1. THĂM ĐẢO MAUI
Thăm thành phố Lahaina và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở đảo Maui
Xem hình ảnh thăm đảoMaui
Tầu du lịch vừa cập bến Lahaina, chúng tôi được ông chủ tịch Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Lahaina (miền Tây đảo Maui) là Nguyễn văn Vượng, và ông chủ tịch đại diện (miền Đông đảo Maui) là Ông bà Nguyễn Đức, cùng bà Nguyễn thị Dung đón tiếp và trao vòng hoa chào mừng theo tục lệ Hawaii.
Chúng tôi chụp bức hình kỉ niệm ngay tại trung tâm đón tiếp gần bến tầu có cây đa (Bayan) thời danh to lớn nhất thế giới. Cây đa này là quà tặng của người Ấn độ bản xứ 150 năm về trước. Nhớ lại hồi chúng tôi thăm Maui 20 năm trước, cây đa này đứng trơ trọi giữa khu đất trống đơn độc, không được trang trí hay xây cất thành công viên đẹp đẽ như ngày nay. Bây giờ nhìn chung quanh là những cửa hàng buôn bán tấp nập, đài kỉ niệm và bến xe taxi đang chờ khách. Anh Vượng chỉ tay về phía đó nói: “Đó toàn là anh em Việt Nam mình lái taxi, nhìn kia là 3 anh em người Công giáo mình đó, thưa Cha”. Thế mới biết chỉ vài chục năm mà mọi sự đã thay đổi và phát triển quá nhanh!
Anh chị em đưa chúng tôi về giáo xứ St. Anthony ở Laheina để gặp và chào thăm Cha Hoàng Trung, hiện đang làm phó xứ ở đây. Từ 4 năm nay khi có Cha Trung về đây, anh chị em Việt Nam được Cha cử hành thánh lễ bằng tiếng Việt 1 tháng 1 lần, còn trước đây Cha Kiên hàng tháng phải từ Honolulu tới đây dâng thánh lễ tiếng Việt cho anh chị em.
Nhà thờ thánh Anthony rất đẹp, cao ráo và rộng rãi, ngay phía trước nhà thờ có tượng Đức Mẹ Lộ Đức nổi bật, và vừa bước qua cửa nhà thờ có hai tượng Thiên Thần đón chào rất trang trọng, phía trên tường là những cửa kính mầu trang trí nổi bật, đặc biệt có bức tranh ceramic mầu chân dung Cha thánh Damien, tông đồ các người cùi đã phục vụ trên đảo Molokai về phía Bắc đảo Maui.
Vừa thưởng thức những tách café chính hiệu Mona do chính cha xứ pha, vừa được anh chị em kể cho nghe về tình hình định cư và những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại đây, tôi mới thấy được ý Chúa thật nhiệm mầu. 20 năm trước tôi đến thăm nơi đây, hình như chỉ có 1 gia đình Việt nam Công giáo duy nhất, nhưng nay số người Công giáo đã lên tới trên 100 người ở tại Lahaina về phía Tây và khu vịnh Kalapua về phía Đông. Anh chị em cho biết gia đình Công giáo tiên khởi đó nay đã thành triệu phú, lúc đầu khi mới tới đây gia đình đó bắt đầu bằng nghề xe manapur bán thức ăn và nước uống. Thế mới biết “có công mài sắt có ngày nên kim”.
Tuy không ai biết con số chính xác tổng số người Việt Nam sống trên đảo, nhưng anh em cho biết có quãng độ trên 500 người. Vì đây là thành phố du lịch -- gặp nghề gặp vận – nên từ trước đến nay đa số anh em làm nghề lái xe taxi. Chính anh chị Vượng cũng làm chủ một hãng taxi. Trước đây nghề này rất thoải mái và phát đạt nhanh, nhưng từ mấy năm nay, chính phủ cho phép mở các đường xe autobus, nên công việc có hơi khó khăn một chút, nhưng đa số anh chị em Việt Nam vẫn còn sống được với nghề này.
Nghề thứ hai là những xe manapur xe hàng bán đồ ăn và nước uống, đi bán rảo khắp nơi cho dân chúng, nghề này vẫn còn sức lôi cuốn.
Các nghề nghiệp khác là làm phục vụ trong các dịch vụ du lịch như nhà hàng, tiệm ăn, bán đồ kỉ niệm, và cũng có một ít gia đình trồng trọt hoặc kinh doanh địa ốc.
Vỉ sống xa nhau và bận công ăn việc làm, nên người Việt ít có thì giờ sinh hoạt chung với nhau, tuy nhiên mỗi năm vào dịp Lễ Chúa Giáng Sinh thì tất cả người Việt dù Công giáo hay Phật giáo cũng tụ họp lại mừng Lễ Chúa Giáng Sinh tại nhà thờ Công giáo, rồi Tết đến thì mọi người tụ họp tại Chùa của các Ni cô để mừng Năm Mới. Hiện có một ngôi Chùa Phật giáo có hai Ni Cô trụ trì.
Giáo dân Công giáo có những sinh hoạt tôn giáo như các khu xóm đọc kinh tôn vinh Chúa và Đức Mẹ, thánh lễ ngày Chúa Nhật, và mỗi tháng có lễ Việt Nam một lần. Rồi thỉnh thoảng các gia đình gần nhau cũng hội họp thăm viếng nhau.
Sau khi trao đổi xong những câu chuyện về sinh hoạt của người Việt ở trên đảo Maui, Cha Trung và anh chị em đưa chúng tôi đi một vòng thăm phố xá, rồi đi tới vùng nghỉ mát Kaanapali nơi có những khách sạn sang trọng những khu nhà mới xây và những sân golf tươi mát bên những bãi biển cát trắng.
Anh Vượng dẫn chúng tôi tới thăm một khu rừng già nhiệt đới nguyên thủy ở Haleakala. Vào trong rừng rợp bóng mát với những cây cao ngút, nhìn lên trên thấy như chạm tới trời, nhìn những tàng lá vươn tỏa rợp một vùng, lơ lững giữa những tùm lá có rất nhiều loại cây tầm gửi chen nhau bám sống, bên dưới là những đàn gà rừng chạy tung tăng cất tiếng gáy inh ỏi.
Các anh chị cho biết trên đảo này gà rừng hoang dại rất nhiều, chúng sinh sản rất nhanh, gà không những “đi bộ” mà còn “chạy bộ” cũng rất nhanh, nếu có ai nhanh tay bắt được đưa về nhà “thịt” thì cũng được phép, miễn là đừng bắn nó chết kẻo mang tội “đã man với thú vật”.
Thăm viếng thắng cảnh xong, Anh chị Đức mời chúng tôi về nhà anh chị nghỉ ngơi. Nhà nằm trên ngọn đồi nhìn xuống vùng Vịnh đang phát triển mạnh và những ngôi nhà trông đẹp mắt. Nhìn cảnh này tự nhiên cũng thấy tâm hồn cũng nhẹ nhõm như những cơn gío mát từ biển thoáng đưa lại. Bữa cơm trưa anh chị đãi khách thật thịnh soạn với đủ các món ăn thuần tuý quê hương.
Đang khi ăn trưa, có thêm chị Như và chị Sa tới thăm và hàn huyên tâm sự. Chị Như kề cho nghe về gia đình chị đến đây lập nghiệp và các con cháu lớn lên ra sao.
Sau đó chúng tôi lại lên đường đi thăm Công viên quốc gia nằm trong vùng thung lũng Waikapu và bên những dẫy núi Wailuku.
Cảnh thiên nhiên lôi cuốn nhất là Iao Needle (ngọn núi Iao nhọn như kim châm). Chính nơi đây đã xẩy ra trận chiến đẫm máu năm 1790 khi vua Kamehamela I đánh chiếm đảo Maui, chiến binh Maui đi vào thung lũng và là đường cùng không lối ra, nên bị tàn sát.
Thăm công viên và ngắm cảnh núi rừng, suối nước, hưởng không khí trong lành xong, Chị Sa mời chúng tôi về nhà chị nghỉ ngơi. Nhà chị Sa ở gần thung lũng này và nằm trong khu vực gần Vịnh Kamului trên một thửa đất rộng 2.5 mẫu tây, nhìn xuống dưới là thấy biển. Thửa đất quanh nhà, trong 3 năm qua, chị Sa đã biến đổi thành khu vườn trồng cây trái Việt Nam đủ loại như: mít, xoài, chuối, nhãn, bòng, khóm, khoai lang,... và có chuồng nuôi thỏ, nuôi chim, gà, vịt, v.v... Đúng là lý tưởng cho một tương lai hưu dưỡng lý tưởng. Chị đã hái những trái bưởi bòng thật to, khóm và chuối... để đãi khách. Những hoa quả vừa hái tận ngọn, ngon thơm và mát lòng.
Cuộc thăm viếng đảo Maui để lại những dấu khó quên, không những vì cảnh đẹp, nhưng tình nghĩa đồng đạo và tình người Việt Nam gắn bó khó quên. Một lời cám ơn chân thành tới Cha Trung và toàn thể anh chị em.
Vài nét sơ lược về đảo Maui:
Hawaii gồm 132 đảo trải dài trên diện tích 1500 miles, chiều dài bằng từ San Francisco tới New Orleans. Đảo Maui là đảo lớn thứ hai trong các đảo thuộc Hawaii, rộng 1883 km vuông với dân số hiện nay chừng 120.000 người. Thành phố Kahului lớn nhất với dân số trên 20.000 người, quận đặt tại thành phố Wailuku, còn thành phố Lahaina là nguyên thủ đô của vương quốc Hawaii. Các thành phố khác là Hana, Kaanapali và Kapalua. Kula... Vua Kamehamela của đảo Hawaii chiến thắng các bộ lạc ở đây và xâm chiếm Maui và năm 1790 trong trận chiến Kepaniwai.
Maui được gọi là “đảo thung lũng” với cảnh sắc thay đổi từ đồng bằng với nhiều đồn điền trước kia trồng khóm và mía, tới các rừng gìa với những cây cổ thụ cả mấy trăm năm, cho tới thung lũng núi đồi đẹp như mơ, chẳng hạn thung lũng Iao, nơi có ngọn núi bút tháp thời danh với các dẫy núi cao ngất như tranh Tầu. Trong vùng Haleakala có khu rừng mưa nhiệt đới và đi ra phía biển là vùng vịnh là nơi lý tưởng để lặn xem cá biển muôn mầu.
Trước đây Maui thời danh vì là trung tâm để quan sát các đàn cá voi, vì mùa đông cá voi thường tụ tập về vịnh Auau và quanh đảo Maui.
Maui ngày nay trờ thành đảo du lịch với nhiều khách sạn hạng sang, có khu chơi golf, khu giải trí, nhà nghỉ thiên nhiên, với các bãi biển cát trắng và xa xa là các thềm san hô có đủ loại cá và rùa, nhất là cá dolphin và cá voi.
Hai koại kinh tế quan trọng ở Maui là canh nông và du lịch
Cây cafê, macadamia, đu đủ, hoa nhiệt đới, mía làm đường và khóm là những loại xuất cảng ăn khách nhất.
Hiện nay còn chừng 150 km vuông (40.000 ha) trồng mía nên vẫn là vườn mía lớn nhất tại Hawaii.
Maui còn đặc biệt vì có đài quan sát thiên văn ở Haleakala nằm trên đỉnh ngọn núi phun lửa đã ngủ yên, vì lợi thế độ cao, khô ráo quanh năm, và vùng khí quyển không bị nhiễm uế khí.
Các địa điểm du lịch thời danh nằm trên xa tốc Hana, công viên quốc gia Halekala và thành phố Lahaina, nơi có bến tầu, và cây đa banyan là một trong những cây đa to lớn nhất thế giới.
Nếu đảo Oahu có đông khách du lịch Á châu nhất là Người Nhật, thì đảo Maui đa số du khách là người Mỹ từ lục địa và người đến từ Canada. Có đến trên 3 triệu khách du lịch tới đâythăm viếng hằng năm.
2. THĂM BIG ISLAND HAWAII
Thành phố Hilo và người Việt Nam sinh sống trên đảo Big Island
Xem hình ảnh thăm đảo Big Island
Anh Đoàn Hiệp đến đón chúng tôi ở bến tầu Hilo, bến tầu nằm gần ngay phi trường quốc tế Hilo.
Anh Hiệp có lẽ là người đầu tiên đến lập cư và sinh sống tại Big Island trên 20 năm về trước. Khi anh rời bỏ vùng lạnh Alaska mạo hiểm đến đây lúc đó mới có chỉ 26 tuổi. Được người thân chỉ cho cách trồng trọt gừng, anh đã đi ngay vào việc canh tác nông sản, nhất là sản xuất trồng gừng.
Nhờ canh tác anh đã thành đạt và thành công trong xã hội. Anh có một gia đình đầm ấm, vơ anh làm y tá trưởng, các con của anh còn đang đi học, có con vào đại học, có con còn ở trung học. Anh trở thành thương gia có địa vị vững chãi và cuộc sống thảnh thơi. Anh cho biết: “Anh và gia đình vui sống và hạnh phúc với công ăn việc làm của mình và nhìn về tương lai của con cái”.
Anh Hiệp cho biết: Có chừng dăm bảy gia đình người Công giáo Việt Nam hiện sống trên đảo, và đa số cũng canh tác khai thác nông trại và đồn điền, nên ít khi gặp nhau.
Tổng số người gốc Việt Nam trên đảo quãng chừng trên 100 người. Họ cũng làm các ngành nghề khác nhau. Cũng có một vị bác sĩ gốc Việt tới hành nghề ở đây, còn ngoài ra làm nghề trồng trọt, nhà hàng và trồng cây ăn trái.
Thành phố Hilo bị sóng thần tàn phá và được tái thiết:
Thành phố Hilo nổi danh với viện bảo tàng Tsunami, nơi lưu trữ những dấu tích, kỉ vật, truyện kể về biến cố sóng thần năm 1960 đã chôn vùi khu Shinmachi của thành phố Hilo. Rất nhiều người chết bị chết vì sóng thần, và thành phố mới được tái xây dựng trên vùng cao hơn.
Hilo cũng có công viên Liliuokalani rộng rãi, ngoài ra còn có bảo tàng viện Lyman Museum & Mission House là quan trọng vì năm 1839 nhà truyền giáo David Lyman đã đến phục vụ cho dân làm đồn điền mía và thủ thủy đánh cá voi. Ngôi nhà bằng gỗ của ông xây năm 1839 là ngôi nhà gỗ cổ nhất trên đảo này. Bào tàng viện lưu trữ nghệ thuật văn hóa người bản xứ và những gì liên quan tới các núi phun lửa trên đảo. Ngôi chợ bán nông sản cũng là điểm du lịch đáng chú ý.
Thăm Thăm núi lửa còn đang sôi động
Anh Hiệp chở tôi đi thăm ngọn núi lửa. Vừa đi được một khoảng đường thì trời bắt đầu đổ mưa. Tôi nói với anh Hiệp: “Đi thăm núi lửa mà trời mưa hay là thôi không đi nữa”? Anh Hiệp nói: “Có thể ở dưới này mưa mà trên đó nắng. nên cứ đi thôi”. Khi xe gần tới lưng chừng đỉnh núi thì quả thật nắng ấm trời thanh.
Đảo Lớn cũng đặc biệt vì có 2 mùa khí hậu đặc biệt: mưa rừng và sa mạc núi lửa, từ miền mưa ướt quanh năm cho tới những ngọn núi phủ tuyết trắng, và các núi phun lửa trơ trụi như sa mạc.
Khi bắt đầu tới lưng chừng núi thì khí hậu và cảnh sắc thay đồi, cây cối khô chồi thêm, khí hậu khô ráo. Chúng tôi tới tận vành núi phun lửa, chung quanh có những lỗ hay hầm nhỏ từ đó thấy khói bay lên, tiếng chuyên môn gọi các lỗ hở nhỏ, vết nứt là “volcano fan”, từ đó khói núi lửa bốc lên, khét và có mùi hôi thủm từ chất sul-pha núi lửa nồng nực khó chịu tỏa ra.
Từ miệng núi lửa một vầng khói to vẫn tiếp tục bốc lên như đám mây lớn. Từ chỗ hàng rào an toàn, du khách có thể chụp hình, ngắm cảnh và đọc sơ đồ giải thích về nguồn gốc và lịch sử của núi phun lửa.
Cách miệng núi phun lửa này chừng 20 cây số còn có miệng núi phun lửa khác vẫn còn sôi động, và từ 14 năm qua vẫn còn oẹ ra những phún thạch lava đỏ, ban đêm nhìn thấy rõ hơn. Nhưng hôm nay con đường đi xuống tham quan ở đó đã bị vít lại.
Bên cạnh miệng núi lửa có bảo tàng viện giải thích về lịch sử, nguồn gốc, và tiến trình hình thành núi lửa ra sao. Có những video chiếu về các cuộc phun lửa thời cận đại, và gian phòng bán đồ kỉ niệm.
Bởi vì hai ngọn lúi lửa Mauna Loa và Kīlauea còn đang sôi động nên đảo này còn đang rộng thêm: từ năm 1983 tới 2002, chất lava phun ra tạo thêm 543 mẫu tây thêm cho bề mặt của Đảo Lớn.
Những núi ờ Big Island là những núi cao, nên đảo này cũng thời danh với các ống kính viễn vọng ngắm sao trời và đài thiên văn trên đỉnh núi Mauna Kea. Ở gần các núi lửa lại có loài hoa đặc biệt chỉ có ở đây mà thôi đó là hoa Lehua mà tiếng bản xứ gọi là ʻōhiʻa lehua’ hoa như những tia hồng tỏa ra mầu đỏ thắm.
Trên đường về, chúng tôi ghé thăm một trung tâm trồng hoa lan. Vào gian hàng trưng bầy các loại hoa lan muôn mầu muôn sắc, nhỉn thật thú vị. Khách du lịch có thể mua hoa lan ở đây và sẽ đưọc gửi về tận nhà của mình.
Vài nét sơ lược về Big Island Hawaii
Gọi là Đảo Lớn vì đảo này rộng nhất (10,432 km vuông) trong các đảo của Hawaii và nơi có nhiều ngọn núi lửa còn đang sôi động như Kilauea và núi Mauna Kea cũng là ngọn núi cao nhất thế giới (cao hơn cả Everest) nếu tính từ đáy thềm lục địa biển, và ngọn núi Maunlea rộng nhất thế giới.
Theo thống kê năm 2008, dân số trên đảo là 175.784 người, trong đó 31.55% là người gốc da trắng, 26.70% gốc Á châu, 11.25% gốc Thái bình dương, 9.49% gốc Latinô, và 0.50% gốc Phi châu, 0.45% gốc người Maoli. Tuổi bình quân trung bình người ở đảo là 39 tuổi, số người nam ngang bằng nữ giới.
Nghề nông là kinh tế chính ở Đảo Lớn, và nghề trống mía có từ hơn 100 năm nay, nhưng từ năm 1996 trồng mía xuống giá và vì thế không còn độc chiếm, ngày nay nhiều loại nông nghiệp khác được khai thác ở đây, như nghề trồng khoai lang đỏ, gừng, cây chôm chôm, đu đủ, macadamia, café, các loại hoa nhiệt đối, hoa lan, và các thứ rau…
Đặc biệt chỉ café trồng tại quận Kona trên đảo này mới được gọi là Kona Cofee mà thôi. Nghề trồng hoa lan mới đây cũng phát triển mạnh và lớn nhất tiểu bang Hawaii, vì thế Đảo Lớn đôi khi còn được gọi là “Đảo Hoa Lan”. Điểm đặc biệt khác là ở đây có trại chăn nuôi bò lớn nhất Hoa Kỳ, đó là Parker Ranch rộng 708 km vuông ở Waimea.
3. THĂM ĐẢO KAUAI
Vài nét chính về Đảo Kauai
Xem hình ảnh thăm đảo Kaui
Hành trình đi thăm các đảo ở Thái Bình Dương kết thúc bằng cuộc thăm viếng Đảo Kauai một trong những đảo quan trọng của tiểu bang Hawaii.
Kauai là đảo có cư dân cư ngụ lâu đời nhất trong các đảo và là đảo lớn thứ 4 ở Hawaii. Đảo này còn có tên là Đảo Công Viên với dân số chừng 60.000 người. Chúng tôi có dò hỏi nhưng không ai biết chắc hiện nay có người Việt Nam cư ngụ trên đảo này hay không.
Giá nhà trên đảo rất đắt đỏ. Vào thời điểm năm 2004 giá nhà trung bình ở đây là 500.000 mỷ kim, giá tăng trên 40% so với năm 2003, vì nơi đây lôi cuốn những người giầu có đến cư ngụ, nhưng nay thì nhà đã xuống giá, và nhà để trống cũng nhiều.
Đây là đảo mang nét hoang sơ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi chập trùng, một nét đẹp ly kì lôi cuốn khó diễn tả.
Ngành du lịch là nền kính tế mạnh nhất ở đây, ngoài ra vì phong cảnh đẹp và hùng vĩ nên cũng là bối cảnh cho nhiều phim thời tiền sử hay mạo hiểm thời danh được thu hình ở đây.
Trong quá khứ nghề trồng mía là chính, nhưng nay đa số các đồn điền đã biến thành nông trại chăn nuôi. Đất ở Kauai mầu mỡ nên trồng được nhiều loại cây ăn trái và nhiều mùa gặt hái.
Thung lũng Hanalei nằm phía Đông Bắc của Kauai có sông Hanalei chạy qua, và hầu như 60% loại khoai toro của Hawaii được canh tác tại thung lung này.
Nếu bạn đi vào các cánh đồng và rừng hoang ở Kauai thế nào củng nghe được tiếng gà gáy và thấy nhữngđàn gà đang tìm mồi khắp nơi, vì ở đảo có hàng ngàn loại gà rừng khác nhau, và lại không có các con thú bắt gà, nên càng ngày càng sinh sản nhiều. Nếu nhanh tay nhanh chân mà bắt được gà đem về nhà làm thịt ăn cũng được phép.
Công viên quốc gia Bờ Biển và núi đồi Napali bao gồm khu đất rộng 6.175 ha vào khoàng độ 20 km vuông nằm ở phía Đông Bắc của Kauai là một trong những kì quan thiên nhiên đẹp mắt.
Kauai là phim trường Hollywood ở ở Thái Bình Dương
Đảo Kauai là bối cảnh cho trên 70 phim thời danh và các chương trình TV của Hoa Kỳ. Những phim thời danh có thể kể như phim nhạc cảnh South Pacific được quay tại vùng Hanalei, phim Donovan’s Reef năm 1963, phim Jurassic Park năm 1993 được quay ở vùng núi Waimea Canyon, phim Six Days Deven Nights, phim King Kong mới năm 2005, Một phần của phim Raiders of the Lost Ark, và những phim hay mới đây gồm có Tropic Thunder và Soul Surfer.
Bối cảnh cho các chương trình truyền hình như phim hoạt họa của Disney năm 2002 và các chương trình TV: television series Lilo & Stitch, Lilo & Stitch 2: m Stitch Has a Glitch, Stitch! The Movie, và Lilo & Stitch: The Series.
Vài cảm tưởng về cuộc Hành trình xuyên Thái Bình Dương
Qua cuộc hành trình xuyên Thái Bình Dương kéo dài gần 1 tháng trời bao gồm một khoảng đường biển dài trên gần 10.000 miles, thật là một hành trình mạo hiểm đầy hứng thú và nhiều bất ngờ thú vị.
Tôi đã có cơ hội đi thăm lại thành phố Sydney của Úc châu, rồi lên tầu du lịch Volendam của hãng Holland America Cruise tiến vào vùng Nam Thái Bình Dương.
Lần đầu tiên có cơ hội thăm 4 đảo quốc là: New Caledonia, Vanuatu, Fiji Samoa. Tôi cũng ghé thăm 2 hòn đảo nhỏ nằm giữa Thái bình dương, và cuối cùng thăm thăm viếng 4 đảo của Hawaii.
Tất cả đã để lại trong tôi những dấu ấn không bao giờ phai nhòa và những kỉ niệm đáng nhớ, gặp biết bao nhiêu người, tham quan nhiều di tích lịch sử. Cuộc cuộc du hành với đầy đủ tiện nghi và rất thoải mái, tôi vừa là vị Tuyên úy của người Công giáo trên chiếu du thuyền Cruise Volendam và vừa là du khách, khi không ghé thăm các hải đảo thì bồng bềnh trên biển khơi mênh mông, nhìn trời mây và ngắm sao đêm trong sáng trên hành trình dài đến 10.000 dặm.
Cảm nghiệm đầu tiên là tôi thấy mình bé nhỏ trước trời đất mênh mông, mạng sống con người mỏng dòn nếu gặp phải phong ba thì làm sao chống chọi. Ấy thế mà trong gần 300 năm qua đã có biết bao nhiêu vị truyền giáo vì Tin Mừng đã can đảm vượt trùng dương – đi không trở về -- để truyền giáo cho những sắc dân xa xôi, lạ lẫm, chưa từng quen biết. Nhưng thành quả của họ ngày này còn hiển hiện qua các thánh đường, các trường học, và nhất là ngững ngưòi bản xứ được khai hóa, nhận biết và tin vào Tin Mừng Cứu Độ của Đức Giêsu. Gặp họ, tôi đã gặp không những gia đình nhân loại mà còn gặp những thành phần đại gia đình Công giáo mà qua bí tích Thánh Lễ tôi và họ chia sẻ cùng tấm bánh cùng niềm tin.
Tôi cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì qua những công trình sáng tạo mà tôi được thưởng thức không biết bao nhiêu vẻ đẹp thiên nhiên huyền điệu. Những thắng cảnh và những công trình thiên nhiên mà tôi thăm viếng, những lịch sử của các dân tộc mà tôi chưa bao giờ từng đọc… Tất cả nói lên vẻ huy hoàng của Thiên Chúa. Lời Thánh Vịnh lại rộn ràng lên trong tôi: “Hỡi tầng trời bao la, hỡi tinh tú, biển khơi, hỡi muôn loài chim muông, dã thú… hãy ca tụng Chúa”.
Huyền diệu và kì công nhất là hình ảnh con người với nhiều sắc thái và ngôn ngữ khác nhau, tất cả đều là còn cái Thiên Chúa, nhưng họ có những nét đẹp đặc biệt của những tâm hồn đơn sơ, lối sống tự nhiên, hòa mình trong thiên nhiên… Nhìn tới thì họ vẫn còn đang phải vật lộn với những khó khăn vật chất trong cuộc sống nhân sinh. Còn tôi một người đến từ xa xôi, nhưng đã nhận được biết bao nhiêu ơn huệ từ Thiên Chúa trong cuộc sống tinh thần và xã hội.
Tôi cảm phục đời sống dấn thân can trường của các vị truyền giáo đã hy sinh cả cuộc đời loan truyền Tin Mừng của Chúa, không chỉ người ngoại quốc, mà chính là hình ảnh hai linh mục Việt Nam tiên phong Cha Vịnh và Cha Tôn đã cho cuộc đời mình cho anh chị em Việt Nam ở New Caledonia và Vanuatu. Thăm lại mộ của Cha Vịnh trào lên trong tôi niềm xúc động mãnh liệt. Đi thăm các Cộng đoàn Việt Nam ở các hải đảo và nghe những câu chuyện về cuộc đời của gia đình họ đã hy sinh bảo tồn niềm tin ra sao làm tôi thổn thức cảm phục tinh thần đạo giáo kiên trì mà thế hệ cha ông đã truyền lại cho con cháu đời sau. Một di dản văn hóa và đức tin mà người Việt Nam nào cũng cần ghi sâu trong tâm hồn.
Thấy được sự thành đạt của những người Việt Nam dù bất cứ sống ở phương trời nào, tôi cảm nhận ra rằng sự thành công vật chất không phải là do tài cán cá nhân, nhưng là nhờ vào lòng tự tin, kiên trì, chịu khó và ý chí muốn tạo dựng cho con cháu một tương lai tươi đẹp, nên các bậc cha mẹ đã quyết tâm không ngại khó mà quên mình làm việc để có có được sự thành đạt ngày hôm nay. Sự thành đạt đó cũng là công khó của sự đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau từ gia đình, cho đến cộng đoàn giáo xứ. Đức tin có được phát triển bền lâu là nhờ vào tình nghĩa cộng đoàn gắn bó, và có người dám hy sinh gánh vác việc chung, và nhất là có điểm tựa là các linh mục như linh hồn của Cộng đoàn dân Chúa.
Còn rất nhiều điều thú vị và tích cực mà tôi muốn chia sẻ qua chuyến hành trình xuyên Thái Bình Dương, tôi hy vọng tương lai có thì giờ tôi sẽ ghi lại kinh nghiệm này cho chính mình và chia sẻ với anh chị em.
Lời cám ơn
Nhân đây tôi cũng nói lên tâm tình biết ơn đến TGP Los Angeles đã tạo cơ hội cho tôi được đi nghĩ trong chương trình bồi dưỡng Sabbatical kéo dài hơn 3 tháng vừa qua. Cám ơn tất cả những người đã tiếp đón, đã chia sẻ kinh nghiệm của họ với tôi và tạo điều kiện để chuyến du hành của tôi rất ý nghĩa và tốt đẹp.
Tôi cũng đặc biệt cám ơn đặc biệt tới qúi Cha Bùi Thượng Lưu, Nguyễn Hữu Quảng, Cha Văn Chi, và qúi anh: Đặng Minh An, Nguyễn Long Thao, Nguyễn Qúy Thái, và toàn thể qúi anh chị em trong Ban Biên Tập của VietCatholic. Trong thời gian tôi đi vắng, có qúi Cha làm cố vấn, qúi anh An, Thao và Thái đã điều hành khéo léo và tốt đẹp trang VietCatholic – dù trong thời gian này đã có những biến cố dồn dập xẩy ra trong Giáo hội -- nhưng qúi Cha và qúi Anh đã tận tâm, khôn ngoan và đưa những bài hướng dẫn xây dựng, giúp hình thành một đường hướng tốt đẹp cho sự hiểu biết về Giáo hội trước những thông tin đa chiều.
Thăm thành phố Lahaina và Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở đảo Maui
Xem hình ảnh thăm đảoMaui
Tầu du lịch vừa cập bến Lahaina, chúng tôi được ông chủ tịch Cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở Lahaina (miền Tây đảo Maui) là Nguyễn văn Vượng, và ông chủ tịch đại diện (miền Đông đảo Maui) là Ông bà Nguyễn Đức, cùng bà Nguyễn thị Dung đón tiếp và trao vòng hoa chào mừng theo tục lệ Hawaii.
Chúng tôi chụp bức hình kỉ niệm ngay tại trung tâm đón tiếp gần bến tầu có cây đa (Bayan) thời danh to lớn nhất thế giới. Cây đa này là quà tặng của người Ấn độ bản xứ 150 năm về trước. Nhớ lại hồi chúng tôi thăm Maui 20 năm trước, cây đa này đứng trơ trọi giữa khu đất trống đơn độc, không được trang trí hay xây cất thành công viên đẹp đẽ như ngày nay. Bây giờ nhìn chung quanh là những cửa hàng buôn bán tấp nập, đài kỉ niệm và bến xe taxi đang chờ khách. Anh Vượng chỉ tay về phía đó nói: “Đó toàn là anh em Việt Nam mình lái taxi, nhìn kia là 3 anh em người Công giáo mình đó, thưa Cha”. Thế mới biết chỉ vài chục năm mà mọi sự đã thay đổi và phát triển quá nhanh!
Anh chị em đưa chúng tôi về giáo xứ St. Anthony ở Laheina để gặp và chào thăm Cha Hoàng Trung, hiện đang làm phó xứ ở đây. Từ 4 năm nay khi có Cha Trung về đây, anh chị em Việt Nam được Cha cử hành thánh lễ bằng tiếng Việt 1 tháng 1 lần, còn trước đây Cha Kiên hàng tháng phải từ Honolulu tới đây dâng thánh lễ tiếng Việt cho anh chị em.
Nhà thờ thánh Anthony rất đẹp, cao ráo và rộng rãi, ngay phía trước nhà thờ có tượng Đức Mẹ Lộ Đức nổi bật, và vừa bước qua cửa nhà thờ có hai tượng Thiên Thần đón chào rất trang trọng, phía trên tường là những cửa kính mầu trang trí nổi bật, đặc biệt có bức tranh ceramic mầu chân dung Cha thánh Damien, tông đồ các người cùi đã phục vụ trên đảo Molokai về phía Bắc đảo Maui.
Vừa thưởng thức những tách café chính hiệu Mona do chính cha xứ pha, vừa được anh chị em kể cho nghe về tình hình định cư và những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại đây, tôi mới thấy được ý Chúa thật nhiệm mầu. 20 năm trước tôi đến thăm nơi đây, hình như chỉ có 1 gia đình Việt nam Công giáo duy nhất, nhưng nay số người Công giáo đã lên tới trên 100 người ở tại Lahaina về phía Tây và khu vịnh Kalapua về phía Đông. Anh chị em cho biết gia đình Công giáo tiên khởi đó nay đã thành triệu phú, lúc đầu khi mới tới đây gia đình đó bắt đầu bằng nghề xe manapur bán thức ăn và nước uống. Thế mới biết “có công mài sắt có ngày nên kim”.
Tuy không ai biết con số chính xác tổng số người Việt Nam sống trên đảo, nhưng anh em cho biết có quãng độ trên 500 người. Vì đây là thành phố du lịch -- gặp nghề gặp vận – nên từ trước đến nay đa số anh em làm nghề lái xe taxi. Chính anh chị Vượng cũng làm chủ một hãng taxi. Trước đây nghề này rất thoải mái và phát đạt nhanh, nhưng từ mấy năm nay, chính phủ cho phép mở các đường xe autobus, nên công việc có hơi khó khăn một chút, nhưng đa số anh chị em Việt Nam vẫn còn sống được với nghề này.
Nghề thứ hai là những xe manapur xe hàng bán đồ ăn và nước uống, đi bán rảo khắp nơi cho dân chúng, nghề này vẫn còn sức lôi cuốn.
Các nghề nghiệp khác là làm phục vụ trong các dịch vụ du lịch như nhà hàng, tiệm ăn, bán đồ kỉ niệm, và cũng có một ít gia đình trồng trọt hoặc kinh doanh địa ốc.
Vỉ sống xa nhau và bận công ăn việc làm, nên người Việt ít có thì giờ sinh hoạt chung với nhau, tuy nhiên mỗi năm vào dịp Lễ Chúa Giáng Sinh thì tất cả người Việt dù Công giáo hay Phật giáo cũng tụ họp lại mừng Lễ Chúa Giáng Sinh tại nhà thờ Công giáo, rồi Tết đến thì mọi người tụ họp tại Chùa của các Ni cô để mừng Năm Mới. Hiện có một ngôi Chùa Phật giáo có hai Ni Cô trụ trì.
Giáo dân Công giáo có những sinh hoạt tôn giáo như các khu xóm đọc kinh tôn vinh Chúa và Đức Mẹ, thánh lễ ngày Chúa Nhật, và mỗi tháng có lễ Việt Nam một lần. Rồi thỉnh thoảng các gia đình gần nhau cũng hội họp thăm viếng nhau.
Sau khi trao đổi xong những câu chuyện về sinh hoạt của người Việt ở trên đảo Maui, Cha Trung và anh chị em đưa chúng tôi đi một vòng thăm phố xá, rồi đi tới vùng nghỉ mát Kaanapali nơi có những khách sạn sang trọng những khu nhà mới xây và những sân golf tươi mát bên những bãi biển cát trắng.
Anh Vượng dẫn chúng tôi tới thăm một khu rừng già nhiệt đới nguyên thủy ở Haleakala. Vào trong rừng rợp bóng mát với những cây cao ngút, nhìn lên trên thấy như chạm tới trời, nhìn những tàng lá vươn tỏa rợp một vùng, lơ lững giữa những tùm lá có rất nhiều loại cây tầm gửi chen nhau bám sống, bên dưới là những đàn gà rừng chạy tung tăng cất tiếng gáy inh ỏi.
Các anh chị cho biết trên đảo này gà rừng hoang dại rất nhiều, chúng sinh sản rất nhanh, gà không những “đi bộ” mà còn “chạy bộ” cũng rất nhanh, nếu có ai nhanh tay bắt được đưa về nhà “thịt” thì cũng được phép, miễn là đừng bắn nó chết kẻo mang tội “đã man với thú vật”.
Thăm viếng thắng cảnh xong, Anh chị Đức mời chúng tôi về nhà anh chị nghỉ ngơi. Nhà nằm trên ngọn đồi nhìn xuống vùng Vịnh đang phát triển mạnh và những ngôi nhà trông đẹp mắt. Nhìn cảnh này tự nhiên cũng thấy tâm hồn cũng nhẹ nhõm như những cơn gío mát từ biển thoáng đưa lại. Bữa cơm trưa anh chị đãi khách thật thịnh soạn với đủ các món ăn thuần tuý quê hương.
Đang khi ăn trưa, có thêm chị Như và chị Sa tới thăm và hàn huyên tâm sự. Chị Như kề cho nghe về gia đình chị đến đây lập nghiệp và các con cháu lớn lên ra sao.
Sau đó chúng tôi lại lên đường đi thăm Công viên quốc gia nằm trong vùng thung lũng Waikapu và bên những dẫy núi Wailuku.
Cảnh thiên nhiên lôi cuốn nhất là Iao Needle (ngọn núi Iao nhọn như kim châm). Chính nơi đây đã xẩy ra trận chiến đẫm máu năm 1790 khi vua Kamehamela I đánh chiếm đảo Maui, chiến binh Maui đi vào thung lũng và là đường cùng không lối ra, nên bị tàn sát.
Thăm công viên và ngắm cảnh núi rừng, suối nước, hưởng không khí trong lành xong, Chị Sa mời chúng tôi về nhà chị nghỉ ngơi. Nhà chị Sa ở gần thung lũng này và nằm trong khu vực gần Vịnh Kamului trên một thửa đất rộng 2.5 mẫu tây, nhìn xuống dưới là thấy biển. Thửa đất quanh nhà, trong 3 năm qua, chị Sa đã biến đổi thành khu vườn trồng cây trái Việt Nam đủ loại như: mít, xoài, chuối, nhãn, bòng, khóm, khoai lang,... và có chuồng nuôi thỏ, nuôi chim, gà, vịt, v.v... Đúng là lý tưởng cho một tương lai hưu dưỡng lý tưởng. Chị đã hái những trái bưởi bòng thật to, khóm và chuối... để đãi khách. Những hoa quả vừa hái tận ngọn, ngon thơm và mát lòng.
Cuộc thăm viếng đảo Maui để lại những dấu khó quên, không những vì cảnh đẹp, nhưng tình nghĩa đồng đạo và tình người Việt Nam gắn bó khó quên. Một lời cám ơn chân thành tới Cha Trung và toàn thể anh chị em.
Vài nét sơ lược về đảo Maui:
Hawaii gồm 132 đảo trải dài trên diện tích 1500 miles, chiều dài bằng từ San Francisco tới New Orleans. Đảo Maui là đảo lớn thứ hai trong các đảo thuộc Hawaii, rộng 1883 km vuông với dân số hiện nay chừng 120.000 người. Thành phố Kahului lớn nhất với dân số trên 20.000 người, quận đặt tại thành phố Wailuku, còn thành phố Lahaina là nguyên thủ đô của vương quốc Hawaii. Các thành phố khác là Hana, Kaanapali và Kapalua. Kula... Vua Kamehamela của đảo Hawaii chiến thắng các bộ lạc ở đây và xâm chiếm Maui và năm 1790 trong trận chiến Kepaniwai.
Maui được gọi là “đảo thung lũng” với cảnh sắc thay đổi từ đồng bằng với nhiều đồn điền trước kia trồng khóm và mía, tới các rừng gìa với những cây cổ thụ cả mấy trăm năm, cho tới thung lũng núi đồi đẹp như mơ, chẳng hạn thung lũng Iao, nơi có ngọn núi bút tháp thời danh với các dẫy núi cao ngất như tranh Tầu. Trong vùng Haleakala có khu rừng mưa nhiệt đới và đi ra phía biển là vùng vịnh là nơi lý tưởng để lặn xem cá biển muôn mầu.
Trước đây Maui thời danh vì là trung tâm để quan sát các đàn cá voi, vì mùa đông cá voi thường tụ tập về vịnh Auau và quanh đảo Maui.
Maui ngày nay trờ thành đảo du lịch với nhiều khách sạn hạng sang, có khu chơi golf, khu giải trí, nhà nghỉ thiên nhiên, với các bãi biển cát trắng và xa xa là các thềm san hô có đủ loại cá và rùa, nhất là cá dolphin và cá voi.
Hai koại kinh tế quan trọng ở Maui là canh nông và du lịch
Cây cafê, macadamia, đu đủ, hoa nhiệt đới, mía làm đường và khóm là những loại xuất cảng ăn khách nhất.
Hiện nay còn chừng 150 km vuông (40.000 ha) trồng mía nên vẫn là vườn mía lớn nhất tại Hawaii.
Maui còn đặc biệt vì có đài quan sát thiên văn ở Haleakala nằm trên đỉnh ngọn núi phun lửa đã ngủ yên, vì lợi thế độ cao, khô ráo quanh năm, và vùng khí quyển không bị nhiễm uế khí.
Các địa điểm du lịch thời danh nằm trên xa tốc Hana, công viên quốc gia Halekala và thành phố Lahaina, nơi có bến tầu, và cây đa banyan là một trong những cây đa to lớn nhất thế giới.
Nếu đảo Oahu có đông khách du lịch Á châu nhất là Người Nhật, thì đảo Maui đa số du khách là người Mỹ từ lục địa và người đến từ Canada. Có đến trên 3 triệu khách du lịch tới đâythăm viếng hằng năm.
2. THĂM BIG ISLAND HAWAII
Thành phố Hilo và người Việt Nam sinh sống trên đảo Big Island
Xem hình ảnh thăm đảo Big Island
Anh Đoàn Hiệp đến đón chúng tôi ở bến tầu Hilo, bến tầu nằm gần ngay phi trường quốc tế Hilo.
Anh Hiệp có lẽ là người đầu tiên đến lập cư và sinh sống tại Big Island trên 20 năm về trước. Khi anh rời bỏ vùng lạnh Alaska mạo hiểm đến đây lúc đó mới có chỉ 26 tuổi. Được người thân chỉ cho cách trồng trọt gừng, anh đã đi ngay vào việc canh tác nông sản, nhất là sản xuất trồng gừng.
Nhờ canh tác anh đã thành đạt và thành công trong xã hội. Anh có một gia đình đầm ấm, vơ anh làm y tá trưởng, các con của anh còn đang đi học, có con vào đại học, có con còn ở trung học. Anh trở thành thương gia có địa vị vững chãi và cuộc sống thảnh thơi. Anh cho biết: “Anh và gia đình vui sống và hạnh phúc với công ăn việc làm của mình và nhìn về tương lai của con cái”.
Anh Hiệp cho biết: Có chừng dăm bảy gia đình người Công giáo Việt Nam hiện sống trên đảo, và đa số cũng canh tác khai thác nông trại và đồn điền, nên ít khi gặp nhau.
Tổng số người gốc Việt Nam trên đảo quãng chừng trên 100 người. Họ cũng làm các ngành nghề khác nhau. Cũng có một vị bác sĩ gốc Việt tới hành nghề ở đây, còn ngoài ra làm nghề trồng trọt, nhà hàng và trồng cây ăn trái.
Thành phố Hilo bị sóng thần tàn phá và được tái thiết:
Thành phố Hilo nổi danh với viện bảo tàng Tsunami, nơi lưu trữ những dấu tích, kỉ vật, truyện kể về biến cố sóng thần năm 1960 đã chôn vùi khu Shinmachi của thành phố Hilo. Rất nhiều người chết bị chết vì sóng thần, và thành phố mới được tái xây dựng trên vùng cao hơn.
Hilo cũng có công viên Liliuokalani rộng rãi, ngoài ra còn có bảo tàng viện Lyman Museum & Mission House là quan trọng vì năm 1839 nhà truyền giáo David Lyman đã đến phục vụ cho dân làm đồn điền mía và thủ thủy đánh cá voi. Ngôi nhà bằng gỗ của ông xây năm 1839 là ngôi nhà gỗ cổ nhất trên đảo này. Bào tàng viện lưu trữ nghệ thuật văn hóa người bản xứ và những gì liên quan tới các núi phun lửa trên đảo. Ngôi chợ bán nông sản cũng là điểm du lịch đáng chú ý.
Thăm Thăm núi lửa còn đang sôi động
Anh Hiệp chở tôi đi thăm ngọn núi lửa. Vừa đi được một khoảng đường thì trời bắt đầu đổ mưa. Tôi nói với anh Hiệp: “Đi thăm núi lửa mà trời mưa hay là thôi không đi nữa”? Anh Hiệp nói: “Có thể ở dưới này mưa mà trên đó nắng. nên cứ đi thôi”. Khi xe gần tới lưng chừng đỉnh núi thì quả thật nắng ấm trời thanh.
Đảo Lớn cũng đặc biệt vì có 2 mùa khí hậu đặc biệt: mưa rừng và sa mạc núi lửa, từ miền mưa ướt quanh năm cho tới những ngọn núi phủ tuyết trắng, và các núi phun lửa trơ trụi như sa mạc.
Khi bắt đầu tới lưng chừng núi thì khí hậu và cảnh sắc thay đồi, cây cối khô chồi thêm, khí hậu khô ráo. Chúng tôi tới tận vành núi phun lửa, chung quanh có những lỗ hay hầm nhỏ từ đó thấy khói bay lên, tiếng chuyên môn gọi các lỗ hở nhỏ, vết nứt là “volcano fan”, từ đó khói núi lửa bốc lên, khét và có mùi hôi thủm từ chất sul-pha núi lửa nồng nực khó chịu tỏa ra.
Từ miệng núi lửa một vầng khói to vẫn tiếp tục bốc lên như đám mây lớn. Từ chỗ hàng rào an toàn, du khách có thể chụp hình, ngắm cảnh và đọc sơ đồ giải thích về nguồn gốc và lịch sử của núi phun lửa.
Cách miệng núi phun lửa này chừng 20 cây số còn có miệng núi phun lửa khác vẫn còn sôi động, và từ 14 năm qua vẫn còn oẹ ra những phún thạch lava đỏ, ban đêm nhìn thấy rõ hơn. Nhưng hôm nay con đường đi xuống tham quan ở đó đã bị vít lại.
Bên cạnh miệng núi lửa có bảo tàng viện giải thích về lịch sử, nguồn gốc, và tiến trình hình thành núi lửa ra sao. Có những video chiếu về các cuộc phun lửa thời cận đại, và gian phòng bán đồ kỉ niệm.
Bởi vì hai ngọn lúi lửa Mauna Loa và Kīlauea còn đang sôi động nên đảo này còn đang rộng thêm: từ năm 1983 tới 2002, chất lava phun ra tạo thêm 543 mẫu tây thêm cho bề mặt của Đảo Lớn.
Những núi ờ Big Island là những núi cao, nên đảo này cũng thời danh với các ống kính viễn vọng ngắm sao trời và đài thiên văn trên đỉnh núi Mauna Kea. Ở gần các núi lửa lại có loài hoa đặc biệt chỉ có ở đây mà thôi đó là hoa Lehua mà tiếng bản xứ gọi là ʻōhiʻa lehua’ hoa như những tia hồng tỏa ra mầu đỏ thắm.
Trên đường về, chúng tôi ghé thăm một trung tâm trồng hoa lan. Vào gian hàng trưng bầy các loại hoa lan muôn mầu muôn sắc, nhỉn thật thú vị. Khách du lịch có thể mua hoa lan ở đây và sẽ đưọc gửi về tận nhà của mình.
Vài nét sơ lược về Big Island Hawaii
Gọi là Đảo Lớn vì đảo này rộng nhất (10,432 km vuông) trong các đảo của Hawaii và nơi có nhiều ngọn núi lửa còn đang sôi động như Kilauea và núi Mauna Kea cũng là ngọn núi cao nhất thế giới (cao hơn cả Everest) nếu tính từ đáy thềm lục địa biển, và ngọn núi Maunlea rộng nhất thế giới.
Theo thống kê năm 2008, dân số trên đảo là 175.784 người, trong đó 31.55% là người gốc da trắng, 26.70% gốc Á châu, 11.25% gốc Thái bình dương, 9.49% gốc Latinô, và 0.50% gốc Phi châu, 0.45% gốc người Maoli. Tuổi bình quân trung bình người ở đảo là 39 tuổi, số người nam ngang bằng nữ giới.
Nghề nông là kinh tế chính ở Đảo Lớn, và nghề trống mía có từ hơn 100 năm nay, nhưng từ năm 1996 trồng mía xuống giá và vì thế không còn độc chiếm, ngày nay nhiều loại nông nghiệp khác được khai thác ở đây, như nghề trồng khoai lang đỏ, gừng, cây chôm chôm, đu đủ, macadamia, café, các loại hoa nhiệt đối, hoa lan, và các thứ rau…
Đặc biệt chỉ café trồng tại quận Kona trên đảo này mới được gọi là Kona Cofee mà thôi. Nghề trồng hoa lan mới đây cũng phát triển mạnh và lớn nhất tiểu bang Hawaii, vì thế Đảo Lớn đôi khi còn được gọi là “Đảo Hoa Lan”. Điểm đặc biệt khác là ở đây có trại chăn nuôi bò lớn nhất Hoa Kỳ, đó là Parker Ranch rộng 708 km vuông ở Waimea.
3. THĂM ĐẢO KAUAI
Vài nét chính về Đảo Kauai
Xem hình ảnh thăm đảo Kaui
Hành trình đi thăm các đảo ở Thái Bình Dương kết thúc bằng cuộc thăm viếng Đảo Kauai một trong những đảo quan trọng của tiểu bang Hawaii.
Kauai là đảo có cư dân cư ngụ lâu đời nhất trong các đảo và là đảo lớn thứ 4 ở Hawaii. Đảo này còn có tên là Đảo Công Viên với dân số chừng 60.000 người. Chúng tôi có dò hỏi nhưng không ai biết chắc hiện nay có người Việt Nam cư ngụ trên đảo này hay không.
Giá nhà trên đảo rất đắt đỏ. Vào thời điểm năm 2004 giá nhà trung bình ở đây là 500.000 mỷ kim, giá tăng trên 40% so với năm 2003, vì nơi đây lôi cuốn những người giầu có đến cư ngụ, nhưng nay thì nhà đã xuống giá, và nhà để trống cũng nhiều.
Đây là đảo mang nét hoang sơ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi chập trùng, một nét đẹp ly kì lôi cuốn khó diễn tả.
Ngành du lịch là nền kính tế mạnh nhất ở đây, ngoài ra vì phong cảnh đẹp và hùng vĩ nên cũng là bối cảnh cho nhiều phim thời tiền sử hay mạo hiểm thời danh được thu hình ở đây.
Trong quá khứ nghề trồng mía là chính, nhưng nay đa số các đồn điền đã biến thành nông trại chăn nuôi. Đất ở Kauai mầu mỡ nên trồng được nhiều loại cây ăn trái và nhiều mùa gặt hái.
Thung lũng Hanalei nằm phía Đông Bắc của Kauai có sông Hanalei chạy qua, và hầu như 60% loại khoai toro của Hawaii được canh tác tại thung lung này.
Nếu bạn đi vào các cánh đồng và rừng hoang ở Kauai thế nào củng nghe được tiếng gà gáy và thấy nhữngđàn gà đang tìm mồi khắp nơi, vì ở đảo có hàng ngàn loại gà rừng khác nhau, và lại không có các con thú bắt gà, nên càng ngày càng sinh sản nhiều. Nếu nhanh tay nhanh chân mà bắt được gà đem về nhà làm thịt ăn cũng được phép.
Công viên quốc gia Bờ Biển và núi đồi Napali bao gồm khu đất rộng 6.175 ha vào khoàng độ 20 km vuông nằm ở phía Đông Bắc của Kauai là một trong những kì quan thiên nhiên đẹp mắt.
Kauai là phim trường Hollywood ở ở Thái Bình Dương
Đảo Kauai là bối cảnh cho trên 70 phim thời danh và các chương trình TV của Hoa Kỳ. Những phim thời danh có thể kể như phim nhạc cảnh South Pacific được quay tại vùng Hanalei, phim Donovan’s Reef năm 1963, phim Jurassic Park năm 1993 được quay ở vùng núi Waimea Canyon, phim Six Days Deven Nights, phim King Kong mới năm 2005, Một phần của phim Raiders of the Lost Ark, và những phim hay mới đây gồm có Tropic Thunder và Soul Surfer.
Bối cảnh cho các chương trình truyền hình như phim hoạt họa của Disney năm 2002 và các chương trình TV: television series Lilo & Stitch, Lilo & Stitch 2: m Stitch Has a Glitch, Stitch! The Movie, và Lilo & Stitch: The Series.
Vài cảm tưởng về cuộc Hành trình xuyên Thái Bình Dương
Qua cuộc hành trình xuyên Thái Bình Dương kéo dài gần 1 tháng trời bao gồm một khoảng đường biển dài trên gần 10.000 miles, thật là một hành trình mạo hiểm đầy hứng thú và nhiều bất ngờ thú vị.
Tôi đã có cơ hội đi thăm lại thành phố Sydney của Úc châu, rồi lên tầu du lịch Volendam của hãng Holland America Cruise tiến vào vùng Nam Thái Bình Dương.
Lần đầu tiên có cơ hội thăm 4 đảo quốc là: New Caledonia, Vanuatu, Fiji Samoa. Tôi cũng ghé thăm 2 hòn đảo nhỏ nằm giữa Thái bình dương, và cuối cùng thăm thăm viếng 4 đảo của Hawaii.
Tất cả đã để lại trong tôi những dấu ấn không bao giờ phai nhòa và những kỉ niệm đáng nhớ, gặp biết bao nhiêu người, tham quan nhiều di tích lịch sử. Cuộc cuộc du hành với đầy đủ tiện nghi và rất thoải mái, tôi vừa là vị Tuyên úy của người Công giáo trên chiếu du thuyền Cruise Volendam và vừa là du khách, khi không ghé thăm các hải đảo thì bồng bềnh trên biển khơi mênh mông, nhìn trời mây và ngắm sao đêm trong sáng trên hành trình dài đến 10.000 dặm.
Cảm nghiệm đầu tiên là tôi thấy mình bé nhỏ trước trời đất mênh mông, mạng sống con người mỏng dòn nếu gặp phải phong ba thì làm sao chống chọi. Ấy thế mà trong gần 300 năm qua đã có biết bao nhiêu vị truyền giáo vì Tin Mừng đã can đảm vượt trùng dương – đi không trở về -- để truyền giáo cho những sắc dân xa xôi, lạ lẫm, chưa từng quen biết. Nhưng thành quả của họ ngày này còn hiển hiện qua các thánh đường, các trường học, và nhất là ngững ngưòi bản xứ được khai hóa, nhận biết và tin vào Tin Mừng Cứu Độ của Đức Giêsu. Gặp họ, tôi đã gặp không những gia đình nhân loại mà còn gặp những thành phần đại gia đình Công giáo mà qua bí tích Thánh Lễ tôi và họ chia sẻ cùng tấm bánh cùng niềm tin.
Tôi cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì qua những công trình sáng tạo mà tôi được thưởng thức không biết bao nhiêu vẻ đẹp thiên nhiên huyền điệu. Những thắng cảnh và những công trình thiên nhiên mà tôi thăm viếng, những lịch sử của các dân tộc mà tôi chưa bao giờ từng đọc… Tất cả nói lên vẻ huy hoàng của Thiên Chúa. Lời Thánh Vịnh lại rộn ràng lên trong tôi: “Hỡi tầng trời bao la, hỡi tinh tú, biển khơi, hỡi muôn loài chim muông, dã thú… hãy ca tụng Chúa”.
Huyền diệu và kì công nhất là hình ảnh con người với nhiều sắc thái và ngôn ngữ khác nhau, tất cả đều là còn cái Thiên Chúa, nhưng họ có những nét đẹp đặc biệt của những tâm hồn đơn sơ, lối sống tự nhiên, hòa mình trong thiên nhiên… Nhìn tới thì họ vẫn còn đang phải vật lộn với những khó khăn vật chất trong cuộc sống nhân sinh. Còn tôi một người đến từ xa xôi, nhưng đã nhận được biết bao nhiêu ơn huệ từ Thiên Chúa trong cuộc sống tinh thần và xã hội.
Tôi cảm phục đời sống dấn thân can trường của các vị truyền giáo đã hy sinh cả cuộc đời loan truyền Tin Mừng của Chúa, không chỉ người ngoại quốc, mà chính là hình ảnh hai linh mục Việt Nam tiên phong Cha Vịnh và Cha Tôn đã cho cuộc đời mình cho anh chị em Việt Nam ở New Caledonia và Vanuatu. Thăm lại mộ của Cha Vịnh trào lên trong tôi niềm xúc động mãnh liệt. Đi thăm các Cộng đoàn Việt Nam ở các hải đảo và nghe những câu chuyện về cuộc đời của gia đình họ đã hy sinh bảo tồn niềm tin ra sao làm tôi thổn thức cảm phục tinh thần đạo giáo kiên trì mà thế hệ cha ông đã truyền lại cho con cháu đời sau. Một di dản văn hóa và đức tin mà người Việt Nam nào cũng cần ghi sâu trong tâm hồn.
Thấy được sự thành đạt của những người Việt Nam dù bất cứ sống ở phương trời nào, tôi cảm nhận ra rằng sự thành công vật chất không phải là do tài cán cá nhân, nhưng là nhờ vào lòng tự tin, kiên trì, chịu khó và ý chí muốn tạo dựng cho con cháu một tương lai tươi đẹp, nên các bậc cha mẹ đã quyết tâm không ngại khó mà quên mình làm việc để có có được sự thành đạt ngày hôm nay. Sự thành đạt đó cũng là công khó của sự đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau từ gia đình, cho đến cộng đoàn giáo xứ. Đức tin có được phát triển bền lâu là nhờ vào tình nghĩa cộng đoàn gắn bó, và có người dám hy sinh gánh vác việc chung, và nhất là có điểm tựa là các linh mục như linh hồn của Cộng đoàn dân Chúa.
Còn rất nhiều điều thú vị và tích cực mà tôi muốn chia sẻ qua chuyến hành trình xuyên Thái Bình Dương, tôi hy vọng tương lai có thì giờ tôi sẽ ghi lại kinh nghiệm này cho chính mình và chia sẻ với anh chị em.
Lời cám ơn
Nhân đây tôi cũng nói lên tâm tình biết ơn đến TGP Los Angeles đã tạo cơ hội cho tôi được đi nghĩ trong chương trình bồi dưỡng Sabbatical kéo dài hơn 3 tháng vừa qua. Cám ơn tất cả những người đã tiếp đón, đã chia sẻ kinh nghiệm của họ với tôi và tạo điều kiện để chuyến du hành của tôi rất ý nghĩa và tốt đẹp.
Tôi cũng đặc biệt cám ơn đặc biệt tới qúi Cha Bùi Thượng Lưu, Nguyễn Hữu Quảng, Cha Văn Chi, và qúi anh: Đặng Minh An, Nguyễn Long Thao, Nguyễn Qúy Thái, và toàn thể qúi anh chị em trong Ban Biên Tập của VietCatholic. Trong thời gian tôi đi vắng, có qúi Cha làm cố vấn, qúi anh An, Thao và Thái đã điều hành khéo léo và tốt đẹp trang VietCatholic – dù trong thời gian này đã có những biến cố dồn dập xẩy ra trong Giáo hội -- nhưng qúi Cha và qúi Anh đã tận tâm, khôn ngoan và đưa những bài hướng dẫn xây dựng, giúp hình thành một đường hướng tốt đẹp cho sự hiểu biết về Giáo hội trước những thông tin đa chiều.