Bất cứ con đường nào muốn đi lên đều đòi hỏi sự dứt bỏ. Con đường càng lên cao, càng cần dứt bỏ những gì không cần thiết và làm cản trở. Con đường thiêng liêng cũng một đòi hỏi dứt bỏ để tiến đức.
Bỏ của cải, vật chất. Đó là một đòi hỏi những phần níu kéo bên ngoài con người. Thế nhưng, ngay cả khi bỏ nhà cửa, của cải theo Chúa, vẫn có thể phân vân như Phêrô: "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì? "(Mt 19, 27). Bỏ mọi sự mà lòng tham vẫn còn thì có bỏ gì đâu? Chẳng qua muốn “thả con tép bắt con tôm”. Đã biết bao lần, con người đã thực hiện như thế trong cuộc đời; thế nên, Chúa Giêsu bào trước với Phêrô: “được lại gấp trăm kể cả sự bách hại” (Mc 10, 29). Tham sống, là một lòng tham sâu thẳm ở trong con người. Người ta chịu bỏ hết tiền của để cứu lấy mạng sống mình, bỏ rượu chè, hút sách để cứu lấy sức khỏe, kiêng khem để bảo tồn sự sống. Chịu bách hại vì Nước Trời và vì Tin Mừng, đó là chấp nhận tước đoạt cuối cùng của của mọi thứ tham. Dám chết, liều mình chết chẳng tiếc gì sự sống, đó mới là con đường từ bỏ của Tin Mừng.
Bỏ giận hờn, oán ghét. Là một đòi hỏi từ bỏ những độc dược trong tấm lòng người. Giận hờn, oán ghét, điêu ngoa…Những cái xấu, biết là xấu nhưng vẫn cố giữ ở trong con người vì quá kiêu căng, tự phụ, xem mình là mẫu mực. “Cái xấu từ trong con người mà ra” (Mc 7, 20), những lời điêu ngoa, hai ý, thêu dệt, vu oan, báo họa…có thể núp dưới cánh đạo đức để che đậy mình và lên án người khác. Chúa Giêsu cảnh báo nhóm biệt phái, kinh sư: “Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!” (Mt 23, 28). Khiêm nhường trước Thiên Chúa để thấy mình cũng cần đến lòng thương xót Chúa và cũng cần đến lòng tha thứ của anh chị em mình. Rửa sạch tâm hồn là một cách sống với người khác và mang bình an của Chúa đến cho người gặp gỡ.
Bỏ u mê, lầm lạc, thành kiến, cố chấp… Con đường từ bỏ u mê thuộc lãnh vực lý trí. U mê là một trạng thái vẩn đục, sống bên bờ ảo vọng, chẳng nhìn rõ sự vật và cũng chẳng hiểu rõ mình. Lao vào đi tìm những gì dễ dãi, bỏ qua những đòi hỏi khắt khe tu luyện. Sống không biết mình và đánh mất chính mình. Cái u mê dại khờ của người đang nắm giữ viên ngọc quý mà sống như người hành khất. U mê, dại khờ, cố chấp, sinh ra ghen tuông, giận hờn, lên án. Không biết mình đang là một phẩm giá cao đẹp khi làm người, có một khả năng làm đẹp cho cuộc đời như bao người khác, có một giá trị xứng đáng trước nhan Thánh Thiên Chúa và vị trí đặc biệt trong nhân loại. Cái u mê làm hỏng mất cả chương trình cứu độ của Thiên Chúa thực hiện cho mình. Cần đi tìm Chúa “để “biết Chúa và để biết con”, đó là một hành trình không ngừng được thực hiện bằng đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện để biết ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc đời người. Con đường nhận biết là con đường từ bỏ u mê.
Chúa mời gọi từ bỏ để theo Chúa. Xin cho con được biết những gì con cần từ bỏ để sống cho Chúa và cho anh chị em mình.
Bỏ của cải, vật chất. Đó là một đòi hỏi những phần níu kéo bên ngoài con người. Thế nhưng, ngay cả khi bỏ nhà cửa, của cải theo Chúa, vẫn có thể phân vân như Phêrô: "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì? "(Mt 19, 27). Bỏ mọi sự mà lòng tham vẫn còn thì có bỏ gì đâu? Chẳng qua muốn “thả con tép bắt con tôm”. Đã biết bao lần, con người đã thực hiện như thế trong cuộc đời; thế nên, Chúa Giêsu bào trước với Phêrô: “được lại gấp trăm kể cả sự bách hại” (Mc 10, 29). Tham sống, là một lòng tham sâu thẳm ở trong con người. Người ta chịu bỏ hết tiền của để cứu lấy mạng sống mình, bỏ rượu chè, hút sách để cứu lấy sức khỏe, kiêng khem để bảo tồn sự sống. Chịu bách hại vì Nước Trời và vì Tin Mừng, đó là chấp nhận tước đoạt cuối cùng của của mọi thứ tham. Dám chết, liều mình chết chẳng tiếc gì sự sống, đó mới là con đường từ bỏ của Tin Mừng.
Bỏ giận hờn, oán ghét. Là một đòi hỏi từ bỏ những độc dược trong tấm lòng người. Giận hờn, oán ghét, điêu ngoa…Những cái xấu, biết là xấu nhưng vẫn cố giữ ở trong con người vì quá kiêu căng, tự phụ, xem mình là mẫu mực. “Cái xấu từ trong con người mà ra” (Mc 7, 20), những lời điêu ngoa, hai ý, thêu dệt, vu oan, báo họa…có thể núp dưới cánh đạo đức để che đậy mình và lên án người khác. Chúa Giêsu cảnh báo nhóm biệt phái, kinh sư: “Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!” (Mt 23, 28). Khiêm nhường trước Thiên Chúa để thấy mình cũng cần đến lòng thương xót Chúa và cũng cần đến lòng tha thứ của anh chị em mình. Rửa sạch tâm hồn là một cách sống với người khác và mang bình an của Chúa đến cho người gặp gỡ.
Bỏ u mê, lầm lạc, thành kiến, cố chấp… Con đường từ bỏ u mê thuộc lãnh vực lý trí. U mê là một trạng thái vẩn đục, sống bên bờ ảo vọng, chẳng nhìn rõ sự vật và cũng chẳng hiểu rõ mình. Lao vào đi tìm những gì dễ dãi, bỏ qua những đòi hỏi khắt khe tu luyện. Sống không biết mình và đánh mất chính mình. Cái u mê dại khờ của người đang nắm giữ viên ngọc quý mà sống như người hành khất. U mê, dại khờ, cố chấp, sinh ra ghen tuông, giận hờn, lên án. Không biết mình đang là một phẩm giá cao đẹp khi làm người, có một khả năng làm đẹp cho cuộc đời như bao người khác, có một giá trị xứng đáng trước nhan Thánh Thiên Chúa và vị trí đặc biệt trong nhân loại. Cái u mê làm hỏng mất cả chương trình cứu độ của Thiên Chúa thực hiện cho mình. Cần đi tìm Chúa “để “biết Chúa và để biết con”, đó là một hành trình không ngừng được thực hiện bằng đời sống cầu nguyện. Cầu nguyện để biết ý muốn của Thiên Chúa trong cuộc đời người. Con đường nhận biết là con đường từ bỏ u mê.
Chúa mời gọi từ bỏ để theo Chúa. Xin cho con được biết những gì con cần từ bỏ để sống cho Chúa và cho anh chị em mình.