Mùa Cảm Cúm: Bịnh Cúm - la Grippe
Từ cuối thu sang đông, là chúng ta nghe nói đến cảm cúm. Thật ra, bịnh cúm do Siêu vi cúm (virus grippal, influenzavirus) gây ra chỉ là một trong những bịnh do siêu vi, còn đa số các chứng hay bịnh khác như *cảm lạnh (rhume, rhinite), *viêm họng (pharyngite), *viêm hạch hạnh nhân (angine), * viêm thanh quản (laryngite), *viêm khí quản (trachéite), *viêm phế quản (ống phổi) (bronchite) v.v…, mà triệu chứng cũng một phần tương tợ như bịnh cúm, là do những siêu vi khác gây ra. Thông thường, những bịnh nầy đều tương đối hiền (affections relativement bénignes), ngay cả bịnh cúm hàng năm hay cúm mùa (grippe saisonnière). Dĩ nhiên không nói đến những trường hợp đặc biệt mà sức đề kháng suy giảm như:
- ở người tuổi cao;
- những người sức kém vì đang mang bịnh kinh niên (mãn tính) khác, như bịnh tim, thận, hô hấp, suy yếu miễn nhiễm (déficiences immunitaires)…
- trẻ em tuổi nhỏ;
- phụ nữ mang thai…
Hôm nay, theo lời yêu cầu của Nhóm Chuyên Gia, tôi xin trình bày rất sơ lược về Bịnh Cúm để sau đó quý vị có thể nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
Định nghĩa: Cúm là một bịnh nhiễm gây nên bởi siêu vi Influenzavirus, là những tác nhân siêu vi thuận hướng về bộ hô hấp (tức là mũi, họng, khí quản và ống phổi).
Có 3 loại siêu vi bịnh cúm A, B và C. Những trường hợp cúm loại C hiếm xảy ra hơn loại A và B. Siêu vi A và B có đặc điểm là được chia thành nhiều thứ loại (sous-types) tùy vào 2 chất đạm hiện diện ở bao ngoài (protéines de surface) của mỗi siêu vi:
- Hemagglutinine (15 loại, H1 đến H15),
- Neuramidase (9 loại, N1 đến N9).
Nhờ đó, dễ phân biệt các loại siêu vi, thí dụ: H3N2, H1N1 (loại A) mà hiện nay chúng ta đều nghe nói đến. Ở người chỉ thấy các loại H1, 2, 3 và N1, 2.
Các loại siêu vi A dễ gây ra bịnh nặng hơn là siêu vi B.
Triệu chứng (symptômes): Thường thường bịnh đột phát rất nhanh cho ra
- sốt cao,
- ho khang,
- nhức đầu,
- đau bắp thịt và các khớp,
- bần thần, bải hoải, khó chịu,
- đau cổ họng và sổ mũi…
Truyền nhiễm (contagion): Cúm là bịnh hô hấp rất truyền nhiễm, lan truyền từ người qua người bằng những hạt nước nhỏ phát xuất từ bộ hô hấp mỗi khi bịnh nhân thở mạnh, ho, hắt hơ ở những nơi chật hẹp, đông người…, hay bằng nước mũi truyền qua tay…
Thời gian ủ bịnh (période d’incubation) rất ngắn, từ lúc bị nhiễm bịnh đến khi triệu chứng xuất hiện chỉ khoảng từ 1 đến 3, 4 ngày. Người mắc bịnh trở nên truyền nhiễm một ngày trước khi có triệu chứng và kéo dài đến 7 ngày sau. Do đó, bịnh lan tràn nhanh chóng.
Hàng năm, dịch cúm có thể truyền nhiễm đến mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng bịnh dễ biến chứng trầm trọng hơn ở người lớn tuổi hay người đang mang những bịnh tật khác.
Thuốc chủng ngừa (vaccins): Chủng ngừa là phương pháp hữu hiệu nhứt để phòng bịnh cúm.
Nhắc lại quá khứ các dịch: Cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã sát hại hàng chục triệu người, Cúm Á Châu năm 1957 và Cúm Hồng Kông năm 1968. Sau đó, phương pháp chích ngừa được áp dụng rộng rãi khắp nơi nên mức tử vong giảm xuống nhiều so với số người bị cúm hàng năm.
Hai năm trước đây, có Cúm gia cầm hay cúm chim, vịt (grippe aviaire) phát xuất từ Trung Hoa, xuống Hồng Kông, Việt Nam… rồi lan truyền khắp Á-Âu đã làm cho giới chức y tế thế giới lo lắng, tuy nhiên cúm nầy chỉ giới hạn trong các trang trại chăn nuôi hay những người tiếp cận, dù số tử vong rất cao trong khoảng thời gian dịch cúm ngắn. Đó là một trong những lý do giải thích chưa nghe nói đến thuốc chủng ngừa cúm gia cầm !
1/ Ngừa Cúm mùa (đông) hay Cúm hàng năm (grippe saisonnière):
Thuốc chủng dùng 2 kháng nguyên ở mặt ngoài (antigènes de surface) của siêu vi, tức là 2 protéines H và N. Năm 2009 ở Âu Châu, thuốc chủng dùng 3 giống siêu vi đã bị bất lực hóa (souches inactivées), không còn khả năng gây nên bịnh là:
- A/ Brisbane 59/2007/H1N1;
- A/ Brisbane 10/2007/H3N2;
- B/ Brisbane 60/2008.
(Nhắc lại: Ở Mỹ thì dùng siêu vi sống nhưng bị giảm cường sức, vaccins vivants atténués, để chế thuốc chủng)
Khi chích vào cơ thể, thuốc chủng kích thích sức đề kháng làm phát sinh kháng tố (anticorps) chống lại siêu vi cúm. Điều quan trọng là cần phải chích ít nhứt là 2 tuần trước khi bắt đầu mùa cúm (cuối thu).
2/ Thuốc chủng ngừa Cúm heo:
Tóm tắt về Cúm heo (grippe porcine), cúm A H1N1 pandémique (cúm dịch toàn cầu) hay grippe mexicaine.
- xuất hiện từ tháng 4-2009 tại Mexique,
- lan qua vùng California, rồi dần đến các bang khác của nước Mỹ,
- đến Canada, Âu, Á, rồi rất nhanh, toàn thế giới.
Tại Pháp, trước hè 2009 đã có vài trường hợp, phải áp dụng biện pháp cách ly nghiêm nhặt để làm chậm sự lan truyền bịnh. Từ sau hè đến nay, mỗi ngày giới truyền thông đều nhắc tới cúm nầy ! Số bịnh nhân loan báo gia tăng từng ngày: chục ngàn, trăm ngàn, rồi triệu người. So với cúm hàng năm, mà mùa dịch (épidémie) thường xãy ra vào tháng 12, tháng 1 và 2, thống kê cúm heo đã báo hiệu là một dịch cúm toàn cầu (pandémie) đang tiến triển. May mà số tử vong còn giới hạn đến cuối tháng 11-2009, vì cúm heo tại Pháp (và Âu Châu) vẫn là một bịnh tương đối hiền (forme bénigne, peu virulente). Giới chuyên viên y khoa Pháp vẫn dè dặt về khả năng biến chuyển có thể trở nên trầm trọng (évolution grave possible), cũng như sự biến thái (mutation) của siêu vi.
Thuốc chủng ngừa cúm heo được bào chế từ giống siêu vi A H1N1 2009/California đã bị bất lực hóa, tức là không còn khả năng gây nên bịnh cúm. Có nhiều hiệu thuốc lại chứa thêm chất phụ trợ adjuvant để giúp gia tăng sức đề kháng. Chính chất phụ trợ nầy đã gây cho dư luận thắc mắc, hồ nghi là có thể gây nên những phản ứng không ngờ. Do đó, ngoài những thuốc chủng có chất phụ trợ hiện nay dùng trong các trung tâm chích ngừa, chính quyền đã phải đặt thêm một loại thuốc chủng không có chất phụ trợ (vaccin sans adjuvant) dành để chích cho trẻ em và đàn bà mang thai (Panenza, hãng bào chế Sanofi).
Vắn tắt về sự thích nghi (adaptation) của siêu vi - sự biến thái (mutation):
Điển hình là Cúm gia cầm do siêu vi A H5N1 đã thấy nơi các giống chim (trời) ở Trung Hoa, rồi nhiễm dần hầu hết các loài chim khác như gia cầm (vịt, ngỗng, gà…), heo v.v… Một ngoại lệ đáng kể là sự lây truyền đến con người, phần lớn thuộc giới chăn nuôi ở các nông trại bị vướng bịnh vì hít thở các bài tiết hô hấp (sécrétions respiratoires) hay từ các phân thải của thú vật. Người nhiễm bịnh bị Hợp chứng hô hấp cấp tính trầm trọng, thường đưa đến tử vong !
Như trên đã nói, siêu vi A H5 N1 là giống cúm gia cầm, không cho ra cúm ở người (chỉ thấy H1, H2, H3), mà lại lây truyền đến người vì siêu vi có khả năng thích nghi ở người, rồi lây truyền từ người đến người.
Đó là vì siêu vi thích nghi qua 2 cách:
- hoặc siêu vi biến thái (thay đổi) dần hồi (mutation progressive),
- hoặc siêu vi (mới) kết hợp với giống siêu vi nơi người (souche virale humaine), thường qua một loài thú trung gian (hôte intermédiaire) như heo, vịt…
Đó là hiểm họa khiến giới y tế luôn luôn lưu tâm nghiên cứu, dù năm 2008 chỉ thấy một số cúm gia cầm giới hạn ở vài vùng Á Châu.
Điều trị:
• Điều trị triệu chứng là điều tiên quyết: hạ nhiệt, giảm đau, trị ho…
• Hai thuốc chống siêu vi (Antiviraux): Tamiflu thường dùng hơn Relenza.
Thuốc chỉ hiệu nghiệm nếu dùng sớm, trong 2 ngày đầu: không hủy diệt được siêu vi, mà chỉ ngăn cản sự sinh nở.
Phòng bịnh:
• Ngoài những phương thức vệ sinh mà thường ngày chúng ta được chính giới y tế dặn dò qua truyền thông: đeo khẩu trang hay che mũi miệng, dùng khăn giấy vệ sinh cá nhân rồi bỏ vào thùng rác, tránh đưa tay lên miệng, mũi, mắt…, nên hắt hơi vào cánh tay, thường xuyên rửa tay dùng xà bông, nước sát trùng (antiseptique) hay nước cồn (eau alcoolisée) v.v…
• Giữ gìn sức lực, tăng cường miễn nhiễm qua việc ăn, uống, ngủ đầy đủ, điều hòa hô hấp, vận động thân thể, tránh lo âu (quá sợ vướng bịnh !)…
• Một bác sĩ Việt Nam kể lại, ở thế kỷ 18 khi có dịch cúm, Hải Thượng Lãng Ông, người được xem như ông tổ của ngành Y Việt Nam, đã chỉ cho dân chúng phòng bịnh bằng cách dùng tỏi (ail) giã nhỏ và bọc trong vải để hít thở. Kết quả dịch cúm bớt lan tràn.
• Ngoài ra, cũng có nhiều người nhắc đến hoa hồi (anis étoilé, star anise) là nguyên liệu để chế ra Oseltamivir (Tamiflu), trồng rất nhiều bên Trung Quốc, nên xứ nầy sản xuất đủ thuốc cho dân họ dùng. Còn Việt Nam sản xuất ít hơn nhưng ta có món phở với hương vị của hoa hồi rất thực dụng trong mùa cúm.
• Một lần nữa lại nhấn mạnh đến chủng ngừa là phương cách hữu hiệu nhứt để phòng bịnh cúm.
Kết luận:
Cúm mùa, cúm gia cầm 2 năm trước đây, cúm heo do siêu vi influenzavirus gây ra có thể coi “là tử thần quen thuộc của loài người”. Thống kê toàn cầu cho thấy hàng năm, 1 phần 10 người dân mắc bịnh, nhưng y khoa hiện đại với phương tiện tài chánh và kỷ thuật tối tân của các quốc gia tiên tiến đã giúp cho con người vượt qua dịch cúm một cách tương đối an toàn, nếu tuân theo những lời khuyên dặn hợp lý của giới chức y tế.
Vắn tắt về Cảm lạnh (Rhume, Rhinite)
Chứng bịnh do nhiều nhóm siêu vi gây ra, thường nhứt là Rhinovirus, nhập vào cơ thể như siêu vi cúm qua mũi, miệng và cũng truyền nhiễm bằng những hạt nước nhỏ từ miệng, mũi khi người bịnh thở mạnh, ho, hắt hơ… Siêu vi còn bám vào các vật dụng, máy móc, bàn ghế… truyền qua tay người đụng vào, rồi bất cẩn sờ lên mũi, miệng.
Khác với cúm, triệu chứng không đột phát bằng sốt cao, nhứt đầu. Thông thường chỉ cho ớn lạnh, mệt mỏi, bải hoải, đau bắp thịt, nặng đầu, có cảm tưởng nóng (vì ít khi lấy nhiệt độ) … rồi mũi nghẹt, khô, làm khó thở. Liền sau đó, mũi chảy nước nhờn, có khi “chảy như vòi nước” phải cần đến nhiều bao khăn giấy, rồi trở lại nghẹt !
Thời kỳ phát bịnh kéo dài khoảng 3, 5, 6 ngày, rồi người bị cảm tống xuất dần hồi các siêu vi ra ngoài một cách tự nhiên, hay nhờ bơm mũi bằng nước biển, sông hơi..., dùng vài thứ “thuốc cảm” như Paracétamol (Doliprane*), Ibuprofène…rồi dần hồi lành bịnh, mà không cần phải nhờ trụ sinh (antibiotique) vì trụ sinh hoàn toàn không công hiệu gì trên siêu vi. Đôi khi cảm lạnh không thuyên giảm mà có biến chứng, vì siêu vi từ phiá sau mũi:
- xâm nhập vào các xoang (các bọng xương bao quanh 2 hố mũi) cho ra chứng viêm xoang (sinusite),
- lan xuống họng (yết hầu) (pharyngite), đôi khi đến tai trong (viêm tai trong, otite) rất thường thấy ở trẻ em,
- thanh quản (laryngite), khí quản (trachéite) rồi ống phổi (bronchite)…
Không có thuốc chủng ngừa vì nhiều lý do dễ hiểu: quá nhiều siêu vi gây bịnh, chỉ riêng nhóm Rhinovirus đã có tới vài trăm (không thể chế thuốc chủng cho mỗi giống siêu vi); chứng bịnh tương đối hiền nên người bịnh lành lặn an toàn. nếu có biến chứng, thì đến phiên y sĩ can thiệp.
Còn phòng bịnh thì áp dụng những phương thức vệ sinh như bịnh cúm và tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh (và ngược lại).
Cám ơn quý vị đã chịu khó bỏ thì giờ ngồi nghe bài nói chuyện khô khan nầy.
Kính chào quý vị.
Tạ Thanh Minh.
Từ cuối thu sang đông, là chúng ta nghe nói đến cảm cúm. Thật ra, bịnh cúm do Siêu vi cúm (virus grippal, influenzavirus) gây ra chỉ là một trong những bịnh do siêu vi, còn đa số các chứng hay bịnh khác như *cảm lạnh (rhume, rhinite), *viêm họng (pharyngite), *viêm hạch hạnh nhân (angine), * viêm thanh quản (laryngite), *viêm khí quản (trachéite), *viêm phế quản (ống phổi) (bronchite) v.v…, mà triệu chứng cũng một phần tương tợ như bịnh cúm, là do những siêu vi khác gây ra. Thông thường, những bịnh nầy đều tương đối hiền (affections relativement bénignes), ngay cả bịnh cúm hàng năm hay cúm mùa (grippe saisonnière). Dĩ nhiên không nói đến những trường hợp đặc biệt mà sức đề kháng suy giảm như:
- ở người tuổi cao;
- những người sức kém vì đang mang bịnh kinh niên (mãn tính) khác, như bịnh tim, thận, hô hấp, suy yếu miễn nhiễm (déficiences immunitaires)…
- trẻ em tuổi nhỏ;
- phụ nữ mang thai…
Hôm nay, theo lời yêu cầu của Nhóm Chuyên Gia, tôi xin trình bày rất sơ lược về Bịnh Cúm để sau đó quý vị có thể nêu thắc mắc, đặt câu hỏi.
Định nghĩa: Cúm là một bịnh nhiễm gây nên bởi siêu vi Influenzavirus, là những tác nhân siêu vi thuận hướng về bộ hô hấp (tức là mũi, họng, khí quản và ống phổi).
Có 3 loại siêu vi bịnh cúm A, B và C. Những trường hợp cúm loại C hiếm xảy ra hơn loại A và B. Siêu vi A và B có đặc điểm là được chia thành nhiều thứ loại (sous-types) tùy vào 2 chất đạm hiện diện ở bao ngoài (protéines de surface) của mỗi siêu vi:
- Hemagglutinine (15 loại, H1 đến H15),
- Neuramidase (9 loại, N1 đến N9).
Nhờ đó, dễ phân biệt các loại siêu vi, thí dụ: H3N2, H1N1 (loại A) mà hiện nay chúng ta đều nghe nói đến. Ở người chỉ thấy các loại H1, 2, 3 và N1, 2.
Các loại siêu vi A dễ gây ra bịnh nặng hơn là siêu vi B.
Triệu chứng (symptômes): Thường thường bịnh đột phát rất nhanh cho ra
- sốt cao,
- ho khang,
- nhức đầu,
- đau bắp thịt và các khớp,
- bần thần, bải hoải, khó chịu,
- đau cổ họng và sổ mũi…
Truyền nhiễm (contagion): Cúm là bịnh hô hấp rất truyền nhiễm, lan truyền từ người qua người bằng những hạt nước nhỏ phát xuất từ bộ hô hấp mỗi khi bịnh nhân thở mạnh, ho, hắt hơ ở những nơi chật hẹp, đông người…, hay bằng nước mũi truyền qua tay…
Thời gian ủ bịnh (période d’incubation) rất ngắn, từ lúc bị nhiễm bịnh đến khi triệu chứng xuất hiện chỉ khoảng từ 1 đến 3, 4 ngày. Người mắc bịnh trở nên truyền nhiễm một ngày trước khi có triệu chứng và kéo dài đến 7 ngày sau. Do đó, bịnh lan tràn nhanh chóng.
Hàng năm, dịch cúm có thể truyền nhiễm đến mọi người, mọi lứa tuổi, nhưng bịnh dễ biến chứng trầm trọng hơn ở người lớn tuổi hay người đang mang những bịnh tật khác.
Thuốc chủng ngừa (vaccins): Chủng ngừa là phương pháp hữu hiệu nhứt để phòng bịnh cúm.
Nhắc lại quá khứ các dịch: Cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã sát hại hàng chục triệu người, Cúm Á Châu năm 1957 và Cúm Hồng Kông năm 1968. Sau đó, phương pháp chích ngừa được áp dụng rộng rãi khắp nơi nên mức tử vong giảm xuống nhiều so với số người bị cúm hàng năm.
Hai năm trước đây, có Cúm gia cầm hay cúm chim, vịt (grippe aviaire) phát xuất từ Trung Hoa, xuống Hồng Kông, Việt Nam… rồi lan truyền khắp Á-Âu đã làm cho giới chức y tế thế giới lo lắng, tuy nhiên cúm nầy chỉ giới hạn trong các trang trại chăn nuôi hay những người tiếp cận, dù số tử vong rất cao trong khoảng thời gian dịch cúm ngắn. Đó là một trong những lý do giải thích chưa nghe nói đến thuốc chủng ngừa cúm gia cầm !
1/ Ngừa Cúm mùa (đông) hay Cúm hàng năm (grippe saisonnière):
Thuốc chủng dùng 2 kháng nguyên ở mặt ngoài (antigènes de surface) của siêu vi, tức là 2 protéines H và N. Năm 2009 ở Âu Châu, thuốc chủng dùng 3 giống siêu vi đã bị bất lực hóa (souches inactivées), không còn khả năng gây nên bịnh là:
- A/ Brisbane 59/2007/H1N1;
- A/ Brisbane 10/2007/H3N2;
- B/ Brisbane 60/2008.
(Nhắc lại: Ở Mỹ thì dùng siêu vi sống nhưng bị giảm cường sức, vaccins vivants atténués, để chế thuốc chủng)
Khi chích vào cơ thể, thuốc chủng kích thích sức đề kháng làm phát sinh kháng tố (anticorps) chống lại siêu vi cúm. Điều quan trọng là cần phải chích ít nhứt là 2 tuần trước khi bắt đầu mùa cúm (cuối thu).
2/ Thuốc chủng ngừa Cúm heo:
Tóm tắt về Cúm heo (grippe porcine), cúm A H1N1 pandémique (cúm dịch toàn cầu) hay grippe mexicaine.
- xuất hiện từ tháng 4-2009 tại Mexique,
- lan qua vùng California, rồi dần đến các bang khác của nước Mỹ,
- đến Canada, Âu, Á, rồi rất nhanh, toàn thế giới.
Tại Pháp, trước hè 2009 đã có vài trường hợp, phải áp dụng biện pháp cách ly nghiêm nhặt để làm chậm sự lan truyền bịnh. Từ sau hè đến nay, mỗi ngày giới truyền thông đều nhắc tới cúm nầy ! Số bịnh nhân loan báo gia tăng từng ngày: chục ngàn, trăm ngàn, rồi triệu người. So với cúm hàng năm, mà mùa dịch (épidémie) thường xãy ra vào tháng 12, tháng 1 và 2, thống kê cúm heo đã báo hiệu là một dịch cúm toàn cầu (pandémie) đang tiến triển. May mà số tử vong còn giới hạn đến cuối tháng 11-2009, vì cúm heo tại Pháp (và Âu Châu) vẫn là một bịnh tương đối hiền (forme bénigne, peu virulente). Giới chuyên viên y khoa Pháp vẫn dè dặt về khả năng biến chuyển có thể trở nên trầm trọng (évolution grave possible), cũng như sự biến thái (mutation) của siêu vi.
Thuốc chủng ngừa cúm heo được bào chế từ giống siêu vi A H1N1 2009/California đã bị bất lực hóa, tức là không còn khả năng gây nên bịnh cúm. Có nhiều hiệu thuốc lại chứa thêm chất phụ trợ adjuvant để giúp gia tăng sức đề kháng. Chính chất phụ trợ nầy đã gây cho dư luận thắc mắc, hồ nghi là có thể gây nên những phản ứng không ngờ. Do đó, ngoài những thuốc chủng có chất phụ trợ hiện nay dùng trong các trung tâm chích ngừa, chính quyền đã phải đặt thêm một loại thuốc chủng không có chất phụ trợ (vaccin sans adjuvant) dành để chích cho trẻ em và đàn bà mang thai (Panenza, hãng bào chế Sanofi).
Vắn tắt về sự thích nghi (adaptation) của siêu vi - sự biến thái (mutation):
Điển hình là Cúm gia cầm do siêu vi A H5N1 đã thấy nơi các giống chim (trời) ở Trung Hoa, rồi nhiễm dần hầu hết các loài chim khác như gia cầm (vịt, ngỗng, gà…), heo v.v… Một ngoại lệ đáng kể là sự lây truyền đến con người, phần lớn thuộc giới chăn nuôi ở các nông trại bị vướng bịnh vì hít thở các bài tiết hô hấp (sécrétions respiratoires) hay từ các phân thải của thú vật. Người nhiễm bịnh bị Hợp chứng hô hấp cấp tính trầm trọng, thường đưa đến tử vong !
Như trên đã nói, siêu vi A H5 N1 là giống cúm gia cầm, không cho ra cúm ở người (chỉ thấy H1, H2, H3), mà lại lây truyền đến người vì siêu vi có khả năng thích nghi ở người, rồi lây truyền từ người đến người.
Đó là vì siêu vi thích nghi qua 2 cách:
- hoặc siêu vi biến thái (thay đổi) dần hồi (mutation progressive),
- hoặc siêu vi (mới) kết hợp với giống siêu vi nơi người (souche virale humaine), thường qua một loài thú trung gian (hôte intermédiaire) như heo, vịt…
Đó là hiểm họa khiến giới y tế luôn luôn lưu tâm nghiên cứu, dù năm 2008 chỉ thấy một số cúm gia cầm giới hạn ở vài vùng Á Châu.
Điều trị:
• Điều trị triệu chứng là điều tiên quyết: hạ nhiệt, giảm đau, trị ho…
• Hai thuốc chống siêu vi (Antiviraux): Tamiflu thường dùng hơn Relenza.
Thuốc chỉ hiệu nghiệm nếu dùng sớm, trong 2 ngày đầu: không hủy diệt được siêu vi, mà chỉ ngăn cản sự sinh nở.
Phòng bịnh:
• Ngoài những phương thức vệ sinh mà thường ngày chúng ta được chính giới y tế dặn dò qua truyền thông: đeo khẩu trang hay che mũi miệng, dùng khăn giấy vệ sinh cá nhân rồi bỏ vào thùng rác, tránh đưa tay lên miệng, mũi, mắt…, nên hắt hơi vào cánh tay, thường xuyên rửa tay dùng xà bông, nước sát trùng (antiseptique) hay nước cồn (eau alcoolisée) v.v…
• Giữ gìn sức lực, tăng cường miễn nhiễm qua việc ăn, uống, ngủ đầy đủ, điều hòa hô hấp, vận động thân thể, tránh lo âu (quá sợ vướng bịnh !)…
• Một bác sĩ Việt Nam kể lại, ở thế kỷ 18 khi có dịch cúm, Hải Thượng Lãng Ông, người được xem như ông tổ của ngành Y Việt Nam, đã chỉ cho dân chúng phòng bịnh bằng cách dùng tỏi (ail) giã nhỏ và bọc trong vải để hít thở. Kết quả dịch cúm bớt lan tràn.
• Ngoài ra, cũng có nhiều người nhắc đến hoa hồi (anis étoilé, star anise) là nguyên liệu để chế ra Oseltamivir (Tamiflu), trồng rất nhiều bên Trung Quốc, nên xứ nầy sản xuất đủ thuốc cho dân họ dùng. Còn Việt Nam sản xuất ít hơn nhưng ta có món phở với hương vị của hoa hồi rất thực dụng trong mùa cúm.
• Một lần nữa lại nhấn mạnh đến chủng ngừa là phương cách hữu hiệu nhứt để phòng bịnh cúm.
Kết luận:
Cúm mùa, cúm gia cầm 2 năm trước đây, cúm heo do siêu vi influenzavirus gây ra có thể coi “là tử thần quen thuộc của loài người”. Thống kê toàn cầu cho thấy hàng năm, 1 phần 10 người dân mắc bịnh, nhưng y khoa hiện đại với phương tiện tài chánh và kỷ thuật tối tân của các quốc gia tiên tiến đã giúp cho con người vượt qua dịch cúm một cách tương đối an toàn, nếu tuân theo những lời khuyên dặn hợp lý của giới chức y tế.
Vắn tắt về Cảm lạnh (Rhume, Rhinite)
Chứng bịnh do nhiều nhóm siêu vi gây ra, thường nhứt là Rhinovirus, nhập vào cơ thể như siêu vi cúm qua mũi, miệng và cũng truyền nhiễm bằng những hạt nước nhỏ từ miệng, mũi khi người bịnh thở mạnh, ho, hắt hơ… Siêu vi còn bám vào các vật dụng, máy móc, bàn ghế… truyền qua tay người đụng vào, rồi bất cẩn sờ lên mũi, miệng.
Khác với cúm, triệu chứng không đột phát bằng sốt cao, nhứt đầu. Thông thường chỉ cho ớn lạnh, mệt mỏi, bải hoải, đau bắp thịt, nặng đầu, có cảm tưởng nóng (vì ít khi lấy nhiệt độ) … rồi mũi nghẹt, khô, làm khó thở. Liền sau đó, mũi chảy nước nhờn, có khi “chảy như vòi nước” phải cần đến nhiều bao khăn giấy, rồi trở lại nghẹt !
Thời kỳ phát bịnh kéo dài khoảng 3, 5, 6 ngày, rồi người bị cảm tống xuất dần hồi các siêu vi ra ngoài một cách tự nhiên, hay nhờ bơm mũi bằng nước biển, sông hơi..., dùng vài thứ “thuốc cảm” như Paracétamol (Doliprane*), Ibuprofène…rồi dần hồi lành bịnh, mà không cần phải nhờ trụ sinh (antibiotique) vì trụ sinh hoàn toàn không công hiệu gì trên siêu vi. Đôi khi cảm lạnh không thuyên giảm mà có biến chứng, vì siêu vi từ phiá sau mũi:
- xâm nhập vào các xoang (các bọng xương bao quanh 2 hố mũi) cho ra chứng viêm xoang (sinusite),
- lan xuống họng (yết hầu) (pharyngite), đôi khi đến tai trong (viêm tai trong, otite) rất thường thấy ở trẻ em,
- thanh quản (laryngite), khí quản (trachéite) rồi ống phổi (bronchite)…
Không có thuốc chủng ngừa vì nhiều lý do dễ hiểu: quá nhiều siêu vi gây bịnh, chỉ riêng nhóm Rhinovirus đã có tới vài trăm (không thể chế thuốc chủng cho mỗi giống siêu vi); chứng bịnh tương đối hiền nên người bịnh lành lặn an toàn. nếu có biến chứng, thì đến phiên y sĩ can thiệp.
Còn phòng bịnh thì áp dụng những phương thức vệ sinh như bịnh cúm và tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh (và ngược lại).
Cám ơn quý vị đã chịu khó bỏ thì giờ ngồi nghe bài nói chuyện khô khan nầy.
Kính chào quý vị.
Tạ Thanh Minh.