Hằng năm trên bãi cỏ cuả toà án quận Luzerne, Wilkes Barre, Pa, người ta có tục lệ dựng lên một máng cỏ Giáng Sinh. Nhưng năm nay tình hình thay đổi, người ta phải hạ máng cỏ xuống. Nguyên do là hội American Civil Liberties Union (ACLU) cuả Mỹ đã kiện không được dùng đất công mà trưng bày những biểu hiệu tôn giáo. Sau nhiều tuần thương thảo bất thành, ngày 15 tháng 12 vừa qua, ban tổ chức đành phải rỡ cảnh Giáng Sinh.
Cũng giống như chuyện Máng có ở Chicago nhiều năm trước, sự việc đã gây nên phẫn nộ từ khắp nơi. Mặc dù trời lạnh dưới 14F dân chúng tụ tập phản đối rầm rộ... Lại thêm nhiều thương lượng...bất thành khác.
Cuối cùng thì quan toà cũng đã đưa ra phán quyết...và cảnh Giáng Sinh lại được dựng trở lại ngày 22 tháng 12... nhưng thêm vào đó là một vài biểu hiệu khác như Sata Claus, những cây kẹo màu và một biểu ngữ chúc mừng tuần lễ Kwanzaa. (Tuần lể ăn mừng truyền thống cuả người da màu ở Mỹ bắt đầu ngày 26-12)
Theo tin tức từ Catholic League for Religious and Civil Rights (Liên minh Công Giáo bảo vệ tôn giáo và Dân Quyền), thì tòa án đã phán quyết rằng “việc trưng bày những biểu tượng tôn giáo trong một công sở, hoặc trên một bãi cỏ tòa án, phải được kèm theo bằng các biểu tượng thế tục." Nhưng nếu là ở những nơi công cộng khác như công viên hay như những nơi mà các nhạc sĩ và nghệ sĩ thỉnh thoảng có tổ chức trình diễn, "thì chính phủ không thể cấm trưng bày các biểu tượng tôn giáo do tư nhân tài trợ, ngay cả khi không có những biểu tượng thế tục."
Thừa thắng xông lên, Liên minh Công Giáo đã trả tiền để dựng lên một máng cỏ lớn bằng người thật trong hai tuần tại Central Park, NY,NY. Đằng sau nó là một cây đèn được mô tả là cây đèn menorah lớn nhất thế giới. (đèn 7 hay 9 nến cuả các đền thờ Do Thái xưa)
Theo một cuộc thăm dò cuả viện Rasmussen năm 2008, thì 74 phần trăm người Mỹ nghĩ rằng những hiển thị tôn giáo nên được phép trưng bày ở những nơi công cộng. Chỉ có 17 phần trăm là không đồng ý. Và những người sợ rằng quốc gia đang đánh mất ý nghĩa thực sự của Giáng sinh có thể yên tâm để biết rằng các cuộc thăm dò tương tự cho thấy 64 phần trăm người Mỹ đã kỷ niệm Giáng sinh như là một ngày lễ tôn giáo, để tôn vinh sự ra đời của Chúa Kitô.
Cũng giống như chuyện Máng có ở Chicago nhiều năm trước, sự việc đã gây nên phẫn nộ từ khắp nơi. Mặc dù trời lạnh dưới 14F dân chúng tụ tập phản đối rầm rộ... Lại thêm nhiều thương lượng...bất thành khác.
Cuối cùng thì quan toà cũng đã đưa ra phán quyết...và cảnh Giáng Sinh lại được dựng trở lại ngày 22 tháng 12... nhưng thêm vào đó là một vài biểu hiệu khác như Sata Claus, những cây kẹo màu và một biểu ngữ chúc mừng tuần lễ Kwanzaa. (Tuần lể ăn mừng truyền thống cuả người da màu ở Mỹ bắt đầu ngày 26-12)
Theo tin tức từ Catholic League for Religious and Civil Rights (Liên minh Công Giáo bảo vệ tôn giáo và Dân Quyền), thì tòa án đã phán quyết rằng “việc trưng bày những biểu tượng tôn giáo trong một công sở, hoặc trên một bãi cỏ tòa án, phải được kèm theo bằng các biểu tượng thế tục." Nhưng nếu là ở những nơi công cộng khác như công viên hay như những nơi mà các nhạc sĩ và nghệ sĩ thỉnh thoảng có tổ chức trình diễn, "thì chính phủ không thể cấm trưng bày các biểu tượng tôn giáo do tư nhân tài trợ, ngay cả khi không có những biểu tượng thế tục."
Thừa thắng xông lên, Liên minh Công Giáo đã trả tiền để dựng lên một máng cỏ lớn bằng người thật trong hai tuần tại Central Park, NY,NY. Đằng sau nó là một cây đèn được mô tả là cây đèn menorah lớn nhất thế giới. (đèn 7 hay 9 nến cuả các đền thờ Do Thái xưa)
Theo một cuộc thăm dò cuả viện Rasmussen năm 2008, thì 74 phần trăm người Mỹ nghĩ rằng những hiển thị tôn giáo nên được phép trưng bày ở những nơi công cộng. Chỉ có 17 phần trăm là không đồng ý. Và những người sợ rằng quốc gia đang đánh mất ý nghĩa thực sự của Giáng sinh có thể yên tâm để biết rằng các cuộc thăm dò tương tự cho thấy 64 phần trăm người Mỹ đã kỷ niệm Giáng sinh như là một ngày lễ tôn giáo, để tôn vinh sự ra đời của Chúa Kitô.