CONG VÀ THẲNG
Ngày còn bé, học toán, Hai Tôm nhớ bài đầu tiên là các phép toán cộng - trừ - nhân – chia. Lớn lên một chút bắt đầu học về hình học. Bài học đầu tiên của hình học là đoạn thẳng, đến đường thẳng … rồi đến đường con, đường tròn và cả đường quanh co.
Cong, thẳng là khái niệm của toán học nhưng hình như người ta hay dùng cái khái niệm toán học ấy để nói lên lòng của con người. Lòng mà người ta nói là cong và thẳng ấy không phải là “bộ đồ lòng” trong mỗi cơ thể người nhưng đó chính là tính cách của con người, là thái độ sống của con người. Thật sự ra mà nói khi nói một ai đó “lòng thẳng” không phải người đó có bộ đồ lòng thẳng nhưng muốn nói rằng người đó sống thẳng, có sao nói vậy chứ không úp úp mở mở.
Vì có cong có thẳng nên rồi tính cách của con người cũng thế. Có người thì nhẹ nhàng, tế nhị và không muốn nói cho người khác cái suy nghĩ của mình để cho người khác không biết mình nghĩ gì, làm gì và nói gì. Ngược lại, có những người lại khẳng tính. Có sao nói vậy, nghĩ là làm chứ không hề quanh co.
Nói đến thẳng thì phải nói đến cong và cũng không quên kể đến quanh co.
Có người bạn vừa thi lái xe 4 bánh xong. Hôm ấy, Hai Tôm cũng lên sân thi để cổ vũ cho bạn. Nhìn thấy sa hình thì xe 4 bánh, đường nào cũng dễ cả vì là đường thẳng hay là vuông góc, có một bài hơi bị khó một chút đó là “đường quanh co”. Chỉ cần chểnh mảng một chút là sẽ phạm vạch vào cái “đường quanh co” và sẽ mất điểm ngay. Đi thi bằng 4 bánh, hình như ai cũng sợ vào “đường quanh co” cả. Đơn giản là nó rắc rối hơn đường thẳng.
Vì lý do địa lý hay lý do chủ quan nào đó mà người ta phải làm đường quanh co theo cái địa hình đó chứ không còn cách nào khác như khi qua đèo. Khổ cả khi thi công cũng như khổ cả khi phải di chuyển qua nó. Đi qua đèo quanh co thì xác xuất của tai nạn cũng như của rủi ro cao hơn nhiều so với đường thẳng. Đèo Hải Vân đã “chôn sống” không biết bao nhiêu mạng người để rồi con đường đèo bây giờ đã trở thành con đường của lịch sử, con đường để tham quan. Người ta qua hầm chui Hải Vân vừa ngắn thời gian hơn cũng như vừa ít tai nạn rủi ro hơn.
Đời thường ngày cũng vậy, ai cũng muốn sống thẳng nhưng rồi vì lý do nào đó người ta lại không sống thẳng. Chắc có lẽ sống thẳng không mang lại lợi ích nên rồi có những người ngại sống thẳng. Chẳng biết tự bao giờ, người ta nói với nhau câu nói này: THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT - LỌC LỪA LƯƠNG LẸO LẠI LÊN LƯƠNG !
Tưởng chừng là nói chơi đấy nhưng nó lại là sự thật. Sự thật vừa mới xảy ra với một người nói thẳng, nói thật. Tác giả bài viết: “Tôi xin phép được nói thẳng” giờ đây đã phải lãnh hậu quả như thế nào về việc nói thẳng của ông thì ắt hẳn mọi người đã biết. Không chỉ ông nhưng còn trang điện tử đã “dám” đăng bài của ông cũng chịu chung số phận.
Cũng cách đây không lâu, cô giáo nhỏ nhắn gốc Vinh đã bị “mất dạy” vì lối nói thẳng của cô. Hậu quả cuối cùng thì cô đã mất việc. Chuyện cũng buồn vì mất việc nhưng cô cảm thấy vinh dự, vinh hạnh khi dám nói thẳng và sống thẳng như vậy. Chắc có lẽ cô cũng biết cái giá phải trả rất đắt nhưng lương tâm cô không cho phép cô làm khác.
Sống thẳng - sống con cứ giằng co trong lòng con người như hai mặt của đồng tiền vậy. Cảm nhận này Phaolô đã bày tỏ trong thư của Ngài gửi tín hữu Rôma: Điều tôi biết là tốt thì tôi lại không muốn làm - điều tôi biết là xấu tôi lại cứ làm !
Nghịch lý vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong cuộc sống.
Cứ thử làm bảng trắc nghiệm với nhau thì bảo đảm đa phần sẽ nói với nhau rằng sẽ thích sống thẳng hơn là sống căng thế nhưng trong thực tế vì lý do này lý do nọ, lý do tế nhị, lý do sợ bị buồn, lý do sợ bị mất phần lợi … nên người ta thường hay cho qua để rồi không dám nói thẳng. Không nói thẳng đã đành còn nói những lời hết sức hoa mỹ, những lời hết sức bóng bẩy nhưng bên trong lại khác.
Khổ một nổi là nhiều người lại thích những lời bóng bẩy chứ lại không thích lời thẳng vì lẽ biết trước cái hậu quả của nó: “thuốc đắng dã tật - sự thật mất lòng”. Những lời hoa mỹ, những lời bóng bẩy quả thật nó thường không đúng với sự thật nội dung người muốn nói. Biết là người ta nói thẳng, nói thật đấy nhưng cứ ngại, cứ sợ mất lòng để rồi lại nói cong.
Cười ra nước mắt ở cái chuyện là biết hậu quả của cái không thật nó chua xót và bi đát đến chừng nào nhưng người ta vẫn cứ mãi chạy theo.
Kinh nghiệm cong - thẳng này phải hỏi những cô gái đang yêu và đã yêu chắc sẽ rõ. Khi yêu thường các chàng trai dùng không biết bao nhiêu đường cong, không biết bao nhiêu lời đường mật để mà tỏ tình, để mà tán tỉnh. Thế nhưng, cái thật của những lời đường mật đấy được bao nhiêu phần trăm thì chỉ có các cô mới hiểu mà thôi.
Nếu như các chàng trai sống đúng với tất cả những gì anh ta hứa trong thời gian tìm hiểu, trong thời gian đang đến với nhau thì e rằng có lẽ tỷ lệ ly dị, số lượng gia đình chia tay chẳng là bao. Các cô thử nhớ lại đi, trong lúc tán tỉnh, các cô đã nghe không biết bao nhiêu lời ngọt ngào, lời cong cong. Giá mà những lúc ấy mang theo máy ghi âm của chàng để đến lúc về chung sống mở ra nghe thì hay biết mấy !
Tội nghiệp cho nhiều cô đã lãnh hậu quả của những lời cong cong đường mật. Cũng tội nghiệp cho những anh chàng thẳng thẳng đã bao nhiêu lần “tung chưởng” nhưng chẳng “dính” ai vì lẽ mấy ai thich nghe lời thẳng, họ thích nghe lời cong cong, lời đường mật hơn.
Con người vẫn luôn đứng trước lựa chọn của cuộc đời: Hoặc là sống cong, hoặc là sống thẳng. Sống cong nó có cái giá của nó và sống thẳng cũng có cái giá của sống thẳng. Chỉ có kinh nghiệm thực tế mới trả lời được cái giá của cong và thẳng là gì.
Hai Tôm Cần Giờ
Ngày còn bé, học toán, Hai Tôm nhớ bài đầu tiên là các phép toán cộng - trừ - nhân – chia. Lớn lên một chút bắt đầu học về hình học. Bài học đầu tiên của hình học là đoạn thẳng, đến đường thẳng … rồi đến đường con, đường tròn và cả đường quanh co.
Cong, thẳng là khái niệm của toán học nhưng hình như người ta hay dùng cái khái niệm toán học ấy để nói lên lòng của con người. Lòng mà người ta nói là cong và thẳng ấy không phải là “bộ đồ lòng” trong mỗi cơ thể người nhưng đó chính là tính cách của con người, là thái độ sống của con người. Thật sự ra mà nói khi nói một ai đó “lòng thẳng” không phải người đó có bộ đồ lòng thẳng nhưng muốn nói rằng người đó sống thẳng, có sao nói vậy chứ không úp úp mở mở.
Vì có cong có thẳng nên rồi tính cách của con người cũng thế. Có người thì nhẹ nhàng, tế nhị và không muốn nói cho người khác cái suy nghĩ của mình để cho người khác không biết mình nghĩ gì, làm gì và nói gì. Ngược lại, có những người lại khẳng tính. Có sao nói vậy, nghĩ là làm chứ không hề quanh co.
Nói đến thẳng thì phải nói đến cong và cũng không quên kể đến quanh co.
Có người bạn vừa thi lái xe 4 bánh xong. Hôm ấy, Hai Tôm cũng lên sân thi để cổ vũ cho bạn. Nhìn thấy sa hình thì xe 4 bánh, đường nào cũng dễ cả vì là đường thẳng hay là vuông góc, có một bài hơi bị khó một chút đó là “đường quanh co”. Chỉ cần chểnh mảng một chút là sẽ phạm vạch vào cái “đường quanh co” và sẽ mất điểm ngay. Đi thi bằng 4 bánh, hình như ai cũng sợ vào “đường quanh co” cả. Đơn giản là nó rắc rối hơn đường thẳng.
Vì lý do địa lý hay lý do chủ quan nào đó mà người ta phải làm đường quanh co theo cái địa hình đó chứ không còn cách nào khác như khi qua đèo. Khổ cả khi thi công cũng như khổ cả khi phải di chuyển qua nó. Đi qua đèo quanh co thì xác xuất của tai nạn cũng như của rủi ro cao hơn nhiều so với đường thẳng. Đèo Hải Vân đã “chôn sống” không biết bao nhiêu mạng người để rồi con đường đèo bây giờ đã trở thành con đường của lịch sử, con đường để tham quan. Người ta qua hầm chui Hải Vân vừa ngắn thời gian hơn cũng như vừa ít tai nạn rủi ro hơn.
Đời thường ngày cũng vậy, ai cũng muốn sống thẳng nhưng rồi vì lý do nào đó người ta lại không sống thẳng. Chắc có lẽ sống thẳng không mang lại lợi ích nên rồi có những người ngại sống thẳng. Chẳng biết tự bao giờ, người ta nói với nhau câu nói này: THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT - LỌC LỪA LƯƠNG LẸO LẠI LÊN LƯƠNG !
Tưởng chừng là nói chơi đấy nhưng nó lại là sự thật. Sự thật vừa mới xảy ra với một người nói thẳng, nói thật. Tác giả bài viết: “Tôi xin phép được nói thẳng” giờ đây đã phải lãnh hậu quả như thế nào về việc nói thẳng của ông thì ắt hẳn mọi người đã biết. Không chỉ ông nhưng còn trang điện tử đã “dám” đăng bài của ông cũng chịu chung số phận.
Cũng cách đây không lâu, cô giáo nhỏ nhắn gốc Vinh đã bị “mất dạy” vì lối nói thẳng của cô. Hậu quả cuối cùng thì cô đã mất việc. Chuyện cũng buồn vì mất việc nhưng cô cảm thấy vinh dự, vinh hạnh khi dám nói thẳng và sống thẳng như vậy. Chắc có lẽ cô cũng biết cái giá phải trả rất đắt nhưng lương tâm cô không cho phép cô làm khác.
Sống thẳng - sống con cứ giằng co trong lòng con người như hai mặt của đồng tiền vậy. Cảm nhận này Phaolô đã bày tỏ trong thư của Ngài gửi tín hữu Rôma: Điều tôi biết là tốt thì tôi lại không muốn làm - điều tôi biết là xấu tôi lại cứ làm !
Nghịch lý vẫn diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong cuộc sống.
Cứ thử làm bảng trắc nghiệm với nhau thì bảo đảm đa phần sẽ nói với nhau rằng sẽ thích sống thẳng hơn là sống căng thế nhưng trong thực tế vì lý do này lý do nọ, lý do tế nhị, lý do sợ bị buồn, lý do sợ bị mất phần lợi … nên người ta thường hay cho qua để rồi không dám nói thẳng. Không nói thẳng đã đành còn nói những lời hết sức hoa mỹ, những lời hết sức bóng bẩy nhưng bên trong lại khác.
Khổ một nổi là nhiều người lại thích những lời bóng bẩy chứ lại không thích lời thẳng vì lẽ biết trước cái hậu quả của nó: “thuốc đắng dã tật - sự thật mất lòng”. Những lời hoa mỹ, những lời bóng bẩy quả thật nó thường không đúng với sự thật nội dung người muốn nói. Biết là người ta nói thẳng, nói thật đấy nhưng cứ ngại, cứ sợ mất lòng để rồi lại nói cong.
Cười ra nước mắt ở cái chuyện là biết hậu quả của cái không thật nó chua xót và bi đát đến chừng nào nhưng người ta vẫn cứ mãi chạy theo.
Kinh nghiệm cong - thẳng này phải hỏi những cô gái đang yêu và đã yêu chắc sẽ rõ. Khi yêu thường các chàng trai dùng không biết bao nhiêu đường cong, không biết bao nhiêu lời đường mật để mà tỏ tình, để mà tán tỉnh. Thế nhưng, cái thật của những lời đường mật đấy được bao nhiêu phần trăm thì chỉ có các cô mới hiểu mà thôi.
Nếu như các chàng trai sống đúng với tất cả những gì anh ta hứa trong thời gian tìm hiểu, trong thời gian đang đến với nhau thì e rằng có lẽ tỷ lệ ly dị, số lượng gia đình chia tay chẳng là bao. Các cô thử nhớ lại đi, trong lúc tán tỉnh, các cô đã nghe không biết bao nhiêu lời ngọt ngào, lời cong cong. Giá mà những lúc ấy mang theo máy ghi âm của chàng để đến lúc về chung sống mở ra nghe thì hay biết mấy !
Tội nghiệp cho nhiều cô đã lãnh hậu quả của những lời cong cong đường mật. Cũng tội nghiệp cho những anh chàng thẳng thẳng đã bao nhiêu lần “tung chưởng” nhưng chẳng “dính” ai vì lẽ mấy ai thich nghe lời thẳng, họ thích nghe lời cong cong, lời đường mật hơn.
Con người vẫn luôn đứng trước lựa chọn của cuộc đời: Hoặc là sống cong, hoặc là sống thẳng. Sống cong nó có cái giá của nó và sống thẳng cũng có cái giá của sống thẳng. Chỉ có kinh nghiệm thực tế mới trả lời được cái giá của cong và thẳng là gì.
Hai Tôm Cần Giờ