VINH - Với sức gió mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13, khi đổ bộ vào đất liền, với tâm bảo là Nghệ An, bảo số ba đã gây thiệt hại rất lớn cho người dân nơi đây. Nếu như toàn tỉnh Nghệ An có 6 người chết, 49 người bị thương, 3000 ngôi nhà tốc mái (Báo Tuổi trẻ Online số ra ngày 28 tháng 8 năm 2010) thì riêng vùng quê nhỏ bé Nhân Hòa đã có ít nhất 04 người bị thương nặng phải đi cấp cứu, nhà thờ xứ bị bốc mất hơn 500 viên ngói, sập trần; nhà xứ bị tốc mái, 240 m2 dàn tôn lạnh bị sập hẵn; 2 nhà dân, trạm bơm, tường bao nghĩa trang bị sụp đổ hoàn toàn; 94 nhà khác bị tốc mái, 4 Km đường điện bị đổ nát, hàng ngàn cây xanh, cây cổ thụ và cây ăn trái đổ gãy; hơn 120 ha ruộng lúa hè thu đang làm đòng hoặc đã trổ bông bị ngâm nước có nguy cơ mất trắng... Ngồi trên nóc nhà thờ nhìn xuống, người ta thấy làng quê Nhân Hòa tan tác kiệt quệ. Theo thống kê chi tiết, chưa tính những mất mát ngoài đồng ruộng, toàn giáo xứ thiệt hại 237.895.000 đồng (Biên bản thống kê thiệt hại cơn bảo số 3 của giáo xứ Nhân Hòa).
Xem hình ảnh
Đang khi mưa bảo hoành hành, biết được nhà thờ và nhà xứ bị hư hại, giáo dân đã bỏ nhà mình, bất chấp mưa bão, tập trung đến chống đỡ bảo vệ Nhà Chúa. Nhiều thanh niên can đảm leo lên mái nhà giữ từng viên ngói, tấm tôn. Sau khi bão tan, đông đủ giáo dân, già trẻ, nam nữ kéo nhau về nhà thờ lợp ngói, dựng cây, làm vệ sinh trước khi trở về khắc phục thiệt hại tại nhà mình. Họ coi nhà Chúa hơn nhà mình, Đức tin hơn của cải vật chất. Có thế, người ta mới thấy được truyền thống sống đạo tốt lành của người dân nơi đây, bằng mọi giá phải bảo đức tin, bảo vệ gia sản vật chất và tinh thần của Cha ông để lại theo tinh thần sống Năm Thánh 2010.
Sau khi bảo gió qua đi, có dịp cùng với cha tân quản xứ Phêrô Trần Phúc Chính, trực tiếp đến thăm hỏi, động viên các gia đình sáng 25/08/2010, chúng tôi mới nhận thấy những thiệt hại to lớn mà vùng quê nghèo này phải hứng chịu. Đường xá, vườn tược, cây cối tan hoang; nhà cửa xiêu vẹo, nước chảy trong như ngoài do bị bốc mái. Có những gia đình nhà sập hoàn toàn phải đi ở nhờ nhà người khác. Nhiều gia đình mới tháng 8 mà đã sống cảnh "giáp hạt", nay nhìn ra ruộng đồng sau bão gió thì lấy chi hy vọng. Ấy vậy mà khuôn mặt của mọi người ai cũng niềm nỡ chuyện trò xem như không có gì xảy ra.
Hình như, họ đã quen với cái khắc nghiệt của đất miền trung, cái đất mà phải "gạt sỏi tìm cơm, vì hết mưa, thôi hạn lại cơn bảo gần". Trở về trong bộ áo mưa sau khi trực tiếp chứng kiến thiệt hại của đoàn chiên, Cha quản xứ xúc động nói với chúng tôi: "Nếu hai đồng tiền của bà góa trong Phúc Âm là tất cả tài sản của bà (xMc 12, 38-44), thì những mất mát tại các gia đình ở giáo xứ chúng ta cũng là mất mát tài sản của những người nghèo như vậy".
Trong số những người bị thương, có em Maria Nguyễn Thị Huyền Trang bị gãy hai tay do gió xô ngã; ông Phêrô Hà Văn Khai bị mái tôn cắt chân nên bị thương nặng vì mất nhiều máu; đặc biệt, ông Phêrô Nguyễn Văn Ấu bị tường sập đè gãy đốt sống cổ nên bị tê liệt cả tứ chi, phải đi bệnh viện Việt Đức - Hà Nội để mổ và điều trị. Theo yêu cầu của bệnh viện, để có thể mổ vết thương cho ông Ấu, cần phải chi phí 80 triệu đồng, trong khi gia đình Ông lại nghèo đến mức không một đồng xu dính túi. Họ đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Với tinh thần bác ái Kitô giáo, lá rách ít đùm lá rách nhiều, trong những ngày này, ngoài việc giúp nhau khắc phục thiệt hại, mọi người còn đóng góp những "đồng tiền bà góa" để giúp đỡ những gia đình gặp hoạn nạn theo lời kêu gọi của Cha quản xứ. Thiên tai làm cho họ kiệt quệ nhưng họ vẫn cho đi chút ít tài sản còn lại của mình, giống như câu chuyện bà góa thành Sarepta trong Cựu ước (x.1V 17,10-16).
Được biết, giáo xứ đã ấm lòng hơn khi được đoàn Caritas giáo phận do Lm Giuse Nguyễn Viết Nam và chị Têrêxa Phạm Thị Yến Hoa đến thăm, động viên và giúp 5 triệu đồng. Giáo xứ cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ vật chất, tinh thần của nhiều người trong và ngoài giáo phận.
Giáo xứ Nhân Hòa là một giáo xứ khá nhỏ, có gần 2500 giáo dân, nằm cách Tòa giám mục Xã Đoài khoảng 3km đường chim bay về phía Đông Bắc, cách đường quốc lộ 1A chừng 2Km về phía Tây. Không như truyền thống sống đạo rất giàu có và lâu đời của quê hương Đức Giám Mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, đời sống kinh tế nơi đây xưa nay vẫn nổi tiếng bởi cái nghèo đói và nhiều khó khăn. Điều này lại càng thấy rõ hơn khi ai đó hiện diện nơi đây trong và sau cơn bảo số ba vừa rồi.
Giáo xứ Nhân Hòa là giáo xứ mà cha Phêrô Trần Phúc Chính (Cha quê hương Kim Lâm (Họ Tân Lập) ) coi sóc. Quý vị hảo tâm có thể giúp đỡ họ qua địa chỉ của Caritas giáo phận Vinh hoặc gửi trực tiếp cho giáo xứ Nhân Hòa ở địa chỉ: Xóm 7, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Điện thoại: 0915 057 702, Email: revpchinh@yahoo.com
Xem hình ảnh
Đang khi mưa bảo hoành hành, biết được nhà thờ và nhà xứ bị hư hại, giáo dân đã bỏ nhà mình, bất chấp mưa bão, tập trung đến chống đỡ bảo vệ Nhà Chúa. Nhiều thanh niên can đảm leo lên mái nhà giữ từng viên ngói, tấm tôn. Sau khi bão tan, đông đủ giáo dân, già trẻ, nam nữ kéo nhau về nhà thờ lợp ngói, dựng cây, làm vệ sinh trước khi trở về khắc phục thiệt hại tại nhà mình. Họ coi nhà Chúa hơn nhà mình, Đức tin hơn của cải vật chất. Có thế, người ta mới thấy được truyền thống sống đạo tốt lành của người dân nơi đây, bằng mọi giá phải bảo đức tin, bảo vệ gia sản vật chất và tinh thần của Cha ông để lại theo tinh thần sống Năm Thánh 2010.
Sau khi bảo gió qua đi, có dịp cùng với cha tân quản xứ Phêrô Trần Phúc Chính, trực tiếp đến thăm hỏi, động viên các gia đình sáng 25/08/2010, chúng tôi mới nhận thấy những thiệt hại to lớn mà vùng quê nghèo này phải hứng chịu. Đường xá, vườn tược, cây cối tan hoang; nhà cửa xiêu vẹo, nước chảy trong như ngoài do bị bốc mái. Có những gia đình nhà sập hoàn toàn phải đi ở nhờ nhà người khác. Nhiều gia đình mới tháng 8 mà đã sống cảnh "giáp hạt", nay nhìn ra ruộng đồng sau bão gió thì lấy chi hy vọng. Ấy vậy mà khuôn mặt của mọi người ai cũng niềm nỡ chuyện trò xem như không có gì xảy ra.
Hình như, họ đã quen với cái khắc nghiệt của đất miền trung, cái đất mà phải "gạt sỏi tìm cơm, vì hết mưa, thôi hạn lại cơn bảo gần". Trở về trong bộ áo mưa sau khi trực tiếp chứng kiến thiệt hại của đoàn chiên, Cha quản xứ xúc động nói với chúng tôi: "Nếu hai đồng tiền của bà góa trong Phúc Âm là tất cả tài sản của bà (xMc 12, 38-44), thì những mất mát tại các gia đình ở giáo xứ chúng ta cũng là mất mát tài sản của những người nghèo như vậy".
Trong số những người bị thương, có em Maria Nguyễn Thị Huyền Trang bị gãy hai tay do gió xô ngã; ông Phêrô Hà Văn Khai bị mái tôn cắt chân nên bị thương nặng vì mất nhiều máu; đặc biệt, ông Phêrô Nguyễn Văn Ấu bị tường sập đè gãy đốt sống cổ nên bị tê liệt cả tứ chi, phải đi bệnh viện Việt Đức - Hà Nội để mổ và điều trị. Theo yêu cầu của bệnh viện, để có thể mổ vết thương cho ông Ấu, cần phải chi phí 80 triệu đồng, trong khi gia đình Ông lại nghèo đến mức không một đồng xu dính túi. Họ đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Với tinh thần bác ái Kitô giáo, lá rách ít đùm lá rách nhiều, trong những ngày này, ngoài việc giúp nhau khắc phục thiệt hại, mọi người còn đóng góp những "đồng tiền bà góa" để giúp đỡ những gia đình gặp hoạn nạn theo lời kêu gọi của Cha quản xứ. Thiên tai làm cho họ kiệt quệ nhưng họ vẫn cho đi chút ít tài sản còn lại của mình, giống như câu chuyện bà góa thành Sarepta trong Cựu ước (x.1V 17,10-16).
Được biết, giáo xứ đã ấm lòng hơn khi được đoàn Caritas giáo phận do Lm Giuse Nguyễn Viết Nam và chị Têrêxa Phạm Thị Yến Hoa đến thăm, động viên và giúp 5 triệu đồng. Giáo xứ cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ vật chất, tinh thần của nhiều người trong và ngoài giáo phận.
Giáo xứ Nhân Hòa là một giáo xứ khá nhỏ, có gần 2500 giáo dân, nằm cách Tòa giám mục Xã Đoài khoảng 3km đường chim bay về phía Đông Bắc, cách đường quốc lộ 1A chừng 2Km về phía Tây. Không như truyền thống sống đạo rất giàu có và lâu đời của quê hương Đức Giám Mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, đời sống kinh tế nơi đây xưa nay vẫn nổi tiếng bởi cái nghèo đói và nhiều khó khăn. Điều này lại càng thấy rõ hơn khi ai đó hiện diện nơi đây trong và sau cơn bảo số ba vừa rồi.
Giáo xứ Nhân Hòa là giáo xứ mà cha Phêrô Trần Phúc Chính (Cha quê hương Kim Lâm (Họ Tân Lập) ) coi sóc. Quý vị hảo tâm có thể giúp đỡ họ qua địa chỉ của Caritas giáo phận Vinh hoặc gửi trực tiếp cho giáo xứ Nhân Hòa ở địa chỉ: Xóm 7, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Điện thoại: 0915 057 702, Email: revpchinh@yahoo.com