Hơi Thở Thần Linh
Ruah, hơi thở Thần Linh bay là là trên mặt nước. Hư không, từ thưở ban đầu và Ruah đã bắt đầu công trình sáng tạo của Thiên Chúa từ không đến có. Hơi thở Thần Linh thổi vào lỗ mũi con người bằng đất, đất được nhào nặn lên đã mang lấy sự sống. Hai sự kiện mở đầu của lịch sử nhân loại được diễn tả trong bầu khí Chúa Thánh Thần đã cho thấy Thiên Chúa đổ tràn ngập yêu thương của Người trong hoàn vũ này. Chúa mãi mãi yêu thương con người vì “Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 8).
Hơi thở không mất đi: Vạn vật, vũ trụ, con người tthân xác bụi đất bị tiêu tan nhưng Hơi Thở vẫn tồn tại. “Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất, khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đã ban cho mình.” (Gv 12, 7). Hơi thở ở đây được hiểu là linh hồn của người đã khuất. Hoạt động của linh hồn mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về thân xác của mình khi còn sống trên trần gian. Bởi thế sách Giảng Viên khuyên nhủ người đời hãy dùng sự khôn ngoan của mình sử dụng thời gian và của cải ở trần thế này cho hữu ích.
Hơi thở Thần Linh biến đổi vật chất trên trần thế này. Con người vốn là bụi đất được hơi thở Thần Linh làm cho sống, nhắc nhở về ý nghĩa, con người thiếu vắng Thần Linh, dù đang sống mà kể như đã chết. Con người chết về Thần Linh sử dụng của cải trần thế này cũng làm cho vật chất trần gian chung một số phận phải chết. “Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8, 20 – 21).
Hơi thở Thần Linh ban cho sức mạnh, khôn ngoan. Nhiều trường hợp trong sách Thủ Lãnh kể ra được Thần Linh ban cho sức mạnh cùng sự khôn ngoan lãnh đạo: Othoniel Tl 3, 10; Gédeon (Tl 6, 34); Jephté (Tl 11, 29); Samson (Tl14, 14)…Thần khí khôn ngoan và sức mạnh ban xuống trên Chúa Giêsu trong ngày lãnh nhận sứ vụ rao giảng công khai (Lc 4, 18); trên các Tông Đồ trong ngày lễ ngũ tuần (Cv 2, 3). Thiếu vắng Thần Khí, người lãnh đạo trở nên mê muội, lạc vào đường gian ác và trở nên nhu nhược. Chống lại Thần Khí con người lạc xa hẳn đường sự sống và đi vào sự chết.
Thần Khí chống lại sự dữ: Sự dữ luôn bao trùm nhưng không bao giờ là chiến thắng cuối cùng. Chúa Thánh Thần đổi mới khuôn mặt địa cầu, đổi sự dữ sang sự lành, quay lòng người phản nghịch trở về với Thiên Chúa. Tác động của Chúa Thánh Thần là tác động của Tình Yêu, một tình yêu tuyệt đối, chữa lành và thương cứu chứ không bao giờ giết chết. Thế nên, trong lịch sử, đã bao con người từ sự dữ trở về đường lành, qua những giai đoạn khó khăn nhất lại mở ra những khung trời tươi sáng, những lúc tưởng chừng sự dữ chiến thắng nhưng lại ở cao điểm ấy là thất bại. Nhìn vào cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, cho thấy điểm tận cùng của thất bại sự dữ ấy. Khi Chúa Giêsu “phó nộp Thần Khí” (Ga 19, 39), Ngài trao lại cho Chúa Thánh Thần tất cả những gì yếu nhược của trần thế này, và trong sự sống lại của Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần phục sinh một nhân loại mới. Nhân loại sinh lại trong Chúa Thánh Thần, không sự dữ nào đánh bại được. Vấn đề con người có quyền tự do, nghe theo tiếng nói của Chúa Thánh Thần hay không để đi vào cuộc sống mới, sống trong hồng ân cứu độ.
Kinh nghiệm đời thường và trong lịch sử luôn cho thấy, những cản trở, lo âu, buồn phiền, lạc lối bùng phát, luôn luôn sau đó là canh tân đổi mới và tiến thêm lên trên con đường đến với Chúa. Lòng đạo luôn lớn lên trong thử thách và gian truân và những thử thách là dấu chứng thấy rõ khuôn mặt sự dữ của trần gian để kinh nghiệm hơn, cảnh giác hơn trong tương lai. Đó là lịch sử minh chứng, Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người. Còn tiếp tục dưới tác động của Chúa Thánh Thần, còn thấy được niềm hy vọng tươi sáng chẳng hề thất vọng. Bình an, tươi vui luôn là bước đi của những con người theo lối đi của Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần tác động đa dạng, nhiều cách trong lịch sử loài người, chỉ khi thấy kết quả mới thấy được “hồng ân Chúa vô biên vô tận” mà hết lòng tạ ơn “đã không để con đời đời mà lại sinh ra con, cho con làm người”.
Tạ ơn Chúa đã ban Chúa Thánh Thần cho chúng con và Ngài đang đổi mới mỗi người chúng con qua những biến cố đời thường và hoàn tất chúng con trong ý định yêu thương của Ngài. Xin biến đổi cuộc đ0ời chúng con thành hiến lễ tạ ơn nhờ Chúa Thánh Thần tác động.
Ruah, hơi thở Thần Linh bay là là trên mặt nước. Hư không, từ thưở ban đầu và Ruah đã bắt đầu công trình sáng tạo của Thiên Chúa từ không đến có. Hơi thở Thần Linh thổi vào lỗ mũi con người bằng đất, đất được nhào nặn lên đã mang lấy sự sống. Hai sự kiện mở đầu của lịch sử nhân loại được diễn tả trong bầu khí Chúa Thánh Thần đã cho thấy Thiên Chúa đổ tràn ngập yêu thương của Người trong hoàn vũ này. Chúa mãi mãi yêu thương con người vì “Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 8).
Hơi thở không mất đi: Vạn vật, vũ trụ, con người tthân xác bụi đất bị tiêu tan nhưng Hơi Thở vẫn tồn tại. “Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất, khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa hơi thở Người đã ban cho mình.” (Gv 12, 7). Hơi thở ở đây được hiểu là linh hồn của người đã khuất. Hoạt động của linh hồn mỗi người sẽ chịu trách nhiệm về thân xác của mình khi còn sống trên trần gian. Bởi thế sách Giảng Viên khuyên nhủ người đời hãy dùng sự khôn ngoan của mình sử dụng thời gian và của cải ở trần thế này cho hữu ích.
Hơi thở Thần Linh biến đổi vật chất trên trần thế này. Con người vốn là bụi đất được hơi thở Thần Linh làm cho sống, nhắc nhở về ý nghĩa, con người thiếu vắng Thần Linh, dù đang sống mà kể như đã chết. Con người chết về Thần Linh sử dụng của cải trần thế này cũng làm cho vật chất trần gian chung một số phận phải chết. “Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang.” (Rm 8, 20 – 21).
Hơi thở Thần Linh ban cho sức mạnh, khôn ngoan. Nhiều trường hợp trong sách Thủ Lãnh kể ra được Thần Linh ban cho sức mạnh cùng sự khôn ngoan lãnh đạo: Othoniel Tl 3, 10; Gédeon (Tl 6, 34); Jephté (Tl 11, 29); Samson (Tl14, 14)…Thần khí khôn ngoan và sức mạnh ban xuống trên Chúa Giêsu trong ngày lãnh nhận sứ vụ rao giảng công khai (Lc 4, 18); trên các Tông Đồ trong ngày lễ ngũ tuần (Cv 2, 3). Thiếu vắng Thần Khí, người lãnh đạo trở nên mê muội, lạc vào đường gian ác và trở nên nhu nhược. Chống lại Thần Khí con người lạc xa hẳn đường sự sống và đi vào sự chết.
Thần Khí chống lại sự dữ: Sự dữ luôn bao trùm nhưng không bao giờ là chiến thắng cuối cùng. Chúa Thánh Thần đổi mới khuôn mặt địa cầu, đổi sự dữ sang sự lành, quay lòng người phản nghịch trở về với Thiên Chúa. Tác động của Chúa Thánh Thần là tác động của Tình Yêu, một tình yêu tuyệt đối, chữa lành và thương cứu chứ không bao giờ giết chết. Thế nên, trong lịch sử, đã bao con người từ sự dữ trở về đường lành, qua những giai đoạn khó khăn nhất lại mở ra những khung trời tươi sáng, những lúc tưởng chừng sự dữ chiến thắng nhưng lại ở cao điểm ấy là thất bại. Nhìn vào cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, cho thấy điểm tận cùng của thất bại sự dữ ấy. Khi Chúa Giêsu “phó nộp Thần Khí” (Ga 19, 39), Ngài trao lại cho Chúa Thánh Thần tất cả những gì yếu nhược của trần thế này, và trong sự sống lại của Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần phục sinh một nhân loại mới. Nhân loại sinh lại trong Chúa Thánh Thần, không sự dữ nào đánh bại được. Vấn đề con người có quyền tự do, nghe theo tiếng nói của Chúa Thánh Thần hay không để đi vào cuộc sống mới, sống trong hồng ân cứu độ.
Kinh nghiệm đời thường và trong lịch sử luôn cho thấy, những cản trở, lo âu, buồn phiền, lạc lối bùng phát, luôn luôn sau đó là canh tân đổi mới và tiến thêm lên trên con đường đến với Chúa. Lòng đạo luôn lớn lên trong thử thách và gian truân và những thử thách là dấu chứng thấy rõ khuôn mặt sự dữ của trần gian để kinh nghiệm hơn, cảnh giác hơn trong tương lai. Đó là lịch sử minh chứng, Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người. Còn tiếp tục dưới tác động của Chúa Thánh Thần, còn thấy được niềm hy vọng tươi sáng chẳng hề thất vọng. Bình an, tươi vui luôn là bước đi của những con người theo lối đi của Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần tác động đa dạng, nhiều cách trong lịch sử loài người, chỉ khi thấy kết quả mới thấy được “hồng ân Chúa vô biên vô tận” mà hết lòng tạ ơn “đã không để con đời đời mà lại sinh ra con, cho con làm người”.
Tạ ơn Chúa đã ban Chúa Thánh Thần cho chúng con và Ngài đang đổi mới mỗi người chúng con qua những biến cố đời thường và hoàn tất chúng con trong ý định yêu thương của Ngài. Xin biến đổi cuộc đ0ời chúng con thành hiến lễ tạ ơn nhờ Chúa Thánh Thần tác động.