Năm 1965, Tiểu Chủng Viện Đà Nẵng được Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thành lập và đặt tên Thánh Gioan Tông đồ để kính nhớ Đức Thánh Cha Gioan XXIII. Thế là nhiều người gọi là Chủng Viện Gioan XXIII! Nhiều người khác khi nghe tên thánh Gioan thì lại nghĩ là thánh Gioan Tẩy Giả. Dường như vị thánh Tông đồ Thánh sử thứ tư này có vẻ kín đáo hay khiêm tốn quá trong hàng các Tông đồ nên dễ được… quên. Và ai cũng nhớ chân lý “Thiên Chúa là Tình Yêu”, nhưng không chắc nhiều người nhớ câu ấy trích ở đâu.
Gioan, vị Thánh sử của mầu nhiệm Kytô
Thánh Gioan là vị Tông đồ trẻ trung, hiền lành và ít nói, nổi bật về lòng yêu thương. Ngài là tác giả Tin Mừng thứ tư, ba lá thư và cũng được coi là tác giả sách Khải Huyền. Cũng như ba Tin Mừng Nhất Lãm, Tin Mừng Gioan thuật lại lời giảng dạy và công việc Đức Giêsu đã làm trong cuộc đời tại thế của Người, nhưng Gioan chú trọng đến khía cạnh thần học Kytô, khẳng định rằng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng mạc khải độc nhất vô nhị về Thiên Chúa hằng sống. Đọc Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá ra chiều kích huyền nhiệm và đồng thời chiều kích phổ quát của mầu nhiệm Đức Kytô, Ngôi Lời nhập thể, Ngôi Lời được Gioan trình bày ngay từ đầu là Đấng ở nơi Thiên Chúa, phát xuất từ Thiên Chúa và chính là Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá Lời hứa Cứu độ của Cựu Ước được thành toàn rõ nét trong Tân Ước. “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” Lời được Chúa Cha phán ra trong công cuộc tạo thành. Trong mầu nhiệm tạo thành ấy, Thiên Chúa phán hãy có mọi sự và mọi sự đã có, và Ngài thấy mọi sự ấy tốt đẹp. Lời ấy đã thành nhân thân, mặc lấy thân xác con người, đi vào thế gian này, đi vào lịch sử nhân loại này để trả lại cho thế gian và nhân loại ân sủng và ơn cứu độ của thuở ban đầu.
Thánh Gioan ghi lại lời Chúa Giêsu: “Tôi là bánh trường sinh”, “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”, “Tôi là ánh sáng thế gian”. Những lời ấy nhắc cho chúng ta Lời Thiên Chúa mạc khải cho Môsê trong sa mạc. Khi Môsê hỏi Chúa về Danh Thánh của Ngài, Ngài trả lời “Ta là Ta”, “Ta là Đấng có, là sự hiện hữu”. Chúa Giêsu chính là sự hiện thân của Đấng đã mạc khải mình qua dòng lịch sử, và chính là Thiên Chúa đang ở giữa dân Ngài.
Gioan, vị Tông đồ của Tình Yêu
Thiên Chúa, qua mạc khải bằng công cuộc Tạo thành, bằng lời tiên báo do miệng các ngôn sứ, và bằng công cuộc Cứu chuộc nhiệm mầu, được Thánh Gioan Tông đồ “định danh” cực kỳ cô đọng và cực kỳ chính xác trong thư thứ nhất của ngài: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Chính vì cảm nhận được mầu nhiệm tuyệt vời ấy, mà trong cách sách ngài viết và qua cuộc đời của ngài, Thánh Gioan nhấn mạnh một điều là yêu thương. Điều này cũng dễ hiểu. Thiên Chúa là Tình Yêu. Sống là sống cho Chúa. Vậy sống là yêu thương. Phép tam đoạn luận sắc bén này chắc chắn phải đến từ một cảm nghiệm từ mạc khải nhiệm mầu và từ kinh nghiệm sống thân tình với Đức Giêsu. Và có thể trong bữa Tiệc Ly, khi được dựa đầu vào ngực Thầy chí thánh, Gioan hiểu rằng “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta,và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.”
Và thánh Gioan liên kết lòng yêu mến Chúa với tình yêu dành cho anh em đồng loại của mình. Thứ nhất là vì anh em mình là hình ảnh Thiên Chúa. Thứ hai, anh em mình cùng được cứu độ bằng giá Máu châu báu Đức Kytô. Và thứ ba, phải yêu mến anh em vì chính Chúa Kytô đã nhấn mạnh nhiều lần, và Người nói yêu thương là giới răn mới của Người.
Gioan, vị Tông đồ của Công Lý
Tình yêu là giá trị cao cả nhất trong các giá trị, và là một trong bốn giá trị căn bản của đời sống xã hội. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh “Chính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã khai sinh và phát triển”. Điều này có thể hiểu như thế này: định chế xã hội nào coi thường sự thật, tự do và công lý thì đã không khởi đầu và xây dựng bằng tình yêu. Và tình yêu đích thực phải hướng đến công lý, không chấp nhận bất cứ gian dối và giả trá nào.
Ngay trong chương đầu tiên của Tin Mừng, Thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” Chúa là Chân lý, ánh sáng của Ngài chiếu giãi vào thế gian này là ánh sáng của chân lý và công lý, thiêu cháy những gì gian trá và giả dối. Kết thúc Tin Mừng, Thánh Gioan viết “Lời chứng của người ấy là xác thực”. Trong Tin Mừng, Thánh Gioan nhắc lại nhiều lần mạc khải “Thiên Chúa là Đấng chân thật”.
Lời rao giảng của Đức Kytô chính là Lời rao giảng về Thiên Chúa chân thật, về chân lý và công lý, do đó thế gian được ướp bằng muối bằng men của Người thì cũng phải sống cho công lý. Ở các nước văn minh, công lý được đề cao, cả trong luật pháp và đời sống hàng ngày, thì việc Giáo Hội rao giảng về công lý không gặp phải sự cách biệt lớn lao với đời sống con người. Nhưng ở Việt nam thì khác. Mỗi lần Giáo Hội Việt nam mừng Lễ Thánh Gioan Tông đồ là một lần nhấn mạnh lại chiều kích yêu thương và nhấn mạnh lại chiều kích công lý trong sứ vụ rao giảng của mình. Điều này không dễ dàng khi sự gian dối đã tràn lan và có khi len lỏi cả vào những cộng đoàn ưu tuyển.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Công Lý là việc thực thi lề luật Thiên Chúa, công lý và phán quyết đúng đắn theo luật, và luật ấy là luật chung của lương tri nhân loại, và công lý còn là công bằng trong các vấn đề tài sản. Những điều này được Chúa Giêsu dạy rõ ràng trong Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng Gioan.
Lời Kết
Xin được kết thúc bài viết này bằng lời Đức Thánh Cha Gioan XXIII nhắn nhủ Giáo Hội Việt Nam: “Ta mượn lời Thánh PhaoLô để nhắn nhủ chúng con rằng: "Chúng con hãy thức tỉnh, vững vàng trong đức tin, hãy can trường, mạnh mẽ " (ICor16,13). Và để biểu dương hơn nữa lòng Ta thương yêu, săn sóc và cảm phục, Ta nhắc lại đây lời Thánh Tông đồ: "Hằng ngày, Cha phải cám ơn Thiên Chúa vì chúng con. Thực thế, đức tin chúng con mãnh liệt thêm mãi, tình thân ái của chúng con với tha nhân mỗi ngày một dồi dào, khiến Cha được hãnh diện vì chúng con trước mặt Giáo Hội của Chúa, hãnh diện vì chúng con bền chí, vững lòng tin trong mọi cơn bách hại, trong những giờ gian lao khốn khó: như thế mới xứng đáng vào nước Thiên Chúa, chính vì Ngài mà chúng con đã chịu đau khổ" (IIThess.1,3-5).
Tham khảo:
- Tin Mừng theo Thánh Gio-an
- Các thư Thánh Gio-an
- Thông Điệp Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII gửi hàng giáo phẩm Việt nam ngày 14 tháng 1 năm 1961.
- Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo.
Gioan, vị Thánh sử của mầu nhiệm Kytô
Thánh Gioan là vị Tông đồ trẻ trung, hiền lành và ít nói, nổi bật về lòng yêu thương. Ngài là tác giả Tin Mừng thứ tư, ba lá thư và cũng được coi là tác giả sách Khải Huyền. Cũng như ba Tin Mừng Nhất Lãm, Tin Mừng Gioan thuật lại lời giảng dạy và công việc Đức Giêsu đã làm trong cuộc đời tại thế của Người, nhưng Gioan chú trọng đến khía cạnh thần học Kytô, khẳng định rằng Đức Giê-su Ki-tô là Đấng mạc khải độc nhất vô nhị về Thiên Chúa hằng sống. Đọc Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá ra chiều kích huyền nhiệm và đồng thời chiều kích phổ quát của mầu nhiệm Đức Kytô, Ngôi Lời nhập thể, Ngôi Lời được Gioan trình bày ngay từ đầu là Đấng ở nơi Thiên Chúa, phát xuất từ Thiên Chúa và chính là Thiên Chúa.
Trong Tin Mừng Gioan, chúng ta khám phá Lời hứa Cứu độ của Cựu Ước được thành toàn rõ nét trong Tân Ước. “Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành.” Lời được Chúa Cha phán ra trong công cuộc tạo thành. Trong mầu nhiệm tạo thành ấy, Thiên Chúa phán hãy có mọi sự và mọi sự đã có, và Ngài thấy mọi sự ấy tốt đẹp. Lời ấy đã thành nhân thân, mặc lấy thân xác con người, đi vào thế gian này, đi vào lịch sử nhân loại này để trả lại cho thế gian và nhân loại ân sủng và ơn cứu độ của thuở ban đầu.
Thánh Gioan ghi lại lời Chúa Giêsu: “Tôi là bánh trường sinh”, “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”, “Tôi là ánh sáng thế gian”. Những lời ấy nhắc cho chúng ta Lời Thiên Chúa mạc khải cho Môsê trong sa mạc. Khi Môsê hỏi Chúa về Danh Thánh của Ngài, Ngài trả lời “Ta là Ta”, “Ta là Đấng có, là sự hiện hữu”. Chúa Giêsu chính là sự hiện thân của Đấng đã mạc khải mình qua dòng lịch sử, và chính là Thiên Chúa đang ở giữa dân Ngài.
Gioan, vị Tông đồ của Tình Yêu
Thiên Chúa, qua mạc khải bằng công cuộc Tạo thành, bằng lời tiên báo do miệng các ngôn sứ, và bằng công cuộc Cứu chuộc nhiệm mầu, được Thánh Gioan Tông đồ “định danh” cực kỳ cô đọng và cực kỳ chính xác trong thư thứ nhất của ngài: “Thiên Chúa là Tình Yêu”.
Chính vì cảm nhận được mầu nhiệm tuyệt vời ấy, mà trong cách sách ngài viết và qua cuộc đời của ngài, Thánh Gioan nhấn mạnh một điều là yêu thương. Điều này cũng dễ hiểu. Thiên Chúa là Tình Yêu. Sống là sống cho Chúa. Vậy sống là yêu thương. Phép tam đoạn luận sắc bén này chắc chắn phải đến từ một cảm nghiệm từ mạc khải nhiệm mầu và từ kinh nghiệm sống thân tình với Đức Giêsu. Và có thể trong bữa Tiệc Ly, khi được dựa đầu vào ngực Thầy chí thánh, Gioan hiểu rằng “Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta,và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta.”
Và thánh Gioan liên kết lòng yêu mến Chúa với tình yêu dành cho anh em đồng loại của mình. Thứ nhất là vì anh em mình là hình ảnh Thiên Chúa. Thứ hai, anh em mình cùng được cứu độ bằng giá Máu châu báu Đức Kytô. Và thứ ba, phải yêu mến anh em vì chính Chúa Kytô đã nhấn mạnh nhiều lần, và Người nói yêu thương là giới răn mới của Người.
Gioan, vị Tông đồ của Công Lý
Tình yêu là giá trị cao cả nhất trong các giá trị, và là một trong bốn giá trị căn bản của đời sống xã hội. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh “Chính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã khai sinh và phát triển”. Điều này có thể hiểu như thế này: định chế xã hội nào coi thường sự thật, tự do và công lý thì đã không khởi đầu và xây dựng bằng tình yêu. Và tình yêu đích thực phải hướng đến công lý, không chấp nhận bất cứ gian dối và giả trá nào.
Ngay trong chương đầu tiên của Tin Mừng, Thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người.” Chúa là Chân lý, ánh sáng của Ngài chiếu giãi vào thế gian này là ánh sáng của chân lý và công lý, thiêu cháy những gì gian trá và giả dối. Kết thúc Tin Mừng, Thánh Gioan viết “Lời chứng của người ấy là xác thực”. Trong Tin Mừng, Thánh Gioan nhắc lại nhiều lần mạc khải “Thiên Chúa là Đấng chân thật”.
Lời rao giảng của Đức Kytô chính là Lời rao giảng về Thiên Chúa chân thật, về chân lý và công lý, do đó thế gian được ướp bằng muối bằng men của Người thì cũng phải sống cho công lý. Ở các nước văn minh, công lý được đề cao, cả trong luật pháp và đời sống hàng ngày, thì việc Giáo Hội rao giảng về công lý không gặp phải sự cách biệt lớn lao với đời sống con người. Nhưng ở Việt nam thì khác. Mỗi lần Giáo Hội Việt nam mừng Lễ Thánh Gioan Tông đồ là một lần nhấn mạnh lại chiều kích yêu thương và nhấn mạnh lại chiều kích công lý trong sứ vụ rao giảng của mình. Điều này không dễ dàng khi sự gian dối đã tràn lan và có khi len lỏi cả vào những cộng đoàn ưu tuyển.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Công Lý là việc thực thi lề luật Thiên Chúa, công lý và phán quyết đúng đắn theo luật, và luật ấy là luật chung của lương tri nhân loại, và công lý còn là công bằng trong các vấn đề tài sản. Những điều này được Chúa Giêsu dạy rõ ràng trong Tin Mừng, đặc biệt là Tin Mừng Gioan.
Lời Kết
Xin được kết thúc bài viết này bằng lời Đức Thánh Cha Gioan XXIII nhắn nhủ Giáo Hội Việt Nam: “Ta mượn lời Thánh PhaoLô để nhắn nhủ chúng con rằng: "Chúng con hãy thức tỉnh, vững vàng trong đức tin, hãy can trường, mạnh mẽ " (ICor16,13). Và để biểu dương hơn nữa lòng Ta thương yêu, săn sóc và cảm phục, Ta nhắc lại đây lời Thánh Tông đồ: "Hằng ngày, Cha phải cám ơn Thiên Chúa vì chúng con. Thực thế, đức tin chúng con mãnh liệt thêm mãi, tình thân ái của chúng con với tha nhân mỗi ngày một dồi dào, khiến Cha được hãnh diện vì chúng con trước mặt Giáo Hội của Chúa, hãnh diện vì chúng con bền chí, vững lòng tin trong mọi cơn bách hại, trong những giờ gian lao khốn khó: như thế mới xứng đáng vào nước Thiên Chúa, chính vì Ngài mà chúng con đã chịu đau khổ" (IIThess.1,3-5).
Tham khảo:
- Tin Mừng theo Thánh Gio-an
- Các thư Thánh Gio-an
- Thông Điệp Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII gửi hàng giáo phẩm Việt nam ngày 14 tháng 1 năm 1961.
- Học thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo.