VATICAN 22/05/2010 - Theo bản tin Liên Thông Tấn Xã (CNA/EWTN News) vào sáng thứ Bảy tuần này, tại Sảnh đường Clementine trong Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha đã tiếp các tham dự viên của Hội nghị quốc tế chủ đề " Phát triển, Tiến bộ và Công ích chung". Hội nghị được bảo trợ bởi Qũy 100 Năm- Hỗ trợ Đức Giáo Hoàng (Centesimus Annus-Pro Pontifice Foundation), là một tổ chức giáo dân tận hiến cho việc giảng dạy các Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công giáo.

Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự biết ơn đến chủ đề tập trung của hội nghị, và ngài nhận định rằng đời sống gia đình của con người hiện nay càng ngày càng trở nên tự do hơn "khi mà hiện tượng toàn cầu hóa được dẫn đường bởi tình đoàn kết và tính công ích chung, cũng như bởi sự công bằng xã hội liên hệ cho thấy đã tìm được nguồn mạch qúy báu từ các thông điệp của Chúa Kitô và của Giáo Hội."

"Các vấn nạn và khủng hoảng mang tầm vóc tòan thế giới xảy ra giữa các Nhà Nước, các xã hội và các nền kinh tế phần lớn gây ra bởi sự thiếu tin tưởng, thiếu sáng tạo, thiếu những nỗ lực năng động và thống nhất để hoàn thành công ích chung." Đức Thánh Cha nhấn mạnh rõ; "Công ích chung là cùng đích, là cứu cánh đã mang lại những ý thức để phát triển và tiến bộ...."

Quảng diễn về các nhu cầu đòi buộc của đạo đức đối với công cuộc phát triển toàn cầu, đặc biệt cách riêng đối với những quốc gia yếu kém nhất- Đức Thánh Cha cũng tuyên bố rằng; "Chính trị phải có quyền ưu tiên trong vấn đề Tài chính; và Đạo Đức phải dẫn đường và định hướng mọi hoạt động thường ngày."

Đức Thánh Cha cũng tiếp tục mô tả trách nhiệm của tất cả các thành viên trong xã hội toàn cầu- hiện nay được đánh dấu rõ bởi sự đa dạng các dân tộc và tôn giáo,- cần phải làm gì để đóng góp vào công ích chung và phát triển liên kết toàn diện. Riêng về các Tôn giáo, Đức Thánh Cha Benedicto XVI nhấn mạnh rõ là Tôn giáo có vai trò quyết định trong xã hội toàn cầu và những khu vực liên quan, "đặc biệt khi họ giảng dạy về Tình Huynh đệ-Hữu nghị và Hòa Bình," và qua đó " bởi họ được mở lòng trí ra với Thiên Chúa và hiểu được lẽ siêu việt thì họ sẽ vươn lên.

" Việc loại trừ các Tôn giáo ra khỏi khung cảnh công cộng, cũng như ở một nơi khác có sự hiện hữu của các chủ nghĩa bảo căn hay cực đoan về mặt tôn giáo: thực sự -đã cản trở sự hội ngộ giữa các dân tộc và sự cộng tác của họ vì sự phát triển của nhân loại; - đã vắt kiệt các động lực tích cực của đời sống xã hội- và vì vậy Chính trị đã mang một bộ mặt của kẻ đàn áp và hay hung hăng gây hấn.

Đức Thánh Cha đã kết thúc huấn từ cho buổi tiếp kiến bằng việc hướng đến Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công giáo như là nguồn mạch của nhãn quan Thiên Chúa giáo trong những vấn đề trọng đại này và ngài cũng mời gọi Hội nghị đào sâu và lan truyền các nỗ lực ấy như là " một cống hiến có gía trị-một của lễ thành sự" để mở mang và soi sáng cho Nền Văn Minh Tình Thương."

Những cảm nghiệm khiêm tốn của Dominic David Trần:

Tại sao Chuá Giêsu nói Đấng Bảo Trợ sẽ đến; "Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí Sự Thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới Sự thật toàn vẹn." (Ga 16, 12-13). Lạy Chúa, các thánh tông đồ đã được chính Chúa gọi và dậy dỗ, các thánh được diễm phúc chứng kiến cuộc khổ nạn cứu chuộc của Chúa mà vẫn còn phải có Chúa Thánh Thần đến để soi sáng phù trợ sau khi Chúa lên Trời thì người phàm nhân thế tục chúng con sẽ phải trông đợi và cầu xin ơn Chúa Thánh Thần nhiều hơn nữa.

Trong Đạo Đức Kinh tương truyền là của Lão Tử; người ta đọc thấy các trích đoạn "ĐẠO khả đạo, phi thường Đạo; DANH khả danh' phi thường Danh (Đạo mà ta có thể gọi được (dùng lỳ trí để diễn tả được), không còn gọi là Đạo "thường". Danh mà ta có thể gọi được (định nghĩa hay nêu ra được) thì chẳng thể là danh "thường". Dẫu như trong cùng Đạo Đức Kinh đã viết (Tri giả bất ngôn -Ngôn giả bất tri: Biết, thì không nói; Nói, là không biết) nhưng đức nuôi đó đạo nuôi đó, biết đúng và nói đúng vẫn có chỗ để dùng và sinh lợi ích chung cho nhân gian.

Tại Việt Nam; khi bị các quan Tiến Sĩ ở Hình Bộ ra lệnh tra tấn dã man Thầy Sáu Phêrô Trần Triêm và các quan chê bai rằng Đạo KiTô tức Đạo của nước ngoài đem đến phá hoại nước ta, thầy sáu Trần Lục đã trả lời rằng tam giáo Khổng, Phật giáo và Lão giáo chẳng hề sinh ra từ nước Việt Nam ta mà từ bên nước ngoài nhập vào. Chỉ có Đạo GiaTô (tức KiTô giáo) mới là Đạo thật, Đạo dậy chúng tôi thờ kính Chúa Trời, kính trọng vua quan, yêu thương mọi người, cầu cho nước giàu dân thịnh."

Các quan tức giận và tuyên rằng nếu chứng minh được điều vừa nói sẽ được cải án còn nếu không chứng minh được điều vừa nói thì sẽ bị trừng trị hết phép, thầy sáu Trần Triêm bình tĩnh trả lời rằng; các quan đọc sách của Đức Khổng Tử đã lâu nhất định phải để ý thấy rằng Đức thánh Khổng đã phán; "Đạo xuất vu Thiên" nghĩa là Đạo từ bởi Trời mà xuống, là Thiên Chúa Giáo; là như tôi được học biết có là Đức Chúa từ Trời xuống" chính Đức thánh Khổng cũng phán rằng "có Đấng siêu nhân thánh nhân xuất hiện từ bên Tây phương xuống giáo hóa cứu độ thế gian hãy đi tìm."

Các quan đã nghe, đã nhớ lại điều Khổng Phu Tử nói và các quan giữ lời hứa cải án tử thành án lưu đày lên mạn ngược Cao Bằng Lạng Sơn. Trên nơi lưu đày tại chính giữa quê hương và đồng bào của mình, thầy sáu Trần Triêm an vui giữ đạo và truyền đạo. Kết qủa là sau thầy sáu Trần Triêm trở thành Linh Mục Trần Lục, người chủ xướng việc tạ ơn Thiên Chúa bằng xây dựng nhà thờ đá tại Phát Diệm, một công trình Thiên Chúa giáo bằng đá duy nhất mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo. Thầy sáu Trần Triêm sau này cũng được vua Tự Đức và các Hoàng đế nối nghiệp tặng ban chức Khâm Sứ, Kim Khánh và tước Phát Diệm Nam.

Trở về với nhận định của Đức Thánh Cha, những gì Thái qúa (chủ nghĩa cực đoan, cuồng tín hay bảo căn về tôn giáo, che mặt trùm kín người, hoặc phô bày thân thể trên phương tiện truyền thông) hoặc bất cập (gạt bỏ tôn giáo ra khỏi đơì sống văn hóa tinh thần của nhân dân hay lợi dụng quyền tự do cá nhân để biến đạo đức và ý thức tôn giáo thành một vấn đề cá nhân, riêng tư như chuyện pro-choice ủng hộ phá thai, an tử, đồng tính dục hoặc coi phự nữ như cái máy đẻ...) tất cả đều không tốt vì đang gây ra phân hóa và chia rẽ xã hội. Như vậy là Chủ nghĩa Duy Lý trí cũng như những áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho Đức Tin bị hiểu sai và thực thi thật lệch lạc.

Lạy Chúa, chúng con vui mừng được chung lời tuyên xưng rằng chúng con có phước được gọi là tín hữu của ĐẠO Thiên Chúa, được biết rõ và kính thờ một DANH, Danh Thiên Chúa.

Chúng con không phải cỡi trâu xanh đi vào núi rừng xanh thẳm như cụ Lão Tử, nhưng chúng con được hiệp thông với Hội Thánh Chúa trên cuộc lữ hành trần thế hướng về Quê Trời như Linh Mục Trần Lục đáng kính đã trả lời những vị bách hại người: ĐẠO xuất vu thiên. Đạo từ Trời xuống, Đức Chúa Con từ Trời xuống làm người để chuộc tội cho thiên hạ xong lại về Trời, chúng con theo Đạo Thiên Chúa vì chúng con được hiểu "sinh ký tử quy" trong ánh sáng của Tin Mừng Phúc Âm rất khác với những nhà nho vì chúng con biết mình là; " ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất.

Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương.....mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên Trời." (Do Thái 11.9) Không chỉ có một vài người chúng con mà hơn một tỷ bốn trăm triệu người cùng tin như chúng con như vậy.

Niềm tin mãnh liệt và trung kiên với Thiên Chúa đến cùng ấy được gọi dễ hiểu là Đạo Công Giáo, đạo chung cho mọi người ở khắp nơi và ở bất cứ thời nào, đó không phải một thứ niềm tin hay tôn ngưỡng đã bị cá nhân hóa hay biến thành chuyện riêng tư.