Trong ngày thứ bẩy 18-9-2010 Đức Thánh Cha đã có hai sinh hoạt chính: ban sáng ngài chủ sự thánh lễ cho tín hữu trong nhà thờ chính tòa Westminster và ban chiều Đức Thánh Cha chủ sự buổi canh thức với các tín hữu tại Hyde Park, là công viên lớn, đẹp và nổi tiếng nhất trong thủ đô Luân Đôn.
Nhưng trước khi đi vào các hoạt động của Đức Thánh Cha tại Luân Đôn trong ngày 18-9, chúng ta cùng nhìn lại biến cố nổi bật của ngài chiều thứ sáu 17-9.
Hình ảnh hùng hồn nhất trong các sinh hoạt của Đức Thánh Cha chiều ngày 17-9 vừa qua có lẽ là cảnh tượng Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo, cùng quì trước mộ của Thánh Edward II, Vị Hiển Tu trong Đan viện Westminster. Thánh nhân là vua nước Anh hồi thế kỷ 11, trước khi các tín hữu Kitô tại nước này chia cách nhau.
Nhà thờ thánh Phêrô của đan viện Westminster được xây hồi thế kỷ thứ VIII dâng kính thánh Phêrô Tông Đồ. Năm 950 Đức Cha Dunstan, Giám Mục Luân Đôn, biến nó trở thành đan viện Biển Đức. Nhà thờ dài 156 mét, rộng 34 mét và cao 34 mét, gian giữa xây theo kiểu gô tích. Từ năm 1066 nhà thờ này đã là nơi diễn ra lễ nghi đăng quang của các vua Anh quốc, và cũng là nơi chôn cất các vua. Nhờ sự trợ giúp của vua Edgan và nhất là thánh vương Edward II, đan viện được nới rộng. Bên trong nhà thờ có các nhà nguyện với mộ của khoảng 100 nhân vật quan trọng, da số là các vua Anh quốc.
Trước đó, Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục đã hội kiến riêng với nhau trong 30 phút về các tín hữu Kitô tại Thánh Địa với Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới về Trung Đông, về những vùng lớn đang bị xung đột trong đó Công Giáo và Anh giáo cố gắng cộng tác với nhau: chẳng hạn tại Sudan, hàng giáo phẩm Anh giáo và Công giáo có thể làm việc chung, làm chứng tá và củng cố hòa bình... Sau cuộc hội kiến, có một tuyên ngôn chung được công bố trong đó Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục Anh giáo nhấn mạnh sự cần thiết phải công bố Sứ điệp Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô một cách có lý luận và có sức thuyết phục trong bối cảnh những biến chuyển sâu rộng về văn hóa và xã hội ngày nay, cũng như qua chứng tá cuộc sống thánh thiện và minh bạch.
Trong tuyên ngôn, hai vị cũng đồng ý cần phải cải tiến các quan hệ đại kết và tiếp tục đối thoại về thần học, đứng trước những thách đố mới đang được đề ra cho sự hiệp nhất trong và ngoài cộng đoàn Kitô.
Tiếp đó, Đức Thánh Cha và Đức Giáo Chủ Anh giáo đã tham dự Kinh Chiều đại kết tại Đan viện Westminster, trước sự tham dự của đông đảo các Giám Mục Công Giáo, Anh giáo, chức sắc của nhiều Giáo Hội Kitô khác như Tin Lành Methodist và Trưởng Lão và các tín hữu.
Đức Tổng Giám Mục Williams đã chào đón Đức Thánh Cha Biển Đức XVI như vị Giáo Hoàng đầu tiên viếng thăm Đan viện Westminster, nguyên là một cộng đoàn của các Đan sĩ dòng Biển Đức cho đến năm 1540, khi Vua Henry VIII ly khai với Tòa Thánh và giải tán Đan viện này.
Lên tiếng tại buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha nói: ”Trong một xã hội ngày càng tỏ ra dửng dưng hoặc thù nghịch đối với sứ điệp Kitô giáo, các tin hữu Kitô phải học cách thức cùng nhau diễn tả những lý do tại sao mình tin và tại sao niềm tin nơi Chúa Kitô làm cho mình tràn đầy hy vọng”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói thêm rằng ước muốn trình bày một chứng tá hiệp nhất không thể có nghĩa là các tín hữu Kitô phải đi theo những con đường tắt. Ngài nhấn mạnh rằng ”Lòng trung thành với Lời Chúa... đòi chúng ta phải có một thái độ vâng phục dẫn đưa chúng ta đến chỗ hiểu ý Chúa một cách sâu xa hơn, một sự vâng phục được giải thoát khỏi mọi thái độ xu thời về trí thức hoặc dễ dàng chiều theo tinh thần thời đại”.
Biến cố sau cùng của ngày thứ sáu, 17-9, là bữa ăn tối làm việc giữa phái đoàn Tòa Thánh do Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh hướng dẫn và phái đoàn chính phủ Anh do ngoại trưởng William Hague hướng dẫn.
Thông cáo chung cho biết hai phái đoàn đã thảo luận về một số lãnh vực được hai bên quan tâm và chia sẻ như quyết tâm chấm dứt nghèo đói và chậm tiến. Đứng trước Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới tại New York để kiểm điểm những tiến bộ trong việc thực thi các mục tiêu đã được đề ra hồi đầu Ngàn Năm Mới, Phái đoàn Tòa Thánh và Anh quốc có cùng xác tín: cần phải làm hơn nữa để giải quyết những đau khổ không cần thiết do đói kém, bệnh tật và mù chữ gây ra. Sự lãnh đạo vững chãi và mạnh mẽ về chính trị, cũng như sự tôn trọng luân lý đạo đức của các cộng đồng địa phương là điều cần thiết trong việc thăng tiến quyền sống, lương thực, sức khỏe và sự phát triển cho mọi người.
Chính phủ Anh và Tòa Thánh cũng xác tín cần cấp thiết hành động để đối phó với thách đố thay đổi khí hậu, hành động ở mọi cấp độ từ chính quyền cho đến cá nhân, để mau lẹ giảm bớt thán khí gây ra hiện tượng lồng kính, tiến tới một nền kinh tế hoàn cầu ít chất than, trợ giúp các nước nghèo và dễ bị thương tổn thích ứng với ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.
Ngoài ra, hai bên cũng trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề xã hội và kinh tế, nhìn nhận vai trò thiết yếu của tín ngưỡng trong đời sống cá nhân, và như là thành phần của một xã hội vững mạnh, quảng đại và bao dung.
Sau cùng, thông cáo nhìn nhận rằng cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một cơ hội để trao đổi sâu rộng hơn quan điểm giữa Tòa Thánh và chính phủ Anh.
Thứ bẩy 18 tháng 9 lúc 8,15 phút sáng Đức Thánh cha đã đi xe từ Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tới tòa Tổng Giám Mục cách đó 12 cây số để hội kiến với Thủ tướng, Phó thủ tướng và lãnh tụ đảng đối lập. Trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha, Thủ tướng David Cameron, Phó thủ tướng Nick Clegg và bà Harriet Harman được Đức Hồng Y Murphy O' Connor, nguyên Tổng Giám Mục Westminster và Đức Hồng Y Vincent Nichols, đương kim Tổng Giám Mục, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, tiếp đón trong phòng khánh tiết.
Thủ tướng David Cameron sinh năm 1966 tại Luân Đôn, có vợ và 4 con. Ông đã là bí thư chính trị của Thủ tướng John Major năm 1991 và cố vấn đặc biệt của Bộ lao động. Năm 2000 ông là dân biểu quốc hội và năm 2005 ông trở thành lãnh tụ đảng Bảo Thủ. Ngày 11 tháng 5 năm 2010 ông David Cameron trở thành Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử của Anh quốc kể từ năm 1812 tới nay.
Phó thủ tướng Nick Clegg sinh năm 1967. Là nhà báo, và cố vấn Ủy ban âu châu ông đã là dân biểu đảng Tự do dân chủ trong các năm 1999-2004. Năm 2007 ông trở thành Tổng thư ký đảng và từ tháng 5 năm 2010 ông giữ chức Phó thủ tướng trong chính phủ liên hiệp. Ông có vợ và hai con.
Bà Harriet Harman, lãnh tụ phe đối lập, sinh năm 1950 có chồng và 3 con. Bà chuyên tranh đấu cho các quyền dân sự và là thành viên phong trào nữ quyền. Từ năm 1982 bà là thành viên hội đồng tỉnh của đảng Lao Động. Sau khi thủ tướng Gordon Brown từ chức bà trở thành Tổng thư ký tạm thời của Đảng Lao Động và lãnh tụ khối đối lập.
Cuộc hội kiến lần lượt với cả ba người đã diễn ra trong phòng khách ở lầu 1 của tòa Tổng Giám Mục Westminster.
Sau đó lúc 9 giờ 40 Đức Thánh cha đã đi sang nhà thờ chính tòa để chủ sự thánh lễ cho tín hữu.
Sau khi Đức Giáo Hoàng Pio IX tái lập hàng giáo phẩm tại Anh quốc năm 1850, năm 1884 Đức Hồng Y Henry Edward Manning dã mua miếng đất hiện nay để xây nhà thờ chính toà, nhưng công việc xây cất đã do Đức Hồng Y Herbert Vaughan khởi sự năm 1895. Kỹ sư John Francis Bentley đã viếng thăm nhà thờ chính tòa thánh Marco tại Venezia, nhà thờ thánh Vitale ở Ravenna bên Italia và nhà thờ thánh nữ Sofia ở Costantinopoli để vẽ sơ đồ kiểu bisantin cho nhà thờ Westminster. Công cuộc xây cất hoàn thành năm 1903, nhưng nhà thờ đã chỉ được khánh thành năm 1910 sau khi thanh toán hết mọi nợ nần. Chặng Đàng Thánh Giá rất đẹp và nổi tiếng, do nhà điêu khắc Eric Gill tạc, đã được khánh thành năm 1918. Việc trang hoàng bên trong nhà thờ bằng các bức khảm đá mầu và đá cẩm thạch qúy vẫn chưa hoàn tất vì các khó khăn tài chánh. Bức khảm đá mầu thánh Davít, Bổn mạng của vùng Galles, sẽ được Đức Thánh Cha làm phép khánh thành sau thánh lễ. Trong chuyến công du Anh quốc hồi năm 1982 Đức Gioan Phaolô II cũng đã chủ sự thánh lễ tại đây. Quảng trưởng trước nhà thờ có chỗ cho 100.000 tín hữu, và thường được sử dụng cho các biến cố lớn như dịp hài cốt thánh nữ Terexa Hài đồng Giêsu thánh du Luân Đôn ngày 12 tháng 10 năm ngoái 2009.
Nhà thờ chính tòa dâng kính Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô có 1.500 chỗ ngồi. Có mấy ngàn bạn trẻ và tín hữu theo dõi thánh lễ qua màn truyền hình lớn bên ngoài nhà thờ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nhắc tới sự kiện nhà thờ chính tòa được dâng kính Máu Cực Thánh Chúa Giêsu Kitô, là dấu chỉ lòng thương xót cứu chuộc Thiên Chúa tuôn đổ trên thế giới qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha cũng nhắc đến cây Thánh Giá lớn treo trên gian giữa nhà thờ chính tòa diễn tả thân xác Chúa Kitô bầm dập vì đau khổ, nạn nhân vô tội, Đấng qua cái chết đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và cho chúng ta được chia sẻ chính cuộc sống của Thiên Chúa. Đôi tay giang rộng của Chúa Giêsu Kitô ôm trọn toàn thể Giáo Hội và dâng lên Thiên Chúa Cha hàng hàng lớp lớp các tín hữu quy tụ quanh bàn hiến tế thánh thể và tham dự vào các hoa trái của hiến tế thánh thể. Đó là mầu nhiệm giúp chúng ta nhận ra sự hiệp nhất giữa hiến tế của Chúa Kitô trên Thánh Giá và hiến tế Thánh Thể mà ngài ban cho Giáo Hội như suối nguồn ơn thánh cứu độ, cũng như với chức linh mục đời đời, qua đó từ bên hữu Thiên Chúa Cha trên trời Ngài không ngừng bầu cử cho chúng ta là các chi thể thân mình mầu nhiệm của Ngài... Qua sự khổ đau và cái chết và qua việc tự hiến trong Thần Khí vĩnh cửu, Chúa Giêsu đã trở thành thượng tế của chúng ta và Đấng trung gian của một giao ước mới.
Trung thành với lệnh truyền của Chúa Kitô: ”Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19), Giáo Hội tại khắp mọi nơi và trong mọi thời đại trung thành cử hành Thánh Thể cho tới khi Chúa trở lại trong vinh quang, vui mừng về sự hiện diện bí tích của Chúa và kín múc nơi sức mạnh của hiến tế cứu độ các ơn cần thiết cho sự cứu rỗi thế giới. Đức Thánh Cha nêu bật tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể như sau:
Thực tại của hiến tế Thánh Thể đã luôn luôn là trọng tâm của đức tin Công Giáo; bị đưa ra thảo luận hồi thế kỷ XVI, nó đã được tái khẳng định bởi Công Đồng Chung Trento trong bối cảnh sự công chính hóa của chúng ta trong Chúa Kitô. Tại Anh quốc này, như chúng ta đều biết, có nhiều người đã dũng cảm bênh vực Thánh Lễ, thường là với giá mắc mỏ, làm nảy sinh ra lòng sùng mộ bí tích Thánh Thể rất thánh, từng là một đặc thái của Công Giáo tại vùng đất này. Mầu nhiệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô tiếp tục trong các chi thể của Thân Mình Mầu Nhiệm Ngài là Giáo Hội thuộc mọi thời đại... Chúng ta thấy khía cạnh này của mầu nhiệm máu thánh Chúa Kitô được diễn tả ra trong hình thức hùng hồn nhất nơi các vị tử đạo của mọi thời đại. Các vị là những người đã uống chén mà chính Chúa Kitô đã uống, đổ máu ra kết hiệp với hiến tế của Chúa và ban sự sống mới cho Giáo Hội. Nó cũng phản ánh nơi các anh chị em của chúng ta đó đây trên thế giới đang đau khổ vì bị kỳ thị và bách hại vì đức tin kitô. Nhưng nó cũng thường dấu ẩn trong các khổ đau của tất cả các kitô hữu hằng ngày kết hiệp các hy sinh của họ với các hy sinh của Chúa để thánh hóa Giáo Hội và đem lại ơn cứu độ cho thế giới. Tôi nghĩ tới các anh chị em gìa cả, đau yếu, tàn tật phải khổ đau trên thân xác cũng như trong tinh thần.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha cũng đề cập tới các vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thanh niên và nói: Tôi cũng nghĩ tới nỗi khổ đau mênh mông do các vụ lạm dụng tính dục trẻ em gây ra, một cách đặc biệt do các thừa tác viên của Giáo Hội gây ra. Tôi xin bầy tỏ nỗi khổ đau sâu xa của tôi đối với các nạn nhân vô tội của các tội phạm không thể định tính được này, với niềm hy vọng quyền năng ơn thánh của Chúa Kitô và hiến tế hòa giải của Ngài sẽ đem lại sự chữa lành sâu xa và niềm an bình cho cuộc sống của họ. Cùng với anh chị em tôi cũng thừa nhận sự xấu hổ và nhục nhã, mà chúng ta tất cả đã phải đau khổ vì các tội phạm này. Tôi mời gọi anh chị em dâng lên Thiên Chúa sự xấu hổ và nhục nhã đó, với niềm tin tưởng rằng hình phạt này sẽ góp phần chữa lành các nạn nhân, thanh tẩy Giáo Hội và canh tân nhiệm vụ ngàn đời của Giáo Hội trong việc giáo dục và lo lắng cho người trẻ. Tôi cũng bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với các cố gắng đương đầu với vấn đề này với tinh thần trách nhiệm, và tôi xin tất cả anh chị em lo lắng cho các nạn nhân và liên đới với các linh mục của anh chị em.
Đề cập tới sự tham dự của mọi tín hữu vào chức linh mục của Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh vai trò của anh chị em giáo dân trong sứ mệnh là muối men tin mừng trong xã hội. Ngài cầu mong các tư tưởng và giáo huấn của Đức Hồng Y Newman tiếp tục linh hứng cho mọi môn đệ Chúa Kitô để mọi tư tưởng lời nói và hành động của họ phù hợp với Chúa, và để họ hoạt động không mệt mỏi hầu bảo vệ các sự thật luân lý bất biến, được lấy lại, soi sáng và tái xác nhận, vì chúng là nền tảng của một xã hội thật sự nhân bản, công bằng và tự do. Rồi Đức Thánh Cha mời gọi mọi người như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện để cho các tín hữu công giáo của vùng đất này luôn ngày càng ý thức hơn về phẩm giá là dân tư tế, được mời gọi thánh hiến thế giới cho Thiên Chúa qua cuộc sống đức tin và sự thánh thiện. Ước gì lòng hăng say tông đồ có thể lớn mạnh và được đồng hành bởi việc gia tăng lời cầu nguyện cho ơn gọi thừa tác linh mục. Việc tông đồ của giáo dân càng phát triển bao nhiêu, thì lại càng cấp thiết cần các linh mục bấy nhiêu; và giáo dân càng đào sâu ý thức ơn gọi đặc thù của họ bao nhiêu, thì lại càng minh nhiên tính cách đặc thù của linh mục bấy nhiêu. Sau cùng, Đức Thánh Cha cầu mong có nhiều người trẻ đáp trả tiếng Chúa kêu mời trở thành linh mục tận hiến cuộc đời và tài năng cho Chúa để phục vụ Nước Trời.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã đi dọc gian giữa nhà thờ chính tòa để chào tín hữu giữa tiếng vỗ tay nồng nhiệt của mọi người. Ngài ra thềm nhà thờ để chào và ban phép lành cho hàng ngàn bạn trẻ tham dự
thánh lễ qua màn truyền hình ở trước nhà thờ. Anh Uche, một thanh niên gốc phi châu, đại điện cho các bạn trẻ chào mừng Đức Thánh Cha và nói lên niêm vui và hạnh phúc được gặp Đức Thánh Cha và lắng nghe ngài. Đức Thánh Cha nói: Chúng ta được sinh ra để tiếp nhận tình yêu và chúng ta có tình yêu. Chúng ta phải cám ơn Chúa mọi ngày, vì tình yêu nhận lãnh đó khiến cho chúng ta là chính mình, và chỉ cho chúng ta thấy điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta cũng được Chúa dựng nên để trao ban tình yêu và biến nó trở thành thực tại vững chắc nhất của cuộc sống. Tuy nhiên, yêu thương là điều rất khó. Con tim của chúng ta dễ bị chai cứng vì ích kỷ, ghen tương và kiêu ngạo. Tôi xin các bạn mỗi ngày nhìn sâu vào trong tim mình để tìm ra suối nguồn của mọi tình yêu thương đích thực. Chúa Giêsu luôn ở đó, chờ đợi chúng ta cùng Ngài cầm trí và lắng nghe tiếng Ngài. Cả giữa những bận rộn lo lắng vất vả thường ngày chúng ta cũng cần nhường chỗ cho thinh lặng, để có thể tìm thấy Thiên Chúa và khám phá ra mình đích thưc là ai.
Đức Thánh Cha đã làm phép một ngọn nến như dấu chỉ sự hiện diện hiền phụ của ngài giữa giới trẻ thủ đô Luân Đôn.
Tiếp đến ngài đã trở lại trong nhà thờ để khánh thành bức khảm đá mầu thánh Đavít, là một trong nhiều vị thánh lớn sống vào thế kỷ thứ VI, bổn mạng tín hữu vùng Galles. Cùng với nhiều thừa sai rao giảng Tin Mừng cho các đảo Anh quốc, người đã là vị sáng lập nền văn hóa kitô là căn cội của Âu châu tân tiến ngày nay. Đức Thánh Cha cầu mong sứ điệp của thánh Davít tiếp tục vang dội trong vùng Galles mỗi ngày với tất cả sự đơn sơ nhưng phong phú của nó.
Sau đó, ngài sang nhà nguyện ”Đức Bà Cây Nến” để kính viếng tượng Đức Mẹ. Tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi này đã được tìm thấy tại Cardigan bên bờ sông Teifi tay cầm cây nến sáng, và đã được tín hữu tôn kính từ năm 1158. Bức tượng chính đã bị ông Thomas Cromwell, Thủ tưởng của vua Henry VIII, ra lệnh phá hủy cùng với mọi dụng cụ tôn kính Đức Mẹ vào năm 1538. Bức tượng hiện nay được tạc lại vào năm 1986 theo một mẫu cổ bằng gỗ. Cây nến Đức Mẹ cầm trên tay đã được Đức Gioan Phaolô II làm phép tại Roma. Năm nay cũng là kỷ niệm 40 năm thánh hiến nhà nguyện Đức Bà Cây Nến. Nhân dịp này Đức Cha Edwin Regan, Giám Mục giáo phận Wrexham đã chủ sự buổi canh thức ngày 15 tháng 9 trong nhà thờ chính tòa Clifton, trước khi phái đoàn tín hữu vùng Galles về Luân Đôn tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha.
Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã lên xe trở về Tòa Sứ Thần dể dùng bữa trưa và nghỉ ngơi chốc lát. Lúc 16 giờ 40 Đức Thánh Cha đã tới thăm nhà dưỡng lão thánh Phêrô cách đó 11 cây số. Nhà dưỡng lão do dòng các nữ tu Tiểu Muội Người nghèo điểu khiến có 76 cụ già, trong đó có 9 linh mục và tu sĩ. Các nữ tu Tiểu Muội người nghèo đã tới Anh quốc lập dòng năm 1851. Hiện nay dòng được trợ lực bởi ”Hiệp hội Jeanne Jugan” là tên của Đấng sáng lập. Các nữ tu của dòng hoạt động tại 32 quốc gia trên thế giới. Đức Thánh Cha đã được Đức Cha Peter Smith, Tổng Giám Mục giáo phận Southwark, cũng như linh mục tuyên úy và mẹ bề trên tiếp đón. Đức Thánh Cha đã vào viếng Mình Thánh Chúa trong nhà nguyện, sau đó ngài sang hội trường của nhà dưỡng lão gặp các cụ già. Nữ tu Marie Claire Bề trên và bà Patricia Fasky đại diện các cụ già, đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha và đại diện các cụ tặng Đức Thánh Cha một bức khám đá mầu Thánh Phêrô.
Ngỏ lời với mọi người Đức Thánh Cha tái khẳng định tình yêu thương và lòng trân trọng qúy mến Giáo Hội dành cho người già cả, bệnh tật và đau yếu. Qua điều răn thứ tư dậy thảo kính cha mẹ, Thiên Chúa muốn một sự tôn trọng chính xác đối với phẩm giá, giá trị, sức khỏe và hạnh phúc của người già. Qua các cơ cấu bác ái tại Anh quốc và ở các nơi khác Giáo Hội tìm thực thi giới răn Chúa dậy tôn trọng sự sống, mà không phân biệt tuổi tác hay các điều kiện. Vì mỗi người trong chúng ta đều đã được Chúa muốn, được yêu thương và cần thiết... Chính vì thế tôi đến thăm anh chị em như là một người anh em hiểu biết niềm vui, nỗi buồn và các thách đố của tuổi già. Tuổi già cho phép chúng ta qúy trọng vẻ đẹp của ơn sự sống cũng như ý thức về cơ may đào sâu mầu nhiệm của Chúa Kitô hạ mình nhập thể để chia sẻ thân phận làm người của chúng ta. Nó cũng là cơ may giúp chúng ta cầu nguyện cho những người chúng ta đã quen biết yêu thương, và đặt để mọi sự trong lòng bàn tay nhân hiền của Thiên Chúa.
Sau khi ban phép lành và hỏi han ủy lạo các cụ, Đức Thánh Cha đã đi xe đến công viên Hyde để chủ sự buổi canh thức với tín hữu. Chúng tôi sẽ tường thuật diễn tiến biến cố này vào ngày mai.
Một chuyện bên lề chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, nhưng có lẽ được các cơ quan truyền thông chú ý nhiều nhất, đó là vụ cảnh sát Anh bắt giữ 6 người gốc Bắc Phi, đa số là Algérie, bị tình nghi âm mưu khủng bố ám sát Đức Thánh Cha. 5 người bị bắt tại tư gia lúc 5 giờ rưỡi sáng thứ sáu vừa qua, và người thứ sáu bị bắt vào ban chiều. Họ từ 26 đến 50 tuổi, nhân viên của công ty Veolia giữ vệ sinh thành phố và làm việc ở khu vực Westminster, nơi có trụ sở Quốc Hội Anh.
Cảnh sát tiếp tục lục soát các khu dân cư ở mạn bắc và đông Luân Đôn cũng như hai trung tâm thương mại ở địa phương, nhất là khu chứa dụng cụ vệ sinh thành phố, nhưng không tìm được vật liệu gì nguy hiểm.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha vẫn thanh thản yên hàn và chương trình viếng thăm của ngài không có gì thay đổi.
Ngoài ra, theo hãng tin Ansa của Italia, nhiều cơ quan an ninh Hoa kỳ cho rằng mức độ đe dọa chống Đức Giáo Hoàng thật là thấp. Họ tỏ ra nghi ngờ về mức độ nghiêm trọng và khả năng của những người bị tình nghi là ”âm mưu ám sát ĐGH”.
Nhưng trước khi đi vào các hoạt động của Đức Thánh Cha tại Luân Đôn trong ngày 18-9, chúng ta cùng nhìn lại biến cố nổi bật của ngài chiều thứ sáu 17-9.
Hình ảnh hùng hồn nhất trong các sinh hoạt của Đức Thánh Cha chiều ngày 17-9 vừa qua có lẽ là cảnh tượng Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục Rowan Williams, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo, cùng quì trước mộ của Thánh Edward II, Vị Hiển Tu trong Đan viện Westminster. Thánh nhân là vua nước Anh hồi thế kỷ 11, trước khi các tín hữu Kitô tại nước này chia cách nhau.
Nhà thờ thánh Phêrô của đan viện Westminster được xây hồi thế kỷ thứ VIII dâng kính thánh Phêrô Tông Đồ. Năm 950 Đức Cha Dunstan, Giám Mục Luân Đôn, biến nó trở thành đan viện Biển Đức. Nhà thờ dài 156 mét, rộng 34 mét và cao 34 mét, gian giữa xây theo kiểu gô tích. Từ năm 1066 nhà thờ này đã là nơi diễn ra lễ nghi đăng quang của các vua Anh quốc, và cũng là nơi chôn cất các vua. Nhờ sự trợ giúp của vua Edgan và nhất là thánh vương Edward II, đan viện được nới rộng. Bên trong nhà thờ có các nhà nguyện với mộ của khoảng 100 nhân vật quan trọng, da số là các vua Anh quốc.
Trước đó, Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục đã hội kiến riêng với nhau trong 30 phút về các tín hữu Kitô tại Thánh Địa với Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới về Trung Đông, về những vùng lớn đang bị xung đột trong đó Công Giáo và Anh giáo cố gắng cộng tác với nhau: chẳng hạn tại Sudan, hàng giáo phẩm Anh giáo và Công giáo có thể làm việc chung, làm chứng tá và củng cố hòa bình... Sau cuộc hội kiến, có một tuyên ngôn chung được công bố trong đó Đức Thánh Cha và Đức Tổng Giám Mục Anh giáo nhấn mạnh sự cần thiết phải công bố Sứ điệp Tin Mừng cứu độ của Chúa Giêsu Kitô một cách có lý luận và có sức thuyết phục trong bối cảnh những biến chuyển sâu rộng về văn hóa và xã hội ngày nay, cũng như qua chứng tá cuộc sống thánh thiện và minh bạch.
Trong tuyên ngôn, hai vị cũng đồng ý cần phải cải tiến các quan hệ đại kết và tiếp tục đối thoại về thần học, đứng trước những thách đố mới đang được đề ra cho sự hiệp nhất trong và ngoài cộng đoàn Kitô.
Tiếp đó, Đức Thánh Cha và Đức Giáo Chủ Anh giáo đã tham dự Kinh Chiều đại kết tại Đan viện Westminster, trước sự tham dự của đông đảo các Giám Mục Công Giáo, Anh giáo, chức sắc của nhiều Giáo Hội Kitô khác như Tin Lành Methodist và Trưởng Lão và các tín hữu.
Đức Tổng Giám Mục Williams đã chào đón Đức Thánh Cha Biển Đức XVI như vị Giáo Hoàng đầu tiên viếng thăm Đan viện Westminster, nguyên là một cộng đoàn của các Đan sĩ dòng Biển Đức cho đến năm 1540, khi Vua Henry VIII ly khai với Tòa Thánh và giải tán Đan viện này.
Lên tiếng tại buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha nói: ”Trong một xã hội ngày càng tỏ ra dửng dưng hoặc thù nghịch đối với sứ điệp Kitô giáo, các tin hữu Kitô phải học cách thức cùng nhau diễn tả những lý do tại sao mình tin và tại sao niềm tin nơi Chúa Kitô làm cho mình tràn đầy hy vọng”. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói thêm rằng ước muốn trình bày một chứng tá hiệp nhất không thể có nghĩa là các tín hữu Kitô phải đi theo những con đường tắt. Ngài nhấn mạnh rằng ”Lòng trung thành với Lời Chúa... đòi chúng ta phải có một thái độ vâng phục dẫn đưa chúng ta đến chỗ hiểu ý Chúa một cách sâu xa hơn, một sự vâng phục được giải thoát khỏi mọi thái độ xu thời về trí thức hoặc dễ dàng chiều theo tinh thần thời đại”.
Biến cố sau cùng của ngày thứ sáu, 17-9, là bữa ăn tối làm việc giữa phái đoàn Tòa Thánh do Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh hướng dẫn và phái đoàn chính phủ Anh do ngoại trưởng William Hague hướng dẫn.
Thông cáo chung cho biết hai phái đoàn đã thảo luận về một số lãnh vực được hai bên quan tâm và chia sẻ như quyết tâm chấm dứt nghèo đói và chậm tiến. Đứng trước Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới tại New York để kiểm điểm những tiến bộ trong việc thực thi các mục tiêu đã được đề ra hồi đầu Ngàn Năm Mới, Phái đoàn Tòa Thánh và Anh quốc có cùng xác tín: cần phải làm hơn nữa để giải quyết những đau khổ không cần thiết do đói kém, bệnh tật và mù chữ gây ra. Sự lãnh đạo vững chãi và mạnh mẽ về chính trị, cũng như sự tôn trọng luân lý đạo đức của các cộng đồng địa phương là điều cần thiết trong việc thăng tiến quyền sống, lương thực, sức khỏe và sự phát triển cho mọi người.
Chính phủ Anh và Tòa Thánh cũng xác tín cần cấp thiết hành động để đối phó với thách đố thay đổi khí hậu, hành động ở mọi cấp độ từ chính quyền cho đến cá nhân, để mau lẹ giảm bớt thán khí gây ra hiện tượng lồng kính, tiến tới một nền kinh tế hoàn cầu ít chất than, trợ giúp các nước nghèo và dễ bị thương tổn thích ứng với ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.
Ngoài ra, hai bên cũng trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề xã hội và kinh tế, nhìn nhận vai trò thiết yếu của tín ngưỡng trong đời sống cá nhân, và như là thành phần của một xã hội vững mạnh, quảng đại và bao dung.
Sau cùng, thông cáo nhìn nhận rằng cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một cơ hội để trao đổi sâu rộng hơn quan điểm giữa Tòa Thánh và chính phủ Anh.
Thứ bẩy 18 tháng 9 lúc 8,15 phút sáng Đức Thánh cha đã đi xe từ Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tới tòa Tổng Giám Mục cách đó 12 cây số để hội kiến với Thủ tướng, Phó thủ tướng và lãnh tụ đảng đối lập. Trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha, Thủ tướng David Cameron, Phó thủ tướng Nick Clegg và bà Harriet Harman được Đức Hồng Y Murphy O' Connor, nguyên Tổng Giám Mục Westminster và Đức Hồng Y Vincent Nichols, đương kim Tổng Giám Mục, kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh quốc, tiếp đón trong phòng khánh tiết.
Thủ tướng David Cameron sinh năm 1966 tại Luân Đôn, có vợ và 4 con. Ông đã là bí thư chính trị của Thủ tướng John Major năm 1991 và cố vấn đặc biệt của Bộ lao động. Năm 2000 ông là dân biểu quốc hội và năm 2005 ông trở thành lãnh tụ đảng Bảo Thủ. Ngày 11 tháng 5 năm 2010 ông David Cameron trở thành Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử của Anh quốc kể từ năm 1812 tới nay.
Phó thủ tướng Nick Clegg sinh năm 1967. Là nhà báo, và cố vấn Ủy ban âu châu ông đã là dân biểu đảng Tự do dân chủ trong các năm 1999-2004. Năm 2007 ông trở thành Tổng thư ký đảng và từ tháng 5 năm 2010 ông giữ chức Phó thủ tướng trong chính phủ liên hiệp. Ông có vợ và hai con.
Bà Harriet Harman, lãnh tụ phe đối lập, sinh năm 1950 có chồng và 3 con. Bà chuyên tranh đấu cho các quyền dân sự và là thành viên phong trào nữ quyền. Từ năm 1982 bà là thành viên hội đồng tỉnh của đảng Lao Động. Sau khi thủ tướng Gordon Brown từ chức bà trở thành Tổng thư ký tạm thời của Đảng Lao Động và lãnh tụ khối đối lập.
Cuộc hội kiến lần lượt với cả ba người đã diễn ra trong phòng khách ở lầu 1 của tòa Tổng Giám Mục Westminster.
Sau đó lúc 9 giờ 40 Đức Thánh cha đã đi sang nhà thờ chính tòa để chủ sự thánh lễ cho tín hữu.
Sau khi Đức Giáo Hoàng Pio IX tái lập hàng giáo phẩm tại Anh quốc năm 1850, năm 1884 Đức Hồng Y Henry Edward Manning dã mua miếng đất hiện nay để xây nhà thờ chính toà, nhưng công việc xây cất đã do Đức Hồng Y Herbert Vaughan khởi sự năm 1895. Kỹ sư John Francis Bentley đã viếng thăm nhà thờ chính tòa thánh Marco tại Venezia, nhà thờ thánh Vitale ở Ravenna bên Italia và nhà thờ thánh nữ Sofia ở Costantinopoli để vẽ sơ đồ kiểu bisantin cho nhà thờ Westminster. Công cuộc xây cất hoàn thành năm 1903, nhưng nhà thờ đã chỉ được khánh thành năm 1910 sau khi thanh toán hết mọi nợ nần. Chặng Đàng Thánh Giá rất đẹp và nổi tiếng, do nhà điêu khắc Eric Gill tạc, đã được khánh thành năm 1918. Việc trang hoàng bên trong nhà thờ bằng các bức khảm đá mầu và đá cẩm thạch qúy vẫn chưa hoàn tất vì các khó khăn tài chánh. Bức khảm đá mầu thánh Davít, Bổn mạng của vùng Galles, sẽ được Đức Thánh Cha làm phép khánh thành sau thánh lễ. Trong chuyến công du Anh quốc hồi năm 1982 Đức Gioan Phaolô II cũng đã chủ sự thánh lễ tại đây. Quảng trưởng trước nhà thờ có chỗ cho 100.000 tín hữu, và thường được sử dụng cho các biến cố lớn như dịp hài cốt thánh nữ Terexa Hài đồng Giêsu thánh du Luân Đôn ngày 12 tháng 10 năm ngoái 2009.
Nhà thờ chính tòa dâng kính Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô có 1.500 chỗ ngồi. Có mấy ngàn bạn trẻ và tín hữu theo dõi thánh lễ qua màn truyền hình lớn bên ngoài nhà thờ.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nhắc tới sự kiện nhà thờ chính tòa được dâng kính Máu Cực Thánh Chúa Giêsu Kitô, là dấu chỉ lòng thương xót cứu chuộc Thiên Chúa tuôn đổ trên thế giới qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Đức Thánh Cha cũng nhắc đến cây Thánh Giá lớn treo trên gian giữa nhà thờ chính tòa diễn tả thân xác Chúa Kitô bầm dập vì đau khổ, nạn nhân vô tội, Đấng qua cái chết đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và cho chúng ta được chia sẻ chính cuộc sống của Thiên Chúa. Đôi tay giang rộng của Chúa Giêsu Kitô ôm trọn toàn thể Giáo Hội và dâng lên Thiên Chúa Cha hàng hàng lớp lớp các tín hữu quy tụ quanh bàn hiến tế thánh thể và tham dự vào các hoa trái của hiến tế thánh thể. Đó là mầu nhiệm giúp chúng ta nhận ra sự hiệp nhất giữa hiến tế của Chúa Kitô trên Thánh Giá và hiến tế Thánh Thể mà ngài ban cho Giáo Hội như suối nguồn ơn thánh cứu độ, cũng như với chức linh mục đời đời, qua đó từ bên hữu Thiên Chúa Cha trên trời Ngài không ngừng bầu cử cho chúng ta là các chi thể thân mình mầu nhiệm của Ngài... Qua sự khổ đau và cái chết và qua việc tự hiến trong Thần Khí vĩnh cửu, Chúa Giêsu đã trở thành thượng tế của chúng ta và Đấng trung gian của một giao ước mới.
Trung thành với lệnh truyền của Chúa Kitô: ”Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22, 19), Giáo Hội tại khắp mọi nơi và trong mọi thời đại trung thành cử hành Thánh Thể cho tới khi Chúa trở lại trong vinh quang, vui mừng về sự hiện diện bí tích của Chúa và kín múc nơi sức mạnh của hiến tế cứu độ các ơn cần thiết cho sự cứu rỗi thế giới. Đức Thánh Cha nêu bật tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể như sau:
Thực tại của hiến tế Thánh Thể đã luôn luôn là trọng tâm của đức tin Công Giáo; bị đưa ra thảo luận hồi thế kỷ XVI, nó đã được tái khẳng định bởi Công Đồng Chung Trento trong bối cảnh sự công chính hóa của chúng ta trong Chúa Kitô. Tại Anh quốc này, như chúng ta đều biết, có nhiều người đã dũng cảm bênh vực Thánh Lễ, thường là với giá mắc mỏ, làm nảy sinh ra lòng sùng mộ bí tích Thánh Thể rất thánh, từng là một đặc thái của Công Giáo tại vùng đất này. Mầu nhiệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô tiếp tục trong các chi thể của Thân Mình Mầu Nhiệm Ngài là Giáo Hội thuộc mọi thời đại... Chúng ta thấy khía cạnh này của mầu nhiệm máu thánh Chúa Kitô được diễn tả ra trong hình thức hùng hồn nhất nơi các vị tử đạo của mọi thời đại. Các vị là những người đã uống chén mà chính Chúa Kitô đã uống, đổ máu ra kết hiệp với hiến tế của Chúa và ban sự sống mới cho Giáo Hội. Nó cũng phản ánh nơi các anh chị em của chúng ta đó đây trên thế giới đang đau khổ vì bị kỳ thị và bách hại vì đức tin kitô. Nhưng nó cũng thường dấu ẩn trong các khổ đau của tất cả các kitô hữu hằng ngày kết hiệp các hy sinh của họ với các hy sinh của Chúa để thánh hóa Giáo Hội và đem lại ơn cứu độ cho thế giới. Tôi nghĩ tới các anh chị em gìa cả, đau yếu, tàn tật phải khổ đau trên thân xác cũng như trong tinh thần.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha cũng đề cập tới các vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thanh niên và nói: Tôi cũng nghĩ tới nỗi khổ đau mênh mông do các vụ lạm dụng tính dục trẻ em gây ra, một cách đặc biệt do các thừa tác viên của Giáo Hội gây ra. Tôi xin bầy tỏ nỗi khổ đau sâu xa của tôi đối với các nạn nhân vô tội của các tội phạm không thể định tính được này, với niềm hy vọng quyền năng ơn thánh của Chúa Kitô và hiến tế hòa giải của Ngài sẽ đem lại sự chữa lành sâu xa và niềm an bình cho cuộc sống của họ. Cùng với anh chị em tôi cũng thừa nhận sự xấu hổ và nhục nhã, mà chúng ta tất cả đã phải đau khổ vì các tội phạm này. Tôi mời gọi anh chị em dâng lên Thiên Chúa sự xấu hổ và nhục nhã đó, với niềm tin tưởng rằng hình phạt này sẽ góp phần chữa lành các nạn nhân, thanh tẩy Giáo Hội và canh tân nhiệm vụ ngàn đời của Giáo Hội trong việc giáo dục và lo lắng cho người trẻ. Tôi cũng bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với các cố gắng đương đầu với vấn đề này với tinh thần trách nhiệm, và tôi xin tất cả anh chị em lo lắng cho các nạn nhân và liên đới với các linh mục của anh chị em.
Đề cập tới sự tham dự của mọi tín hữu vào chức linh mục của Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh vai trò của anh chị em giáo dân trong sứ mệnh là muối men tin mừng trong xã hội. Ngài cầu mong các tư tưởng và giáo huấn của Đức Hồng Y Newman tiếp tục linh hứng cho mọi môn đệ Chúa Kitô để mọi tư tưởng lời nói và hành động của họ phù hợp với Chúa, và để họ hoạt động không mệt mỏi hầu bảo vệ các sự thật luân lý bất biến, được lấy lại, soi sáng và tái xác nhận, vì chúng là nền tảng của một xã hội thật sự nhân bản, công bằng và tự do. Rồi Đức Thánh Cha mời gọi mọi người như sau:
Chúng ta hãy cầu nguyện để cho các tín hữu công giáo của vùng đất này luôn ngày càng ý thức hơn về phẩm giá là dân tư tế, được mời gọi thánh hiến thế giới cho Thiên Chúa qua cuộc sống đức tin và sự thánh thiện. Ước gì lòng hăng say tông đồ có thể lớn mạnh và được đồng hành bởi việc gia tăng lời cầu nguyện cho ơn gọi thừa tác linh mục. Việc tông đồ của giáo dân càng phát triển bao nhiêu, thì lại càng cấp thiết cần các linh mục bấy nhiêu; và giáo dân càng đào sâu ý thức ơn gọi đặc thù của họ bao nhiêu, thì lại càng minh nhiên tính cách đặc thù của linh mục bấy nhiêu. Sau cùng, Đức Thánh Cha cầu mong có nhiều người trẻ đáp trả tiếng Chúa kêu mời trở thành linh mục tận hiến cuộc đời và tài năng cho Chúa để phục vụ Nước Trời.
Sau khi kết thúc Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đã đi dọc gian giữa nhà thờ chính tòa để chào tín hữu giữa tiếng vỗ tay nồng nhiệt của mọi người. Ngài ra thềm nhà thờ để chào và ban phép lành cho hàng ngàn bạn trẻ tham dự
thánh lễ qua màn truyền hình ở trước nhà thờ. Anh Uche, một thanh niên gốc phi châu, đại điện cho các bạn trẻ chào mừng Đức Thánh Cha và nói lên niêm vui và hạnh phúc được gặp Đức Thánh Cha và lắng nghe ngài. Đức Thánh Cha nói: Chúng ta được sinh ra để tiếp nhận tình yêu và chúng ta có tình yêu. Chúng ta phải cám ơn Chúa mọi ngày, vì tình yêu nhận lãnh đó khiến cho chúng ta là chính mình, và chỉ cho chúng ta thấy điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta cũng được Chúa dựng nên để trao ban tình yêu và biến nó trở thành thực tại vững chắc nhất của cuộc sống. Tuy nhiên, yêu thương là điều rất khó. Con tim của chúng ta dễ bị chai cứng vì ích kỷ, ghen tương và kiêu ngạo. Tôi xin các bạn mỗi ngày nhìn sâu vào trong tim mình để tìm ra suối nguồn của mọi tình yêu thương đích thực. Chúa Giêsu luôn ở đó, chờ đợi chúng ta cùng Ngài cầm trí và lắng nghe tiếng Ngài. Cả giữa những bận rộn lo lắng vất vả thường ngày chúng ta cũng cần nhường chỗ cho thinh lặng, để có thể tìm thấy Thiên Chúa và khám phá ra mình đích thưc là ai.
Đức Thánh Cha đã làm phép một ngọn nến như dấu chỉ sự hiện diện hiền phụ của ngài giữa giới trẻ thủ đô Luân Đôn.
Tiếp đến ngài đã trở lại trong nhà thờ để khánh thành bức khảm đá mầu thánh Đavít, là một trong nhiều vị thánh lớn sống vào thế kỷ thứ VI, bổn mạng tín hữu vùng Galles. Cùng với nhiều thừa sai rao giảng Tin Mừng cho các đảo Anh quốc, người đã là vị sáng lập nền văn hóa kitô là căn cội của Âu châu tân tiến ngày nay. Đức Thánh Cha cầu mong sứ điệp của thánh Davít tiếp tục vang dội trong vùng Galles mỗi ngày với tất cả sự đơn sơ nhưng phong phú của nó.
Sau đó, ngài sang nhà nguyện ”Đức Bà Cây Nến” để kính viếng tượng Đức Mẹ. Tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Nhi này đã được tìm thấy tại Cardigan bên bờ sông Teifi tay cầm cây nến sáng, và đã được tín hữu tôn kính từ năm 1158. Bức tượng chính đã bị ông Thomas Cromwell, Thủ tưởng của vua Henry VIII, ra lệnh phá hủy cùng với mọi dụng cụ tôn kính Đức Mẹ vào năm 1538. Bức tượng hiện nay được tạc lại vào năm 1986 theo một mẫu cổ bằng gỗ. Cây nến Đức Mẹ cầm trên tay đã được Đức Gioan Phaolô II làm phép tại Roma. Năm nay cũng là kỷ niệm 40 năm thánh hiến nhà nguyện Đức Bà Cây Nến. Nhân dịp này Đức Cha Edwin Regan, Giám Mục giáo phận Wrexham đã chủ sự buổi canh thức ngày 15 tháng 9 trong nhà thờ chính tòa Clifton, trước khi phái đoàn tín hữu vùng Galles về Luân Đôn tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha.
Sau khi từ giã mọi người Đức Thánh Cha đã lên xe trở về Tòa Sứ Thần dể dùng bữa trưa và nghỉ ngơi chốc lát. Lúc 16 giờ 40 Đức Thánh Cha đã tới thăm nhà dưỡng lão thánh Phêrô cách đó 11 cây số. Nhà dưỡng lão do dòng các nữ tu Tiểu Muội Người nghèo điểu khiến có 76 cụ già, trong đó có 9 linh mục và tu sĩ. Các nữ tu Tiểu Muội người nghèo đã tới Anh quốc lập dòng năm 1851. Hiện nay dòng được trợ lực bởi ”Hiệp hội Jeanne Jugan” là tên của Đấng sáng lập. Các nữ tu của dòng hoạt động tại 32 quốc gia trên thế giới. Đức Thánh Cha đã được Đức Cha Peter Smith, Tổng Giám Mục giáo phận Southwark, cũng như linh mục tuyên úy và mẹ bề trên tiếp đón. Đức Thánh Cha đã vào viếng Mình Thánh Chúa trong nhà nguyện, sau đó ngài sang hội trường của nhà dưỡng lão gặp các cụ già. Nữ tu Marie Claire Bề trên và bà Patricia Fasky đại diện các cụ già, đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha và đại diện các cụ tặng Đức Thánh Cha một bức khám đá mầu Thánh Phêrô.
Ngỏ lời với mọi người Đức Thánh Cha tái khẳng định tình yêu thương và lòng trân trọng qúy mến Giáo Hội dành cho người già cả, bệnh tật và đau yếu. Qua điều răn thứ tư dậy thảo kính cha mẹ, Thiên Chúa muốn một sự tôn trọng chính xác đối với phẩm giá, giá trị, sức khỏe và hạnh phúc của người già. Qua các cơ cấu bác ái tại Anh quốc và ở các nơi khác Giáo Hội tìm thực thi giới răn Chúa dậy tôn trọng sự sống, mà không phân biệt tuổi tác hay các điều kiện. Vì mỗi người trong chúng ta đều đã được Chúa muốn, được yêu thương và cần thiết... Chính vì thế tôi đến thăm anh chị em như là một người anh em hiểu biết niềm vui, nỗi buồn và các thách đố của tuổi già. Tuổi già cho phép chúng ta qúy trọng vẻ đẹp của ơn sự sống cũng như ý thức về cơ may đào sâu mầu nhiệm của Chúa Kitô hạ mình nhập thể để chia sẻ thân phận làm người của chúng ta. Nó cũng là cơ may giúp chúng ta cầu nguyện cho những người chúng ta đã quen biết yêu thương, và đặt để mọi sự trong lòng bàn tay nhân hiền của Thiên Chúa.
Sau khi ban phép lành và hỏi han ủy lạo các cụ, Đức Thánh Cha đã đi xe đến công viên Hyde để chủ sự buổi canh thức với tín hữu. Chúng tôi sẽ tường thuật diễn tiến biến cố này vào ngày mai.
Một chuyện bên lề chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha, nhưng có lẽ được các cơ quan truyền thông chú ý nhiều nhất, đó là vụ cảnh sát Anh bắt giữ 6 người gốc Bắc Phi, đa số là Algérie, bị tình nghi âm mưu khủng bố ám sát Đức Thánh Cha. 5 người bị bắt tại tư gia lúc 5 giờ rưỡi sáng thứ sáu vừa qua, và người thứ sáu bị bắt vào ban chiều. Họ từ 26 đến 50 tuổi, nhân viên của công ty Veolia giữ vệ sinh thành phố và làm việc ở khu vực Westminster, nơi có trụ sở Quốc Hội Anh.
Cảnh sát tiếp tục lục soát các khu dân cư ở mạn bắc và đông Luân Đôn cũng như hai trung tâm thương mại ở địa phương, nhất là khu chứa dụng cụ vệ sinh thành phố, nhưng không tìm được vật liệu gì nguy hiểm.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha vẫn thanh thản yên hàn và chương trình viếng thăm của ngài không có gì thay đổi.
Ngoài ra, theo hãng tin Ansa của Italia, nhiều cơ quan an ninh Hoa kỳ cho rằng mức độ đe dọa chống Đức Giáo Hoàng thật là thấp. Họ tỏ ra nghi ngờ về mức độ nghiêm trọng và khả năng của những người bị tình nghi là ”âm mưu ám sát ĐGH”.