THẬT GIẢ - GIẢ THẬT
Ở đời, thật và giả là hai mặt của cuộc sống. Với công nghệ hiện nay, thật giả thật khó lường. Để hưởng lợi, bằng mọi giá, người ta giả từ vật chất đến tinh thần.
Cách đây ít năm, khi chiếc iphone đời đầu mới xuất hiện, người quen của tôi khá cẩn thận khi đặt hàng 1 chiếc từ Mỹ qua một người quen. Vui vẻ cầm trên tay sản phẩm mới và khi đó còn là hàng hiếm. Thế nhưng khi sử dụng thì hỡi ôi ! Chiếc iphone tưởng chừng như hàng chính hãng đó lại hàng hàng nhái từ phương trời của Hồ Cẩm Đào. Tiếc thương cũng rồi ! Đành thôi đã trả tiền ! Người hỡi tính làm sao đây ?
Mới đây, mua đậu xanh đã bóc vỏ về để nấu chè đậu xanh đánh theo kiểu người Huế. Chẳng hiểu sao khi đậu nhừ thì không như bình thường nhưng nó ra chất gì đó sệt sệt. Cả nhà nhìn kỹ thì nó giống ... bột hơn là đậu xanh. Hóa ra là mua nhầm đậu xanh người ta làm từ đất nước của Tập Cận Bình.
Các bà các cô ra chợ thì sẽ rõ hơn chuyện hàng giả hàng nhái. Hàng nhái đôi khi còn làm đẹp mắt hơn là hàng thật.
Không chỉ vật dụng, thực phẩm giả và nhái mà nay ta lại thấy xuất hiện facebook nhái !
Từ dòng chia sẻ của linh mục Nguyễn Tầm Thường trên trang báo điện tử Vietcatholic, tôi vào thử trang facebook mang tên của Ngài.
Thật bất ngờ và sửng sốt bởi lẽ trang facebook mang tên cha Nguyễn Tầm Thường có hình của Ngài hẳn hoi. Không những thế, trong trang cá nhân này có nhiều bài viết lấy từ những trang khác cũng như gắn luôn cả hình của Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài nữa.
Thử vào phần trang bè bạn thì càng ngạc nhiên hơn là không ít các linh mục tu sĩ kết bạn và được nhận lời từ facebook mang tên linh mục Nguyễn Tầm Thường. Với lòng quý mến từ nhiều bài viết của cha Thường nên chuyện kết thân là điều dễ hiểu nhưng đến khi nghe những dòng tâm sự của cha Thường mọi người mới tá hỏa ...
Cứ thử vào trang cá nhân mang tên linh mục Nguyễn Tầm Thường không ai nghĩ được rằng nó là giả. Thế nhưng, sự thật thật trang mạng này là giả.
Mạng xã hội luôn phức tạp và nó chứa đựng muôn điều muôn vẻ trong đó, thật cũng có mà giả cũng có.
Qua chuyện facebook giả mạo này một lần nữa nhắc nhớ những ai dùng mạng xã hội phải cẩn thận hơn khi tiếp chuyện hay đặc biệt là giúp đỡ, chia sẻ. Không gì bằng tận mắt, tận tay cả.
Cũng may là ai nào đó lập trang mạo danh cha Thường chỉ để "mua vui" chứ chưa đặt vấn đề xin giúp đỡ hay bác ái ...
Những ai dùng mạng xã hội cũng nên dè dặt trước những thông tin khuyến mãi cho không cái gì đó như nạp thẻ điện thoại nhận được tài khoảng khủng. Một người bạn cũng tò mò với hướng dẫn hấp dẫn là nạp thẻ được nhận tài khoản khủng ... Khi làm theo hướng dẫn mới tá hỏa nhận ra rằng đó là lời nhắn giả mạo, lời nhắn lừa đảo nhằm nạp tiền cho những người bất lương.
Rồi cũng có những trang mạng rủ rê mua iphone với giá rẻ mạt. Cũng có nhiều người ngậm đắng nuốt cay trước những chiêu trò giả mạo ấy. Không chỉ iphone nhưng tất cả những món hàng rao trên mạng với giá hời cần nên xem lại.
Nên nhớ rằng trên đời cái gì nó cũng có cái giá của nó và không ai cho không ai cái gì. Khi nhận được lời mời cho không cái gì ta nên cẩn thận duyệt xem đó là lời thật hay là lời giả trước khi nhận lời kẻo phải rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".
Thật tế nhị và nhạy cảm với các trang mạng xã hội bởi lẽ trên đó thật thật ảo ảo khó lường được. Chỉ có lòng thật lòng mới nhận ra khuôn mặt thật của nhau trên những phương tiện thông tin đại chúng mà thôi.
Micae Bùi Thành Châu
Ở đời, thật và giả là hai mặt của cuộc sống. Với công nghệ hiện nay, thật giả thật khó lường. Để hưởng lợi, bằng mọi giá, người ta giả từ vật chất đến tinh thần.
Cách đây ít năm, khi chiếc iphone đời đầu mới xuất hiện, người quen của tôi khá cẩn thận khi đặt hàng 1 chiếc từ Mỹ qua một người quen. Vui vẻ cầm trên tay sản phẩm mới và khi đó còn là hàng hiếm. Thế nhưng khi sử dụng thì hỡi ôi ! Chiếc iphone tưởng chừng như hàng chính hãng đó lại hàng hàng nhái từ phương trời của Hồ Cẩm Đào. Tiếc thương cũng rồi ! Đành thôi đã trả tiền ! Người hỡi tính làm sao đây ?
Mới đây, mua đậu xanh đã bóc vỏ về để nấu chè đậu xanh đánh theo kiểu người Huế. Chẳng hiểu sao khi đậu nhừ thì không như bình thường nhưng nó ra chất gì đó sệt sệt. Cả nhà nhìn kỹ thì nó giống ... bột hơn là đậu xanh. Hóa ra là mua nhầm đậu xanh người ta làm từ đất nước của Tập Cận Bình.
Các bà các cô ra chợ thì sẽ rõ hơn chuyện hàng giả hàng nhái. Hàng nhái đôi khi còn làm đẹp mắt hơn là hàng thật.
Không chỉ vật dụng, thực phẩm giả và nhái mà nay ta lại thấy xuất hiện facebook nhái !
Từ dòng chia sẻ của linh mục Nguyễn Tầm Thường trên trang báo điện tử Vietcatholic, tôi vào thử trang facebook mang tên của Ngài.
Thật bất ngờ và sửng sốt bởi lẽ trang facebook mang tên cha Nguyễn Tầm Thường có hình của Ngài hẳn hoi. Không những thế, trong trang cá nhân này có nhiều bài viết lấy từ những trang khác cũng như gắn luôn cả hình của Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Tài nữa.
Thử vào phần trang bè bạn thì càng ngạc nhiên hơn là không ít các linh mục tu sĩ kết bạn và được nhận lời từ facebook mang tên linh mục Nguyễn Tầm Thường. Với lòng quý mến từ nhiều bài viết của cha Thường nên chuyện kết thân là điều dễ hiểu nhưng đến khi nghe những dòng tâm sự của cha Thường mọi người mới tá hỏa ...
Cứ thử vào trang cá nhân mang tên linh mục Nguyễn Tầm Thường không ai nghĩ được rằng nó là giả. Thế nhưng, sự thật thật trang mạng này là giả.
Mạng xã hội luôn phức tạp và nó chứa đựng muôn điều muôn vẻ trong đó, thật cũng có mà giả cũng có.
Qua chuyện facebook giả mạo này một lần nữa nhắc nhớ những ai dùng mạng xã hội phải cẩn thận hơn khi tiếp chuyện hay đặc biệt là giúp đỡ, chia sẻ. Không gì bằng tận mắt, tận tay cả.
Cũng may là ai nào đó lập trang mạo danh cha Thường chỉ để "mua vui" chứ chưa đặt vấn đề xin giúp đỡ hay bác ái ...
Những ai dùng mạng xã hội cũng nên dè dặt trước những thông tin khuyến mãi cho không cái gì đó như nạp thẻ điện thoại nhận được tài khoảng khủng. Một người bạn cũng tò mò với hướng dẫn hấp dẫn là nạp thẻ được nhận tài khoản khủng ... Khi làm theo hướng dẫn mới tá hỏa nhận ra rằng đó là lời nhắn giả mạo, lời nhắn lừa đảo nhằm nạp tiền cho những người bất lương.
Rồi cũng có những trang mạng rủ rê mua iphone với giá rẻ mạt. Cũng có nhiều người ngậm đắng nuốt cay trước những chiêu trò giả mạo ấy. Không chỉ iphone nhưng tất cả những món hàng rao trên mạng với giá hời cần nên xem lại.
Nên nhớ rằng trên đời cái gì nó cũng có cái giá của nó và không ai cho không ai cái gì. Khi nhận được lời mời cho không cái gì ta nên cẩn thận duyệt xem đó là lời thật hay là lời giả trước khi nhận lời kẻo phải rơi vào cảnh "tiền mất tật mang".
Thật tế nhị và nhạy cảm với các trang mạng xã hội bởi lẽ trên đó thật thật ảo ảo khó lường được. Chỉ có lòng thật lòng mới nhận ra khuôn mặt thật của nhau trên những phương tiện thông tin đại chúng mà thôi.
Micae Bùi Thành Châu