Trong tuần qua một sự kiện quan trọng liên quan đến tương lai của 6 triệu tín đồ công giáo đang sống trong nước, đó là chuyến công du Vatican và yến kiến Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI của chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết vào hôm 11/12 vừa qua. Sự kiện này thật ra đã không được nhận được nhiều sự quan tâm của các hãng tin quốc tế lớn. Họ chỉ đưa tin và hầu như không bình luận gì nhiều, ngoại trừ các báo có liên quan đến đạo như tờ Spero News, Asianews.it, Earthtimes… xin phép trích đăng lại đây hầu giúp mọi người trong giáo hội có thêm tin tức về sự kiện quan trọng này.
1. Tờ SPERO NEWS: Vietnamese President Triet’s visit to the Pope raises hopes and fears among Vietnamese Catholics
Chuyến viếng thăm giáo hoàng Benedicto XVI của chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Vatican vào ngày mai nuôi hy vọng lẫn cả lo sợ đối với nhiều người Công giáo VN.
Ngoài thông báo để thúc đẩy quan hệ ngoại giao, có lẽ còn có cả việc Giáo hoàng sẽ sang thăm đất nước này, nhiều hy vọng giáo hội sẽ có thêm tự do hơn sau quá nhiều khổ đau đã phải chịu đựng cả trong quá khứ lẫn cho đến hôm nay.
Đồng thời có một số lo ngại rằng nhà cầm quyền VN sẽ có lợi hơn trong sự đánh giá của cộng đồng quốc tế nhờ có quan hệ tốt hơn với Vatican nhưng họ lại không phải đưa ra bất cứ điều gì để trao đổi.
Kể từ năm 1989, khi phái đoàn Vatican bắt đầu gần như hàng năm thăm viếng Việt Nam, tự do tôn giáo đã được mở rộng thêm một số phạm vi.
Một bài báo gần đây của Hồng y Phạm Minh Mẫn của TP Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng sau những sự hạn chế hành đạo bị áp đặt sau ngày thống nhất đất nước dưới sự cai trị cộng sản vào năm 1975, nay giáo phận đã có thể được tái thiết lại và hiện đã có hơn 190 cơ sở, bao gồm nhà trẻ, trường dạy nghề, và nhiều cơ sở từ thiện khác mở cửa. Ngoài ra, giáo hội cũng vui mừng vì đã có thêm 180 chủng sinh và 300 dự tập.
Tuy nhiên, hai năm qua các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã ‘tấn công’ một số giám mục tội “gây rối", buộc tội họ "kích động bạo loạn, xuyên tạc chính sách chính phủ và lôi kéo giáo dân tham gia phá hoại khối đoàn kết quốc gia”. Những cáo buộc tương tự đã lại xảy ra trước cuộc yết kiến giáo hoàng của chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Hơn nữa, sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Nhiều lần linh mục và giáo dân đã bị đe dọa hoặc thậm chí bị tấn công dữ dội, trong khi các yêu cầu về tài sản bị nhà nước tịch thu lại không được chính quyền quan tâm giải quyết.
Quan hệ nhà nước-Giáo Hội đã được thảo luận tại hội thảo được tổ chức bởi các giáo phận Sài Gòn ngày 28 tháng 11. Nhân dịp này, khái niệm được cổ vũ trên các phương tiện truyền thông cho rằng người Công giáo chọn sự đối đầu hơn là đối thoại với nhà nước, đã bị công khai bác bỏ.
"Chúng ta cần những hướng dẫn cụ thể từ Tòa Thánh khi đối đầu với các vấn đề nhạy cảm mà trong đó một sai lầm nhỏ sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho Giáo Hội và đất nước” Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Mỹ Tho cho biết tại hội thảo.
Để tồn tại và phát triển, Giáo Hội tại Việt Nam không có sự chọn lựa nào khác nhưng để tìm kiếm "một sự hợp tác lành mạnh" với Nhà nước thông qua đối thoại, như điều đã được ĐGH Benedict XVI lưu ý trong bài phát biểu của mình với các giám mục Việt Nam trong chuyến thăm Limina tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên một câu hỏi cũng cần được đặt ra là chính quyền VN hiểu sự hợp tác này như thế nào?
Sau khi thống nhất đất nước, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam được hậu thuẫn bởi chính quyền đã được thiết lập. Trong Thánh lễ Giáng sinh năm 1976, các linh mục trong Ủy ban này bỏ qua các cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng. Rõ ràng, mục tiêu (hợp tác) của họ là muốn tách Giáo Hội Việt Nam khỏi Rome giống như ở Trung Quốc.
Và cho cả đến hôm nay, trong khi giáo hội không có lấy một tờ báo riêng của mình, thì Ủy ban Đoàn kết này vẫn tiếp tục được công khai tài trợ để cho ra các ấn phẩm đi ngược lại với đường lối của Tòa thánh Vatican và Đức Giáo Hoàng như là tiếng nói đại diện cho toàn thể giáo hội.
Một phát sinh khác đã ảnh hưởng đến “sự hợp tác” giữa Nhà nước và Giáo Hội là liên quan đến khối tài sản của giáo hội (bị tịch thu). Quyết định của chính phủ VN chấp nhận nền kinh tế thị trường đã giúp cho kinh tế phát triển nhanh chóng. Điều này đã khiến cho giá trị bất động sản gia tăng theo cấp số nhân (khiến cho việc trả lại càng trở nên khó khăn hơn). Đã không ít lần đặc phái viên tòa thánh đến Hà Nội nêu vấn đề này nhưng nhà cầm quyền tỏ ra vẫn cố chiếm giữ các tài sản của giáo hội
Khi các giám mục và giáo dân kêu gọi chính quyền phải giữ lời hứa trong khi đối thoại như là một yếu tố quan trọng, thì họ đã đáp trả lại các cuộc tụ tập cầu nguyện bất bạo động bằng vũ lực, sự phá hủy và trên hết, là họ đã lừa dối khi âm thầm đem bán những tài sản này chỉ vì tư lợi (private interests). Trong một số trường hợp, các tài sản của giáo hội bị tịch thu đã bị xử lý như những tài sản đã hiến cho nhà nước (gifts to the state) trong khi thực tế lại không phải như vậy.
Tuy nhiên, giữa màn đêm đâu đó vẫn có vài tia ánh sáng le lói cuối chân trời như tại tỉnh Sơn La, cuối cùng, giáo hội cũng đã có thể tổ chức cho giáo dân than1h lễ Chúa nhật, mừng lễ Giáng Sinh và Phục sinh. Hồng y Phạm Minh Mẫn đã mô tả điều này như là bước tiến đáng kể về tình trạng của giáo hội.
Năm 1975, giáo phận Sàigon (như tên gọi hồi ấy) đã có vào khoảng 400 cơ sở giáo dục và chăm sóc y tế. Nhưng theo thời gian chúng đã “biến mất” cùng với việc đóng cửa các trường dòng. Kết quả là giới trẻ được dạy không gì ngoài học thuyết (chính trị) và sự trung thành với chế độ.
Tương tự như vậy, nhiều bệnh viện cùng các cơ sở từ thiện được quản lý bởi giáo hội cũng đã bị đóng cửa và các cơ quan quản lý chúng bị giải thể. Do đó, các hoạt động mục vụ (lúc ấy) cũng phải thay đổi. Giáo hội lấy “Chúa Giêsu Kitô như là trung tâm và đỉnh của đời sống Kitô hữu". Trong các gia đình và cộng đồng mọi người bắt đầu dành thêm thời gian để cầu nguyện nhiều hơn.
Dần dần, sự khiêm nhường của những chứng nhân Tin Mừng đã bắt đầu làm thay đổi cách nhìn trong quan hệ với Giáo Hội. Cho đến nay nhìn từ bên ngoài mặc dù như còn có vẻ ‘thù địch’ nhau, nhưng giáo hội đã được xem như là một tổ chức có thể phục vụ nhân dân và giúp đỡ trong sự phát triển của quốc gia.
”Ngày nay, giáo phận có tới 200 giáo xứ với 5.289 thành viên tham gia hội đồng mục vụ, 6.254 tình nguyện viên, 900 ca đoàn, 25 hiệp hội tông đồ với 90.000 thành viên”
“Khoảng 90 phần trăm giáo dân tham dự Thánh lễ Chủ Nhật và 100 phần trăm trẻ em được rửa tội theo học giáo lý. Đại chủng viện có 180 thầy và một khóa dự bị cho 300 tu sinh”.
“Giáo phận có 85 dòng tu, hội tu và học viện với tổng cộng 5.040 tu sĩ nam nữ"
"Thời gian qua, giáo phận chúng tôi đã có thể mở lại 190 cơ sở, bao gồm nhà trẻ, trường dạy nghề và tổ chức từ thiện. Bằng cách này, họ có thể giúp đất nước phát triển trong khi phải đối chọi lại với những bi quan " (Spero News http://www.speroforum.com/a/24080/Vietnam---Vietnamese-President-Triets-visit-to-the-Pope-raises-hopes-and-fears-among-Vietnamese-Catholics)
2. Tờ ASIA NEWS: Chuyến thăm của chủ tịch nước Việt Nam với Giáo hoàng thăm là một "giai đoạn quan trọng" trong quan hệ ngoại giao
Ông Nguyễn Minh Triết đã có cuộc “thảo luận thân mật” kéo dài bất thường với ĐGH Benedict XVI. Những hy vọng cho thấy "những vấn đề tồn tại" (outstanding questions) có thể sẽ được giải quyết ngay khi có thể. Những cái đã gây nên những căng thẳng gữa giáo hội và nhà nước. Theo một chuức sắc cao cấp “cần có thêm thời gian” để bình thường hóa quan hệ
Vatican (AsiaNews) – Tòa thánh Vatican gọi buổi “thảo luận thân mật" sáng nay giữa chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Pope Benedict XVI (ảnh) là "một giai đoạn quan trọng quá trình quan hệ song phương" giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Tại Vatican, ông Triết cũng đã gặp Quốc vụ khanh Tòa thánh, Hồng Y Tarcisio Bertone, và Bộ trưởng Ngoại giao Hồng y Dominique Mamberti.
Hiện không có thông báo đã được đưa ra về việc thiết lập quan hệ ngoại giao hoặc về chuyến thăm của đức giáo hoàng đến Việt Nam như nhều người công giáo VN đang trông đợi có hy vọng.
Tuy nhiên, theo bản phát hành báo chí thì "Tòa Thánh bày tỏ niềm vui về chuyến thăm viếng lần đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Việt Nam’. Và cũng bày tỏ hy vọng rằng “những tồn tại sẽ sớm được giải quyết ".
Đây là dấu chỉ rõ ràng cho thấy quyền tự do tôn giáo, bao gồm cả giáo hội công giáo VN, tại quyốc gia này vẫn còn nhiều sự hạn chế. (Nguồn http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=17102&geo=5&size=A )
3. Tờ EARTHTIMES: Pope receives Vietnamese President Nguyen Minh Triet
Vatican – Hôm Thứ 6, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã đón tiếp chủ tịch nước Việt Nam ông Nguyễn Minh Triết, trong một cuộc họp có thể sẽ mở đường cho quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Nam Cộng sản-quốc gia Đông Á. Hai nhà lãnh đạo, kèm theo thông dịch viên, gặp nhau khoảng 40 phút tại dinh thự của Đức Giáo Hoàng, hãng tin ANSA cho biết..
Vào cuối cuộc đàm phán của hai bên đã trao đổi quà tặng. Chủ tịch VN dâng tặng (presenting) ĐGH một tấm vải lụa còn ĐGH ban tặng (giving) lại cho ông chủ tịch kỷ niệm chương triều đại của mình.
Vào hôm trước chuyến đi, Nguyễn Minh Triết đã nói với một tờ báo tiếng Ý mà chính phủ của ông đang làm việc để mở quan hệ ngoại giao với Vatican.
Việt Nam có khoảng 6 triệu tín đồ Công giáo La Mã và cộng đồng Công giáo lớn thứ hai ở châu Á sau Philippin.
Năm 2008, giáo dân đã tổ chức buổi cầu nguyện và cuộc biểu tình trên mảnh đất ở Hà Nội mà giáo hội cho rằng đã bị nhà nước tịch thu trái phép từ khi chính thể cộng sản mới lên nắm chính quyền.
Một số nhà quan sát tin rằng Vatican đã làm trung gian can thiệp chấm dứt các cuộc biểu tình sau khi một số người phản đối bị bắt giữ. (Nguồn: http://www.earthtimes.org/articles/show/298886,pope-receives-vietnamese-president-nguyen-minh-triet.html)
4. Và cuối cùng là đoạn video ĐGH đón tiếp ông Nguyễn Minh Triết từ website romereport.com:
http://www.romereports.com/palio/modules.php?t=Pope-receives-Nguy%EA-n-Minh-Tri%EA-t--President-of-Vietnam&name=News&file=article&newlang=english&sid=1329
Chuyến viếng thăm giáo hoàng Benedicto XVI của chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Vatican vào ngày mai nuôi hy vọng lẫn cả lo sợ đối với nhiều người Công giáo VN.
Ngoài thông báo để thúc đẩy quan hệ ngoại giao, có lẽ còn có cả việc Giáo hoàng sẽ sang thăm đất nước này, nhiều hy vọng giáo hội sẽ có thêm tự do hơn sau quá nhiều khổ đau đã phải chịu đựng cả trong quá khứ lẫn cho đến hôm nay.
Đồng thời có một số lo ngại rằng nhà cầm quyền VN sẽ có lợi hơn trong sự đánh giá của cộng đồng quốc tế nhờ có quan hệ tốt hơn với Vatican nhưng họ lại không phải đưa ra bất cứ điều gì để trao đổi.
Kể từ năm 1989, khi phái đoàn Vatican bắt đầu gần như hàng năm thăm viếng Việt Nam, tự do tôn giáo đã được mở rộng thêm một số phạm vi.
Một bài báo gần đây của Hồng y Phạm Minh Mẫn của TP Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng sau những sự hạn chế hành đạo bị áp đặt sau ngày thống nhất đất nước dưới sự cai trị cộng sản vào năm 1975, nay giáo phận đã có thể được tái thiết lại và hiện đã có hơn 190 cơ sở, bao gồm nhà trẻ, trường dạy nghề, và nhiều cơ sở từ thiện khác mở cửa. Ngoài ra, giáo hội cũng vui mừng vì đã có thêm 180 chủng sinh và 300 dự tập.
Tuy nhiên, hai năm qua các phương tiện truyền thông nhà nước cũng đã ‘tấn công’ một số giám mục tội “gây rối", buộc tội họ "kích động bạo loạn, xuyên tạc chính sách chính phủ và lôi kéo giáo dân tham gia phá hoại khối đoàn kết quốc gia”. Những cáo buộc tương tự đã lại xảy ra trước cuộc yết kiến giáo hoàng của chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
Hơn nữa, sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Nhiều lần linh mục và giáo dân đã bị đe dọa hoặc thậm chí bị tấn công dữ dội, trong khi các yêu cầu về tài sản bị nhà nước tịch thu lại không được chính quyền quan tâm giải quyết.
Quan hệ nhà nước-Giáo Hội đã được thảo luận tại hội thảo được tổ chức bởi các giáo phận Sài Gòn ngày 28 tháng 11. Nhân dịp này, khái niệm được cổ vũ trên các phương tiện truyền thông cho rằng người Công giáo chọn sự đối đầu hơn là đối thoại với nhà nước, đã bị công khai bác bỏ.
"Chúng ta cần những hướng dẫn cụ thể từ Tòa Thánh khi đối đầu với các vấn đề nhạy cảm mà trong đó một sai lầm nhỏ sẽ gây ra thiệt hại to lớn cho Giáo Hội và đất nước” Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Mỹ Tho cho biết tại hội thảo.
Để tồn tại và phát triển, Giáo Hội tại Việt Nam không có sự chọn lựa nào khác nhưng để tìm kiếm "một sự hợp tác lành mạnh" với Nhà nước thông qua đối thoại, như điều đã được ĐGH Benedict XVI lưu ý trong bài phát biểu của mình với các giám mục Việt Nam trong chuyến thăm Limina tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên một câu hỏi cũng cần được đặt ra là chính quyền VN hiểu sự hợp tác này như thế nào?
Sau khi thống nhất đất nước, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam được hậu thuẫn bởi chính quyền đã được thiết lập. Trong Thánh lễ Giáng sinh năm 1976, các linh mục trong Ủy ban này bỏ qua các cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng. Rõ ràng, mục tiêu (hợp tác) của họ là muốn tách Giáo Hội Việt Nam khỏi Rome giống như ở Trung Quốc.
Và cho cả đến hôm nay, trong khi giáo hội không có lấy một tờ báo riêng của mình, thì Ủy ban Đoàn kết này vẫn tiếp tục được công khai tài trợ để cho ra các ấn phẩm đi ngược lại với đường lối của Tòa thánh Vatican và Đức Giáo Hoàng như là tiếng nói đại diện cho toàn thể giáo hội.
Một phát sinh khác đã ảnh hưởng đến “sự hợp tác” giữa Nhà nước và Giáo Hội là liên quan đến khối tài sản của giáo hội (bị tịch thu). Quyết định của chính phủ VN chấp nhận nền kinh tế thị trường đã giúp cho kinh tế phát triển nhanh chóng. Điều này đã khiến cho giá trị bất động sản gia tăng theo cấp số nhân (khiến cho việc trả lại càng trở nên khó khăn hơn). Đã không ít lần đặc phái viên tòa thánh đến Hà Nội nêu vấn đề này nhưng nhà cầm quyền tỏ ra vẫn cố chiếm giữ các tài sản của giáo hội
Khi các giám mục và giáo dân kêu gọi chính quyền phải giữ lời hứa trong khi đối thoại như là một yếu tố quan trọng, thì họ đã đáp trả lại các cuộc tụ tập cầu nguyện bất bạo động bằng vũ lực, sự phá hủy và trên hết, là họ đã lừa dối khi âm thầm đem bán những tài sản này chỉ vì tư lợi (private interests). Trong một số trường hợp, các tài sản của giáo hội bị tịch thu đã bị xử lý như những tài sản đã hiến cho nhà nước (gifts to the state) trong khi thực tế lại không phải như vậy.
Tuy nhiên, giữa màn đêm đâu đó vẫn có vài tia ánh sáng le lói cuối chân trời như tại tỉnh Sơn La, cuối cùng, giáo hội cũng đã có thể tổ chức cho giáo dân than1h lễ Chúa nhật, mừng lễ Giáng Sinh và Phục sinh. Hồng y Phạm Minh Mẫn đã mô tả điều này như là bước tiến đáng kể về tình trạng của giáo hội.
Năm 1975, giáo phận Sàigon (như tên gọi hồi ấy) đã có vào khoảng 400 cơ sở giáo dục và chăm sóc y tế. Nhưng theo thời gian chúng đã “biến mất” cùng với việc đóng cửa các trường dòng. Kết quả là giới trẻ được dạy không gì ngoài học thuyết (chính trị) và sự trung thành với chế độ.
Tương tự như vậy, nhiều bệnh viện cùng các cơ sở từ thiện được quản lý bởi giáo hội cũng đã bị đóng cửa và các cơ quan quản lý chúng bị giải thể. Do đó, các hoạt động mục vụ (lúc ấy) cũng phải thay đổi. Giáo hội lấy “Chúa Giêsu Kitô như là trung tâm và đỉnh của đời sống Kitô hữu". Trong các gia đình và cộng đồng mọi người bắt đầu dành thêm thời gian để cầu nguyện nhiều hơn.
Dần dần, sự khiêm nhường của những chứng nhân Tin Mừng đã bắt đầu làm thay đổi cách nhìn trong quan hệ với Giáo Hội. Cho đến nay nhìn từ bên ngoài mặc dù như còn có vẻ ‘thù địch’ nhau, nhưng giáo hội đã được xem như là một tổ chức có thể phục vụ nhân dân và giúp đỡ trong sự phát triển của quốc gia.
”Ngày nay, giáo phận có tới 200 giáo xứ với 5.289 thành viên tham gia hội đồng mục vụ, 6.254 tình nguyện viên, 900 ca đoàn, 25 hiệp hội tông đồ với 90.000 thành viên”
“Khoảng 90 phần trăm giáo dân tham dự Thánh lễ Chủ Nhật và 100 phần trăm trẻ em được rửa tội theo học giáo lý. Đại chủng viện có 180 thầy và một khóa dự bị cho 300 tu sinh”.
“Giáo phận có 85 dòng tu, hội tu và học viện với tổng cộng 5.040 tu sĩ nam nữ"
"Thời gian qua, giáo phận chúng tôi đã có thể mở lại 190 cơ sở, bao gồm nhà trẻ, trường dạy nghề và tổ chức từ thiện. Bằng cách này, họ có thể giúp đất nước phát triển trong khi phải đối chọi lại với những bi quan " (Spero News http://www.speroforum.com/a/24080/Vietnam---Vietnamese-President-Triets-visit-to-the-Pope-raises-hopes-and-fears-among-Vietnamese-Catholics)
2. Tờ ASIA NEWS: Chuyến thăm của chủ tịch nước Việt Nam với Giáo hoàng thăm là một "giai đoạn quan trọng" trong quan hệ ngoại giao
Ông Nguyễn Minh Triết đã có cuộc “thảo luận thân mật” kéo dài bất thường với ĐGH Benedict XVI. Những hy vọng cho thấy "những vấn đề tồn tại" (outstanding questions) có thể sẽ được giải quyết ngay khi có thể. Những cái đã gây nên những căng thẳng gữa giáo hội và nhà nước. Theo một chuức sắc cao cấp “cần có thêm thời gian” để bình thường hóa quan hệ
Vatican (AsiaNews) – Tòa thánh Vatican gọi buổi “thảo luận thân mật" sáng nay giữa chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết và Pope Benedict XVI (ảnh) là "một giai đoạn quan trọng quá trình quan hệ song phương" giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Tại Vatican, ông Triết cũng đã gặp Quốc vụ khanh Tòa thánh, Hồng Y Tarcisio Bertone, và Bộ trưởng Ngoại giao Hồng y Dominique Mamberti.
Hiện không có thông báo đã được đưa ra về việc thiết lập quan hệ ngoại giao hoặc về chuyến thăm của đức giáo hoàng đến Việt Nam như nhều người công giáo VN đang trông đợi có hy vọng.
Tuy nhiên, theo bản phát hành báo chí thì "Tòa Thánh bày tỏ niềm vui về chuyến thăm viếng lần đầu tiên của một người đứng đầu nhà nước Việt Nam’. Và cũng bày tỏ hy vọng rằng “những tồn tại sẽ sớm được giải quyết ".
Đây là dấu chỉ rõ ràng cho thấy quyền tự do tôn giáo, bao gồm cả giáo hội công giáo VN, tại quyốc gia này vẫn còn nhiều sự hạn chế. (Nguồn http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=17102&geo=5&size=A )
3. Tờ EARTHTIMES: Pope receives Vietnamese President Nguyen Minh Triet
Vào cuối cuộc đàm phán của hai bên đã trao đổi quà tặng. Chủ tịch VN dâng tặng (presenting) ĐGH một tấm vải lụa còn ĐGH ban tặng (giving) lại cho ông chủ tịch kỷ niệm chương triều đại của mình.
Vào hôm trước chuyến đi, Nguyễn Minh Triết đã nói với một tờ báo tiếng Ý mà chính phủ của ông đang làm việc để mở quan hệ ngoại giao với Vatican.
Việt Nam có khoảng 6 triệu tín đồ Công giáo La Mã và cộng đồng Công giáo lớn thứ hai ở châu Á sau Philippin.
Năm 2008, giáo dân đã tổ chức buổi cầu nguyện và cuộc biểu tình trên mảnh đất ở Hà Nội mà giáo hội cho rằng đã bị nhà nước tịch thu trái phép từ khi chính thể cộng sản mới lên nắm chính quyền.
Một số nhà quan sát tin rằng Vatican đã làm trung gian can thiệp chấm dứt các cuộc biểu tình sau khi một số người phản đối bị bắt giữ. (Nguồn: http://www.earthtimes.org/articles/show/298886,pope-receives-vietnamese-president-nguyen-minh-triet.html)
4. Và cuối cùng là đoạn video ĐGH đón tiếp ông Nguyễn Minh Triết từ website romereport.com:
http://www.romereports.com/palio/modules.php?t=Pope-receives-Nguy%EA-n-Minh-Tri%EA-t--President-of-Vietnam&name=News&file=article&newlang=english&sid=1329