THANH HÓA - Sáng 31/05, ngày bế mạc Tháng hoa dâng kính Đức Mẹ và lễ kính Đức Maria đi thăm viếng bà Isave, Giáo hạt Sông Chu – giáo phận Thanh Hóa tổ chức Thánh lễ cao điểm Năm Thánh 2010 tại giáo xứ Kẻ Vàng. Theo lịch phụng vụ giáo phận, lễ Năm Thánh 2010 sẽ được tổ chức lần lượt trong 6 giáo hạt, đây là một sáng kiến của Ban tổ chức Năm thánh, nhằm trải rộng lễ cao điểm trong suốt thời gian Năm thánh để tất cả giáo dân tại các giáo hạt có dịp tham dự thánh lễ, hành hương và nhận ơn toàn xá cũng như phổ biến tinh thần Năm thánh tới mọi thành phần dân Chúa ở các nơi không có điều kiện về nhà thờ Chính tòa tham dự. Lễ Năm thánh 2010 cấp giáo phận được khai mạc tại nhà thờ Chính Tòa ngày 08.12.2009 rồi lần lượt được tổ chức tại các giáo hạt: Ba Làng ngày 02.02.2010; giáo hạt Mỹ Điện ngày 06.04.2010, và giáo hạt Sông Chu ngày 31.5.2010.
Hình ảnh hành hương
Thánh lễ do Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc chủ sự, cùng đồng tế với ngài có các cha trong giáo phận, đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo hạt về tham dự.
Mặc dù khí hậu nóng nực nhưng các chương trình của ngày hành hương vẫn diễn ra một cách tốt đẹp, trang nghiêm và sốt sắng. Trước khi cử hành Thánh lễ, Giáo hạt tổ chức chương trình dâng hoa kính Đức Mẹ. Bảy đội hoa thuộc đủ mọi thành phần, từ già tới trẻ, không phân biệt nam nữ, đại diện cho 7 giáo xứ trong giáo hạt lần lượt tiến hoa dâng Mẹ. Trong tinh thần hiệp nhất, 7 đội hoa thuộc 7 giáo xứ với hàng ngàn ‘con hoa’ khác nhau cùng hoà chung lời hát, điệu vũ dâng hoa kính Mẹ. Có thể nói, đây là một sự phối hợp hết sức tuyệt vời và mang một ý nghĩa sâu sắc về sự hiệp nhất Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện nơi trần thế có Đức Maria là Mẹ.
Lòng mến Mẹ, tinh thần ngày hành hương càng được biểu lộ, khi trước ca nhập lễ, Cha Tổng Đại Diện đã chủ sự làm phép tượng và hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tại khuôn viên giáo xứ Kẻ Vàng. Đây là niềm vui chung trong ngày hành hương, cách riêng đối với giáo xứ Kẻ Vàng. Vui không chỉ vì công trình đã hoàn thành với bao công sức đã bỏ ra, mà vui vì từ nay dưới chân núi này mỗi người dân Kẻ Vàng luôn có Mẹ cùng đồng hành, chở che và cầu bầu.
Trong bài giảng lễ, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đã ôn lại lịch sử hào hùng của các nhà truyền giáo đã đem hạt giống Tin mừng đầu tiên đến Việt Nam; những khó khăn vì khắc biệt văn hóa, ngôn ngữ; những khó khăn từ chính quyền đương thời... và nhiều vị trong đó đã đổ máu để cho “hạt giống Tin Mừng đơm hoa kết trái”... Ngài nhắc nhở: Sống Năm thánh, chúng ta nhìn về quá khứ để noi gương tinh thần của tiền nhân để mạnh dạn dấn bước rao giảng Tin mừng trong thời đại mới với phương thức mới phù hợp. Cách đặc biệt ngài nhấn mạnh tới “tinh thần bác ái yêu thương” - tinh thần mà Đức Maria đã làm khi xưa, lên đường chia sẻ niềm vui với bà Isave. Bác ái yêu thương không chỉ được thể hiện bằng việc chia sẻ cho nhau của cải vật chất hay bằng những công việc lớn lao nào đó mà còn phải trao ban cho nhau cả những giá trị tinh thần, cho dù những giá trị ấy chỉ được biểu lộ bằng những cử chỉ rất nhỏ bé như một nụ cười, một ánh mắt dễ thương, một cái bắt tay… cũng mang một ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống hàng ngày. Đây chính là điều mà Giáo Hội muốn mỗi người chúng ta sống trong Năm Thánh và đến mãi ngày tận cùng của thời gian nơi trần thế.
Giới thiệu qua về giáo hạt:
Giáo hạt Sông Chu nằm ven hai bên bờ Sông Chu: Từ Bái Thượng xuống đến Cầu Vạn (Xưa gọi là Sông Lũ) thuộc 3 huyện Thọ Xuân, Yên Định Và Thiệu Hóa. Trước là hạt Kẻ Láng - thành lập năm 1907 với hai giáo xứ Mục Sơn và Kẻ Láng, với khoảng 3000 giáo dân, do cố Martin Triệu từ Mường Xôi về làm hạt trưởng. Năm 1994, Đức Cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm cho đổi thành hạt Sông Chu để sát với địa dư từng miền. Hiện nay, giáo hạt có 23.871 giáo dân nằm trên địa bàn 7 giáo xứ (Kẻ Láng, Phúc Địa; Đạt Giáo, Hữu Lễ, Bích Phương, Kẻ Vàng và Kẻ Đầm). Nhìn chung giáo dân có lòng đạo đức, thuần hậu, sống chất phát, lành mạnh. Phần đa số giáo dân sống bằng nghề trồng trọt, và một số sống bằng nghề thủ công, buôn bán.
Hình ảnh hành hương
Thánh lễ do Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc chủ sự, cùng đồng tế với ngài có các cha trong giáo phận, đông đảo bà con giáo dân trong và ngoài giáo hạt về tham dự.
Mặc dù khí hậu nóng nực nhưng các chương trình của ngày hành hương vẫn diễn ra một cách tốt đẹp, trang nghiêm và sốt sắng. Trước khi cử hành Thánh lễ, Giáo hạt tổ chức chương trình dâng hoa kính Đức Mẹ. Bảy đội hoa thuộc đủ mọi thành phần, từ già tới trẻ, không phân biệt nam nữ, đại diện cho 7 giáo xứ trong giáo hạt lần lượt tiến hoa dâng Mẹ. Trong tinh thần hiệp nhất, 7 đội hoa thuộc 7 giáo xứ với hàng ngàn ‘con hoa’ khác nhau cùng hoà chung lời hát, điệu vũ dâng hoa kính Mẹ. Có thể nói, đây là một sự phối hợp hết sức tuyệt vời và mang một ý nghĩa sâu sắc về sự hiệp nhất Giáo Hội Chúa Kitô hiện diện nơi trần thế có Đức Maria là Mẹ.
Lòng mến Mẹ, tinh thần ngày hành hương càng được biểu lộ, khi trước ca nhập lễ, Cha Tổng Đại Diện đã chủ sự làm phép tượng và hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tại khuôn viên giáo xứ Kẻ Vàng. Đây là niềm vui chung trong ngày hành hương, cách riêng đối với giáo xứ Kẻ Vàng. Vui không chỉ vì công trình đã hoàn thành với bao công sức đã bỏ ra, mà vui vì từ nay dưới chân núi này mỗi người dân Kẻ Vàng luôn có Mẹ cùng đồng hành, chở che và cầu bầu.
Trong bài giảng lễ, Cha Tổng Đại Diện Phêrô Vũ Tiến Phúc đã ôn lại lịch sử hào hùng của các nhà truyền giáo đã đem hạt giống Tin mừng đầu tiên đến Việt Nam; những khó khăn vì khắc biệt văn hóa, ngôn ngữ; những khó khăn từ chính quyền đương thời... và nhiều vị trong đó đã đổ máu để cho “hạt giống Tin Mừng đơm hoa kết trái”... Ngài nhắc nhở: Sống Năm thánh, chúng ta nhìn về quá khứ để noi gương tinh thần của tiền nhân để mạnh dạn dấn bước rao giảng Tin mừng trong thời đại mới với phương thức mới phù hợp. Cách đặc biệt ngài nhấn mạnh tới “tinh thần bác ái yêu thương” - tinh thần mà Đức Maria đã làm khi xưa, lên đường chia sẻ niềm vui với bà Isave. Bác ái yêu thương không chỉ được thể hiện bằng việc chia sẻ cho nhau của cải vật chất hay bằng những công việc lớn lao nào đó mà còn phải trao ban cho nhau cả những giá trị tinh thần, cho dù những giá trị ấy chỉ được biểu lộ bằng những cử chỉ rất nhỏ bé như một nụ cười, một ánh mắt dễ thương, một cái bắt tay… cũng mang một ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống hàng ngày. Đây chính là điều mà Giáo Hội muốn mỗi người chúng ta sống trong Năm Thánh và đến mãi ngày tận cùng của thời gian nơi trần thế.
Giới thiệu qua về giáo hạt:
Giáo hạt Sông Chu nằm ven hai bên bờ Sông Chu: Từ Bái Thượng xuống đến Cầu Vạn (Xưa gọi là Sông Lũ) thuộc 3 huyện Thọ Xuân, Yên Định Và Thiệu Hóa. Trước là hạt Kẻ Láng - thành lập năm 1907 với hai giáo xứ Mục Sơn và Kẻ Láng, với khoảng 3000 giáo dân, do cố Martin Triệu từ Mường Xôi về làm hạt trưởng. Năm 1994, Đức Cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm cho đổi thành hạt Sông Chu để sát với địa dư từng miền. Hiện nay, giáo hạt có 23.871 giáo dân nằm trên địa bàn 7 giáo xứ (Kẻ Láng, Phúc Địa; Đạt Giáo, Hữu Lễ, Bích Phương, Kẻ Vàng và Kẻ Đầm). Nhìn chung giáo dân có lòng đạo đức, thuần hậu, sống chất phát, lành mạnh. Phần đa số giáo dân sống bằng nghề trồng trọt, và một số sống bằng nghề thủ công, buôn bán.