Ngày 24 tháng 11 năm 2009 tại Sở Kiện, Giáo hội Công giáo Việt Nam hân hoan tổ chức lễ khai mạc Năm Thánh Toàn Xá, đánh dấu giai đoạn lịch sử 350 năm thành lập hai Giáo phận Tông Tòa, đồng thời mừng Ngân Khánh 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, những nhà truyền giáo đã một thời có công đem Tin Mừng đến cho dân tộc.
Nhân đây, theo dòng thời gian, chúng ta cùng tìm hiểu, ôn cố tri tân về một buổi lễ Giáng Sinh được tổ chức long trọng tại Việt Nam cách đây 366 năm (1643 - 2009) lại do một người phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên chủ sự và giảng thuyết.
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ GIÁO HỘI THẾ KỶ XVII
Qua tra cứu sử sách ghi lại buổi lễ mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức đầu tiên trên đất nước Việt Nam vào năm 1643 đang trong thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn chia nhau giang sơn. Chúa Trịnh cai trị miền Bắc còn gọi là Đàng Ngoài, trong khi đó Chúa Nguyễn hùng cứ miền Nam còn có tên là Đàng Trong, lấy con sông Linh Giang làm ranh giới.
Riêng tình hình Tôn giáo lúc bấy giờ không kém phần bi đát. Đạo Thiên Chúa đã bắt đầu bị cấm đoán và bách hại. Nhà cầm quyền cho là Đạo ngoại lai, bởi vậy ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh Tráng (1625 - 1658) đã ban hành 5 sắc chỉ cấm đạo. Còn ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phước Nguyên (1615 - 1635) cũng đã ban hành lệnh cấm đạo từ năm 1625.
Trong những thời kỳ trên cũng như về sau này, các giáo sĩ ngoại quốc len lỏi đến giảng đạo có khi được lòng vua chúa, quan quyền địa phương thì việc truyền giáo dễ dàng, có lúc lại bị dân chúng, quan quân dèm pha, ghen ghét khiến vua chúa bèn ra lệnh bắt bớ, ngăn cản giáo dân giữ đạo một cách ác liệt. Riêng hàng giáo sĩ bị trục xuất hoặc truy lùng gắt gao, nếu bị bắt sẽ phải tù tội hoặc xử tử. Bởi vậy, sự có mặt của các giáo sĩ nước ngoài đến truyền giáo rất khó khăn, dễ lộ diện nên phải sống ẩn dật, chẳng dám công khai đi lại. Thời gian ăn ở sinh hoạt lâu dài hoặc lui tới thăm viếng sẽ làm khổ liên lụy đến giáo dân nên bắt buộc các ngài phải lánh đi xa.
Việc hạn chế sự hiện diện của các giáo sĩ trong giai đoạn lịch sử này là một thiệt thòi cho cánh đồng truyền giáo nước Việt. Nhưng may thay, một số tín hữu đầu tiên của Giáo hội Việt Nam, ngay sau khi tiếp nhận đạo Chúa đã ý thức rõ ràng nghĩa vụ truyền giáo và họ đã trở nên những Tông đồ nhiệt thành len lỏi đi loan báo tin mừng của Đức Kitô đến những người đồng hương, làm thế cho các vị giáo sĩ vì lý do bất khả kháng không đến được.
Trong số những giáo hữu đi đầu trong công cuộc mở mang nước Chúa, chúng ta phải kể đến đoàn “Thầy giảng” bản quốc ở Đàng Trong do chính giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) huấn luyện gồm 10 người đầu tiên. Sau thời gian đi làm nhiệm vụ có đến 3 người được phúc Tử Đạo, trong đó Thầy giảng Anrê Phú Yên. Bên cạnh những Giáo đoàn sơ khởi này, ta phải đặc biệt tri ân một người phụ nữ đã có công đầu trong việc rao giảng Tin Mừng mở mang nước Chúa trên quê hương. Đó là bà Maria Mađalêna Minh-Đức Vương Thái Phi, người can đảm đứng đầu tổ chức lễ Giáng Sinh đầy ấn tượng, đáng ghi nhớ trong lịch sử Giáo hội, còn làm vẻ vang nữ giới nước Việt, khiến cho các giáo sĩ nước ngoài cảm phục, hết lời ca ngợi.
II. NGÀY LỄ GIÁNG SINH DO NGƯỜI PHỤ NỮ CHỦ TỌA ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Theo các sử kiện để lại, sau ngày được phước gia nhập Đạo, bà Maria Mađêlêna Minh-Đức Vương Thái Phi đã cho xây dựng nơi bà cư ngụ một ngôi nhà thờ nhỏ, tọa lạc ngay bên dinh ông Quận công Nguyễn Phúc Khê - con bà, thuộc khu đất vùng Kim Long hoặc miền phụ cận ngoại ô thành phố Huế ngày nay. Đây là nơi tập trung các tín hữu toàn tỉnh hồi đó và các văn bản đều ghi “ngôi nhà thờ ấy rất xinh đẹp”. Vậy thì ít ra cũng là ngôi nhà rộng rãi, lịch sự, thông thoáng, có mái ngói, cột sơn son, chạm trổ tinh vi, hoành phi câu đối như kiểu “nhà từ đường” của các dòng họ đương thời.
Chính tại ngôi nhà thờ trên, trong bối cảnh Giáo hội đang gặp khó khăn. Vì áp lực của nhà cầm quyền, cha Đắc Lộ bị trục xuất phải ra đi nên không có một linh mục nào khác có mặt trong xứ. Bởi vậy thầy giảng Y-Nha-Xô và bà Minh Đức thay thế các linh mục tổ chức mừng lễ Chúa Giáng Sinh rất long trọng vào năm 1643.
Việc trang hoàng ngày lễ trong ngôi nhà thờ có thể chứa được 300 người, được thiết lập một hang đá rất xinh đẹp. Có điều hy hữu, việc thực hiện này có bàn tay của vị Tử Đạo đầu tiên của Giáo hội Việt Nam là Thầy giảng Anrê Phú Yên ở trong đoàn Thầy giảng do Y-Nha-Xô đứng đầu cũng có mặt lúc đó, Vì chính cha Đắc Lộ cho biết, ngoài công tác dạy Đạo cho người ngoại giáo, hướng dẫn kẻ tân tòng, thầy Anrê Phú Yên “còn lo dọn dẹp nhà thờ rất sạch sẽ, trang hoàng nhà thờ những ngày lễ lớn quanh năm, khéo léo đến nỗi làm cho bổn đạo tăng thêm phần sốt sắng và cả người ngoại giáo cũng phải trọng kính màu nhiệm của Đạo”.
Nói về nhân sự, qua số lượng đông đảo các tín hữu Công giáo, có cả người lương dân ở khắp vùng lân cận kéo đến viếng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ, hợp với tất cả các con cái, cháu chắt, gia nhân trong dinh của Bà Minh-Đức đều tụ họp về nhà thờ. Và chính ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê tuy không theo đạo vẫn đến tham dự, càng làm cho ngày lễ thêm phần long trọng.
Điểm cần nhấn mạnh, lễ Giáng Sinh năm đó không một bóng linh mục, chẳng ai cử hành Thánh lễ Mi-sa, mà chỉ có sự hiện diện của các tín hữu và lương dân. Bà Maria Mađalêna Minh-Đức đã đứng ra chủ tọa và giảng thuyết một cách hùng hồn, lưu loát rao truyền về ơn cứu độ của Chúa giáng trần. Sự kiện này được giáo sĩ Đắc Lộ ghi lại như sau: “Lòng đạo đức của Bà hôm ấy thật sáng tỏ: Bà đã làm cho người con của Bà và các cháu của Bà đến thờ lạy và triều yết Vua vinh hiển xuống thế làm người. Chính Bà lại đem những sự cao cả của Người mà rao giảng cho những kẻ khắp nơi kéo đến kính viếng Người trong hang đá này”.
Câu chuyện lễ Sinh Nhật đáng nhớ kể trên là một chứng tích về lòng dũng cảm, tinh thần truyền giáo hăng say của bà Minh-Đức.
III. ĐÔI NÉT VỀ BÀ MINH-ĐỨC VƯƠNG THÁI PHI
Cuộc đời và sự nghiệp rao giảng Tin Mừng của bà Minh-Đức đã được sử gia Phạm Đình Khiêm, một người chuyên nghiên cứu và viết về mảng lịch sử Giáo hội Việt Nam, qua tài liệu tra cứu giá trị rất công phu, trong đó tác giả đã cho ra mắt cuốn “Minh-Đức Vương Thái Phi” do tủ sách Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản năm 1957. Qua tập sách này, ta có thể tìm hiểu và biết được dung mạo người phụ nữ đạo đức, đáng kính này.
Bà Minh-Đức là vợ Chúa Nguyễn Hoàng, mẹ của Hoàng Tử Nguyễn Phúc Khê, tước hiệu Vương Phi, được đứng đầu hàng Thứ phi. Năm 1625 đã ngoài 50 tuổi, bà gia nhập Đạo Công giáo tại Thuận Hóa do giáo sĩ Francisco di Pina rửa tội cho bà với tên Thánh là Maria Mađalêna, có sự chứng kiến của giáo sĩ Đắc Lộ.
Vui mừng và hạnh phúc được tòng giáo, bà Minh-Đức đã dùng uy tín của mình để nâng đỡ Giáo hội khi gặp khó khăn cấm cách. Hằng ngày, chẳng những bà đích thân đến nhà thờ trong dinh mà còn mở cửa cho giáo dân cả tỉnh vào đọc kinh cầu nguyện chung với nhau. Ngoài ra, nơi này còn là chỗ đi về, nương tựa ẩn náu cho các giáo sĩ khi đến khu vực này giảng Đạo.
Tại Thuận Hóa, khởi đầu phong trào theo Đạo lan rộng là nhờ gương sáng, lòng nhân ái và hành động tông đồ nhiệt thành truyền giáo, đồng thời bà còn hết sức giúp đỡ các giáo sĩ, đặc biệt là phái đoàn Thầy giảng Việt Nam do linh mục Đắc Lộ đào tạo, huấn luyện khi đến hoạt động tại vùng kinh đô Chúa Nguyễn. Việc bênh vực giáo dân của bà cũng làm nhiều người nhận biết Chúa, trong đó có cả gia nhân hoàng tộc.
Cùng chia sẻ nỗi đau thương với cộng đoàn, bà Minh-Đức rất buồn rầu đối với cái chết của Chân phước Anrê Phú Yên và Thầy giảng trưởng đoàn Y-Nha-Xô, được biết nhiều người xé áo thấm lấy máu hoặc hốt đất có nhuộm máu Tử Đạo đem về, bà Minh-Đức được chia một phần những di vật quý báu đó để tôn kính trong nhà.
Tháng 2 năm 1645, có 4 nữ tu Dòng Kín Thánh Clara đến kinh đô. Bà Minh-Đức rất vui mừng được đón tiếp và trao đổi tìm hiểu luật Dòng. Trước khi từ giã, bà đã xin các nữ tu một bộ áo dòng như dấu chỉ hợp nhất để mặc vào mình trong giờ chết và an táng.
Bà Minh-Đức Vương Thái Phi qua đời vào năm 1649, hưởng thọ 80 tuổi, thủ tiết 36 năm, trong đó có 24 năm lo giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa để lại tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Hành động của bà ảnh hưởng lớn đến dân chúng và danh tiếng bà luôn ghi dấu trong sử sách.
Bà Minh-Đức Vương Thái Phi còn được các giáo sĩ truyền giáo coi như linh hồn của Đạo Công giáo thời bấy giờ, người phụ nữ có công đầu, xứng đáng xưng tụng là vị tiền hô Công giáo Tiến hành Việt Nam.
(Maryland, mùa đông 2009)
Nhân đây, theo dòng thời gian, chúng ta cùng tìm hiểu, ôn cố tri tân về một buổi lễ Giáng Sinh được tổ chức long trọng tại Việt Nam cách đây 366 năm (1643 - 2009) lại do một người phụ nữ Việt Nam lần đầu tiên chủ sự và giảng thuyết.
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ GIÁO HỘI THẾ KỶ XVII
Qua tra cứu sử sách ghi lại buổi lễ mừng Chúa Giáng Sinh được tổ chức đầu tiên trên đất nước Việt Nam vào năm 1643 đang trong thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn chia nhau giang sơn. Chúa Trịnh cai trị miền Bắc còn gọi là Đàng Ngoài, trong khi đó Chúa Nguyễn hùng cứ miền Nam còn có tên là Đàng Trong, lấy con sông Linh Giang làm ranh giới.
Riêng tình hình Tôn giáo lúc bấy giờ không kém phần bi đát. Đạo Thiên Chúa đã bắt đầu bị cấm đoán và bách hại. Nhà cầm quyền cho là Đạo ngoại lai, bởi vậy ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh Tráng (1625 - 1658) đã ban hành 5 sắc chỉ cấm đạo. Còn ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phước Nguyên (1615 - 1635) cũng đã ban hành lệnh cấm đạo từ năm 1625.
Trong những thời kỳ trên cũng như về sau này, các giáo sĩ ngoại quốc len lỏi đến giảng đạo có khi được lòng vua chúa, quan quyền địa phương thì việc truyền giáo dễ dàng, có lúc lại bị dân chúng, quan quân dèm pha, ghen ghét khiến vua chúa bèn ra lệnh bắt bớ, ngăn cản giáo dân giữ đạo một cách ác liệt. Riêng hàng giáo sĩ bị trục xuất hoặc truy lùng gắt gao, nếu bị bắt sẽ phải tù tội hoặc xử tử. Bởi vậy, sự có mặt của các giáo sĩ nước ngoài đến truyền giáo rất khó khăn, dễ lộ diện nên phải sống ẩn dật, chẳng dám công khai đi lại. Thời gian ăn ở sinh hoạt lâu dài hoặc lui tới thăm viếng sẽ làm khổ liên lụy đến giáo dân nên bắt buộc các ngài phải lánh đi xa.
Việc hạn chế sự hiện diện của các giáo sĩ trong giai đoạn lịch sử này là một thiệt thòi cho cánh đồng truyền giáo nước Việt. Nhưng may thay, một số tín hữu đầu tiên của Giáo hội Việt Nam, ngay sau khi tiếp nhận đạo Chúa đã ý thức rõ ràng nghĩa vụ truyền giáo và họ đã trở nên những Tông đồ nhiệt thành len lỏi đi loan báo tin mừng của Đức Kitô đến những người đồng hương, làm thế cho các vị giáo sĩ vì lý do bất khả kháng không đến được.
Trong số những giáo hữu đi đầu trong công cuộc mở mang nước Chúa, chúng ta phải kể đến đoàn “Thầy giảng” bản quốc ở Đàng Trong do chính giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) huấn luyện gồm 10 người đầu tiên. Sau thời gian đi làm nhiệm vụ có đến 3 người được phúc Tử Đạo, trong đó Thầy giảng Anrê Phú Yên. Bên cạnh những Giáo đoàn sơ khởi này, ta phải đặc biệt tri ân một người phụ nữ đã có công đầu trong việc rao giảng Tin Mừng mở mang nước Chúa trên quê hương. Đó là bà Maria Mađalêna Minh-Đức Vương Thái Phi, người can đảm đứng đầu tổ chức lễ Giáng Sinh đầy ấn tượng, đáng ghi nhớ trong lịch sử Giáo hội, còn làm vẻ vang nữ giới nước Việt, khiến cho các giáo sĩ nước ngoài cảm phục, hết lời ca ngợi.
II. NGÀY LỄ GIÁNG SINH DO NGƯỜI PHỤ NỮ CHỦ TỌA ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Theo các sử kiện để lại, sau ngày được phước gia nhập Đạo, bà Maria Mađêlêna Minh-Đức Vương Thái Phi đã cho xây dựng nơi bà cư ngụ một ngôi nhà thờ nhỏ, tọa lạc ngay bên dinh ông Quận công Nguyễn Phúc Khê - con bà, thuộc khu đất vùng Kim Long hoặc miền phụ cận ngoại ô thành phố Huế ngày nay. Đây là nơi tập trung các tín hữu toàn tỉnh hồi đó và các văn bản đều ghi “ngôi nhà thờ ấy rất xinh đẹp”. Vậy thì ít ra cũng là ngôi nhà rộng rãi, lịch sự, thông thoáng, có mái ngói, cột sơn son, chạm trổ tinh vi, hoành phi câu đối như kiểu “nhà từ đường” của các dòng họ đương thời.
Chính tại ngôi nhà thờ trên, trong bối cảnh Giáo hội đang gặp khó khăn. Vì áp lực của nhà cầm quyền, cha Đắc Lộ bị trục xuất phải ra đi nên không có một linh mục nào khác có mặt trong xứ. Bởi vậy thầy giảng Y-Nha-Xô và bà Minh Đức thay thế các linh mục tổ chức mừng lễ Chúa Giáng Sinh rất long trọng vào năm 1643.
Việc trang hoàng ngày lễ trong ngôi nhà thờ có thể chứa được 300 người, được thiết lập một hang đá rất xinh đẹp. Có điều hy hữu, việc thực hiện này có bàn tay của vị Tử Đạo đầu tiên của Giáo hội Việt Nam là Thầy giảng Anrê Phú Yên ở trong đoàn Thầy giảng do Y-Nha-Xô đứng đầu cũng có mặt lúc đó, Vì chính cha Đắc Lộ cho biết, ngoài công tác dạy Đạo cho người ngoại giáo, hướng dẫn kẻ tân tòng, thầy Anrê Phú Yên “còn lo dọn dẹp nhà thờ rất sạch sẽ, trang hoàng nhà thờ những ngày lễ lớn quanh năm, khéo léo đến nỗi làm cho bổn đạo tăng thêm phần sốt sắng và cả người ngoại giáo cũng phải trọng kính màu nhiệm của Đạo”.
Nói về nhân sự, qua số lượng đông đảo các tín hữu Công giáo, có cả người lương dân ở khắp vùng lân cận kéo đến viếng Chúa Hài Đồng nằm trong máng cỏ, hợp với tất cả các con cái, cháu chắt, gia nhân trong dinh của Bà Minh-Đức đều tụ họp về nhà thờ. Và chính ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê tuy không theo đạo vẫn đến tham dự, càng làm cho ngày lễ thêm phần long trọng.
Điểm cần nhấn mạnh, lễ Giáng Sinh năm đó không một bóng linh mục, chẳng ai cử hành Thánh lễ Mi-sa, mà chỉ có sự hiện diện của các tín hữu và lương dân. Bà Maria Mađalêna Minh-Đức đã đứng ra chủ tọa và giảng thuyết một cách hùng hồn, lưu loát rao truyền về ơn cứu độ của Chúa giáng trần. Sự kiện này được giáo sĩ Đắc Lộ ghi lại như sau: “Lòng đạo đức của Bà hôm ấy thật sáng tỏ: Bà đã làm cho người con của Bà và các cháu của Bà đến thờ lạy và triều yết Vua vinh hiển xuống thế làm người. Chính Bà lại đem những sự cao cả của Người mà rao giảng cho những kẻ khắp nơi kéo đến kính viếng Người trong hang đá này”.
Câu chuyện lễ Sinh Nhật đáng nhớ kể trên là một chứng tích về lòng dũng cảm, tinh thần truyền giáo hăng say của bà Minh-Đức.
III. ĐÔI NÉT VỀ BÀ MINH-ĐỨC VƯƠNG THÁI PHI
Cuộc đời và sự nghiệp rao giảng Tin Mừng của bà Minh-Đức đã được sử gia Phạm Đình Khiêm, một người chuyên nghiên cứu và viết về mảng lịch sử Giáo hội Việt Nam, qua tài liệu tra cứu giá trị rất công phu, trong đó tác giả đã cho ra mắt cuốn “Minh-Đức Vương Thái Phi” do tủ sách Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản năm 1957. Qua tập sách này, ta có thể tìm hiểu và biết được dung mạo người phụ nữ đạo đức, đáng kính này.
Bà Minh-Đức là vợ Chúa Nguyễn Hoàng, mẹ của Hoàng Tử Nguyễn Phúc Khê, tước hiệu Vương Phi, được đứng đầu hàng Thứ phi. Năm 1625 đã ngoài 50 tuổi, bà gia nhập Đạo Công giáo tại Thuận Hóa do giáo sĩ Francisco di Pina rửa tội cho bà với tên Thánh là Maria Mađalêna, có sự chứng kiến của giáo sĩ Đắc Lộ.
Vui mừng và hạnh phúc được tòng giáo, bà Minh-Đức đã dùng uy tín của mình để nâng đỡ Giáo hội khi gặp khó khăn cấm cách. Hằng ngày, chẳng những bà đích thân đến nhà thờ trong dinh mà còn mở cửa cho giáo dân cả tỉnh vào đọc kinh cầu nguyện chung với nhau. Ngoài ra, nơi này còn là chỗ đi về, nương tựa ẩn náu cho các giáo sĩ khi đến khu vực này giảng Đạo.
Tại Thuận Hóa, khởi đầu phong trào theo Đạo lan rộng là nhờ gương sáng, lòng nhân ái và hành động tông đồ nhiệt thành truyền giáo, đồng thời bà còn hết sức giúp đỡ các giáo sĩ, đặc biệt là phái đoàn Thầy giảng Việt Nam do linh mục Đắc Lộ đào tạo, huấn luyện khi đến hoạt động tại vùng kinh đô Chúa Nguyễn. Việc bênh vực giáo dân của bà cũng làm nhiều người nhận biết Chúa, trong đó có cả gia nhân hoàng tộc.
Cùng chia sẻ nỗi đau thương với cộng đoàn, bà Minh-Đức rất buồn rầu đối với cái chết của Chân phước Anrê Phú Yên và Thầy giảng trưởng đoàn Y-Nha-Xô, được biết nhiều người xé áo thấm lấy máu hoặc hốt đất có nhuộm máu Tử Đạo đem về, bà Minh-Đức được chia một phần những di vật quý báu đó để tôn kính trong nhà.
Tháng 2 năm 1645, có 4 nữ tu Dòng Kín Thánh Clara đến kinh đô. Bà Minh-Đức rất vui mừng được đón tiếp và trao đổi tìm hiểu luật Dòng. Trước khi từ giã, bà đã xin các nữ tu một bộ áo dòng như dấu chỉ hợp nhất để mặc vào mình trong giờ chết và an táng.
Bà Minh-Đức Vương Thái Phi qua đời vào năm 1649, hưởng thọ 80 tuổi, thủ tiết 36 năm, trong đó có 24 năm lo giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa để lại tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Hành động của bà ảnh hưởng lớn đến dân chúng và danh tiếng bà luôn ghi dấu trong sử sách.
Bà Minh-Đức Vương Thái Phi còn được các giáo sĩ truyền giáo coi như linh hồn của Đạo Công giáo thời bấy giờ, người phụ nữ có công đầu, xứng đáng xưng tụng là vị tiền hô Công giáo Tiến hành Việt Nam.
(Maryland, mùa đông 2009)