BẮC NINH: Sáng ngày 15/07/2010 các ông bà cố trong Giáo phận Bắc ninh tập trung về tòa giám mục Bắc Ninh để mừng lễ thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, bổn mạng các ông bà cố của quý cha và nam nữ tu sĩ Giáo phận Bắc ninh.
Xem hình ảnh
Hiệp dâng thánh lễ mừng bổn mạng với quý ông bà cố, có đức cha giáo phận Bắc ninh Cosma Hoàng Văn Đạt, cha tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh, cha quản hạt Bắc Ninh Giuse Nguyễn Đức Hiểu và một số các cha trong giáo phận.
Trước thánh lễ, các ông bà cố đã tìm hiểu về tiểu sử và gương của thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, và chia sẻ với nhau về những kinh nghiệm vui buồn và nguyện vọng của mình khi dâng hiến con cái cho Thiên Chúa và Giáo hội để làm linh mục và tu sĩ.
Ngỏ lời với quý ông bà cố trong thánh lễ, đức cha đã nói về tầm quan trọng của ông bà cố khi dâng hiến những người con tốt nhất của mình cho Thiên Chúa và Giáo hội. Đức cha cũng nhắc đến tấm gương của thánh Anrê Nguyễn Kim Thông: “ngài là ông cố đúng nghĩa nhất khi dâng hiến hai người con quý giá nhất cho Chúa và Giáo hội, một người con là linh mục và một người con là nữ tu dòng Mến Thánh Giá.”
Tiếp theo trong bài giảng, Đức cha cũng cho ông bà cố biết những khó khăn và cạm bẫy mà con cái mình đã phải trải qua trong đời dâng hiến, và mời gọi ông bà cố cầu nguyện nhiều cho con cái mình để Chúa ban ơn dồi dào cho con cái để vượt qua được những thách thức trong đời tu trì.
Cuối cùng, Đức cha nói đến ước muốn của ngài là lập “Hội Nghị Diên Hồng” các ông bà cố để liên kết với nhau, vì các ông bà cố có uy tín và vai trò đặc biệt quan trọng trong xứ họ và giáo phận. Ngài cũng xin ông bà cố đóng góp ý kiến cho giáo xứ và giáo phận như các “Bô Lão” của “Hội Nghị Diên Hồng” xưa để giáo phận ngày càng thăng tiến hơn, vì ông bà cố là những người cao niên, khôn ngoan, sống gần gũi với giáo dân hơn và là “vốn quý giá” để làm sinh hoa kết quả cho giáo phận.
THÁNH ANRÊ NGUYỄN KIM THÔNG (1790-1855)
(Trùm họ dấn thân phục vụ rồi chết vì Chúa)
Anrê Nguyễn Kim Thông, còn gọi là Năm Thuông, sinh năm 1790 tại Gò Thị, Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, trong một gia đình đạo đức, được giáo dục theo tinh thần đạo đức, được giáo dục theo tình Phúc Âm trong khuôn khổ Nho học. Nguyễn Kim Thông lập gia đình, có chín người con, 6 trai, 3 gái. Người con trai thứ 8 là linh mục Giuse Nguyễn Kim Thủ về sau cũng chịu xử chém vì đạo. Con gái út là Anna Nguyễn Thị Nhường, đi tu Dòng Mến Thánh Giá.
Từ lúc còn trẻ, Nguyễn Kim Thông đã nổi tiếng đạo đức và khôn ngoan, nên sớm được tuyển vào hàng chức việc trong giáo xứ, và sau đó được Ðức Giám Mục Cuénot Thể cử làm trùm họ Huyện. Ông Trùm Thông rất được dân làng trọng vọng, tôn ông là ông Cả trong làng, nên gọi là Trùm Cả, Trùm Cả Năm Thuông.
Về mặt xã hội, Nguyễn Kim Thông có công khai phá rừng hoang, trưng khẩn ruộng đất, nên được triều đình ban thưởng thẻ vàng với tước hiệu “Cần Nông”.
Ðối với Giáo Hội, Anrê Nguyễn Kim Thông tận tâm giúp Ðức Cha Cuénot Thể tạo mãi ruộng đấy, xây dựng Tòa Giám Mục, mở chủng viện, tu viện, nhà dục anh và cơ sở nhà chung, đồng thời đảm nhiệm trọng trách cố vấn quản lý tài sản nhà chung để tạo phương tiện điều hành Giáo phận. Ngoài ra, Trùm Cả Năm Thuông còn lo bảo vệ Ðức Cha, các cha cùng các Thầy trong cơn bách bại đạo Chúa. Ông Trùm khéo léo sắp xếp cho các linh mục đi đây đó mở đạo trong vùng mà không gặp khó khăn. Nhà ông Trùm là chỗ tạm trú tốt cho các Cha mỗi khi các ngài có việc về Tòa Giám Mục Ðàng Trong đóng ở Gò Thị. Mọi chi phí ăn uống cho các Cha trong những ngày tạm trú đều do gia đình ông Trùm Cả đài thọ. Anrê Năm Thuông không bao giờ tiếc công tiếc của trong việc mở mang nước Chúa.
Anrê Nguyễn Kim Thông có một đức tin sắt đá, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì danh Chúa cả sáng và vì phần rỗi đồng loại. Ðặc biệt, ông luôn tỏ ra nhân ái với mọi người, nhất là bênh vực người cô thế, giúp đỡ kẻ cơ hàn. Trong trách nhiệm xét xử việc làng, ông Trùm xét đoán theo lẽ công bình, rồi sau đó lấy của nhà gíup đỡ cho người nghèo thua kiện. Ông năng khuyến khích người xung quanh làm lành lánh dữ và răn bảo kẻ có tội sớm ăn năn cải tà quy chánh. Nhưng Ông cũng tỏ ra không kém thẳng thắn khiển trách người ngoan cố, như đã có lần nhắc nhở đứa cháu hung hăng hoang đàng tên Bảy Út, khiến tên này tự ái sinh lòng hiềm thù đặt điều tố cáo với các quan về Ông Trùm Cả. Thế là Anrê Nguyễn Kim Thông bị bắt giải về tỉnh vào năm 1853, năm Tự Ðức thứ 6.
Bị điệu ra trước tòa quan tỉnh tra vấn về các điều tố cáo. Ông Trùm khiêm tốn, bình tĩnh ung dung trả lời bằng lời lẽ đanh thép: “Trong nhà tôi không có đạo trưởng. Còn việc tậu thuyền, mãi mã, sắm ghe, tích trữ lương thực, tôi chẳng hề có, xin quan cho đi khám xét. Tôi chỉ chuyên cần lo việc nông gia. Tôi không biết Tây Dương, không đem đường chỉ nẻo cho họ. Tôi cũng chẳng hề đi đâu mà mở đường sơn thủy, vận lương, chuyển binh cho giặc”. Không tìm ra chứng cớ về các điều cáo giác trên, bọn quan lại bèn truyền cho Ông Trùm “quá khóa”, tức là bước qua Thánh Giá, thì sẽ đươc tha về. Ông nhất quyết không tuân.
Quan bảo: “Kín đáo đạp lên thập giá đi, rồi về xưng tội”.
Ông Trùm đáp: “Thạch tín là thuốc độc, uống vô là chết, nhưng cũng có thuốc giải. Thế nhưng có ai liều mình uống thạch tín bao giờ? Việc xúc phạm Thánh Giá cũng vậy”.
Thế là sau ba tháng bị giam giữ, Anrê Nguyễn Kim Thông nhận bản án chung thẩm từ triều đình Huế gửi vào: Lưu đày biệt xứ vào Ðịnh Tường (Mỹ tho). Trên đường đi đày, tới Gia Ðịnh Ông Trùm ngã bệnh. Có người muốn ra tay cứu Ông. Ông Trùm ngỏ lời cảm ơn lòng tốt của họ và xin hãy để Ông được vâng theo Thánh Ý Chúa. Tới Ðịnh Tường, bệnh tình của Ông Năm Thuông trở nên trầm trọng. Ngày 15-7-1855, sau khi kêu tên cực thánh ba Ðấng “Giêsu, Maria, Giuse”, Anrê Nguyễn Kim Thông yên giấc nghìn thu trong Chúa, chân vẫn còn mang nặng xiềng xích. Ông thọ 65 tuổi.
Anrê Nguyễn Kim Thông được Ðức Giáo Hoàng Piô X phong Chân Phước năm 1909 và Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Hiển Thánh ngày 19-6-1988.
((Trích theo Uống Nước Nhớ Nguồn –Lm Fx. Đào Trung Hiệu, OP.)
Xem hình ảnh
Hiệp dâng thánh lễ mừng bổn mạng với quý ông bà cố, có đức cha giáo phận Bắc ninh Cosma Hoàng Văn Đạt, cha tổng đại diện Giuse Trần Quang Vinh, cha quản hạt Bắc Ninh Giuse Nguyễn Đức Hiểu và một số các cha trong giáo phận.
Trước thánh lễ, các ông bà cố đã tìm hiểu về tiểu sử và gương của thánh Anrê Nguyễn Kim Thông, và chia sẻ với nhau về những kinh nghiệm vui buồn và nguyện vọng của mình khi dâng hiến con cái cho Thiên Chúa và Giáo hội để làm linh mục và tu sĩ.
Ngỏ lời với quý ông bà cố trong thánh lễ, đức cha đã nói về tầm quan trọng của ông bà cố khi dâng hiến những người con tốt nhất của mình cho Thiên Chúa và Giáo hội. Đức cha cũng nhắc đến tấm gương của thánh Anrê Nguyễn Kim Thông: “ngài là ông cố đúng nghĩa nhất khi dâng hiến hai người con quý giá nhất cho Chúa và Giáo hội, một người con là linh mục và một người con là nữ tu dòng Mến Thánh Giá.”
Tiếp theo trong bài giảng, Đức cha cũng cho ông bà cố biết những khó khăn và cạm bẫy mà con cái mình đã phải trải qua trong đời dâng hiến, và mời gọi ông bà cố cầu nguyện nhiều cho con cái mình để Chúa ban ơn dồi dào cho con cái để vượt qua được những thách thức trong đời tu trì.
Cuối cùng, Đức cha nói đến ước muốn của ngài là lập “Hội Nghị Diên Hồng” các ông bà cố để liên kết với nhau, vì các ông bà cố có uy tín và vai trò đặc biệt quan trọng trong xứ họ và giáo phận. Ngài cũng xin ông bà cố đóng góp ý kiến cho giáo xứ và giáo phận như các “Bô Lão” của “Hội Nghị Diên Hồng” xưa để giáo phận ngày càng thăng tiến hơn, vì ông bà cố là những người cao niên, khôn ngoan, sống gần gũi với giáo dân hơn và là “vốn quý giá” để làm sinh hoa kết quả cho giáo phận.
THÁNH ANRÊ NGUYỄN KIM THÔNG (1790-1855)
(Trùm họ dấn thân phục vụ rồi chết vì Chúa)
Anrê Nguyễn Kim Thông, còn gọi là Năm Thuông, sinh năm 1790 tại Gò Thị, Xuân Phương, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh, trong một gia đình đạo đức, được giáo dục theo tinh thần đạo đức, được giáo dục theo tình Phúc Âm trong khuôn khổ Nho học. Nguyễn Kim Thông lập gia đình, có chín người con, 6 trai, 3 gái. Người con trai thứ 8 là linh mục Giuse Nguyễn Kim Thủ về sau cũng chịu xử chém vì đạo. Con gái út là Anna Nguyễn Thị Nhường, đi tu Dòng Mến Thánh Giá.
Từ lúc còn trẻ, Nguyễn Kim Thông đã nổi tiếng đạo đức và khôn ngoan, nên sớm được tuyển vào hàng chức việc trong giáo xứ, và sau đó được Ðức Giám Mục Cuénot Thể cử làm trùm họ Huyện. Ông Trùm Thông rất được dân làng trọng vọng, tôn ông là ông Cả trong làng, nên gọi là Trùm Cả, Trùm Cả Năm Thuông.
Về mặt xã hội, Nguyễn Kim Thông có công khai phá rừng hoang, trưng khẩn ruộng đất, nên được triều đình ban thưởng thẻ vàng với tước hiệu “Cần Nông”.
Ðối với Giáo Hội, Anrê Nguyễn Kim Thông tận tâm giúp Ðức Cha Cuénot Thể tạo mãi ruộng đấy, xây dựng Tòa Giám Mục, mở chủng viện, tu viện, nhà dục anh và cơ sở nhà chung, đồng thời đảm nhiệm trọng trách cố vấn quản lý tài sản nhà chung để tạo phương tiện điều hành Giáo phận. Ngoài ra, Trùm Cả Năm Thuông còn lo bảo vệ Ðức Cha, các cha cùng các Thầy trong cơn bách bại đạo Chúa. Ông Trùm khéo léo sắp xếp cho các linh mục đi đây đó mở đạo trong vùng mà không gặp khó khăn. Nhà ông Trùm là chỗ tạm trú tốt cho các Cha mỗi khi các ngài có việc về Tòa Giám Mục Ðàng Trong đóng ở Gò Thị. Mọi chi phí ăn uống cho các Cha trong những ngày tạm trú đều do gia đình ông Trùm Cả đài thọ. Anrê Năm Thuông không bao giờ tiếc công tiếc của trong việc mở mang nước Chúa.
Anrê Nguyễn Kim Thông có một đức tin sắt đá, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì danh Chúa cả sáng và vì phần rỗi đồng loại. Ðặc biệt, ông luôn tỏ ra nhân ái với mọi người, nhất là bênh vực người cô thế, giúp đỡ kẻ cơ hàn. Trong trách nhiệm xét xử việc làng, ông Trùm xét đoán theo lẽ công bình, rồi sau đó lấy của nhà gíup đỡ cho người nghèo thua kiện. Ông năng khuyến khích người xung quanh làm lành lánh dữ và răn bảo kẻ có tội sớm ăn năn cải tà quy chánh. Nhưng Ông cũng tỏ ra không kém thẳng thắn khiển trách người ngoan cố, như đã có lần nhắc nhở đứa cháu hung hăng hoang đàng tên Bảy Út, khiến tên này tự ái sinh lòng hiềm thù đặt điều tố cáo với các quan về Ông Trùm Cả. Thế là Anrê Nguyễn Kim Thông bị bắt giải về tỉnh vào năm 1853, năm Tự Ðức thứ 6.
Bị điệu ra trước tòa quan tỉnh tra vấn về các điều tố cáo. Ông Trùm khiêm tốn, bình tĩnh ung dung trả lời bằng lời lẽ đanh thép: “Trong nhà tôi không có đạo trưởng. Còn việc tậu thuyền, mãi mã, sắm ghe, tích trữ lương thực, tôi chẳng hề có, xin quan cho đi khám xét. Tôi chỉ chuyên cần lo việc nông gia. Tôi không biết Tây Dương, không đem đường chỉ nẻo cho họ. Tôi cũng chẳng hề đi đâu mà mở đường sơn thủy, vận lương, chuyển binh cho giặc”. Không tìm ra chứng cớ về các điều cáo giác trên, bọn quan lại bèn truyền cho Ông Trùm “quá khóa”, tức là bước qua Thánh Giá, thì sẽ đươc tha về. Ông nhất quyết không tuân.
Quan bảo: “Kín đáo đạp lên thập giá đi, rồi về xưng tội”.
Ông Trùm đáp: “Thạch tín là thuốc độc, uống vô là chết, nhưng cũng có thuốc giải. Thế nhưng có ai liều mình uống thạch tín bao giờ? Việc xúc phạm Thánh Giá cũng vậy”.
Thế là sau ba tháng bị giam giữ, Anrê Nguyễn Kim Thông nhận bản án chung thẩm từ triều đình Huế gửi vào: Lưu đày biệt xứ vào Ðịnh Tường (Mỹ tho). Trên đường đi đày, tới Gia Ðịnh Ông Trùm ngã bệnh. Có người muốn ra tay cứu Ông. Ông Trùm ngỏ lời cảm ơn lòng tốt của họ và xin hãy để Ông được vâng theo Thánh Ý Chúa. Tới Ðịnh Tường, bệnh tình của Ông Năm Thuông trở nên trầm trọng. Ngày 15-7-1855, sau khi kêu tên cực thánh ba Ðấng “Giêsu, Maria, Giuse”, Anrê Nguyễn Kim Thông yên giấc nghìn thu trong Chúa, chân vẫn còn mang nặng xiềng xích. Ông thọ 65 tuổi.
Anrê Nguyễn Kim Thông được Ðức Giáo Hoàng Piô X phong Chân Phước năm 1909 và Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc Hiển Thánh ngày 19-6-1988.
((Trích theo Uống Nước Nhớ Nguồn –Lm Fx. Đào Trung Hiệu, OP.)