Ngày thứ hai Đức Thánh Cha Biển Đức XVI viếng thăm mục vụ Cộng Hòa Chypre
Thứ bẩy 5-6-2010, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm mục vụ Cộng Hòa Chypre, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có 5 sinh hoạt chính: ban sáng ngài viếng thăm xã giao tổng thống Chypre và gặp gỡ các giới chức chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại dinh tổng thống; tiếp đến Đức Thánh Cha gặp gỡ cộng đoàn công giáo tại sân trường tiểu học thánh Maron. Khoảng giữa trưa ngài viếng thăm xã giao Đức Thượng Phụ Chrysostomos II, Tổng Giám Mục chính thống toàn đảo Chypre, và dùng bữa trưa với Đức Tổng Giám Mục. Và ban chiều Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ có sự tham dự của các linh mục, tu sĩ nam nữ, phó tế, chủng sinh và thành viên các phong trào giáo hội tại giáo xứ Thánh Giá của Giáo Hội công giáo latinh.
Lúc 9 giờ sáng Đức Thánh Cha đã rời Tòa Sứ Thần Tòa Thánh để tới thăm xã giao tổng thống Cộng Hòa Chypre Demetris Christofias. Tổng thống Christofias sinh năm 1946 sinh tại Dhikomo miềm bắc đảo Chrypre, là vùng bị thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng từ năm 1974 đến nay. Hồi còn trẻ ông đã hoạt động trong ”Đảng tiến bộ nhân dân lao động”, tức nguyên đảng cộng sản AKEL. Sau đó ông theo học tại thủ đô Matscơva, trở thành dân biểu trong các năm 1991-1996, và Chủ tịch Quốc Hội giữa các năm 2001-2008. Ngày 28 tháng hai năm 2008 ông đắc cử tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống có vợ là bà Elsi Chiratou và 3 con.
Tổng thống và phu nhân đã đón Đức Thánh Cha bên ngoài dinh gần tượng của Đức Tổng Giám Mục Makarios. Đức Thánh Cha đã đặt một vòng hoa tưởng niệm trước tượng. Đức Cha Michail Christodulu Múskos là Tổng Giám Mục Giáo Hội chính thống đảo Chypre với tên gọi là Makarios III và từ năm 1960 trở thành vị tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Chypre cho tới khi qua đời năm 1977. Tiếp đến tống thống đã tháp tùng Đức Thánh Cha vào phòng làm việc của ông. Hai bên đã đàm đạo riêng và trao đỗi qùa tặng. Sau đó tổng thống giới thiệu gia đình với Đức Thánh Cha và chụp hình lưu niệm.
Trong phòng khánh tiết của dinh tổng thống hai bên đã giới thiệu phải đoàn Tòa Thánh và chính phủ. Tiếp theo đó Đức Thánh Cha và tổng thống ra khuôn viên của dinh để gặp các giới chức chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn.
Đáp lời chào của tổng thống, Đức Thánh Cha tái bầy tỏ lòng qúy trọng của Giáo Hội đối với ơn gọi cao qúy của các giới chức chính quyền là dấn thân phục vụ thiện ích của xã hội trên bình diện địa phương, quốc gia cũng như quốc tế. Khi được chu toàn một cách trung thành, việc phục vụ công cộng giúp chúng ta lớn mạnh trong khôn ngoan, toàn vẹn và thể hiện tràn đầy chính mình. Các triết gia Platone, Aristotele và các triết gia Khắc Kỷ đã coi sự thể hiện đó là điều rất quan trọng và là mục đích cuộc sống của từng người; và họ nhìn con đường giúp đạt mục tiêu đó trong chiều kích luân lý. Đối với họ và đối với các triết gia Hồi giáo và Kitô bước theo chân họ, việc thực thi nhân đức hệ tại chỗ hành động phù hợp với lý trí đúng đắn, và theo đuổi tất cả những gì là chân thiện mỹ.
Trong viễn tượng tôn giáo, chúng ta tất cả đều là thành phần của gia đình nhân loại duy nhất, do Thiên Chúa tạo thành, và chúng ta được mời gọi thăng tiến sự hiệp nhất và xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, dựa trên các giá trị lâu bền. Trích lời của Đức Gioan Phaolô II Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng sự đòi buộc luân lý không được coi như một luật lệ được áp đặt từ bên ngoài và bắt buộc sự vâng lời, nhưng như là kiểu diễn tả sự khôn ngoan của chính Thiên Chúa, mà con người mau mắn vâng theo (x. Veritatis splendor, 41).
Tiếp đến Đức Thánh Cha nêu bật tầm quan trọng của các cử chỉ nhỏ nhặt trong tương quan giữa con người với nhau như sau: Các tương quan cá nhân thường là những bước đầu tiên dẫn tới việc xây dựng sự tin tưởng và các tương quan vững chắc của tình bằng hữu giữa các cá nhân và giữa các dân tộc. Đây là phần chính trong vai trò của qúy vị là các nhà chính trị và ngoại giao. Tại các nước có tình hình tế nhị, sự liêm chính và các tương quan cá nhân đó có thể là bước khởi đầu cho thiện ích lớn hơn nhiều của toàn thể các xã hội và các dân tộc. Vì thế, xin qúy vị cho phép tôi khích lệ qúy vị nắm bắt các cơ may ấy trên bình diện cá nhân cũng như trên bình diện cơ cấu, để xây dựng các tương quan ấy. Làm như thế là thăng tiến thiện ích lớn lao hơn của các quốc gia, và thiên ích của những người mà qúy vị đại điện.
Tiếp tục diễn văn nói với các giới chức chính quyền và ngoại giao, Đức Thánh Cha khẳng định rằng các triết gia hy lạp cổ xưa cũng dậy chúng ta rằng thiện ích chung được phục vụ qua ảnh hưởng của những người có quan niệm luân lý rõ ràng và can đảm. Như vậy, các đường lối chính trị được thanh tẩy khỏi các lợi lộc ích kỷ hay các áp lực phe phái, và được dựa trên các nền tảng vững chắc hơn. Sự ngay thẳng luân lý và việc tôn trọng không thiên tư các người khác và thiện ích của họ là nền tảng đối với thiện ích của bất cứ xã hội nào, vì chúng thiết lập bầu khí tin tưởng, trong đó mọi tương quan nhân bản, tôn giáo, hay kinh tế, xã hội và văn hóa, hay dân sự hoặc chính trị chiếm hữu được sức mạnh và nội dung của chúng.
Đức Thánh Cha đã đưa ra ba yếu tố giúp tôn trọng và thăng tiến sự thật luân lý trong thế giới chính trị và ngoại giao trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế. Yếu tố thứ nhất là hành động với tinh thần trách nhiệm. dựa trên sự hiểu biết các dữ kiện xác thực. Khi các phe phái có thể vượt cao hơn kiểu nhìn các biến cố của mình, thì chiếm hữu được một quan điểm khách quan và toàn vẹn hơn... giúp đưa ra các quyết định đúng đắn và thăng tiến một sự hòa giải tốt đẹp trong lúc nắm bắt và hiểu biết sự thật tràn đầy của một vấn đề chuyên biệt.
Yếu tố thứ hai giúp thăng tiến sự thật luân lý trong thế giới chính trị ngoại giao: đó là triệt hạ các ý thức hệ chính trị muốn khuynh loát sự thật. Các kinh nghiệm thê thảm của thế kỷ XX đã minh nhiên sự vô nhân đạo, hậu qủa của việc khước từ sự thật và phẩm giá con người. Cả ngày nay nữa, chúng ta cũng chứng kiến các mưu toan thăng tiến các giá trị gỉa dối lấy cớ là xây dựng hòa bình, tiến bộ và các quyền con người. Nhắc lại bài diễn văn đọc trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2008 Đức Thánh CHa đã tố giác các mưu toan của một vài môi trường tái giải thích Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền nhằm thoả mãn các lợi lộc riêng tư, nguy hại cho nội dung trung thực của Bản Tuyên Ngôn và làm cho nó xa rời các chủ ý ban đầu.
Rồi ngài nêu bật yếu tố thứ ba giúp tôn trọng và thăng tiến sự thật luân lý trong thế giới chính trị và ngoại giao như sau: Thứ ba, việc thăng tiến sự thật luân lý trong cuộc sống công cộng đòi buộc một nỗ lực liên tục xây dựng luật lệ tích cực trên các nguyên tắc của luật lệ tự nhiên. Lấy luật lệ tự nhiên như điểm tham chiếu là điều hiển nhiên; nhưng làn sóng của chủ thuyết thực nghiệm trong lý thuyết pháp luật ngày nay đòi hỏi phải tái khẳng định sự hiển nhiên này. Không có sự hướng dẫn của các sự thật luân lý khách quan, các cá nhân, cộng đoàn và quốc gia sẽ trở thành ích kỷ, và thế giới sẽ trở thành nơi nguy hiểm cho sự sống. Khi tôn trọng các quyền con người và của các dân tộc, là chúng ta bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người. Khi các đường lối chính trị hòa hợp với luật tự nhiên chung cho toàn nhân loại, thì các hành động của chúng ta có nền tảng hơn, và dẫn xưa tới một bầu khi hòa hợp, công bằng và hòa bình.
Một ban nhạc trẻ đã trình tấu nhiều bản nhạc cổ điển chào mừng Đức Thánh Cha và quan khách. Sau buổi trình tấu kéo dài 45 phút, Đức Thánh Cha đã tiến lên bắt tay cám ơn các nhạc sĩ trẻ và chụp hình lưu niệm với họ.
Từ giã tổng thống và mọi, người Đức Thánh Cha đã đến trường tiểu học thánh Maron, cách đó 5 cây số để gặp gỡ cộng đoàn công giáo. Trường tiểu học thánh Maron là một trong 22 cơ sở giáo dục của Giáo Hội công giáo thuộc chương trình phục hồi cộng đoàn Maronít, sau biến cố 2.500 tín hữu bị đuổi khỏi làng mạc của họ tại miềm bắc đảo Chypre, bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng năm 1974. Hồi đó quân Thổ đã chiếm đóng 4 làng Famagosta, Kambyli, Kythrea và Vouno, và bỏ bom đan viện Ngôn sứ Elia. Sau khi được tái định cư tại miền nam đảo Chypre, năm 1985 Giáo Hội bắt đầu xây thánh đường thánh Maron tại Nicosia, và năm 1998 thành lập ngân hàng Hợp tác xã tiết kiệm Maronít. Trong các năm sau đó Giáo Hội đã xây nhà thương thánh Anton, trường tiểu học thánh Maron, và đài tưởng niệm các tín hữu Maronít đã tử trận và thất lạc. Thêm vào đó là nhà thờ thánh Charbel và nhà thờ thánh Marina tại Limassol, đan viện Ngôn sứ Elia tại Kochatis, cũng như dựng hai tượng thánh Charbel và tượng Trinh Nữ Maria.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại sân thể thao của trường với sự tham dự của các tín hữu công giáo theo các lễ nghi Maronít, Armeni và Latinh. Tổng cộng tại Chypre chỉ có 25.000 tín hữu công giáo, tức chiếm 3,16% trên tổng số 790 ngàn dân.
Công tác rao truyền Tin Mừng đã do thánh Barnaba người gốc đảo Chypre khởi sự. Sách Công vụ thuật lại hai chuyến truyền giáo tại đảo Chypre, một lần với thánh Phaolô (Cv 13,3-5), một lần với Marco (Cv 15,39-41). Barnaba bị tử đạo và được chôn cất Tại Salamina, trong nhà nguyện của đan viện mang tên thánh nhân. Vào thế kỷ thứ V, Giáo đoàn kitô tại đảo Chypre có vị thế quan trọng vào hàng thứ 6 sau Roma, Costantinopoli, Alessandria, Antiokia và Giêrusalem. Tầm quan trọng của giáo đoàn này cũng được minh chứng bởi con số đông đảo các Giám Mục tham dự các Công Đồng đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, và tổng số hơn 90 nhà thờ và vương cung thánh đường thời kitô cổ. Công Đồng Chung Ephexô III nhóm năm 431 và Công Đồng Trullo năm 692 đã thừa nhận sự độc lập của Giáo Hội Chypre.
Khi xe chở Đức Thánh Cha vừa tới nơi, có mấy em nhỏ nhất tay cầm tờ Tòa Thánh ra đón ngài. Đức Thánh Cha vuốt má và xoa đầu các em. Các em bé đã rắc các cánh hoa hồng khi Đức Thánh Cha đi ngang qua, như cử chỉ chào mừng vị thượng khách. Hiện diện trong buổi tiếp kiến có hai vị Thượng Phụ của đảo Chypre và Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Giêrusalem.
Sau lời chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Maronít Joseph Souef, ca đoàn 200 ca viên đã hát thánh ca bằng tiếng Siriac khai mạc cho buổi cử hành lời Chúa.
Ngỏ lời với mọi người sau Phúc Âm thánh Gioan chương 12, kể lại biến cố vài người Hy Lạp nghe biết các việc Chúa Giêsu làm nên đến nói với tông đồ Philiphê họ muốn gặp Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo hội không chỉ loan báo Chúa vì lợi ích riêng, mà còn vì thiện ích của toàn nhân loại nữa (x. Ga 12,30). Là các người theo Chúa, ngày nay chúng ta cũng được mời gọi sống đức tin trong thế giới, cùng chung tiếng và cùng hành động để thăng tiến các giá trị Tin Mừng đã được loan báo cho chúng ta qua các thế hệ kitô hữu đảo Chypre.
Đề cập tới cộng đoàn công giáo tại Chypre Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, vì tình trạng đặc biệt duy nhất của anh chị em, tôi muốn lưu ý anh chị em về một phần chính yếu trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội chúng ta: đó là việc tìm kiếm sự hiệp nhất lớn hơn với các anh chị em kitô khác và đối thoại với những người không kitô. Từ Công Đồng Chung Vaticăng II cho tới nay, Giáo Hội dấn thân theo đuổi con đường hiểu biết các anh chị em kitô khác nhiều hơn, bằng cách biểu lộ một mối dây yêu thương và bằng hữu chặt chẽ hơn giữa tất cả các người đã được rửa tội. Anh chị em được mời gọi góp phần mình vào sứ mệnh đó trong cuộc sống thường ngày.
Liện quan tới việc đối thoại liên tôn còn có rất nhiều điều phải làm... Chỉ có nỗ lực kiên nhẫn và sự tin tưởng lẫn nhau mới giúp thắng vượt sức nặng của lịch sử qúa khứ, cũng như các khác biệt chính trị và văn hóa giữa các dân tộc, và mới có thể trở thành lý do hoạt động giúp hiểu biết nhau nhiều hơn. Anh chị em hãy giúp tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau đó giữa các tin hữu kitô và các tín hữu không kitô, như nền tảng giúp xây dựng một nền hòa bình lâu bền và sự
hòa hợp giữa các dân tộc thuộc các tôn giáo, các miền chính trị và nền tảng văn hóa khác nhau. Hãy nhìn vào sự hiệp thông sâu xa, mà anh chị em đã chia sẻ với nhau và với Giáo Hội công giáo trên thế giới. Tôi khuyến khích anh chị em cầu nguyện cho các ơn gọi linh mục tu sĩ, và thăng tiến các ơn gọi đó.
Đề cập tới các trường công giáo tại Chypre, Đức Thánh Cha khẳng định rằng công việc của chúng là một phần của truyền thống lâu dài và được đánh giá rất cao của Giáo Hội công giáo tại đây. Hãy tiếp tục phục vụ công ích của toàn cộng đoàn, bằng cách dấn thân cho một nền giáo dục tuyệt hảo. Bằng tiếng Hy lạp Đức Thánh Cha khích lệ giới trẻ công giáo Chypre hãy mạnh mẽ trong đức tin, tươi vui phục vụ Chúa, và quảng đại sư dụng thời gian và tài năng thiên phú Chúa ban. Hãy giúp xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho Giáo Hội và cho quê hương đất nước, bằng cách đặt để thiện ích của người khác trên thiện ích của riêng mình.
Tiếp đến Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đã theo dõi một nhạc cảnh dân ca vũ rất sống động, do các em bé trường tiểu học thánh Maron và các bạn trẻ công giáo trình diễn, gợi lại các sinh hoạt thường ngày của tín hữu đảo Chypre cũng như nỗ lực của họ trong việc vun trồng hoa của đức tin, hòa bình, yêu thương, tình huynh đệ và căn tính kitô.
Sau khi ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã từ giã cộng đoàn công giáo, trong khi ca đoàn hát bài ”Một con tim một tâm hồn” là bài ca được sáng tác cho chuyến công du mục vụ đảo Chypre.
Đức Thánh Cha lên xe đi thăm Đức Thượng Phụ Chrisostomos II, Tổng Giám Mục chính thống toàn đảo Chypre. Đức Thượng Phụ Chrysotomos II, Tổng Giám Mục Nuova Giustiniana và toàn đảo Chypre, sinh năm 1941 và đã từng theo học tại Athènes. Năm 1978 ngài được bầu làm Giám Mục Paphos; năm 2006 được chọn làm Tổng Giám Mục Nuova Giustiniana và toàn đảo Chypre. Trong tư cách là Chủ tịch Thánh Hội Đồng Giáo Hội chính thống Chypre, Đức Thượng Phụ đã tham dự thánh lễ an táng Đức Gioan Phaolo II và thánh lễ khai mạc chức vụ chủ chăn của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hồi năm 2005. Để đáp lễ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi phái đoàn Tòa Thánh tham dự lễ đăng quang của Đức Thượng Phụ. Trong chuyến Đức Thượng Phụ viếng thăm Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngày 16 tháng 6 năm 2007, hai bên đã công bố thông cáo chung bầy tỏ tình huynh đệ giữ Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Chypre.
Trong lịch sử của mình Giáo Hội chính thống Chypre đã luôn luôn duy trì sự độc lập của mình và nắm giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống chính trị địa phương. Giáo Hội đã tích cực tham dự vào cuộc chiến giành độc lập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và đã phải trả giá mắc mỏ. Năm 1825 đa số hàng giáo sĩ kể các hàng giáo phẩm chính thống đã bị người Thổ sát hại, vì bị nghi ngờ ủng hộ cuộc Cách mạng Hy lạp. Trong thời thuộc địa của Anh quốc 1878-1958, Giáo Hội chính thống Chypre đã dấn thân cho cuộc chiến giành độc lập, hiện thực vào năm 1960. Sau đó Đức Tổng Giám Mục Makarios được bầu làm tổng thống tiên khởi của Cộng Hòa Chypre và tại vị cho tới khi qua đời năm 1977.
Sau khi quân Thổ chiếm đóng miền bắc đảo Chypre hồi năm 1974, đã có hơn 170.000 người phải di cư tị nạn trên chính quê hương của họ. Hơn 500 nhà thờ, nhà nguyện và đan viện của các Giáo Hội công giáo, maronít, armeni và chính thống đã bị chiếm đóng hay phá hủy. Lực lượng quân đội Thổ chiếm đóng miền bắc đảo Chypre hiện có 43.000 người. Từ năm 1974 đến nay chính quyền Thổ đã đưa 160.000 người tới sống tại miền bắc đảo này.
Giáo Hội chính thống Chypre là thành viên Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô từ năm 1948, và đã tích cực tham dự các đại hội liên kitô và liên tôn trong vùng Trung Đông và tại Âu châu. Tại Chypre cũng có trụ sở của Hội Đồng đại kết các giáo Hội Kitô vùng Trung Đông.
Đức Thượng Phụ Chrisostomos II đã ra đón Đức Thánh Cha tận cửa xe và ôm hôn Đức Thánh Cha, rồi tháp tùng ngài vào Tòa Thượng Phụ. Hai vị đã đàm đạo riêng với nhau trước khi có lễ nghi chào đón.
Đáp lời chào của Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha bầy tỏ lòng biết ơn sự dấn thân của Giáo Hội chính thống đảo Chypre đối với cuộc đối thoại và sáng kiến lớn của Giáo Hội nhằm tái tạo sự hiệp thong hữu hình trọn vẹn giữa các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương, một sự hiệp thông cần được sống trong niềm trung thành với Tin Mừng và truyền thống tông đồ, làm sao để trân trọng các truyền thống hợp pháp của Đông Phương và Tây Phương cũng như rộng mở cho sự khác biệt các ơn mà Chúa Thánh Thần ban để xậy dựng Giáo hội trong sự hiệp nhất, thánh thiện và an bình.
Đức Thánh Cha nguyện cầu cho tất cả mọi người dân đảo Chypre, nhờ ơn Chúa giúp, biết cùng nhau hoạt động trong khôn ngoan và mạnh mẽ để tìm ra một giải pháp công bằng cho các vấn đề cần được giải quyết, dấn thân tạo dựng hòa bình và hòa giải, và xây dựng cho các thế hệ tương lai một xã hội tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người, trong đó có các các quyền bất khả xâm phạm của sự tự do lương tâm và tự do phụng tự.
Liên quan tới vị thế của đảo Chypre trong lịch sử Kitô giáo và dấn thân đại kết trước tình trạng xung đột kéo dài trong vùng Trung Đông Đức Thánh Cha nói: Theo truyền thống, đảo Chypre được coi như là phần của Thánh Địa, và tình trạng xung đột tiếp tục tại Trung Đông phải là sự lo lắng của mọi người theo Chúa Kitô. Không ai có thể thờ ơ trước sự cần thiết phải yểm trợ, bằng mọi cách, tín hữu Kitô của vùng đất bị khổ đau này, để cho các Giáo Hội cổ xưa có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng. Các cộng đoàn kitô đảo Chypre có thể tìm ra một môi trường rất phong phú cho sự cộng tác đại kết, bằng cách cầu nguyện và cùng nhau hoạt động cho hòa bình, hòa giải và sự ổn định trong các vùng đất được chúc lành bởi sự hiện diện dưới thế của Hoàng Tử Hòa Bình.
Kết thúc lễ nghi chào đón, Đức Thượng Phụ đã hướng dẫn Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng viếng thăm nhà nguyện và căn hộ lịch sử của Đức Cố thượng Phụ Makarios, cũng như viện bảo tàng các hình vẽ Icone của Tòa Thượng Phụ, trước khi dùng bữa trưa.
Lúc 2 giờ chiều Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần Nicosia, cách đó một cây số rưỡi, đễ nghỉ ngơi trước khi chủ sự thánh lễ tại nhà thờ Thánh Giá vào lúc 5 giờ rưỡi chiều cho các linh mục, phó tế, chủng sinh, các tu sĩ nam nữ, giáo lý viên và thành viên các hội đoàn công giáo toàn đảo Chypre. Nhà thờ có 350 chỗ ngồi. Đầu thánh lễ Đức Thượng Phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đặc biệt nói về ý nghĩa và vai trò của Thập Giá trong công trình cứu độ nhân loại. Ngài trả lời cho vấn nạn tại sao các tín hữu Kitô lại tôn kính một dụng cụ hành hình, một dấu chỉ của khổ đau, chiến bại và thiếu sót. Quả thực, thập giá nói lên những điều đó, nhưng vì Đấng đã bị treo trên Thập Giá để cứu độ chúng ta, nên Thập Giá cũng tượng trưng cho sự chiến thắng chung kết của tình yêu Thiên Chúa trên mọi sự ác trên trần gian này”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự kiện tất cả chúng ta đều cần đến Thập Giá và khẳng định rằng: ”Thập giá không phải chỉ là một biểu tượng lòng sùng mộ riêng tư, Thập giá không phải chỉ là một huy hiệu chứng tỏ một người thuộc về một nhóm nào đó trong xã hội, và theo ý nghĩa sâu xa nhất, Thập giá không liên can gì tới việc sử dụng bạo lực để áp đặt một tín ngưỡng hay triết lý. Thập giá nói lên hy vọng, nói lên tình thương và chiến thắng của bất bạo lực trên sự đàn áp, Thập giá nói về Thiên Chúa nâng kẻ thấp hèn lên, tăng cường sức mạnh cho người yếu đuối, chinh phục chia rẽ, và khắc phục oán thù bằng tình thương. Một thế giới không có Thập giá sẽ là một thế giới không hy vọng, một thế giới trong đó sự tra tấn và tàn bạo sẽ bùng lên mà không bị kìm hãm, người yếu đuối sẽ bị bóc lột. và ham hố sẽ có tiếng nói cuối cùng. Sự vô nhân đạo của con người đối với nhau sẽ được biểu lộ một cách kinh khủng, và sẽ không thể nào chấm dứt được cái vòng bạo lực lẩn quẩn. Chỉ có Thập giá mới chấm dứt tình trạng đó mà thôi”.
Và Đức Thánh Cha nhắn nhủ rằng: ”Anh em Linh Mục quí mến, các tu sĩ, giáo lý viên thân mến, sứ điệp của Thập giá được ủy thác cho chúng ta để chúng ta có thể mang hy vọng đến cho thế giới. Khi chúng ta rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đanh, chúng ta không rao giảng chính mình, nhưng rao giảng Chúa. Chúng ta không trình bày sự khôn ngoan của chúng ta cho thế giới, cũng không cao rao công trạng của mình, nhưng chúng ta chỉ hành động như những chiếc máng thông truyền sự khôn ngoan, tình yêu thương và công trạng cứu độ của Chúa. Chúng ta biết mình chỉ là những bình đất, nhưng điều lạ lùng là chúng ta được chọn để trở thành những người rao giảng chân lý cứu độ, mà thế giới đang cần được nghe”.
Tiếp tục bài giảng trong thánh lễ chiều mùng 5-6 tại thủ đô Nicosie, Đức Thánh Cha nhắc đến năm Linh Mục và nhắn nhủ các vị cũng như các chủng sinh đang chuẩn bị tiến lên chức linh mục rằng: ”Anh em hãy suy tư về những lời được nói với tân linh mục, khi Giám Mục trao chén lễ và đĩa thánh: 'Con hãy hiểu điều con làm, hãy noi gương điều con cử hành, và làm cho cuộc sống của con được phù hợp với mầu nhiệm Thập giá của Chúa”. Khi chúng ta công bố Thập giá Chúa Kitô, chúng ta hãy luôn luôn bắt chước tình yêu thương vị tha của Đấng đã dâng hiến chính mình vì chúng ta trên bàn thờ Thập Giá, Đấng vừa là Tư Tế vừa là lễ vật, Đấng mà trong cương vị của Ngài, chúng ta nói và hành động, khi chúng ta thi hành thừa tác vụ chúng ta đã nhận lãnh. Khi chúng ta suy tư về những khuyết điểm của mình, cá nhân cũng như tập thể, chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận rằng chúng ta đáng phải chịu hình phạt, mà Ngài là Con Chiên vô tội đã chịu thay cho chúng ta. Và nếu chúng ta được chia sẻ phần nào những đau khổ của Chúa Kitô, chúng ta hãy vui mừng, vì chúng ta sẽ được hạnh phúc lớn lao hơn nhiều, khi vinh quang của Chúa được tỏ hiện”.
Đức Thánh Cha cho biết ngài đặc biệt nghĩ đến bao nhiêu linh mục tu sĩ ở Trung Đông đang được kêu gọi làm cho cuộc sống của mình phù hợp với mầu nhiệm Thập Giá của Chúa. Vì những khó khăn mà cộng đoàn của các vị phải chịu như hậu quả của xung đột và căng thẳng trong vùng, nhiều gia đình đã quyết định di cư đi nơi khác, và các vị mục tử của họ cũng bị cám dỗ làm như vậy. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh như thế, nếu một linh mục, một cộng đoàn dòng tu, một giáo xứ có thể tiếp tục kiên trì làm chứng tá cho Chúa Kitô, thì đó là một dấu chỉ hy vọng đặc biệt, không những cho các tín hữu Kitô, nhưng còn cho tất cả những người sống trong vùng nữa”.
Thánh lễ đã kết thúc lúc 6 giờ rưỡi chiều. Đức Thánh Cha đã về Tòa Sứ Thần cách đó 200 mét để dùng bữa tối và nghỉ đêm, kết thúc ngày thứ hai của chuyến viếng thăm.
Thứ bẩy 5-6-2010, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm mục vụ Cộng Hòa Chypre, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã có 5 sinh hoạt chính: ban sáng ngài viếng thăm xã giao tổng thống Chypre và gặp gỡ các giới chức chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại dinh tổng thống; tiếp đến Đức Thánh Cha gặp gỡ cộng đoàn công giáo tại sân trường tiểu học thánh Maron. Khoảng giữa trưa ngài viếng thăm xã giao Đức Thượng Phụ Chrysostomos II, Tổng Giám Mục chính thống toàn đảo Chypre, và dùng bữa trưa với Đức Tổng Giám Mục. Và ban chiều Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ có sự tham dự của các linh mục, tu sĩ nam nữ, phó tế, chủng sinh và thành viên các phong trào giáo hội tại giáo xứ Thánh Giá của Giáo Hội công giáo latinh.
Lúc 9 giờ sáng Đức Thánh Cha đã rời Tòa Sứ Thần Tòa Thánh để tới thăm xã giao tổng thống Cộng Hòa Chypre Demetris Christofias. Tổng thống Christofias sinh năm 1946 sinh tại Dhikomo miềm bắc đảo Chrypre, là vùng bị thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng từ năm 1974 đến nay. Hồi còn trẻ ông đã hoạt động trong ”Đảng tiến bộ nhân dân lao động”, tức nguyên đảng cộng sản AKEL. Sau đó ông theo học tại thủ đô Matscơva, trở thành dân biểu trong các năm 1991-1996, và Chủ tịch Quốc Hội giữa các năm 2001-2008. Ngày 28 tháng hai năm 2008 ông đắc cử tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống có vợ là bà Elsi Chiratou và 3 con.
Tổng thống và phu nhân đã đón Đức Thánh Cha bên ngoài dinh gần tượng của Đức Tổng Giám Mục Makarios. Đức Thánh Cha đã đặt một vòng hoa tưởng niệm trước tượng. Đức Cha Michail Christodulu Múskos là Tổng Giám Mục Giáo Hội chính thống đảo Chypre với tên gọi là Makarios III và từ năm 1960 trở thành vị tổng thống đầu tiên của Cộng Hòa Chypre cho tới khi qua đời năm 1977. Tiếp đến tống thống đã tháp tùng Đức Thánh Cha vào phòng làm việc của ông. Hai bên đã đàm đạo riêng và trao đỗi qùa tặng. Sau đó tổng thống giới thiệu gia đình với Đức Thánh Cha và chụp hình lưu niệm.
Trong phòng khánh tiết của dinh tổng thống hai bên đã giới thiệu phải đoàn Tòa Thánh và chính phủ. Tiếp theo đó Đức Thánh Cha và tổng thống ra khuôn viên của dinh để gặp các giới chức chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn.
Đáp lời chào của tổng thống, Đức Thánh Cha tái bầy tỏ lòng qúy trọng của Giáo Hội đối với ơn gọi cao qúy của các giới chức chính quyền là dấn thân phục vụ thiện ích của xã hội trên bình diện địa phương, quốc gia cũng như quốc tế. Khi được chu toàn một cách trung thành, việc phục vụ công cộng giúp chúng ta lớn mạnh trong khôn ngoan, toàn vẹn và thể hiện tràn đầy chính mình. Các triết gia Platone, Aristotele và các triết gia Khắc Kỷ đã coi sự thể hiện đó là điều rất quan trọng và là mục đích cuộc sống của từng người; và họ nhìn con đường giúp đạt mục tiêu đó trong chiều kích luân lý. Đối với họ và đối với các triết gia Hồi giáo và Kitô bước theo chân họ, việc thực thi nhân đức hệ tại chỗ hành động phù hợp với lý trí đúng đắn, và theo đuổi tất cả những gì là chân thiện mỹ.
Trong viễn tượng tôn giáo, chúng ta tất cả đều là thành phần của gia đình nhân loại duy nhất, do Thiên Chúa tạo thành, và chúng ta được mời gọi thăng tiến sự hiệp nhất và xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn, dựa trên các giá trị lâu bền. Trích lời của Đức Gioan Phaolô II Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng sự đòi buộc luân lý không được coi như một luật lệ được áp đặt từ bên ngoài và bắt buộc sự vâng lời, nhưng như là kiểu diễn tả sự khôn ngoan của chính Thiên Chúa, mà con người mau mắn vâng theo (x. Veritatis splendor, 41).
Tiếp đến Đức Thánh Cha nêu bật tầm quan trọng của các cử chỉ nhỏ nhặt trong tương quan giữa con người với nhau như sau: Các tương quan cá nhân thường là những bước đầu tiên dẫn tới việc xây dựng sự tin tưởng và các tương quan vững chắc của tình bằng hữu giữa các cá nhân và giữa các dân tộc. Đây là phần chính trong vai trò của qúy vị là các nhà chính trị và ngoại giao. Tại các nước có tình hình tế nhị, sự liêm chính và các tương quan cá nhân đó có thể là bước khởi đầu cho thiện ích lớn hơn nhiều của toàn thể các xã hội và các dân tộc. Vì thế, xin qúy vị cho phép tôi khích lệ qúy vị nắm bắt các cơ may ấy trên bình diện cá nhân cũng như trên bình diện cơ cấu, để xây dựng các tương quan ấy. Làm như thế là thăng tiến thiện ích lớn lao hơn của các quốc gia, và thiên ích của những người mà qúy vị đại điện.
Tiếp tục diễn văn nói với các giới chức chính quyền và ngoại giao, Đức Thánh Cha khẳng định rằng các triết gia hy lạp cổ xưa cũng dậy chúng ta rằng thiện ích chung được phục vụ qua ảnh hưởng của những người có quan niệm luân lý rõ ràng và can đảm. Như vậy, các đường lối chính trị được thanh tẩy khỏi các lợi lộc ích kỷ hay các áp lực phe phái, và được dựa trên các nền tảng vững chắc hơn. Sự ngay thẳng luân lý và việc tôn trọng không thiên tư các người khác và thiện ích của họ là nền tảng đối với thiện ích của bất cứ xã hội nào, vì chúng thiết lập bầu khí tin tưởng, trong đó mọi tương quan nhân bản, tôn giáo, hay kinh tế, xã hội và văn hóa, hay dân sự hoặc chính trị chiếm hữu được sức mạnh và nội dung của chúng.
Đức Thánh Cha đã đưa ra ba yếu tố giúp tôn trọng và thăng tiến sự thật luân lý trong thế giới chính trị và ngoại giao trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế. Yếu tố thứ nhất là hành động với tinh thần trách nhiệm. dựa trên sự hiểu biết các dữ kiện xác thực. Khi các phe phái có thể vượt cao hơn kiểu nhìn các biến cố của mình, thì chiếm hữu được một quan điểm khách quan và toàn vẹn hơn... giúp đưa ra các quyết định đúng đắn và thăng tiến một sự hòa giải tốt đẹp trong lúc nắm bắt và hiểu biết sự thật tràn đầy của một vấn đề chuyên biệt.
Yếu tố thứ hai giúp thăng tiến sự thật luân lý trong thế giới chính trị ngoại giao: đó là triệt hạ các ý thức hệ chính trị muốn khuynh loát sự thật. Các kinh nghiệm thê thảm của thế kỷ XX đã minh nhiên sự vô nhân đạo, hậu qủa của việc khước từ sự thật và phẩm giá con người. Cả ngày nay nữa, chúng ta cũng chứng kiến các mưu toan thăng tiến các giá trị gỉa dối lấy cớ là xây dựng hòa bình, tiến bộ và các quyền con người. Nhắc lại bài diễn văn đọc trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2008 Đức Thánh CHa đã tố giác các mưu toan của một vài môi trường tái giải thích Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền nhằm thoả mãn các lợi lộc riêng tư, nguy hại cho nội dung trung thực của Bản Tuyên Ngôn và làm cho nó xa rời các chủ ý ban đầu.
Rồi ngài nêu bật yếu tố thứ ba giúp tôn trọng và thăng tiến sự thật luân lý trong thế giới chính trị và ngoại giao như sau: Thứ ba, việc thăng tiến sự thật luân lý trong cuộc sống công cộng đòi buộc một nỗ lực liên tục xây dựng luật lệ tích cực trên các nguyên tắc của luật lệ tự nhiên. Lấy luật lệ tự nhiên như điểm tham chiếu là điều hiển nhiên; nhưng làn sóng của chủ thuyết thực nghiệm trong lý thuyết pháp luật ngày nay đòi hỏi phải tái khẳng định sự hiển nhiên này. Không có sự hướng dẫn của các sự thật luân lý khách quan, các cá nhân, cộng đoàn và quốc gia sẽ trở thành ích kỷ, và thế giới sẽ trở thành nơi nguy hiểm cho sự sống. Khi tôn trọng các quyền con người và của các dân tộc, là chúng ta bảo vệ và thăng tiến phẩm giá con người. Khi các đường lối chính trị hòa hợp với luật tự nhiên chung cho toàn nhân loại, thì các hành động của chúng ta có nền tảng hơn, và dẫn xưa tới một bầu khi hòa hợp, công bằng và hòa bình.
Một ban nhạc trẻ đã trình tấu nhiều bản nhạc cổ điển chào mừng Đức Thánh Cha và quan khách. Sau buổi trình tấu kéo dài 45 phút, Đức Thánh Cha đã tiến lên bắt tay cám ơn các nhạc sĩ trẻ và chụp hình lưu niệm với họ.
Từ giã tổng thống và mọi, người Đức Thánh Cha đã đến trường tiểu học thánh Maron, cách đó 5 cây số để gặp gỡ cộng đoàn công giáo. Trường tiểu học thánh Maron là một trong 22 cơ sở giáo dục của Giáo Hội công giáo thuộc chương trình phục hồi cộng đoàn Maronít, sau biến cố 2.500 tín hữu bị đuổi khỏi làng mạc của họ tại miềm bắc đảo Chypre, bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm lăng năm 1974. Hồi đó quân Thổ đã chiếm đóng 4 làng Famagosta, Kambyli, Kythrea và Vouno, và bỏ bom đan viện Ngôn sứ Elia. Sau khi được tái định cư tại miền nam đảo Chypre, năm 1985 Giáo Hội bắt đầu xây thánh đường thánh Maron tại Nicosia, và năm 1998 thành lập ngân hàng Hợp tác xã tiết kiệm Maronít. Trong các năm sau đó Giáo Hội đã xây nhà thương thánh Anton, trường tiểu học thánh Maron, và đài tưởng niệm các tín hữu Maronít đã tử trận và thất lạc. Thêm vào đó là nhà thờ thánh Charbel và nhà thờ thánh Marina tại Limassol, đan viện Ngôn sứ Elia tại Kochatis, cũng như dựng hai tượng thánh Charbel và tượng Trinh Nữ Maria.
Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại sân thể thao của trường với sự tham dự của các tín hữu công giáo theo các lễ nghi Maronít, Armeni và Latinh. Tổng cộng tại Chypre chỉ có 25.000 tín hữu công giáo, tức chiếm 3,16% trên tổng số 790 ngàn dân.
Công tác rao truyền Tin Mừng đã do thánh Barnaba người gốc đảo Chypre khởi sự. Sách Công vụ thuật lại hai chuyến truyền giáo tại đảo Chypre, một lần với thánh Phaolô (Cv 13,3-5), một lần với Marco (Cv 15,39-41). Barnaba bị tử đạo và được chôn cất Tại Salamina, trong nhà nguyện của đan viện mang tên thánh nhân. Vào thế kỷ thứ V, Giáo đoàn kitô tại đảo Chypre có vị thế quan trọng vào hàng thứ 6 sau Roma, Costantinopoli, Alessandria, Antiokia và Giêrusalem. Tầm quan trọng của giáo đoàn này cũng được minh chứng bởi con số đông đảo các Giám Mục tham dự các Công Đồng đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, và tổng số hơn 90 nhà thờ và vương cung thánh đường thời kitô cổ. Công Đồng Chung Ephexô III nhóm năm 431 và Công Đồng Trullo năm 692 đã thừa nhận sự độc lập của Giáo Hội Chypre.
Khi xe chở Đức Thánh Cha vừa tới nơi, có mấy em nhỏ nhất tay cầm tờ Tòa Thánh ra đón ngài. Đức Thánh Cha vuốt má và xoa đầu các em. Các em bé đã rắc các cánh hoa hồng khi Đức Thánh Cha đi ngang qua, như cử chỉ chào mừng vị thượng khách. Hiện diện trong buổi tiếp kiến có hai vị Thượng Phụ của đảo Chypre và Đức Thượng Phụ Fouad Twal của Giêrusalem.
Sau lời chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Maronít Joseph Souef, ca đoàn 200 ca viên đã hát thánh ca bằng tiếng Siriac khai mạc cho buổi cử hành lời Chúa.
Ngỏ lời với mọi người sau Phúc Âm thánh Gioan chương 12, kể lại biến cố vài người Hy Lạp nghe biết các việc Chúa Giêsu làm nên đến nói với tông đồ Philiphê họ muốn gặp Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Giáo hội không chỉ loan báo Chúa vì lợi ích riêng, mà còn vì thiện ích của toàn nhân loại nữa (x. Ga 12,30). Là các người theo Chúa, ngày nay chúng ta cũng được mời gọi sống đức tin trong thế giới, cùng chung tiếng và cùng hành động để thăng tiến các giá trị Tin Mừng đã được loan báo cho chúng ta qua các thế hệ kitô hữu đảo Chypre.
Đề cập tới cộng đoàn công giáo tại Chypre Đức Thánh Cha nói: Anh chị em thân mến, vì tình trạng đặc biệt duy nhất của anh chị em, tôi muốn lưu ý anh chị em về một phần chính yếu trong cuộc sống và sứ mệnh của Giáo Hội chúng ta: đó là việc tìm kiếm sự hiệp nhất lớn hơn với các anh chị em kitô khác và đối thoại với những người không kitô. Từ Công Đồng Chung Vaticăng II cho tới nay, Giáo Hội dấn thân theo đuổi con đường hiểu biết các anh chị em kitô khác nhiều hơn, bằng cách biểu lộ một mối dây yêu thương và bằng hữu chặt chẽ hơn giữa tất cả các người đã được rửa tội. Anh chị em được mời gọi góp phần mình vào sứ mệnh đó trong cuộc sống thường ngày.
Liện quan tới việc đối thoại liên tôn còn có rất nhiều điều phải làm... Chỉ có nỗ lực kiên nhẫn và sự tin tưởng lẫn nhau mới giúp thắng vượt sức nặng của lịch sử qúa khứ, cũng như các khác biệt chính trị và văn hóa giữa các dân tộc, và mới có thể trở thành lý do hoạt động giúp hiểu biết nhau nhiều hơn. Anh chị em hãy giúp tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau đó giữa các tin hữu kitô và các tín hữu không kitô, như nền tảng giúp xây dựng một nền hòa bình lâu bền và sự
hòa hợp giữa các dân tộc thuộc các tôn giáo, các miền chính trị và nền tảng văn hóa khác nhau. Hãy nhìn vào sự hiệp thông sâu xa, mà anh chị em đã chia sẻ với nhau và với Giáo Hội công giáo trên thế giới. Tôi khuyến khích anh chị em cầu nguyện cho các ơn gọi linh mục tu sĩ, và thăng tiến các ơn gọi đó.
Đề cập tới các trường công giáo tại Chypre, Đức Thánh Cha khẳng định rằng công việc của chúng là một phần của truyền thống lâu dài và được đánh giá rất cao của Giáo Hội công giáo tại đây. Hãy tiếp tục phục vụ công ích của toàn cộng đoàn, bằng cách dấn thân cho một nền giáo dục tuyệt hảo. Bằng tiếng Hy lạp Đức Thánh Cha khích lệ giới trẻ công giáo Chypre hãy mạnh mẽ trong đức tin, tươi vui phục vụ Chúa, và quảng đại sư dụng thời gian và tài năng thiên phú Chúa ban. Hãy giúp xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho Giáo Hội và cho quê hương đất nước, bằng cách đặt để thiện ích của người khác trên thiện ích của riêng mình.
Tiếp đến Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng đã theo dõi một nhạc cảnh dân ca vũ rất sống động, do các em bé trường tiểu học thánh Maron và các bạn trẻ công giáo trình diễn, gợi lại các sinh hoạt thường ngày của tín hữu đảo Chypre cũng như nỗ lực của họ trong việc vun trồng hoa của đức tin, hòa bình, yêu thương, tình huynh đệ và căn tính kitô.
Sau khi ban phép lành cho mọi người, Đức Thánh Cha đã từ giã cộng đoàn công giáo, trong khi ca đoàn hát bài ”Một con tim một tâm hồn” là bài ca được sáng tác cho chuyến công du mục vụ đảo Chypre.
Đức Thánh Cha lên xe đi thăm Đức Thượng Phụ Chrisostomos II, Tổng Giám Mục chính thống toàn đảo Chypre. Đức Thượng Phụ Chrysotomos II, Tổng Giám Mục Nuova Giustiniana và toàn đảo Chypre, sinh năm 1941 và đã từng theo học tại Athènes. Năm 1978 ngài được bầu làm Giám Mục Paphos; năm 2006 được chọn làm Tổng Giám Mục Nuova Giustiniana và toàn đảo Chypre. Trong tư cách là Chủ tịch Thánh Hội Đồng Giáo Hội chính thống Chypre, Đức Thượng Phụ đã tham dự thánh lễ an táng Đức Gioan Phaolo II và thánh lễ khai mạc chức vụ chủ chăn của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hồi năm 2005. Để đáp lễ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã gửi phái đoàn Tòa Thánh tham dự lễ đăng quang của Đức Thượng Phụ. Trong chuyến Đức Thượng Phụ viếng thăm Đức Thánh Cha Biển Đức XVI ngày 16 tháng 6 năm 2007, hai bên đã công bố thông cáo chung bầy tỏ tình huynh đệ giữ Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Chypre.
Trong lịch sử của mình Giáo Hội chính thống Chypre đã luôn luôn duy trì sự độc lập của mình và nắm giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống chính trị địa phương. Giáo Hội đã tích cực tham dự vào cuộc chiến giành độc lập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và đã phải trả giá mắc mỏ. Năm 1825 đa số hàng giáo sĩ kể các hàng giáo phẩm chính thống đã bị người Thổ sát hại, vì bị nghi ngờ ủng hộ cuộc Cách mạng Hy lạp. Trong thời thuộc địa của Anh quốc 1878-1958, Giáo Hội chính thống Chypre đã dấn thân cho cuộc chiến giành độc lập, hiện thực vào năm 1960. Sau đó Đức Tổng Giám Mục Makarios được bầu làm tổng thống tiên khởi của Cộng Hòa Chypre và tại vị cho tới khi qua đời năm 1977.
Sau khi quân Thổ chiếm đóng miền bắc đảo Chypre hồi năm 1974, đã có hơn 170.000 người phải di cư tị nạn trên chính quê hương của họ. Hơn 500 nhà thờ, nhà nguyện và đan viện của các Giáo Hội công giáo, maronít, armeni và chính thống đã bị chiếm đóng hay phá hủy. Lực lượng quân đội Thổ chiếm đóng miền bắc đảo Chypre hiện có 43.000 người. Từ năm 1974 đến nay chính quyền Thổ đã đưa 160.000 người tới sống tại miền bắc đảo này.
Giáo Hội chính thống Chypre là thành viên Hội Đồng đại kết các Giáo Hội Kitô từ năm 1948, và đã tích cực tham dự các đại hội liên kitô và liên tôn trong vùng Trung Đông và tại Âu châu. Tại Chypre cũng có trụ sở của Hội Đồng đại kết các giáo Hội Kitô vùng Trung Đông.
Đức Thượng Phụ Chrisostomos II đã ra đón Đức Thánh Cha tận cửa xe và ôm hôn Đức Thánh Cha, rồi tháp tùng ngài vào Tòa Thượng Phụ. Hai vị đã đàm đạo riêng với nhau trước khi có lễ nghi chào đón.
Đáp lời chào của Đức Thượng Phụ, Đức Thánh Cha bầy tỏ lòng biết ơn sự dấn thân của Giáo Hội chính thống đảo Chypre đối với cuộc đối thoại và sáng kiến lớn của Giáo Hội nhằm tái tạo sự hiệp thong hữu hình trọn vẹn giữa các Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương, một sự hiệp thông cần được sống trong niềm trung thành với Tin Mừng và truyền thống tông đồ, làm sao để trân trọng các truyền thống hợp pháp của Đông Phương và Tây Phương cũng như rộng mở cho sự khác biệt các ơn mà Chúa Thánh Thần ban để xậy dựng Giáo hội trong sự hiệp nhất, thánh thiện và an bình.
Đức Thánh Cha nguyện cầu cho tất cả mọi người dân đảo Chypre, nhờ ơn Chúa giúp, biết cùng nhau hoạt động trong khôn ngoan và mạnh mẽ để tìm ra một giải pháp công bằng cho các vấn đề cần được giải quyết, dấn thân tạo dựng hòa bình và hòa giải, và xây dựng cho các thế hệ tương lai một xã hội tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người, trong đó có các các quyền bất khả xâm phạm của sự tự do lương tâm và tự do phụng tự.
Liên quan tới vị thế của đảo Chypre trong lịch sử Kitô giáo và dấn thân đại kết trước tình trạng xung đột kéo dài trong vùng Trung Đông Đức Thánh Cha nói: Theo truyền thống, đảo Chypre được coi như là phần của Thánh Địa, và tình trạng xung đột tiếp tục tại Trung Đông phải là sự lo lắng của mọi người theo Chúa Kitô. Không ai có thể thờ ơ trước sự cần thiết phải yểm trợ, bằng mọi cách, tín hữu Kitô của vùng đất bị khổ đau này, để cho các Giáo Hội cổ xưa có thể sống trong hòa bình và thịnh vượng. Các cộng đoàn kitô đảo Chypre có thể tìm ra một môi trường rất phong phú cho sự cộng tác đại kết, bằng cách cầu nguyện và cùng nhau hoạt động cho hòa bình, hòa giải và sự ổn định trong các vùng đất được chúc lành bởi sự hiện diện dưới thế của Hoàng Tử Hòa Bình.
Kết thúc lễ nghi chào đón, Đức Thượng Phụ đã hướng dẫn Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng viếng thăm nhà nguyện và căn hộ lịch sử của Đức Cố thượng Phụ Makarios, cũng như viện bảo tàng các hình vẽ Icone của Tòa Thượng Phụ, trước khi dùng bữa trưa.
Lúc 2 giờ chiều Đức Thánh Cha đã trở về Tòa Sứ Thần Nicosia, cách đó một cây số rưỡi, đễ nghỉ ngơi trước khi chủ sự thánh lễ tại nhà thờ Thánh Giá vào lúc 5 giờ rưỡi chiều cho các linh mục, phó tế, chủng sinh, các tu sĩ nam nữ, giáo lý viên và thành viên các hội đoàn công giáo toàn đảo Chypre. Nhà thờ có 350 chỗ ngồi. Đầu thánh lễ Đức Thượng Phụ Latinh Giêrusalem Fouad Twal đã ngỏ lời chào mừng Đức Thánh Cha.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đặc biệt nói về ý nghĩa và vai trò của Thập Giá trong công trình cứu độ nhân loại. Ngài trả lời cho vấn nạn tại sao các tín hữu Kitô lại tôn kính một dụng cụ hành hình, một dấu chỉ của khổ đau, chiến bại và thiếu sót. Quả thực, thập giá nói lên những điều đó, nhưng vì Đấng đã bị treo trên Thập Giá để cứu độ chúng ta, nên Thập Giá cũng tượng trưng cho sự chiến thắng chung kết của tình yêu Thiên Chúa trên mọi sự ác trên trần gian này”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự kiện tất cả chúng ta đều cần đến Thập Giá và khẳng định rằng: ”Thập giá không phải chỉ là một biểu tượng lòng sùng mộ riêng tư, Thập giá không phải chỉ là một huy hiệu chứng tỏ một người thuộc về một nhóm nào đó trong xã hội, và theo ý nghĩa sâu xa nhất, Thập giá không liên can gì tới việc sử dụng bạo lực để áp đặt một tín ngưỡng hay triết lý. Thập giá nói lên hy vọng, nói lên tình thương và chiến thắng của bất bạo lực trên sự đàn áp, Thập giá nói về Thiên Chúa nâng kẻ thấp hèn lên, tăng cường sức mạnh cho người yếu đuối, chinh phục chia rẽ, và khắc phục oán thù bằng tình thương. Một thế giới không có Thập giá sẽ là một thế giới không hy vọng, một thế giới trong đó sự tra tấn và tàn bạo sẽ bùng lên mà không bị kìm hãm, người yếu đuối sẽ bị bóc lột. và ham hố sẽ có tiếng nói cuối cùng. Sự vô nhân đạo của con người đối với nhau sẽ được biểu lộ một cách kinh khủng, và sẽ không thể nào chấm dứt được cái vòng bạo lực lẩn quẩn. Chỉ có Thập giá mới chấm dứt tình trạng đó mà thôi”.
Và Đức Thánh Cha nhắn nhủ rằng: ”Anh em Linh Mục quí mến, các tu sĩ, giáo lý viên thân mến, sứ điệp của Thập giá được ủy thác cho chúng ta để chúng ta có thể mang hy vọng đến cho thế giới. Khi chúng ta rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đanh, chúng ta không rao giảng chính mình, nhưng rao giảng Chúa. Chúng ta không trình bày sự khôn ngoan của chúng ta cho thế giới, cũng không cao rao công trạng của mình, nhưng chúng ta chỉ hành động như những chiếc máng thông truyền sự khôn ngoan, tình yêu thương và công trạng cứu độ của Chúa. Chúng ta biết mình chỉ là những bình đất, nhưng điều lạ lùng là chúng ta được chọn để trở thành những người rao giảng chân lý cứu độ, mà thế giới đang cần được nghe”.
Tiếp tục bài giảng trong thánh lễ chiều mùng 5-6 tại thủ đô Nicosie, Đức Thánh Cha nhắc đến năm Linh Mục và nhắn nhủ các vị cũng như các chủng sinh đang chuẩn bị tiến lên chức linh mục rằng: ”Anh em hãy suy tư về những lời được nói với tân linh mục, khi Giám Mục trao chén lễ và đĩa thánh: 'Con hãy hiểu điều con làm, hãy noi gương điều con cử hành, và làm cho cuộc sống của con được phù hợp với mầu nhiệm Thập giá của Chúa”. Khi chúng ta công bố Thập giá Chúa Kitô, chúng ta hãy luôn luôn bắt chước tình yêu thương vị tha của Đấng đã dâng hiến chính mình vì chúng ta trên bàn thờ Thập Giá, Đấng vừa là Tư Tế vừa là lễ vật, Đấng mà trong cương vị của Ngài, chúng ta nói và hành động, khi chúng ta thi hành thừa tác vụ chúng ta đã nhận lãnh. Khi chúng ta suy tư về những khuyết điểm của mình, cá nhân cũng như tập thể, chúng ta hãy khiêm tốn nhìn nhận rằng chúng ta đáng phải chịu hình phạt, mà Ngài là Con Chiên vô tội đã chịu thay cho chúng ta. Và nếu chúng ta được chia sẻ phần nào những đau khổ của Chúa Kitô, chúng ta hãy vui mừng, vì chúng ta sẽ được hạnh phúc lớn lao hơn nhiều, khi vinh quang của Chúa được tỏ hiện”.
Đức Thánh Cha cho biết ngài đặc biệt nghĩ đến bao nhiêu linh mục tu sĩ ở Trung Đông đang được kêu gọi làm cho cuộc sống của mình phù hợp với mầu nhiệm Thập Giá của Chúa. Vì những khó khăn mà cộng đoàn của các vị phải chịu như hậu quả của xung đột và căng thẳng trong vùng, nhiều gia đình đã quyết định di cư đi nơi khác, và các vị mục tử của họ cũng bị cám dỗ làm như vậy. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh như thế, nếu một linh mục, một cộng đoàn dòng tu, một giáo xứ có thể tiếp tục kiên trì làm chứng tá cho Chúa Kitô, thì đó là một dấu chỉ hy vọng đặc biệt, không những cho các tín hữu Kitô, nhưng còn cho tất cả những người sống trong vùng nữa”.
Thánh lễ đã kết thúc lúc 6 giờ rưỡi chiều. Đức Thánh Cha đã về Tòa Sứ Thần cách đó 200 mét để dùng bữa tối và nghỉ đêm, kết thúc ngày thứ hai của chuyến viếng thăm.