Bài phòng vấn linh mục Paolo Padrini, người sáng tạo ra iBreviary.
ROME (Zenit.org).- Một linh mục người Ý, cha Paolo Padrini, đã mong muốn đem những kỹ thuật mới vào công tác phục vụ đời sống tâm linh của người Công giáo và các linh mục một cách cụ thể.
Do đó, ngài đi đến sáng kiến tạo ra iBreviary, để mã số hóa Phụng vụ các Giờ kinh (tức là những kinh nguyện phụng vụ các linh mục và dòng tu đọc hàng ngày, gồm có kinh sáng, kinh chiều…) để dùng trên iPhone và iPad.
Cha Padrini hiện đang phục vụ tại giáo phận Tortona, ở miền bắc nước Ý. Trong cuộc trò chuyện với thông tấn xã Zenit, cha cho biết ngài là người say mê sử dụng những kỹ thuật mới.
Ngài cũng đã tạo một ứng dụng để dùng chia sẻ các kinh nguyện trên trang mạng Facebook và Popep2You, và cũng để cho người trẻ trên khắp thế giới có thể gửi những tấm thiệp điện tử cho nhau và cho Đức giáo hoàng.
Nhưng trên hết cả, lời cha Padrini: “Tôi tìm cách để trở thành một linh mục, chứng nhân tình yêu Chúa Kitô với niềm tin chân thành, kiên định và hiện diện.”
Thông tấn xã Zenit đã phỏng vấn Cha Padrini trong tuần lễ truyền thông, mới được tổ chức tại Rome nhân ngày Truyền thông Thế giới, cử hành vào hôm Chủ nhật. Năm nay đề tài là: ”Linh mục và Công tác Mục vụ trong Thế giới Kỹ thuật Số: Đem Truyền thông mới phục vụ Thế giới.”
Zenit: Cha có cảm tưởng gì về thông điệp Đức giáo hoàng Benedict XVI gửi nhân Ngày Truyền thông Thế giới?
Cha Padrini: Tôi nghĩ nó cũng tương tự như năm rồi. Đức thánh cha nhấn mạnh đến phạm vi của truyền thông mới, như một lãnh vực mở ra cho công tác phúc âm hóa và cho sự hiện diện của linh mục theo đường hướng đặc biệt. Vì thế tôi thiết tưởng rằng một lần nữa ngài đem vào môi trường giáo hội một đề tài mà có nguy cơ chỉ dành để cho những cuộc nghiên cứu sâu rộng về kỹ thuật học, nhân loại học và luận lý học xã hội. Mà trái lại, chúng ta thấy đó là nơi gặp gỡ với Tin Mừng.
Zenit: Là người sáng tạo ra iBreviary, cha có thể cho biết về các tiện lợi ra sao?
Cha Padrini: Tiện lợi trước nhất là thực dụng.
Với kỹ thuật mới này, người trẻ được đưa gần tới với kinh nguyện, với phụng vụ - đối với những người từ 30 đến 40 tuổi, những vị chuyên nghiệp, các giáo sư, là những người thường coi kinh nguyện như là việc làm hợp lý, có thể tiếp cận được, và không như là chuyện chỉ đơn thuần dành riêng cho hàng giáo sĩ. Bởi vì đây không chỉ là lời kinh nguyện của hàng linh mục, mà là của toàn thể Giáo hội.
Zenit: Cha có sợ là công việc sáng tạo này có thể đem tới những điều bất lợi hoặc nguy hiểm gì không?
Cha Padrini: Một bất lợi có thể có là mất đi chiều kích giáo hội của kinh nguyện.
Điều quan trọng là phải quân bình cách sử dụng các dụng cụ này, bằng tâm linh mạnh mẽ và đức tin sâu xa, với những tập quán, chẳng hạn như sự tham gia trong giáo xứ, và sự linh hoạt của phụng vụ, để chúng ta có thể nhờ những dụng cụ này mà thực sự sống viễn cảnh của đức tin, một viễn cảnh không bao giớ có tính cách cá nhân mà có tính cách giáo hội.
Zenit: Xin suy nghĩ về các linh mục tương lai: những vị thuộc về cái gọi là thế hệ kỹ thuật số, sinh sau năm 1990. Cha thấy các vị đó sẽ dùng những phương tiện này như thế nào? Phải chăng các vị đó sẽ không còn dùng sách nguyện in trên giấy nữa?
Cha Padrini: Những người sợ dùng sách in trên giấy sẽ không còn nữa.
Tôi thiết tưởng là sách in còn lâu mới biến mất, ngay cả khi chúng ta chứng kiến thấy rất nhiều đổi thay về kỹ thuật và có được cơ may thông truyền biết bao nhiêu điều. Nhưng chẳng có gì có thể thay thế được cảm quan xúc giác.
Tình cảm của chúng ta được biểu lộ khác biệt nhau khi dùng giấy hay dùng điện thoại. Đó là lý do tại sao tôi thiết nghĩ rằng giấy sẽ còn tiếp tục được sử dụng, và tôi tin là, trong bất cứ trường hợp nào, cũng phải dành chỗ cho cách sử dụng các thiết bị này đối với thế hệ được gọi là thế hệ digital (kỹ thuật số) - chúng ta biết rằng từ ngữ này có tính cách trừu tượng, bởi vì chúng ta gọi họ là digital (thuộc kỹ thuật số) nhưng con người lại không phải là digital, mà là analogical (tỷ biến, đồng bộ), và mãi mãi sẽ là như thế.
Điều hiển nhiên là mọi sự sẽ được lọc qua một cảm thức mới, tạo thành bởi biện biệt, giác quan, suy diễn, tường thuật và mơ ước – đó là những sự việc tạo thành đời sống tâm linh và nhân tính cùa chúng ta.
Zenit: Để đem vào thực hành lời ĐGH Benedict XV kêu gọi các linh mục: Làm cách nào có thể đạt được sự quân bình giữa công tác mục vụ hiện diện bằng thể lý và sứ vụ mục tử qua sự hiện diện trong truyền thông?
Cha Padrini: Benedict XVI đã nói điều đó trong buổi bế mạc hội nghị mới được tổ chức tại Rome được gọi là Testimoni Digitali (Chứng nhân Kỹ thuật Số) khi ngài phát biểu rằng đừng đem vào sử dụng những khí cụ này bằng mọi giá, mà lúc nào cũng cần phải có trái tim của một người mục tử.
Phải tìm thấy được sự tổng hợp giữa một bên là người mục tử và một bên là người lướt mạng Internet, và sẽ tìm được như thế hàng ngày trong tâm hồn chúng ta.
Nếu tôi là một linh mục đích thực, có thể như thế với chiếc phone trên một tay, với cuốn Kinh Thánh trên tay kia, và có thể như thế với một tờ báo kẹp dưới nách, bởi vì không phải là chỉ những dụng cụ đó nói lên được điều gì, nhưng mà đức tin của chúng ta, tạo bằng xương bằng thịt, sẽ nói với người bằng xương bằng thịt khác; đó là lý do tại sao xương thịt của tôi sẽ là một tổng hợp đích thực.
Chúng ta phải được đào tạo từ quan điểm tâm linh, và rồi sau đó có thể sử dụng tốt đẹp được các nguồn liệu từ quan điểm kỹ thuật, thực dụng.
ROME (Zenit.org).- Một linh mục người Ý, cha Paolo Padrini, đã mong muốn đem những kỹ thuật mới vào công tác phục vụ đời sống tâm linh của người Công giáo và các linh mục một cách cụ thể.
Do đó, ngài đi đến sáng kiến tạo ra iBreviary, để mã số hóa Phụng vụ các Giờ kinh (tức là những kinh nguyện phụng vụ các linh mục và dòng tu đọc hàng ngày, gồm có kinh sáng, kinh chiều…) để dùng trên iPhone và iPad.
Cha Padrini hiện đang phục vụ tại giáo phận Tortona, ở miền bắc nước Ý. Trong cuộc trò chuyện với thông tấn xã Zenit, cha cho biết ngài là người say mê sử dụng những kỹ thuật mới.
Ngài cũng đã tạo một ứng dụng để dùng chia sẻ các kinh nguyện trên trang mạng Facebook và Popep2You, và cũng để cho người trẻ trên khắp thế giới có thể gửi những tấm thiệp điện tử cho nhau và cho Đức giáo hoàng.
Nhưng trên hết cả, lời cha Padrini: “Tôi tìm cách để trở thành một linh mục, chứng nhân tình yêu Chúa Kitô với niềm tin chân thành, kiên định và hiện diện.”
Thông tấn xã Zenit đã phỏng vấn Cha Padrini trong tuần lễ truyền thông, mới được tổ chức tại Rome nhân ngày Truyền thông Thế giới, cử hành vào hôm Chủ nhật. Năm nay đề tài là: ”Linh mục và Công tác Mục vụ trong Thế giới Kỹ thuật Số: Đem Truyền thông mới phục vụ Thế giới.”
Zenit: Cha có cảm tưởng gì về thông điệp Đức giáo hoàng Benedict XVI gửi nhân Ngày Truyền thông Thế giới?
Cha Padrini: Tôi nghĩ nó cũng tương tự như năm rồi. Đức thánh cha nhấn mạnh đến phạm vi của truyền thông mới, như một lãnh vực mở ra cho công tác phúc âm hóa và cho sự hiện diện của linh mục theo đường hướng đặc biệt. Vì thế tôi thiết tưởng rằng một lần nữa ngài đem vào môi trường giáo hội một đề tài mà có nguy cơ chỉ dành để cho những cuộc nghiên cứu sâu rộng về kỹ thuật học, nhân loại học và luận lý học xã hội. Mà trái lại, chúng ta thấy đó là nơi gặp gỡ với Tin Mừng.
Zenit: Là người sáng tạo ra iBreviary, cha có thể cho biết về các tiện lợi ra sao?
Cha Padrini: Tiện lợi trước nhất là thực dụng.
Với kỹ thuật mới này, người trẻ được đưa gần tới với kinh nguyện, với phụng vụ - đối với những người từ 30 đến 40 tuổi, những vị chuyên nghiệp, các giáo sư, là những người thường coi kinh nguyện như là việc làm hợp lý, có thể tiếp cận được, và không như là chuyện chỉ đơn thuần dành riêng cho hàng giáo sĩ. Bởi vì đây không chỉ là lời kinh nguyện của hàng linh mục, mà là của toàn thể Giáo hội.
Zenit: Cha có sợ là công việc sáng tạo này có thể đem tới những điều bất lợi hoặc nguy hiểm gì không?
Cha Padrini: Một bất lợi có thể có là mất đi chiều kích giáo hội của kinh nguyện.
Điều quan trọng là phải quân bình cách sử dụng các dụng cụ này, bằng tâm linh mạnh mẽ và đức tin sâu xa, với những tập quán, chẳng hạn như sự tham gia trong giáo xứ, và sự linh hoạt của phụng vụ, để chúng ta có thể nhờ những dụng cụ này mà thực sự sống viễn cảnh của đức tin, một viễn cảnh không bao giớ có tính cách cá nhân mà có tính cách giáo hội.
Zenit: Xin suy nghĩ về các linh mục tương lai: những vị thuộc về cái gọi là thế hệ kỹ thuật số, sinh sau năm 1990. Cha thấy các vị đó sẽ dùng những phương tiện này như thế nào? Phải chăng các vị đó sẽ không còn dùng sách nguyện in trên giấy nữa?
Cha Padrini: Những người sợ dùng sách in trên giấy sẽ không còn nữa.
Tôi thiết tưởng là sách in còn lâu mới biến mất, ngay cả khi chúng ta chứng kiến thấy rất nhiều đổi thay về kỹ thuật và có được cơ may thông truyền biết bao nhiêu điều. Nhưng chẳng có gì có thể thay thế được cảm quan xúc giác.
Tình cảm của chúng ta được biểu lộ khác biệt nhau khi dùng giấy hay dùng điện thoại. Đó là lý do tại sao tôi thiết nghĩ rằng giấy sẽ còn tiếp tục được sử dụng, và tôi tin là, trong bất cứ trường hợp nào, cũng phải dành chỗ cho cách sử dụng các thiết bị này đối với thế hệ được gọi là thế hệ digital (kỹ thuật số) - chúng ta biết rằng từ ngữ này có tính cách trừu tượng, bởi vì chúng ta gọi họ là digital (thuộc kỹ thuật số) nhưng con người lại không phải là digital, mà là analogical (tỷ biến, đồng bộ), và mãi mãi sẽ là như thế.
Điều hiển nhiên là mọi sự sẽ được lọc qua một cảm thức mới, tạo thành bởi biện biệt, giác quan, suy diễn, tường thuật và mơ ước – đó là những sự việc tạo thành đời sống tâm linh và nhân tính cùa chúng ta.
Zenit: Để đem vào thực hành lời ĐGH Benedict XV kêu gọi các linh mục: Làm cách nào có thể đạt được sự quân bình giữa công tác mục vụ hiện diện bằng thể lý và sứ vụ mục tử qua sự hiện diện trong truyền thông?
Cha Padrini: Benedict XVI đã nói điều đó trong buổi bế mạc hội nghị mới được tổ chức tại Rome được gọi là Testimoni Digitali (Chứng nhân Kỹ thuật Số) khi ngài phát biểu rằng đừng đem vào sử dụng những khí cụ này bằng mọi giá, mà lúc nào cũng cần phải có trái tim của một người mục tử.
Phải tìm thấy được sự tổng hợp giữa một bên là người mục tử và một bên là người lướt mạng Internet, và sẽ tìm được như thế hàng ngày trong tâm hồn chúng ta.
Nếu tôi là một linh mục đích thực, có thể như thế với chiếc phone trên một tay, với cuốn Kinh Thánh trên tay kia, và có thể như thế với một tờ báo kẹp dưới nách, bởi vì không phải là chỉ những dụng cụ đó nói lên được điều gì, nhưng mà đức tin của chúng ta, tạo bằng xương bằng thịt, sẽ nói với người bằng xương bằng thịt khác; đó là lý do tại sao xương thịt của tôi sẽ là một tổng hợp đích thực.
Chúng ta phải được đào tạo từ quan điểm tâm linh, và rồi sau đó có thể sử dụng tốt đẹp được các nguồn liệu từ quan điểm kỹ thuật, thực dụng.