Hoa Trái Chúa Thánh Thần
Đời người ước mong an bình và vui tươi luôn gặp phải sầu khổ. Hoa trái Chúa Thánh Thần bị tắt ngúm trong lòng người, bởi những ích kỷ, chia rẽ làm nên những cản trở.
“Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ.” (Gl 5, 22- 23).
Vượt xa với luật tự nhiên, sơ đẳng dạy con người giữ điều này tránh điều kia hoặc nền luân lý bổn phận như E. Kant đề xuất. Chiều kích Thánh Phaolô muốn trình bày về hoa trái Chúa Thánh Thần:
- Lý trí: tốt lành, trung tín, tự chủ.
- Trái tim: yêu thương, hoan lạc và an bình.
- Hành động: nhẫn nhục, nhân hậu và hiền hoà.
Lý trí:
Một lý trí sáng suốt luôn khởi đầu từ nguồn gốc lương tâm trong sạch. Xáo động của lý trí cũng bắt nguồn từ lương tâm chai lỳ và vẩn đục. Xưa kia để tránh vẩn đục lương tâm, người ta khuyên chuyển ý hướng ngay lành. Sự chuyển hướng này dần dần người ta cũng khám phá ra, mới chỉ là né tránh vấn đề, một cách thụ động để giữ cho lương tâm ngay lành. Dồn nén và tránh né một điều xấu là một nguy cơ bùng nổ sau này. Do đó, người ta khuyên đồi diện với những vấn nạn của nó.
Cách thức đối diện không thể tự nhiên có được, cần có một thực tập, trong đời sống tu đức gọi là luyện tập thiêng liêng. Cái xấu nổi dậy trong con người rất khó biết nó xuất hiện lúc nào và cách nào; do đó, nhiều lần khiến người ta lu mờ lý trí, hả hê cho nóng giận, trút oán; sau đó mới hồi tỉnh ăn năn sám hối, xin Chúa tha thứ và xin người thứ lỗi.
Quan sát con người trước khi nóng giận sục sôi, cho thấy hai điều: Hơi thở dồn dập – xúc cảm cơ thể nóng rần lên. Hai điều cơ bản này xuất phát từ cơ chế tự nhiên của con người thề lý. Bắt đầu tu tập thiêng liêng trong các tôn giáo tự nhiên, người ta dạy, kiểm soát hơi thở và cảm xúc. Rất tự nhiên nhưng lại cũng rất tràn đầy Thánh Thần, con đường tu tập thiêng liêng Kitô giáo, đưa việc kiểm soát hơi thở thể lý sang lãnh vực siêu nhiên để tập thở trong Chúa Thánh Thần. Hít vào như nhịp đón nhận “Thần Khí ban sự sống” (St 1, 7), thở ra như nhịp của “phó nộp cho Thần Khí” (Ga 19, 30). Chúa Thánh Thần đổi mới qua việc thánh hóa con người chúng ta mỗi giây phút hơi thở của cuộc sống.
Hít vào là hơi thở trong sạch lành mạnh đón nhận từ Chúa Thánh Thần. Thở ra là phó dâng cho Chúa Thánh Thần mọi gánh lo âu, phiền muộn, oán ghét, hận thù thuộc về thế gian. Qua hai nhịp thở hít này, Chúa Thánh Thần đổi mới mọi sự trong con người, và cũng qua đó đổi mới khuôn mặt địa cầu.
Trái tim:
Kiểm soát cảm xúc là một lãnh vực thuộc về trái tim. Trái tim được điều khiển bằng một lý trí lành mạnh, sẽ không còn chịu tác động của sự nóng nảy, giận run khi đối diện sự ác. Trái tim nhân hậu, hiền lành, là một trái tim đã trải qua kinh nghiệm của đời sống Chúa Thánh Thần tác động. Hoa trái cụ thể là bình an và vui tươi trong tâm hồn, cần có phương pháp để thấy được kết quả của hoa trái.
“Hãy biết mình”, là một phương pháp cổ xưa của những người khôn ngoan dạy bảo. Biết mình klhông chỉ trên bình diện tri thức, của cải, ý thức hay lòng đạo. Biết mình với chiều kích sâu xa của tâm hồn mỗi khi biểu hiện bộc phát ra bên ngoài.
Bằng sự quan sát này, thiền quán dạy ba bước cụ thể:
Bước 1:Tránh mọi sự làm xáo trộn tâm hồn, qua con đường ngũ giới.
Bước 2: Kiểm soát tâm trí bằng việc tập hít thở.
Bước 3: Thanh tẩy tâm trí, bằng cách nhìn vào chiều sâu bản tính của mình.
Con đường luyện tập thiêng liêng của Thánh Ignatio: dựa vào quan sát cảm xúc buồn – vui và giải thích nguyên nhân.
Vui: Tại sao vui, có nguyên nhân hay không có nguyên nhân.
Nếu có nguyên nhân thì xem lại nguyên nhân có là thực tại bền vững không, nếu không bền vững thì không phải là hoa trái của Chúa Thánh Thần: Ví dụ, vui khi trúng vé số, trúng mánh, được thuận lợi…là những nguyên nhân không bền vững.
Nếu không có nguyên nhân, vui luôn trong mọi hoàn cảnh, là niềm vui đích thực của hoa trái Chúa Thánh Thần.
Buồn: Tại sao buồn, có nguyên nhân hay không có nguyên nhân.
Nếu có nguyên nhân, nỗi buồn cần được sửa chữa bằng hòa giải, bằng tha thứ, bằng Bí tích Giải tội. Ví dụ khi buồn giận bởi thù hận, oán ghét, ghen tức, làm xúc phạm đến người khác…
Nếu không có nguyên nhân: Đó là thử thách của mỗi nhịp bước lên bậc thang nhân đức, Chúa Thánh Thần mời gọi sống phó thác hơn nữa.
Hành động:
Lý trí và con tim lành mạnh là kho tàng xuất phát ra các hành vi tốt lành của con người. Chúa Giêsu nói: “Không có cái gì xấu từ ngoài vào trong con người, chỉ có cái xấu từ trong con người xuất phát ra” (Mt 15, 18 – 21). Đó là phát biểu của Đấng bậc Thầy của Thiền sư.
Khi lên tiếng cảnh báo: Chúa Giêsu thấy nguy hiểm của những bọn giả hình đang tự dẫn đến chỗ hư vong. Khi sử dụng từ ngữ, “khốn cho…”ngôn từ của Chúa Giêsu xuất phát từ trái tim yêu thương và một lý trí trong sáng mà khuyến nhủ cách đặc biệt. Khác với lời nguyền rủa xuất phát từ tâm hồn gian ác, lý trí mù quáng.
Khi hành động tỏ ra bức xúc: lật đổ, đánh đuổi quân buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Trọng tâm của hành xử này cũng không xuất phát từ tâm đen tối. Chúa Giêsu hành xử từ một tâm hồn thanh sạch và lên tiếng đừng làm ô uế tâm hồn là đền thờ.
Và rất nhiều hành động yêu thương, yêu cho đến bằng lòng chịu chết cho người mình yêu.
Nhiều cách hành động của Chúa Giêsu gợi lên hai chiều kích đáng chú ý:
Nơi gặp gỡ, an ủi những tâm hồn sầu khổ, nghèo khó, kẻ bất hạnh.
Nơi kẻ gian ác, cứng lòng, dã tâm muốn loại bỏ triệt hạ.
Dù con người cứng lòng, chai đá, giết chết Chúa Giêsu, Ngài vẫn một lòng yêu thương, cầu nguyện và tha thứ cho họ. Nhân cách đặc biệt mà Chúa Giêsu dạy: “Yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ làm hại mình” (Mt 5, 44).
Suy ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rõ ràng hoa trái Chúa Thánh Thần làm nên sự phong phú và tràn đầy sức sống trong Ngài. Xin cho chúng con một lý trí lành mạnh, một trái tim nhân hậu để phát sinh những hành động yêu thương. Yêu thương trong tác động của Chúa Thánh Thần để chúng sống yêu thương.
Đời người ước mong an bình và vui tươi luôn gặp phải sầu khổ. Hoa trái Chúa Thánh Thần bị tắt ngúm trong lòng người, bởi những ích kỷ, chia rẽ làm nên những cản trở.
“Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ.” (Gl 5, 22- 23).
Vượt xa với luật tự nhiên, sơ đẳng dạy con người giữ điều này tránh điều kia hoặc nền luân lý bổn phận như E. Kant đề xuất. Chiều kích Thánh Phaolô muốn trình bày về hoa trái Chúa Thánh Thần:
- Lý trí: tốt lành, trung tín, tự chủ.
- Trái tim: yêu thương, hoan lạc và an bình.
- Hành động: nhẫn nhục, nhân hậu và hiền hoà.
Lý trí:
Một lý trí sáng suốt luôn khởi đầu từ nguồn gốc lương tâm trong sạch. Xáo động của lý trí cũng bắt nguồn từ lương tâm chai lỳ và vẩn đục. Xưa kia để tránh vẩn đục lương tâm, người ta khuyên chuyển ý hướng ngay lành. Sự chuyển hướng này dần dần người ta cũng khám phá ra, mới chỉ là né tránh vấn đề, một cách thụ động để giữ cho lương tâm ngay lành. Dồn nén và tránh né một điều xấu là một nguy cơ bùng nổ sau này. Do đó, người ta khuyên đồi diện với những vấn nạn của nó.
Cách thức đối diện không thể tự nhiên có được, cần có một thực tập, trong đời sống tu đức gọi là luyện tập thiêng liêng. Cái xấu nổi dậy trong con người rất khó biết nó xuất hiện lúc nào và cách nào; do đó, nhiều lần khiến người ta lu mờ lý trí, hả hê cho nóng giận, trút oán; sau đó mới hồi tỉnh ăn năn sám hối, xin Chúa tha thứ và xin người thứ lỗi.
Quan sát con người trước khi nóng giận sục sôi, cho thấy hai điều: Hơi thở dồn dập – xúc cảm cơ thể nóng rần lên. Hai điều cơ bản này xuất phát từ cơ chế tự nhiên của con người thề lý. Bắt đầu tu tập thiêng liêng trong các tôn giáo tự nhiên, người ta dạy, kiểm soát hơi thở và cảm xúc. Rất tự nhiên nhưng lại cũng rất tràn đầy Thánh Thần, con đường tu tập thiêng liêng Kitô giáo, đưa việc kiểm soát hơi thở thể lý sang lãnh vực siêu nhiên để tập thở trong Chúa Thánh Thần. Hít vào như nhịp đón nhận “Thần Khí ban sự sống” (St 1, 7), thở ra như nhịp của “phó nộp cho Thần Khí” (Ga 19, 30). Chúa Thánh Thần đổi mới qua việc thánh hóa con người chúng ta mỗi giây phút hơi thở của cuộc sống.
Hít vào là hơi thở trong sạch lành mạnh đón nhận từ Chúa Thánh Thần. Thở ra là phó dâng cho Chúa Thánh Thần mọi gánh lo âu, phiền muộn, oán ghét, hận thù thuộc về thế gian. Qua hai nhịp thở hít này, Chúa Thánh Thần đổi mới mọi sự trong con người, và cũng qua đó đổi mới khuôn mặt địa cầu.
Trái tim:
Kiểm soát cảm xúc là một lãnh vực thuộc về trái tim. Trái tim được điều khiển bằng một lý trí lành mạnh, sẽ không còn chịu tác động của sự nóng nảy, giận run khi đối diện sự ác. Trái tim nhân hậu, hiền lành, là một trái tim đã trải qua kinh nghiệm của đời sống Chúa Thánh Thần tác động. Hoa trái cụ thể là bình an và vui tươi trong tâm hồn, cần có phương pháp để thấy được kết quả của hoa trái.
“Hãy biết mình”, là một phương pháp cổ xưa của những người khôn ngoan dạy bảo. Biết mình klhông chỉ trên bình diện tri thức, của cải, ý thức hay lòng đạo. Biết mình với chiều kích sâu xa của tâm hồn mỗi khi biểu hiện bộc phát ra bên ngoài.
Bằng sự quan sát này, thiền quán dạy ba bước cụ thể:
Bước 1:Tránh mọi sự làm xáo trộn tâm hồn, qua con đường ngũ giới.
Bước 2: Kiểm soát tâm trí bằng việc tập hít thở.
Bước 3: Thanh tẩy tâm trí, bằng cách nhìn vào chiều sâu bản tính của mình.
Con đường luyện tập thiêng liêng của Thánh Ignatio: dựa vào quan sát cảm xúc buồn – vui và giải thích nguyên nhân.
Vui: Tại sao vui, có nguyên nhân hay không có nguyên nhân.
Nếu có nguyên nhân thì xem lại nguyên nhân có là thực tại bền vững không, nếu không bền vững thì không phải là hoa trái của Chúa Thánh Thần: Ví dụ, vui khi trúng vé số, trúng mánh, được thuận lợi…là những nguyên nhân không bền vững.
Nếu không có nguyên nhân, vui luôn trong mọi hoàn cảnh, là niềm vui đích thực của hoa trái Chúa Thánh Thần.
Buồn: Tại sao buồn, có nguyên nhân hay không có nguyên nhân.
Nếu có nguyên nhân, nỗi buồn cần được sửa chữa bằng hòa giải, bằng tha thứ, bằng Bí tích Giải tội. Ví dụ khi buồn giận bởi thù hận, oán ghét, ghen tức, làm xúc phạm đến người khác…
Nếu không có nguyên nhân: Đó là thử thách của mỗi nhịp bước lên bậc thang nhân đức, Chúa Thánh Thần mời gọi sống phó thác hơn nữa.
Hành động:
Lý trí và con tim lành mạnh là kho tàng xuất phát ra các hành vi tốt lành của con người. Chúa Giêsu nói: “Không có cái gì xấu từ ngoài vào trong con người, chỉ có cái xấu từ trong con người xuất phát ra” (Mt 15, 18 – 21). Đó là phát biểu của Đấng bậc Thầy của Thiền sư.
Khi lên tiếng cảnh báo: Chúa Giêsu thấy nguy hiểm của những bọn giả hình đang tự dẫn đến chỗ hư vong. Khi sử dụng từ ngữ, “khốn cho…”ngôn từ của Chúa Giêsu xuất phát từ trái tim yêu thương và một lý trí trong sáng mà khuyến nhủ cách đặc biệt. Khác với lời nguyền rủa xuất phát từ tâm hồn gian ác, lý trí mù quáng.
Khi hành động tỏ ra bức xúc: lật đổ, đánh đuổi quân buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Trọng tâm của hành xử này cũng không xuất phát từ tâm đen tối. Chúa Giêsu hành xử từ một tâm hồn thanh sạch và lên tiếng đừng làm ô uế tâm hồn là đền thờ.
Và rất nhiều hành động yêu thương, yêu cho đến bằng lòng chịu chết cho người mình yêu.
Nhiều cách hành động của Chúa Giêsu gợi lên hai chiều kích đáng chú ý:
Nơi gặp gỡ, an ủi những tâm hồn sầu khổ, nghèo khó, kẻ bất hạnh.
Nơi kẻ gian ác, cứng lòng, dã tâm muốn loại bỏ triệt hạ.
Dù con người cứng lòng, chai đá, giết chết Chúa Giêsu, Ngài vẫn một lòng yêu thương, cầu nguyện và tha thứ cho họ. Nhân cách đặc biệt mà Chúa Giêsu dạy: “Yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ làm hại mình” (Mt 5, 44).
Suy ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu, chúng ta thấy rõ ràng hoa trái Chúa Thánh Thần làm nên sự phong phú và tràn đầy sức sống trong Ngài. Xin cho chúng con một lý trí lành mạnh, một trái tim nhân hậu để phát sinh những hành động yêu thương. Yêu thương trong tác động của Chúa Thánh Thần để chúng sống yêu thương.