác. Bà trở nên người phụ nữ hoàn toàn phó thác cho Thánh Ý Thiên Chúa, luôn nương tựa vào sự quan phòng của Người. Bà là người khai phá, khai phá những con đường mới nhằm giáo dục các trẻ em Công Giáo về Kitô Giáo. Khai phá cả những con đường mới để chịu đựng cô đơn và cực nhọc của chính mình. Bà trở thành vị tông đồ và nhà giáo dục Kitô Giáo nhiệt thành.
Đối với bà, tình đồng bạn (mateship) đã trở thành tình đồng chí của những người cùng sống trong một cộng đoàn Kitô Giáo là chính Hội Dòng Các Chị Em Thánh Giuse. Bà chính là người sáng lập ra Dòng Tu vĩ đại này.
Việc Bà luôn sẵn sàng hy sinh vì tình yêu Thiên Chúa và vì ích lợi của người khốn khó đã vượt quá lòng tốt tự nhiên. Nó đã trở thành phương cách riêng của bà sẵn sàng vác lấy Thánh Giá và bước chân theo Chúa Kitô. Người ta gọi Bà là Mẹ Maria Thánh Giá. Nói cách khác, Bà tiếp nhận các thực tại đơn giản từng giúp người Úc có khả năng tạo ra sự tốt đẹp; Bà dâng những thực tại ấy lên Thiên Chúa để người biến chúng thành các thiện ích cho con cái của Người. Bà bước chân theo Chúa Kitô, chấp nhận mọi chống đối và khó khăn, không bao giờ nản lòng, trái lại trí chí trung thành với Người mọi ngày suốt đời mình.
Người Úc ngày nay, vì thế, không ngừng nhìn lên Bà như một mẫu gương sáng chói. Họ dõi mắt quan sát đất nước họ và thấy rằng đất nước này đã thay đổi nhiều rồi, kể từ ngày Bà qua đời. Thời gian và kỹ thuật đã giúp họ tạo ra thịnh vượng cho xứ sở, xây dựng nhiều hải cảng hoành tráng, nhiều thị thành hoa lệ. Nhưng đất nước họ cũng đã sản sinh ra thật nhiều khó khăn tân thời, những nét xấu xí dị hợm: văn hóa ma túy, phá thai, tham nhũng; nhiều người lâm vào cảnh lẻ loi cô độc: người thất nghiệp, người di dân, người Châu Á, người Thổ Dân, người cô độc vì hôn nhân thất bại, vì gia đình ta vỡ. Đất nước này cũng đẻ ra vô số những đạo luật coi rẻ hay đi ngược hẳn lại các giá trị Kitô Giáo.
Theo gương bà, người Úc ngày nay cũng không thất vọng để tự coi mình bất lực không làm gì được trước viễn ảnh đen tối ấy. Phần đông người Úc vẫn không giầu, không thượng lưu và tài giỏi. Nhưng giống như Bà, họ hướng vào nội tâm và thấy ra sức mạnh bên trong, các tài năng bên trong, tuy hạn chế nhưng vẫn có thể làm nên một điều gì đó. Congar có lần nói rằng: anh hùng là “người làm được điều mình có thể làm được”. Theo nghĩa này, Maria MacKillop quả là một anh thư Úc đúng nghĩa. Bà đã làm được tất cả những gì Bà có thể làm được.
Một bà thánh cho thời đại ta
15 năm sau, tạp chí America, số ngày 18 tháng 10 năm 2010, dành bài xã luận với tựa đề “Một bà thánh cho thời đại ta” để tôn vinh Thánh Nữ Mary MacKillop. Dù tờ báo này nặng về phía chính trị tôn giáo, nhưng quan điểm của họ giúp ta hiểu thêm phần nào các đóng góp của Chân Phúc Mary MacKillop vào xã hội hiện đại, một xã hội mà họa phúc lẫn lộn, mà chân giả nhiều khi được sử dụng thay thế cho nhau như nhận định mới đây của Đức Bênêđíctô XVI.
Dù đã được Cha Paul Gardiner S.J, cựu thỉnh nguyện viên án phong Thánh cho Mary MacKillop, thanh minh, nhưng tờ America vẫn cho rằng Bà bị vạ tuyệt thông vì đã tố giác một linh mục phạm tội sắc dục. Dù sao, việc Bà bị tuyệt thông cũng đã được nghiên cứu tận tường và vốn là một trở ngại lớn lao cho án phong thánh. Thực vậy, ít có vị thánh nào từng bị vạ tuyệt thông như Bà, vì vạ tuyệt thông vốn là hình phạt nặng nề nhất trong Giáo Hội. Ấy thế mà năm 1870, Đức Cha Laurence Sheil, giám mục Adelaide đã tống khứ Bà ra khỏi Giáo Hội. Các nghiên cứu của Cha Gardiner cho thấy Đức Cha Sheil dựa vào sự bất tuân phục của Bà đối với thẩm quyền Giáo Hội để biện minh cho hành động trên.
Xưa nay, phần đông đều nhất trí như thế. Cho đến gần đây, bỗng có nguồn tin cho rằng lý do thực sự khiến Mary MacKillop bị vạ tuyệt thông có liên hệ đến vụ Cha Keating bị tố cáo phạm tội sắc dục. Cha Gardiner cho rằng đây là một “mánh lới” của những người muốn nhân dịp này khơi lại “đống tro tàn” cũ. Tuy nhiên, chính cha cũng nhìn nhận rằng vụ cha Keating bị tố cáo lạm dụng tình dục có gián tiếp góp phần vào vạ tuyệt thông trên. Trước nhất, vì vị đồng sáng lập ra Hội Dòng Chị Em Thánh Giuse là Cha Tenison Woods đã đứng ra thực hiện vụ tố giác ấy, sau khi nhận được phúc trình từ chính các nữ tu. Thứ hai, vì người bị tố giác quen thân với Cha Horan, là người lúc đó gần như “khuynh đảo” Đức Cha Sheil và rất tích cực trong việc vận động để có vạ tuyệt thông kia. Ký giả Anthony Barich của Hãng tin CNS gần đây, từ Perth, Australia, cho hay: hội dòng do Chân Phúc Maria MacKillop đồng sáng lập đã xác nhận phúc trình báo chí cho rằng một trong các lý do khiến một số giáo sĩ gây áp lực để Đức Cha Sheil “hủy diệt” Maria MacKillop là hội dòng của bà đã tố giác việc Cha Patrick Keating phạm tội sắc dục.
Tờ America tự hỏi: việc ấy có ý nghĩa gì đối với người Công Giáo hiện nay? Trước nhất, tờ báo cho rằng người ta không ngạc nhiên khi một vị thánh thấy mình không “thuận hảo” với phẩm trật Giáo Hội. Thánh Gioan thành Arc từng bị lên dàn hỏa năm 1431 sau khi bị một tòa án Giáo Hội của Anh kết tội lạc giáo. Thánh Tôma Aquinô cũng từng thấy các trước tác của ngài bị kiểm duyệt vào thế kỷ 13. Người Mỹ mới được phong thánh gần đây nhất là Mẹ Theodore Guérin, vị sáng lập đầy tinh thần độc lập của Dòng Chị Em Chúa Quan Phòng tại St.-Mary-of-the-Woods, năm 1847, cũng từng bị đức giám mục của giáo phận Vincennes, Ind., bắt phải ra khỏi dòng do chính bà sáng lập (vị giám mục này, sau đó, đã bị Tòa Thánh bãi nhiệm).
Thứ hai, người đàn bà mạnh quyền trong bất cứ tổ chức nào, dù là tôn giáo hay không, cũng thường bị coi là một đe dọa đối với quyền lãnh đạo của nam giới. Dù thế, nhiều phụ nữ trong Giáo Hội vẫn lập được các dòng tu hay tu hội, các học viện, trường trung và tiểu học, vẫn điều hành nhiều bệnh việc và cơ sở chăm sóc người nghèo. Phụ nữ thường nhìn thấy rõ hơn điều được Đức Bênêđíctô XVI gần đây gọi là “tội lỗi bên trong Giáo Hội”, vì họ đứng bên ngoài cơ cấu quyền lực.
Thứ ba, “những người thổi còi” tức những người cảnh giác các lầm lỗi xẩy ra trong tổ chức, dù là cá nhân hay tập thể, bao giờ cũng gặp chống đối mạnh mẽ. Nói sự thật cho những người cầm quyền, một vai trò truyền thống của tiên tri, ít khi nhận được lòng biết ơn của những người nhận được sự thật ấy. Tiên tri thường phải giáp mặt với các thái độ bác bỏ, các bác khước thù nghịch hay, như trong trường hợp Chân Phúc Mary MacKillop, bị trừng phạt thẳng tay. Chỉ gần đây, Giáo Hội mới bắt đầu coi những người thổi còi này là cần thiết, và có khi đáng kính, trong hàng ngũ của mình.
Thứ bốn, các nạn nhân của lạm dụng tình dục nay đã có một vị thánh mới để cầu nguyện cho họ. Vì thánh quan thầy thường có mối liên hệ bản thân với những người tìm kiếm sự cầu bầu của mình. Từ nay, các nạn nhân bị lạm dụng và tất cả những ai mong có công lý và hòa giải trong Giáo Hội nhân các vụ lạm dụng tình dục sẽ thấy nơi Thánh Mary MacKillop một đấng bầu cử mạnh mẽ. Quả là một sự quan phòng lớn lao khi Bà bước lên diễn đàn thế giới giữa lúc này.
Thứ năm, lịch sử của Chân Phúc Mary MacKillop cho thấy bộ mặt nhân bản của các thánh. Các thánh thường bị coi là xa vời đối với các thực tại trần gian, nhưng thực ra các ngài sống một cuộc sống đủ mọi niềm vui và đau khổ. Tuy nhiên, các ngài cũng là những người đàn ông và những người đàn bà có lối sống anh hùng. Còn gì anh hùng bằng đứng lên vì một nạn nhân dù việc đứng lên này đã làm họ mất cả tư cách thành viên giáo hội, một tư cách họ hết sức yêu quí?
Sau cùng, việc Giáo Hội phẩm trật phong thánh cho những người bị mình trù dập: hết Gioan thành Arc, tới Tôma Aquinô, Mẹ Guérin và nay Maria MacKillop, cho thấy rất nhiều điều về sự khôn ngoan của Giáo Hội và khả năng biết nhìn nhận lỗi lầm và sửa chữa các lỗi lầm ấy.
Gương sáng của Thánh Maria MacKillop hết sức phong phú. Người đàn bà Úc đáng nể này từng đồng sáng lập ra một Dòng Tu, dạy dỗ trẻ em, làm việc với người nghèo và khi sinh tiền, đã nổi danh về sự thánh thiện. Cuộc sống Bà thật hoàn bị, tích cực và thánh thiện. Giống mọi vị thánh khác, bà là mẫu mực cho mọi người Công Giáo. Nhưng vào lúc này, các nạn nhân của lạm dụng tình dục và gia đình họ đã có được người trợ giúp họ cả trên trời lẫn dưới đất.
Mary MacKillop, khuôn mẫu Úc Châu
Nhân dịp này, Đức Cha Eugene James Cuskelly, Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo Phận Brisbane, đã tạ lỗi cho vị tiền nhiệm cách nay 100 năm của mình, bằng cách lên tiếng ca ngợi Bà trong một bài giảng tại Nhà Thờ Chính Tòa. Theo Đức Cha, muốn hữu ích cho chúng ta, một vị thánh phải là người gần gũi đủ để ta có thể bước chân theo. Tuy thế, người ấy lại phải gây ấn tượng mạnh để có thể gây cảm hứng nơi ta; người ấy cũng phải “thực” đủ để ta thấy họ giống như ta về nhân tính, nhưng lại phải cao cả đủ để có thể thách thức ta lên đường, nếu chưa phải là đường thánh thiện, thì chí ít cũng là đường đại lượng.
Đó là xét chung, nhưng trong khung cảnh đặc thù Úc Châu, câu hỏi được Đức Cha Cuskelly đặt ra là đối với người dân Úc, loại người nào mới có thể trở thành khuôn mẫu hiện thực? Các phẩm tính và thái độ nào mới tạo nên sự cao cả nơi đặc điểm Úc Châu. Đối với người Mỹ, nét cao cả của họ được rút tỉa từ những ngày khai phá biên cương; họ là người khai phá các ranh giới mới, cái phẩm tính ấy được truyền lại cho thời sau và hoàn cảnh sau. Còn người Úc? Những ngày đầu của họ là những ngày nào? Đó là những ngày những con người nghèo khổ tìm cách định cư trên vùng đất mênh mông khô cằn. Họ quả là những người nghèo khổ. Người giầu đâu có di cư; họ đâu có rời bỏ quê hương và nền văn hóa của họ; người thượng lưu quí tộc cũng thế. Mà người có khả năng cũng vậy, họ dễ dàng tìm thấy thế đứng ngay tại quê hương mình.
Những người đầu tiên đến Úc giáp mặt với cuộc sống trên “mảnh đất hạn hán và mưa lũ”, mảnh đất khắc nghiệt, mảnh đất đìu hiu cô quạnh, nhất là đối với người sống tại các trang trại hay thị trấn miền quê. Với việc làm cực nhọc, họ có thể kiếm ra kế sinh nhai, nhưng không bao giờ biết xa xỉ là gì.
Trong hoàn cảnh ấy, những người đầu tiên tới Úc phải học cách tìm ra tài nguyên ngay chính nơi họ ở. Họ không quí tộc, không giầu, không nhiều tài năng, nhưng họ có sức mạnh nội tâm, có lòng can đảm và đức kiên nhẫn, một lòng kiên nhẫn biết chấp nhận thất bại, biết giáp mặt với hạn hán, cháy rừng, và lúc nào cũng thắng vượt chúng.
Nhờ thế, người ta nhận diện ra đặc tính đầu tiên của người Úc là khả năng đương đầu với khó khăn mà không nản lòng. Có người nói thêm: họ có tài tháo vát tìm ra nhiều cách để vượt qua khó khăn. Tại Rabaul (thủ phủ trước đây của Papua New Guinea), một vị Giám Mục Đức nói với một trong các nhà thừa sai Úc rằng: “tôi ghét chiến tranh với người Úc. Chỉ cần cho họ một cây kim và một que diêm là họ sẽ thắng cuộc chiến”.
Thực vậy, người Úc tạo ra nhiều sáng chế hơn người ta tưởng. Trong Thế Chiến I, chẳng hạn, người Đức sáng chế ra mìn nam châm và rải khắp các hải lộ. Trong khi các tầu Đồng Minh khác e dè vượt qua các hải lộ ấy, thì các tầu của Úc vẫn cứ phom phom băng qua chúng “như chơi” nhờ biết quấn một đường dây kẽm quanh tầu và điện hóa đường dây ấy, nhờ thế triệt tiêu được nguy cơ của mìn nam châm.
Trong thế kỷ 19, các nông gia Úc không có thì giờ triệt hạ các gốc và rễ cây tại các mảnh đất trồng trọt của họ. Các chiếc cày bình thường bị vướng các gốc và rễ cây ấy, không tiến đi được. Nên một số người Úc đã sáng chế ra thứ cày biết “nhẩy gốc cây”, và thế là cày của họ đi phom phom. Người Úc còn sáng chế nhiều thứ khác, như chiếc quạt nước kiếng xe hơi, kiếng chiếu hậu, khá nhiều dụng cụ laser v.v…
Đặc tính thứ hai của người Úc là thích cờ bạc. Những người tiên phong phải là người đánh bạc, đánh cuộc trời sẽ mưa, đánh cuộc lúa sẽ mọc, đánh cuộc bệnh hoạn sẽ không phá hại mùa màng và thú vật. Có lúc họ thắng, có lúc họ thua, nhưng không bao giờ họ thất vọng vì thua cuộc.
Người Úc của thế kỷ 19 không phải thượng lưu, quí tộc, nhưng nhờ làm việc cạnh nhau trong khó khăn, họ biết đánh giá giá trị của từng cá nhân, coi họ là những nhân vị. Người nào cũng đáng kể, người nào cũng có giá trị riêng và nhân quyền. Cùng với nhau, họ hiểu có thể thực hiện được điều mà nếu chia rẽ, họ không tài nào thực hiện được. Thực tế, phong trào nghiệp đoàn có nguồn gốc từ liên đoàn Xén Lông Cừu của Úc trong thế kỷ 19.
Chính trong bối cảnh đương đầu với các khó khăn chung này, tinh thần trọng bạn (mateship) đã trổ sinh và được coi là đặc trưng của tinh thần Úc, được thể hiện đặc biệt bất cứ khi nào người ta liên kết với nhau, để giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn.
Muốn là một vị thánh Úc, hiển nhiên Mary MacKillop phải có những phẩm tính trên và hài hòa tổng hợp được các phẩm tính này. Và quả thực, Bà đã làm được điều đó. Bà sinh tại Victoria, trong một gia đình di dân, giữa cảnh bần hàn, khó khăn. Lúc còn nhỏ, Bà đã phải làm việc để giúp gia đình, giúp các em.
Bà từng dõi mắt nhìn mảnh đất khắc nghiệt, nơi số phận trẻ em Công Giáo miền quê càng trở nên khắc nghiệt hơn vì nạn kỳ thị, vì luật lệ giáo dục, vì việc khó khăn mới tiếp xúc được với các linh mục. Bà quan tâm đặc biệt tới những em bé khốn khổ này, không hẳn để thương hại chúng vì chúng nghèo mà là kính trọng chúng vì nhân quyền và nhân phẩm của chúng.
Nhìn vào chính các tài nguyên riêng của mình, Bà thấy Bà không có tài năng chi ngoại lệ. Nhưng bà có lòng can đảm phi thường và một xác tín mạnh rằng mình có thể và nhất định sẽ tận hiến đời mình vào việc giáo dục các trẻ em kia. Bà nhìn chung quanh và nhận ra mình có thể qui tụ nhiều thiếu nữ quanh mình; họ không giầu, không thượng lưu qúi tộc, không tài giỏi lỗi lạc, nhưng sẵn sàng và cương quyết đương đầu với vấn nạn và sáng chế ra giải pháp.
Tuy nhiên, muốn trở thành yếu tố của sự thánh thiện Kitô Giáo, các phẩm tính kia, bản nhiên và tính khí kia phải được ơn thánh tác động. Chúng cần được biến đổi bởi đức tin được hỗ trợ bằng đức cậy và thấm nhiễm bằng đức mến. Và nhờ đức cậy và đức mến này, người có chúng phải quên mình đi và tận hiến đời mình một cách quảng đại cho tình yêu Chúa và tha nhân.
Mary MacKillop có một đức tin mạnh mẽ, một đức cậy bền vững và một đức mến nồng nhiệt. Bà coi Thiên Chúa như người Cha đầy lòng chăm sóc mọi người, một Thiên Chúa đầy quan phòng, luôn quan tâm tới con cái của Người. Và do đó, quan tâm nhân bản của Bà trở thành lòng nhiệt thành cao độ đối với thiện ích của con cái Người.
Vốn rất ít tài nguyên riêng, bà bắt buộc phải “đánh bạc”, một cuộc đánh bạc vì lợi ích người khác, không nhằm tư lợi riêng. “Đánh bạc” rằng Chúa Quan Phòng sẽ hộ giúp chính nghĩa của mình đã trở thành một nhân đức Kitô Giáo. Đó chính là nhân đức tin cậy phó thác. Bà trở nên người phụ nữ hoàn toàn phó thác cho Thánh Ý Thiên Chúa, luôn nương tựa vào sự quan phòng của Người. Bà là người khai phá, khai phá những con đường mới nhằm giáo dục các trẻ em Công Giáo về Kitô Giáo. Khai phá cả những con đường mới để chịu đựng cô đơn và cực nhọc của chính mình. Bà trở thành vị tông đồ và nhà giáo dục Kitô Giáo nhiệt thành.
Đối với bà, tình đồng bạn (mateship) đã trở thành tình đồng chí của những người cùng sống trong một cộng đoàn Kitô Giáo là chính Hội Dòng Các Chị Em Thánh Giuse. Bà chính là người sáng lập ra Dòng Tu vĩ đại này.
Việc Bà luôn sẵn sàng hy sinh vì tình yêu Thiên Chúa và vì ích lợi của người khốn khó đã vượt quá lòng tốt tự nhiên. Nó đã trở thành phương cách riêng của bà sẵn sàng vác lấy Thánh Giá và bước chân theo Chúa Kitô. Người ta gọi Bà là Mẹ Maria Thánh Giá. Nói cách khác, Bà tiếp nhận các thực tại đơn giản từng giúp người Úc có khả năng tạo ra sự tốt đẹp; Bà dâng những thực tại ấy lên Thiên Chúa để người biến chúng thành các thiện ích cho con cái của Người. Bà bước chân theo Chúa Kitô, chấp nhận mọi chống đối và khó khăn, không bao giờ nản lòng, trái lại trí chí trung thành với Người mọi ngày suốt đời mình.
Người Úc ngày nay, vì thế, không ngừng nhìn lên Bà như một mẫu gương sáng chói. Họ dõi mắt quan sát đất nước họ và thấy rằng đất nước này đã thay đổi nhiều rồi, kể từ ngày Bà qua đời. Thời gian và kỹ thuật đã giúp họ tạo ra thịnh vượng cho xứ sở, xây dựng nhiều hải cảng hoành tráng, nhiều thị thành hoa lệ. Nhưng đất nước họ cũng đã sản sinh ra thật nhiều khó khăn tân thời, những nét xấu xí dị hợm: văn hóa ma túy, phá thai, tham nhũng; nhiều người lâm vào cảnh lẻ loi cô độc: người thất nghiệp, người di dân, người Châu Á, người Thổ Dân, người cô độc vì hôn nhân thất bại, vì gia đình ta vỡ. Đất nước này cũng đẻ ra vô số những đạo luật coi rẻ hay đi ngược hẳn lại các giá trị Kitô Giáo.
Theo gương bà, người Úc ngày nay cũng không thất vọng để tự coi mình bất lực không làm gì được trước viễn ảnh đen tối ấy. Phần đông người Úc vẫn không giầu, không thượng lưu và tài giỏi. Nhưng giống như Bà, họ hướng vào nội tâm và thấy ra sức mạnh bên trong, các tài năng bên trong, tuy hạn chế nhưng vẫn có thể làm nên một điều gì đó. Congar có lần nói rằng: anh hùng là “người làm được điều mình có thể làm được”. Theo nghĩa này, Maria MacKillop quả là một anh thư Úc đúng nghĩa. Bà đã làm được tất cả những gì Bà có thể làm được.
Một bà thánh cho thời đại ta
15 năm sau, tạp chí America, số ngày 18 tháng 10 năm 2010, dành bài xã luận với tựa đề “Một bà thánh cho thời đại ta” để tôn vinh Thánh Nữ Mary MacKillop. Dù tờ báo này nặng về phía chính trị tôn giáo, nhưng quan điểm của họ giúp ta hiểu thêm phần nào các đóng góp của Chân Phúc Mary MacKillop vào xã hội hiện đại, một xã hội mà họa phúc lẫn lộn, mà chân giả nhiều khi được sử dụng thay thế cho nhau như nhận định mới đây của Đức Bênêđíctô XVI.
Dù đã được Cha Paul Gardiner S.J, cựu thỉnh nguyện viên án phong Thánh cho Mary MacKillop, thanh minh, nhưng tờ America vẫn cho rằng Bà bị vạ tuyệt thông vì đã tố giác một linh mục phạm tội sắc dục. Dù sao, việc Bà bị tuyệt thông cũng đã được nghiên cứu tận tường và vốn là một trở ngại lớn lao cho án phong thánh. Thực vậy, ít có vị thánh nào từng bị vạ tuyệt thông như Bà, vì vạ tuyệt thông vốn là hình phạt nặng nề nhất trong Giáo Hội. Ấy thế mà năm 1870, Đức Cha Laurence Sheil, giám mục Adelaide đã tống khứ Bà ra khỏi Giáo Hội. Các nghiên cứu của Cha Gardiner cho thấy Đức Cha Sheil dựa vào sự bất tuân phục của Bà đối với thẩm quyền Giáo Hội để biện minh cho hành động trên.
Xưa nay, phần đông đều nhất trí như thế. Cho đến gần đây, bỗng có nguồn tin cho rằng lý do thực sự khiến Mary MacKillop bị vạ tuyệt thông có liên hệ đến vụ Cha Keating bị tố cáo phạm tội sắc dục. Cha Gardiner cho rằng đây là một “mánh lới” của những người muốn nhân dịp này khơi lại “đống tro tàn” cũ. Tuy nhiên, chính cha cũng nhìn nhận rằng vụ cha Keating bị tố cáo lạm dụng tình dục có gián tiếp góp phần vào vạ tuyệt thông trên. Trước nhất, vì vị đồng sáng lập ra Hội Dòng Chị Em Thánh Giuse là Cha Tenison Woods đã đứng ra thực hiện vụ tố giác ấy, sau khi nhận được phúc trình từ chính các nữ tu. Thứ hai, vì người bị tố giác quen thân với Cha Horan, là người lúc đó gần như “khuynh đảo” Đức Cha Sheil và rất tích cực trong việc vận động để có vạ tuyệt thông kia. Ký giả Anthony Barich của Hãng tin CNS gần đây, từ Perth, Australia, cho hay: hội dòng do Chân Phúc Maria MacKillop đồng sáng lập đã xác nhận phúc trình báo chí cho rằng một trong các lý do khiến một số giáo sĩ gây áp lực để Đức Cha Sheil “hủy diệt” Maria MacKillop là hội dòng của bà đã tố giác việc Cha Patrick Keating phạm tội sắc dục.
Tờ America tự hỏi: việc ấy có ý nghĩa gì đối với người Công Giáo hiện nay? Trước nhất, tờ báo cho rằng người ta không ngạc nhiên khi một vị thánh thấy mình không “thuận hảo” với phẩm trật Giáo Hội. Thánh Gioan thành Arc từng bị lên dàn hỏa năm 1431 sau khi bị một tòa án Giáo Hội của Anh kết tội lạc giáo. Thánh Tôma Aquinô cũng từng thấy các trước tác của ngài bị kiểm duyệt vào thế kỷ 13. Người Mỹ mới được phong thánh gần đây nhất là Mẹ Theodore Guérin, vị sáng lập đầy tinh thần độc lập của Dòng Chị Em Chúa Quan Phòng tại St.-Mary-of-the-Woods, năm 1847, cũng từng bị đức giám mục của giáo phận Vincennes, Ind., bắt phải ra khỏi dòng do chính bà sáng lập (vị giám mục này, sau đó, đã bị Tòa Thánh bãi nhiệm).
Thứ hai, người đàn bà mạnh quyền trong bất cứ tổ chức nào, dù là tôn giáo hay không, cũng thường bị coi là một đe dọa đối với quyền lãnh đạo của nam giới. Dù thế, nhiều phụ nữ trong Giáo Hội vẫn lập được các dòng tu hay tu hội, các học viện, trường trung và tiểu học, vẫn điều hành nhiều bệnh việc và cơ sở chăm sóc người nghèo. Phụ nữ thường nhìn thấy rõ hơn điều được Đức Bênêđíctô XVI gần đây gọi là “tội lỗi bên trong Giáo Hội”, vì họ đứng bên ngoài cơ cấu quyền lực.
Thứ ba, “những người thổi còi” tức những người cảnh giác các lầm lỗi xẩy ra trong tổ chức, dù là cá nhân hay tập thể, bao giờ cũng gặp chống đối mạnh mẽ. Nói sự thật cho những người cầm quyền, một vai trò truyền thống của tiên tri, ít khi nhận được lòng biết ơn của những người nhận được sự thật ấy. Tiên tri thường phải giáp mặt với các thái độ bác bỏ, các bác khước thù nghịch hay, như trong trường hợp Chân Phúc Mary MacKillop, bị trừng phạt thẳng tay. Chỉ gần đây, Giáo Hội mới bắt đầu coi những người thổi còi này là cần thiết, và có khi đáng kính, trong hàng ngũ của mình.
Thứ bốn, các nạn nhân của lạm dụng tình dục nay đã có một vị thánh mới để cầu nguyện cho họ. Vì thánh quan thầy thường có mối liên hệ bản thân với những người tìm kiếm sự cầu bầu của mình. Từ nay, các nạn nhân bị lạm dụng và tất cả những ai mong có công lý và hòa giải trong Giáo Hội nhân các vụ lạm dụng tình dục sẽ thấy nơi Thánh Mary MacKillop một đấng bầu cử mạnh mẽ. Quả là một sự quan phòng lớn lao khi Bà bước lên diễn đàn thế giới giữa lúc này.
Thứ năm, lịch sử của Chân Phúc Mary MacKillop cho thấy bộ mặt nhân bản của các thánh. Các thánh thường bị coi là xa vời đối với các thực tại trần gian, nhưng thực ra các ngài sống một cuộc sống đủ mọi niềm vui và đau khổ. Tuy nhiên, các ngài cũng là những người đàn ông và những người đàn bà có lối sống anh hùng. Còn gì anh hùng bằng đứng lên vì một nạn nhân dù việc đứng lên này đã làm họ mất cả tư cách thành viên giáo hội, một tư cách họ hết sức yêu quí?
Sau cùng, việc Giáo Hội phẩm trật phong thánh cho những người bị mình trù dập: hết Gioan thành Arc, tới Tôma Aquinô, Mẹ Guérin và nay Maria MacKillop, cho thấy rất nhiều điều về sự khôn ngoan của Giáo Hội và khả năng biết nhìn nhận lỗi lầm và sửa chữa các lỗi lầm ấy.
Gương sáng của Thánh Maria MacKillop hết sức phong phú. Người đàn bà Úc đáng nể này từng đồng sáng lập ra một Dòng Tu, dạy dỗ trẻ em, làm việc với người nghèo và khi sinh tiền, đã nổi danh về sự thánh thiện. Cuộc sống Bà thật hoàn bị, tích cực và thánh thiện. Giống mọi vị thánh khác, bà là mẫu mực cho mọi người Công Giáo. Nhưng vào lúc này, các nạn nhân của lạm dụng tình dục và gia đình họ đã có được người trợ giúp họ cả trên trời lẫn dưới đất.