Sự sống còn của nhiều triệu người bị đe dọa
Rôma, Thứ Tư 16 tháng 12, (Le Monde vu de Rome) - Caritas và Mạng Lưới Phát Triển Công Giáo than phiền về việc các quốc gia giầu mạnh phá hoại các cuộc thảo luận về thay đổi khí hậu tại Hội Nghị Copenhague (Đan Mạch).
Các đàm phán tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hiệp Quốc bị gián đoạn ngày Thứ Hai vị một bế tắc giữa các quốc gia Phi Châu và các quốc gia giầu mạnh, lại là những nước chạy trốn đầu tiên không chịu nhận trách nhiệm.
Tổ hợp Quốc Tế cho việc Phát Triển và Hợp Quần quy tụ được 15 cơ quan phát triển Công Giáo, đã kết hiệp với Bác Ái Quốc Tế (Caritas Internationalis) để tạo thành một tổ hợp to lớn nhất cho việc phát triển. Hai tổ chức này lên án các quốc gia giầu mạnh, kể cả Nhật và Nga, đã muốn phá hoại các cuộc thảo luận khi dẹp qua một bên quy tắc Kyoto, ngày nay là tài liệu hợp pháp duy nhất ngăn cản việc chống lại sự gia tăng nhiệt đô khí hậu.
Quy tắc này, bao gồm các sự giảm thiểu bắt buộc về phát nhiệt của các quốc gia đã phát triển, sẽ giúp cho những người dân nghèo khó nhất trên thế giới có được một sự bảo vệ tối thiểu chống lại các hậu qủa tại hại về các sự thay đổi mới về khí hậu, và kết qủa là chống lại sự nghèo khó.
Theo ông Niamh Garvey, thành viên Ái Nhĩ Lan của mạng lưới CIDSE-Caritas, “Khi các lãnh tụ các quốc gia đến Copenhague, vào tuần lễ thứ hai của hội nghị, các quốc gia giầu mạnh sẽ cố gắng kéo lùi các cuộc thảo luận bằng cách đòi duyệt xét lại quy tắc Kyoto. Quyết định của các quốc gia Phi Châu là ngưng các tranh luận về các yếu tố khác của cuộc thảo luận, được đa số nhóm G77 ủng hộ, là do việc lo sợ các quốc gia giầu mạnh đang tìm cách loại bỏ các thỏa hiệp vững mạnh nhất đã có về khí hậu.”
Ông Rowan Pooplewell, thành viên Tô Cách Lan của cùng mạng lưới nói, “Hủy bỏ quy tắc Kyoto sẽ là một bước lui đối với tất cả mọi quốc gia, nhất là những nước nghèo nhất trên thế giới.” Ông giải thích, “Đối với các quốc gia này, các cuộc đàm phán này là vấn đề sống còn. Những cộng đồng dễ bị ảnh hưởng nhất cần có một thỏa hiệp về khí hậu công bằng, có tham vọng thành đạt, và bắt buộc, với quy tắc Kyoto được dùng làm một thành phần thiết yếu.”
Rôma, Thứ Tư 16 tháng 12, (Le Monde vu de Rome) - Caritas và Mạng Lưới Phát Triển Công Giáo than phiền về việc các quốc gia giầu mạnh phá hoại các cuộc thảo luận về thay đổi khí hậu tại Hội Nghị Copenhague (Đan Mạch).
Các đàm phán tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Hiệp Quốc bị gián đoạn ngày Thứ Hai vị một bế tắc giữa các quốc gia Phi Châu và các quốc gia giầu mạnh, lại là những nước chạy trốn đầu tiên không chịu nhận trách nhiệm.
Tổ hợp Quốc Tế cho việc Phát Triển và Hợp Quần quy tụ được 15 cơ quan phát triển Công Giáo, đã kết hiệp với Bác Ái Quốc Tế (Caritas Internationalis) để tạo thành một tổ hợp to lớn nhất cho việc phát triển. Hai tổ chức này lên án các quốc gia giầu mạnh, kể cả Nhật và Nga, đã muốn phá hoại các cuộc thảo luận khi dẹp qua một bên quy tắc Kyoto, ngày nay là tài liệu hợp pháp duy nhất ngăn cản việc chống lại sự gia tăng nhiệt đô khí hậu.
Quy tắc này, bao gồm các sự giảm thiểu bắt buộc về phát nhiệt của các quốc gia đã phát triển, sẽ giúp cho những người dân nghèo khó nhất trên thế giới có được một sự bảo vệ tối thiểu chống lại các hậu qủa tại hại về các sự thay đổi mới về khí hậu, và kết qủa là chống lại sự nghèo khó.
Theo ông Niamh Garvey, thành viên Ái Nhĩ Lan của mạng lưới CIDSE-Caritas, “Khi các lãnh tụ các quốc gia đến Copenhague, vào tuần lễ thứ hai của hội nghị, các quốc gia giầu mạnh sẽ cố gắng kéo lùi các cuộc thảo luận bằng cách đòi duyệt xét lại quy tắc Kyoto. Quyết định của các quốc gia Phi Châu là ngưng các tranh luận về các yếu tố khác của cuộc thảo luận, được đa số nhóm G77 ủng hộ, là do việc lo sợ các quốc gia giầu mạnh đang tìm cách loại bỏ các thỏa hiệp vững mạnh nhất đã có về khí hậu.”
Ông Rowan Pooplewell, thành viên Tô Cách Lan của cùng mạng lưới nói, “Hủy bỏ quy tắc Kyoto sẽ là một bước lui đối với tất cả mọi quốc gia, nhất là những nước nghèo nhất trên thế giới.” Ông giải thích, “Đối với các quốc gia này, các cuộc đàm phán này là vấn đề sống còn. Những cộng đồng dễ bị ảnh hưởng nhất cần có một thỏa hiệp về khí hậu công bằng, có tham vọng thành đạt, và bắt buộc, với quy tắc Kyoto được dùng làm một thành phần thiết yếu.”