HÀ NỘI - Chiều ngày 3/2/2010, sau khi cử hành thánh lễ tất niên cho những người có hoàn cảnh éo le trong cuộc sống như những bệnh nhân HIV, những người cô thế cô thân, nghèo khó, bệnh tật… tại cơ sở của dòng Xanhpôn (37 Hai Bà Trưng – Hà Nội), Đức Cha Nguyễn Văn Yến – trưởng ban bác ái của HĐGMVN, Cha Vũ Khởi Phụng – bề trên DCCT (Hà Nội), các Cha trong ban bác ái của tổng giáo phận, các sơ cùng đại diện các nhóm thiện nguyện (nhóm Emmau, nhóm bảo vệ sự sống, sinh viên…) đã tới thăm và tặng quà cho những người dân nghèo đang cư ngụ tại “làng chài” ở bãi giữa và ven sông Hồng.
ình ảnh thăm viếng Làng Chài
Những thân phận “nổi trôi” nơi làng chài
Trong tổng số 22 hộ dân đang cư trú tại làng chài thì mỗi hộ đều mang trong mình những uẩn khúc riêng, những gia cảnh riêng buộc họ phải bám víu nơi đây. Điểm nổi bật với những con người này là thân phận “nổi trôi” từ gốc tích cho đến nghề nghiệp ở hiện tại lẫn tương lai.
Dân cư làng chài đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như: Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh… Trước khi định cư tại xóm nghèo này các thành viên trong làng đều đã phải lang bạt khắp hang cùng ngõ hẻm để kiếm kế mưu sinh. Và khi không còn cách nào khác họ mới phải trụ lại ở một “ốc đảo” nghèo nàn, lạc hậu (không điện, không tivi, không internet…) gần trung tâm thành thị (làng chài ở giữa quận Hoàn Kiếm và Gia Lâm).
Chị Mai, quê ở Hà Tây (hiện thuộc Hà Nội) ở làng chài đã gần 20 năm cho biết: chị đã rời nơi chôn rau cắt rốn của mình khi mới 15 tuổi. Lúc đó bố mẹ mất hết nên chị chẳng cậy nhờ vào ai được, đành theo những người lớn ra Hà Nội kiếm sống. Lúc đầu khi còn khỏe mạnh chị cũng ở nhà trọ và đi làm thuê, nhặt rác kiếm sống nhưng sau đó sức khỏe giảm sút và phát hiện mình bị mắc bệnh tim nên không đủ tiền thuê nhà. Khi ấy chị phải ra gầm cầu để ẩn náu qua ngày. Từ đó cơ duyên đã đưa chị đến với làng chài. Lúc đầu chị tích cóp và đóng được chiếc thuyền nhỏ, sau được sự quan tâm của các hội từ thiện chị đã có mái nhà nổi như hiện nay. Hiện tại chị đang sống cùng người chồng và đứa con gái 15 tuổi. Hàng ngày chị phải đi nhặt rác, anh chồng đánh cá ven sông hoặc đi làm thuê khuân vác trên chợ Long Biên. Mỗi ngày chị còn phải mất mấy chục nghìn tiền thuốc. “Vậy nên gia đình khó khăn lắm! Ngày nào có rau ăn rau, có cá ăn cá. Nhưng dù sao được như hiện tại cũng là tốt lắm rồi. Nhất là được sự quan tâm của các hội từ thiện như Nhà Thờ hôm nay thì chúng tôi vui lắm!”
Hiện tại “lênh đênh” là vậy nhưng các gia đình ở làng chài vẫn cảm thấy hạnh phúc và mong rằng cứ được yên ổn như thế chẳng dám nghĩ đến tương lai. Chị Phúc tâm sự: “các hộ dân ở làng chài này sống ngày nào biết ngày đó. Vì chẳng biết khi nào họ sẽ đuổi. Mấy tháng trước họ cũng đã đuổi và còn đốt nhà nữa, ai nhanh chân đẩy được thuyền ra xa thì thoát, còn không thì cháy sạch. Về quê bây giờ cũng chẳng còn “miếng đất cắm dùi”, chẳng có nhà mà ở... Thậm chí, đến cái chứng minh thư, sổ hộ khẩu nhiều người trong làng chài cũng chẳng có. Nhiều lúc buồn quá tôi tự nhủ hay là cứ thả dây cho nhà bè trôi, muốn dạt vào đâu thì dạt… nhưng nghĩ lại như thế cũng không được”. Vậy là, với cư dân làng chài, cảnh ngộ chung của họ hiện nay là chỉ dám bằng lòng với hiện tại không dám nghĩ đến tương lai.
Làm gì để mở ra hi vọng cho dân làng chài?
Những người đang sống tại làng chài có thể chịu đựng và vượt qua những khó khăn ở hiện tại vì với họ thế là “tốt lắm rồi”, nhưng những đứa trẻ và con cháu của chúng sau này sẽ thế nào trong khi bố mẹ chúng hiện tại chẳng có được cái sổ hộ khẩu hay chứng minh thư? Vậy liệu tương lai của dân làng chài sẽ đi về đâu trong khi bên kia của dòng sông là trung tâm thủ đô với những ngôi nhà cao tầng, với nhiều thanh niên con nhà giàu chỉ biết ăn chơi đàng điếm không biết đến giá trị của đồng tiền? Có lẽ đó là mặt trái của xã hội ngày nay, trên đất nước Việt Nam? Nhưng chúng ta – những con người có lương tâm, những con người tin vào Đức Kitô cần phải làm gì để mở ra một hi vọng cho dân làng chài trong tương lai? Không lẽ chúng ta chỉ đứng nhìn dân làng chài an phận “sống ngày nào biết ngày đó”. Chúng ta cũng chẳng có điều kiện để thường xuyên thăm hỏi và tặng quà cho họ trừ những ngày lễ Noel hay dịp tết. Cho dù có thăm hỏi giúp đỡ thường xuyên thì cũng chỉ giúp được cho họ tạm bợ qua ngày. Còn về lâu dài có lẽ mỗi người cần nỗ lực trong chức phận của mình, cần đấu tranh để xã hội được thực sự công bằng, dân chủ. Có như vậy, người dân nơi làng chài nói riêng và những người bất hạnh trong cuộc sống nói chung mới có thể thoát khỏi cảnh không quê quán, không nhà cửa, thậm chí không có quyền công dân…
Lạy Chúa Giêsu là tình yêu! Một năm mới sắp tới cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị cho những ngày nghỉ ngơi, hưởng thụ nhưng những mục tử của Chúa đã không quên noi gương nhân đức của Ngài – đã đến với những người nghèo, những người thuộc tầng đáy của xã hội để ủi an, nâng đỡ họ. Xin cho chúng con tiếp tục biết sẻ chia, biết đấu tranh cho quyền lợi của những anh chị em nghèo hèn trên quê hương đất nước chúng con.
ình ảnh thăm viếng Làng Chài
Những thân phận “nổi trôi” nơi làng chài
Trong tổng số 22 hộ dân đang cư trú tại làng chài thì mỗi hộ đều mang trong mình những uẩn khúc riêng, những gia cảnh riêng buộc họ phải bám víu nơi đây. Điểm nổi bật với những con người này là thân phận “nổi trôi” từ gốc tích cho đến nghề nghiệp ở hiện tại lẫn tương lai.
Dân cư làng chài đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như: Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh… Trước khi định cư tại xóm nghèo này các thành viên trong làng đều đã phải lang bạt khắp hang cùng ngõ hẻm để kiếm kế mưu sinh. Và khi không còn cách nào khác họ mới phải trụ lại ở một “ốc đảo” nghèo nàn, lạc hậu (không điện, không tivi, không internet…) gần trung tâm thành thị (làng chài ở giữa quận Hoàn Kiếm và Gia Lâm).
Chị Mai, quê ở Hà Tây (hiện thuộc Hà Nội) ở làng chài đã gần 20 năm cho biết: chị đã rời nơi chôn rau cắt rốn của mình khi mới 15 tuổi. Lúc đó bố mẹ mất hết nên chị chẳng cậy nhờ vào ai được, đành theo những người lớn ra Hà Nội kiếm sống. Lúc đầu khi còn khỏe mạnh chị cũng ở nhà trọ và đi làm thuê, nhặt rác kiếm sống nhưng sau đó sức khỏe giảm sút và phát hiện mình bị mắc bệnh tim nên không đủ tiền thuê nhà. Khi ấy chị phải ra gầm cầu để ẩn náu qua ngày. Từ đó cơ duyên đã đưa chị đến với làng chài. Lúc đầu chị tích cóp và đóng được chiếc thuyền nhỏ, sau được sự quan tâm của các hội từ thiện chị đã có mái nhà nổi như hiện nay. Hiện tại chị đang sống cùng người chồng và đứa con gái 15 tuổi. Hàng ngày chị phải đi nhặt rác, anh chồng đánh cá ven sông hoặc đi làm thuê khuân vác trên chợ Long Biên. Mỗi ngày chị còn phải mất mấy chục nghìn tiền thuốc. “Vậy nên gia đình khó khăn lắm! Ngày nào có rau ăn rau, có cá ăn cá. Nhưng dù sao được như hiện tại cũng là tốt lắm rồi. Nhất là được sự quan tâm của các hội từ thiện như Nhà Thờ hôm nay thì chúng tôi vui lắm!”
Hiện tại “lênh đênh” là vậy nhưng các gia đình ở làng chài vẫn cảm thấy hạnh phúc và mong rằng cứ được yên ổn như thế chẳng dám nghĩ đến tương lai. Chị Phúc tâm sự: “các hộ dân ở làng chài này sống ngày nào biết ngày đó. Vì chẳng biết khi nào họ sẽ đuổi. Mấy tháng trước họ cũng đã đuổi và còn đốt nhà nữa, ai nhanh chân đẩy được thuyền ra xa thì thoát, còn không thì cháy sạch. Về quê bây giờ cũng chẳng còn “miếng đất cắm dùi”, chẳng có nhà mà ở... Thậm chí, đến cái chứng minh thư, sổ hộ khẩu nhiều người trong làng chài cũng chẳng có. Nhiều lúc buồn quá tôi tự nhủ hay là cứ thả dây cho nhà bè trôi, muốn dạt vào đâu thì dạt… nhưng nghĩ lại như thế cũng không được”. Vậy là, với cư dân làng chài, cảnh ngộ chung của họ hiện nay là chỉ dám bằng lòng với hiện tại không dám nghĩ đến tương lai.
Làm gì để mở ra hi vọng cho dân làng chài?
Những người đang sống tại làng chài có thể chịu đựng và vượt qua những khó khăn ở hiện tại vì với họ thế là “tốt lắm rồi”, nhưng những đứa trẻ và con cháu của chúng sau này sẽ thế nào trong khi bố mẹ chúng hiện tại chẳng có được cái sổ hộ khẩu hay chứng minh thư? Vậy liệu tương lai của dân làng chài sẽ đi về đâu trong khi bên kia của dòng sông là trung tâm thủ đô với những ngôi nhà cao tầng, với nhiều thanh niên con nhà giàu chỉ biết ăn chơi đàng điếm không biết đến giá trị của đồng tiền? Có lẽ đó là mặt trái của xã hội ngày nay, trên đất nước Việt Nam? Nhưng chúng ta – những con người có lương tâm, những con người tin vào Đức Kitô cần phải làm gì để mở ra một hi vọng cho dân làng chài trong tương lai? Không lẽ chúng ta chỉ đứng nhìn dân làng chài an phận “sống ngày nào biết ngày đó”. Chúng ta cũng chẳng có điều kiện để thường xuyên thăm hỏi và tặng quà cho họ trừ những ngày lễ Noel hay dịp tết. Cho dù có thăm hỏi giúp đỡ thường xuyên thì cũng chỉ giúp được cho họ tạm bợ qua ngày. Còn về lâu dài có lẽ mỗi người cần nỗ lực trong chức phận của mình, cần đấu tranh để xã hội được thực sự công bằng, dân chủ. Có như vậy, người dân nơi làng chài nói riêng và những người bất hạnh trong cuộc sống nói chung mới có thể thoát khỏi cảnh không quê quán, không nhà cửa, thậm chí không có quyền công dân…
Lạy Chúa Giêsu là tình yêu! Một năm mới sắp tới cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị cho những ngày nghỉ ngơi, hưởng thụ nhưng những mục tử của Chúa đã không quên noi gương nhân đức của Ngài – đã đến với những người nghèo, những người thuộc tầng đáy của xã hội để ủi an, nâng đỡ họ. Xin cho chúng con tiếp tục biết sẻ chia, biết đấu tranh cho quyền lợi của những anh chị em nghèo hèn trên quê hương đất nước chúng con.