Chối bỏ quyền bính Giáo Hoàng, Tòa Thượng Phụ Moscow đóng băng tiến trình đại kết
Moscow (AsiaNews) – Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã dội gáo nước lạnh vào tiến trình đại kết được nổi lên từ cuộc họp mới đây của Ủy ban hỗn hợp giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo tại Vienna. Trong một tuyên bố đăng trên trang web của Tòa Thượng Phụ, Tổng Giám Mục Hilarion, Trưởng Bộ phận Quan hệ Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ cho hay rằng "không có bước đột phá xảy ra" về chủ đề của cuộc họp, đó là vai trò của Vị Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên, hơn nữa những thách đố nền tảng của cuộc họp phủ nhận việc Đức Giáo Hoàng từng có thẩm quyền đối với các Giáo Hội Đông Phương.
Hai đồng Chủ tịch Ủy ban, Đức Cha Kurt Koch và Tổng Giám Mục Ioannis Zizioulas, đã phác thảo các kết quả của cuộc họp vào ngày 24 tháng Chín, làm xuất hiện sự lạc quan về những kết quả đạt được. Theo tuyên bố của vị đại diện của Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople thì "không có bóng mây của sự thiếu tin cậy giữa hai Giáo Hội chúng ta. Nếu chúng ta tiếp tục như thế, Thiên Chúa sẽ tìm cách để cho chúng ta vượt thắng tất cả những khó khăn vẫn còn tồn tại".
Tổng Giám Mục Zizioulas đã chỉ rõ rằng để đạt được sự hiệp nhất đầy đủ - vốn đã tồn tại cho đến năm 1054, khi có sự ly giáo giữa Đông và Tây - Chính Thống Giáo và Công Giáo "không chỉ cần canh tân, mà còn phải thích nghi từ cả hai phía". Ngài giải thích rằng đối với Chính Thống Giáo, điều này có nghĩa là công nhận rằng một Giáo Hội Kitô Hoàn Vũ ở bình diện cao hơn so với các giáo hội quốc gia của họ và Vị Giám Mục thành Rôma là người lãnh đạo truyền thống. Đối với người Công Giáo, điều này có nghĩa là củng cố các nguyên tắc thuộc về giám mục đoàn, đó là vai trò của các Thượng Hội Đồng Giám mục trong việc ra quyết định.
Trong khi đó, Tổng Giám Mục Hilarion đã bác bỏ tất cả mọi điều. Bắt đầu từ các tài liệu được soạn thảo hồi năm ngoái tại Cyprus, trong cuộc họp trước đây của Ủy ban (lúc đó Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã không tham dự do có sự hiện diện của Giáo Hội Chính Thống Estonia mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa không công nhận), mà ngài xem đó chỉ là một "instrumentum laboris", hay tài liệu làm việc "không có tư cách chính thức".
Ngài nói thêm rằng tài liệu đó "về bản chất hoàn toàn thuộc về lịch sử, nói về vai trò của Vị Giám Mục thành Rôma, khiến hầu như không đề cập đến các giám mục của các Giáo Hội địa phương khác của thiên niên kỷ đầu tiên, tạo nên sự hiểu lầm về cách mà quyền bính được phân bố trong Giáo Hội sơ khai. Hơn nữa, tài liệu không chứa đựng một tuyên bố rõ ràng và chính xác về một thực tế là thẩm quyền của Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên không mở rộng sang Đông Phương. Hy vọng rằng những khoảng trống, những thiếu sót sẽ được khắc phục trong dự thảo cuối cùng của bản văn".
Tổng Giám Mục Hilarion cho biết: "Đối với Chính Thống Giáo, rõ ràng là trong thiên niên kỷ đầu tiên, thẩm quyền của Giám Mục thành Rôma chỉ mở rộng về phương Tây, trong khi các vùng lãnh thổ phương Đông được phân chia giữa bốn Tòa Thượng Phụ - Constantinople, Alexandria, Antioch và Jerusalem. Giám Mục thành Rôma đã không có thẩm quyền trực tiếp đối với Đông Phương, mặc dù thực tế trong một số trường hợp, các giám mục Đông Phương đã gọi ngài là vị thẩm phán trong các cuộc thảo luận thần học. Thực vậy, về bản chất không có hệ thống và không cách thế để phân tích rằng Giám Mục thành Rôma được Đông Phương xem như là chủ thể của quyền bính tối cao trong Giáo Hội hoàn vũ".
Moscow (AsiaNews) – Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã dội gáo nước lạnh vào tiến trình đại kết được nổi lên từ cuộc họp mới đây của Ủy ban hỗn hợp giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo tại Vienna. Trong một tuyên bố đăng trên trang web của Tòa Thượng Phụ, Tổng Giám Mục Hilarion, Trưởng Bộ phận Quan hệ Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ cho hay rằng "không có bước đột phá xảy ra" về chủ đề của cuộc họp, đó là vai trò của Vị Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên, hơn nữa những thách đố nền tảng của cuộc họp phủ nhận việc Đức Giáo Hoàng từng có thẩm quyền đối với các Giáo Hội Đông Phương.
Hai đồng Chủ tịch Ủy ban, Đức Cha Kurt Koch và Tổng Giám Mục Ioannis Zizioulas, đã phác thảo các kết quả của cuộc họp vào ngày 24 tháng Chín, làm xuất hiện sự lạc quan về những kết quả đạt được. Theo tuyên bố của vị đại diện của Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople thì "không có bóng mây của sự thiếu tin cậy giữa hai Giáo Hội chúng ta. Nếu chúng ta tiếp tục như thế, Thiên Chúa sẽ tìm cách để cho chúng ta vượt thắng tất cả những khó khăn vẫn còn tồn tại".
Tổng Giám Mục Zizioulas đã chỉ rõ rằng để đạt được sự hiệp nhất đầy đủ - vốn đã tồn tại cho đến năm 1054, khi có sự ly giáo giữa Đông và Tây - Chính Thống Giáo và Công Giáo "không chỉ cần canh tân, mà còn phải thích nghi từ cả hai phía". Ngài giải thích rằng đối với Chính Thống Giáo, điều này có nghĩa là công nhận rằng một Giáo Hội Kitô Hoàn Vũ ở bình diện cao hơn so với các giáo hội quốc gia của họ và Vị Giám Mục thành Rôma là người lãnh đạo truyền thống. Đối với người Công Giáo, điều này có nghĩa là củng cố các nguyên tắc thuộc về giám mục đoàn, đó là vai trò của các Thượng Hội Đồng Giám mục trong việc ra quyết định.
Trong khi đó, Tổng Giám Mục Hilarion đã bác bỏ tất cả mọi điều. Bắt đầu từ các tài liệu được soạn thảo hồi năm ngoái tại Cyprus, trong cuộc họp trước đây của Ủy ban (lúc đó Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã không tham dự do có sự hiện diện của Giáo Hội Chính Thống Estonia mà Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa không công nhận), mà ngài xem đó chỉ là một "instrumentum laboris", hay tài liệu làm việc "không có tư cách chính thức".
Ngài nói thêm rằng tài liệu đó "về bản chất hoàn toàn thuộc về lịch sử, nói về vai trò của Vị Giám Mục thành Rôma, khiến hầu như không đề cập đến các giám mục của các Giáo Hội địa phương khác của thiên niên kỷ đầu tiên, tạo nên sự hiểu lầm về cách mà quyền bính được phân bố trong Giáo Hội sơ khai. Hơn nữa, tài liệu không chứa đựng một tuyên bố rõ ràng và chính xác về một thực tế là thẩm quyền của Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên không mở rộng sang Đông Phương. Hy vọng rằng những khoảng trống, những thiếu sót sẽ được khắc phục trong dự thảo cuối cùng của bản văn".
Tổng Giám Mục Hilarion cho biết: "Đối với Chính Thống Giáo, rõ ràng là trong thiên niên kỷ đầu tiên, thẩm quyền của Giám Mục thành Rôma chỉ mở rộng về phương Tây, trong khi các vùng lãnh thổ phương Đông được phân chia giữa bốn Tòa Thượng Phụ - Constantinople, Alexandria, Antioch và Jerusalem. Giám Mục thành Rôma đã không có thẩm quyền trực tiếp đối với Đông Phương, mặc dù thực tế trong một số trường hợp, các giám mục Đông Phương đã gọi ngài là vị thẩm phán trong các cuộc thảo luận thần học. Thực vậy, về bản chất không có hệ thống và không cách thế để phân tích rằng Giám Mục thành Rôma được Đông Phương xem như là chủ thể của quyền bính tối cao trong Giáo Hội hoàn vũ".