Một anh bạn của tôi là dân trí thức rất coi thường các ông quốc doanh vốn ăn nói như vẹt, nhưng lại thần tượng một ông khác, kiểu quốc doanh khôn hơn, như chú tắc kè đổi sắc. Và khi ông này nói gì, bạn tôi cũng cho là ông ấy “khôn ngoan”. Bây giờ mọi chuyện dần dần lộ rõ, người bạn ấy ít nói hơn.
Thật ra những con người mà chúng ta xem là quốc doanh hay đàn két cũng chỉ là những quân cờ, rồi đến lúc cờ tàn thì họ cũng nằm xếp xó. Nhưng trong ý định của Thiên Chúa, mọi chuyện dù hay dở thì cũng như những trận lụt. Hội Thánh vẫn nhắc lại rằng sa sự tàn phá do lũ lụt gây ra, Thiên Chúa ký kết giao ước với con người. (x.St 9, 1-17).
Người Việt nam quá quen với hình ảnh đau thương của lũ lụt. Có những cơn lũ do thiên nhiên hoàn toàn và cũng có những cơn lũ lụt do con người trực tiếp hay gián tiếp gây nên. Nước lên thì tinh thần xuống, nước xuống tinh thần lại lên, như tuần hoàn của kiếp người.
Chịu lũ lụt quen rồi, người Công giáo cũng như bao người dân khác, quen với những con người lên xuống như bão lũ. Chuyện xã hội hay chuyện tôn giáo cũng đến và đi như mưa như gió, dần dần người dân thành vô cảm.
Nhưng Hội Thánh không chấp nhận thái độ thờ ơ của con cái mình. Huấn giáo của Hội Thánh không ngừng nhắc nhở rằng Thiên Chúa của Israel vừa là Chúa tể lịch sử vừa là Chúa tể vũ trụ. Điều này hiển nhiên nhắc nhở mỗi thành phần dân Chúa về một thực tại đi kèm: con người không được tạo thành để sống cô lập, mà là sống trong khung cảnh, trong xã hội, trong cộng đồng.
Nhà văn Daniel Defoe kể một câu chuyện nổi tiếng về một người thủy thủ xứ York là Robinson. Vì quá yêu thích phiêu lưu mà cuối cùng Robinson đã lạc đến hoang đảo châu Phi, sống ở đó hơn 28 năm. Trong suốt quãng thời gian hơn mười năm đầu, Robinson làm vua trên các thần dân là con vẹt, con chó và hai con mèo. Và rồi Robinson cũng được tiếp xúc với thế giới loài người, trước là với các thổ dân ăn thịt người, và sau là về với thế giới văn minh.
Chuyện Robinson cho chúng ta một cái nhìn về cộng đồng người mà Thiên Chúa đã thiết lập. Không ai bằng lòng sống cô đơn, tách biệt khỏi đồng loại. Khi Robinson tiếp xúc với thế giới con người, anh làm mọi cách để cứu họ khỏi hiểm nguy. Robinson không chấp nhận để đồng loại của anh chìm trong bão lũ.
Xét về thực tế, Robinson sống nhân đức liên đới. Gần đây, chúng ta thường nghe nói người nước này nước nọ cầu nguyện hoặc họp bàn về những vấn đề của nước khác. Ở tận châu Phi có dịch bệnh, các nghị sĩ châu Âu ngồi lại. Bão Katrina lướt qua nước Mỹ, các nước Á châu cũng chia sẻ thiệt hại. Những người nghèo Việt nam gặp nạn, Quốc Hội Mỹ tìm phương giúp đỡ.
Những điều ấy không chỉ là quan hệ ngoại giao, mà còn là sự liên đới và tinh thần cộng đồng quốc tế được Giáo Hội minh định là “lấy con người làm trọng tâm và thiết lập mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa các dân tộc với nhau”.
Không cần biết người khác đang ở đâu, chỉ cần chấp nhận họ là trọng tâm của các mối liên hệ, thì liên đới và tinh thần cộng đồng được thực hiện. Còn khi ở gần, ngay cả khi có trách nhiệm, người ta vẫn phủi tay đứng nhìn anh em mình gặp khổ nạn một cách thản nhiên.
Người ta không thể nói đến công lý và hòa bình nếu không có liên đới và tinh thần cộng đồng. Trong thời gian này, người ta đang trách móc nhau đủ thứ chuyện. Có khi trách đúng có lúc trách sai. Có khi hợp lý có khi hàm hồ. Có người nói thẳng có người quăng thư rơi. Nhưng mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu nếu tinh thần liên đới trong cộng đồng.
Các phương tiện truyền thông hay dùng nhóm từ “vươn mình ra biển lớn”. Chắc ít ai hiểu nghĩa từ này. Có khi bơi được hai ba chục mét trên sông, tưởng mình có thể bơi ngàn dặm rồi. Muốn vươn ra biển lớn không chỉ cần biết bơi mà còn phải biết hòa mình vào đại dương.
Hòa mình vào đại dương bao la của thế giới con người nghĩa là gì? Ấy là điều Hội Thánh dạy: “Nhờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội nhận ra kế hoạch thống nhất của Thiên Chúa là kế hoạch bao gồm toàn thể nhân loại, một kế hoạch nhằm quy tụ lại tất cả mọi thụ tạo đã bị chia rẽ và phân tán, trong mầu nhiệm Cứu độ sẽ diễn ra trong triều đại của Đức Kytô.(x Cv, 17,26; Ep.1,8-10, HTXHCG 431)
Hiểu và sống thực tại ấy, sẽ không còn ngần ngại cầu nguyện hay lên tiếng vì anh em nghèo khó của mình nữa. Bão lũ vẫn chưa chấm dứt trên thân phận người nghèo, nhưng bao giờ người ta mới sẵn sàng lội xuống nước với anh em mình đây?
Thật ra những con người mà chúng ta xem là quốc doanh hay đàn két cũng chỉ là những quân cờ, rồi đến lúc cờ tàn thì họ cũng nằm xếp xó. Nhưng trong ý định của Thiên Chúa, mọi chuyện dù hay dở thì cũng như những trận lụt. Hội Thánh vẫn nhắc lại rằng sa sự tàn phá do lũ lụt gây ra, Thiên Chúa ký kết giao ước với con người. (x.St 9, 1-17).
Người Việt nam quá quen với hình ảnh đau thương của lũ lụt. Có những cơn lũ do thiên nhiên hoàn toàn và cũng có những cơn lũ lụt do con người trực tiếp hay gián tiếp gây nên. Nước lên thì tinh thần xuống, nước xuống tinh thần lại lên, như tuần hoàn của kiếp người.
Chịu lũ lụt quen rồi, người Công giáo cũng như bao người dân khác, quen với những con người lên xuống như bão lũ. Chuyện xã hội hay chuyện tôn giáo cũng đến và đi như mưa như gió, dần dần người dân thành vô cảm.
Nhưng Hội Thánh không chấp nhận thái độ thờ ơ của con cái mình. Huấn giáo của Hội Thánh không ngừng nhắc nhở rằng Thiên Chúa của Israel vừa là Chúa tể lịch sử vừa là Chúa tể vũ trụ. Điều này hiển nhiên nhắc nhở mỗi thành phần dân Chúa về một thực tại đi kèm: con người không được tạo thành để sống cô lập, mà là sống trong khung cảnh, trong xã hội, trong cộng đồng.
Nhà văn Daniel Defoe kể một câu chuyện nổi tiếng về một người thủy thủ xứ York là Robinson. Vì quá yêu thích phiêu lưu mà cuối cùng Robinson đã lạc đến hoang đảo châu Phi, sống ở đó hơn 28 năm. Trong suốt quãng thời gian hơn mười năm đầu, Robinson làm vua trên các thần dân là con vẹt, con chó và hai con mèo. Và rồi Robinson cũng được tiếp xúc với thế giới loài người, trước là với các thổ dân ăn thịt người, và sau là về với thế giới văn minh.
Chuyện Robinson cho chúng ta một cái nhìn về cộng đồng người mà Thiên Chúa đã thiết lập. Không ai bằng lòng sống cô đơn, tách biệt khỏi đồng loại. Khi Robinson tiếp xúc với thế giới con người, anh làm mọi cách để cứu họ khỏi hiểm nguy. Robinson không chấp nhận để đồng loại của anh chìm trong bão lũ.
Xét về thực tế, Robinson sống nhân đức liên đới. Gần đây, chúng ta thường nghe nói người nước này nước nọ cầu nguyện hoặc họp bàn về những vấn đề của nước khác. Ở tận châu Phi có dịch bệnh, các nghị sĩ châu Âu ngồi lại. Bão Katrina lướt qua nước Mỹ, các nước Á châu cũng chia sẻ thiệt hại. Những người nghèo Việt nam gặp nạn, Quốc Hội Mỹ tìm phương giúp đỡ.
Những điều ấy không chỉ là quan hệ ngoại giao, mà còn là sự liên đới và tinh thần cộng đồng quốc tế được Giáo Hội minh định là “lấy con người làm trọng tâm và thiết lập mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa các dân tộc với nhau”.
Không cần biết người khác đang ở đâu, chỉ cần chấp nhận họ là trọng tâm của các mối liên hệ, thì liên đới và tinh thần cộng đồng được thực hiện. Còn khi ở gần, ngay cả khi có trách nhiệm, người ta vẫn phủi tay đứng nhìn anh em mình gặp khổ nạn một cách thản nhiên.
Người ta không thể nói đến công lý và hòa bình nếu không có liên đới và tinh thần cộng đồng. Trong thời gian này, người ta đang trách móc nhau đủ thứ chuyện. Có khi trách đúng có lúc trách sai. Có khi hợp lý có khi hàm hồ. Có người nói thẳng có người quăng thư rơi. Nhưng mọi chuyện sẽ chẳng đi đến đâu nếu tinh thần liên đới trong cộng đồng.
Các phương tiện truyền thông hay dùng nhóm từ “vươn mình ra biển lớn”. Chắc ít ai hiểu nghĩa từ này. Có khi bơi được hai ba chục mét trên sông, tưởng mình có thể bơi ngàn dặm rồi. Muốn vươn ra biển lớn không chỉ cần biết bơi mà còn phải biết hòa mình vào đại dương.
Hòa mình vào đại dương bao la của thế giới con người nghĩa là gì? Ấy là điều Hội Thánh dạy: “Nhờ Chúa Thánh Thần, Giáo Hội nhận ra kế hoạch thống nhất của Thiên Chúa là kế hoạch bao gồm toàn thể nhân loại, một kế hoạch nhằm quy tụ lại tất cả mọi thụ tạo đã bị chia rẽ và phân tán, trong mầu nhiệm Cứu độ sẽ diễn ra trong triều đại của Đức Kytô.(x Cv, 17,26; Ep.1,8-10, HTXHCG 431)
Hiểu và sống thực tại ấy, sẽ không còn ngần ngại cầu nguyện hay lên tiếng vì anh em nghèo khó của mình nữa. Bão lũ vẫn chưa chấm dứt trên thân phận người nghèo, nhưng bao giờ người ta mới sẵn sàng lội xuống nước với anh em mình đây?