Trong ít năm gần đây, càng ngày tôi càng dây dưa với cái chết. Sự dây dưa này do nhiều nguồn khác nhau: do công việc của tôi trong tư cách một y sĩ chuyên chăm sóc người già, do công tác mục vụ của tôi trong tư cách một linh mục Dòng Tên tại một trung tâm giảng dạy y khoa và do cố gắng cá nhân của tôi trong tư cách một nhà giáo dục muốn cải thiện việc chăm sóc người hấp hối. Tôi dành phần lớn thì giờ của mình để chăm sóc người hấp hối, dạy các sinh viên y khoa và các y sĩ về việc chăm sóc cuối đời và cùng các linh mục, các lãnh tụ giáo xứ và nhiều người khác tìm tòi các nguồn tài liệu trong truyền thống đức tin Công Giáo nói về lúc chấm dứt sự sống.
Thỉnh thoảng, tôi cũng thắc mắc về chính cái chết của mình, không biết nó sẽ như thế nào và liệu tôi có được chết lành hay không. Các suy tư ấy phần lớn xoay quanh vấn đề “chết lành” nghĩa là gì và nghĩ tới thánh nhan Chúa khi tôi được gọi ra khỏi đời này. Hoàn cảnh đặc biệt của đời tôi trong tư cách một linh mục Dòng Tên, người sẽ chết mà không có vợ, có con, khiến cho việc sắp xếp hoạch định của tôi có hơi khác thường và chắc chắn không thích hợp với đại đa số người khác vốn không khấn sống tu dòng. Nhưng qúy bạn cũng nên cho phép tôi được chia sẻ chút ít ý kiến liên quan đến việc tôi muốn hiểu và nghĩ tưởng ra sao về việc chết lành.
Chết lành chắc chắn không phải là chết theo lối khắc kỷ. Hiển nhiên là tôi sẽ sợ. Ý nghĩ phải rời bỏ cái nắng ấm áp của Cape Cod Bay, âm thanh của dòng sông đầy cá hồi ở Montana và vòng thân mật và hỗ trợ của bạn bè và con cái họ chắc chắn là điều tôi chẳng thấy hứng thú là bao. Nhưng suốt cuộc đời, tôi đã hiểu Thiên Chúa như một Đấng khá quen thuộc với nỗi sợ sệt và âu lo xao xuyến của tôi. Và tôi cảm nhận rằng Chúa đối xử với tôi như một người cha đang cố gắng kéo đứa con thơ ra khỏi những điều có lẽ chỉ mua vui nhất thời cho nó nhưng sau cùng nhất định không làm nó thỏa mãn hoàn toàn. Sự chết do đó sẽ là lực kéo dứt khoát khiến tôi rơi vào vòng tay Thiên Chúa…
Bị những kẻ cổ vũ trợ tử và an tử làm cho khiếp sợ, nhiều người cảm thấy hấp hối là một diễn trình khủng khiếp ngay trong nó. Dĩ nhiên, hấp hối đâu phải là việc dễ chịu. Luôn luôn có đau đớn buồn bực thực sự đối với những ai biết mình đang mất đi những điều tốt đẹp trong đời. Tôi biết tôi sẽ rất buồn khi không còn được nghe nhạc Mozart nữa, khi mất đi những cái ôm hôn của con cái và nhiều cái dịu ngọt của cuộc đời. Nhưng tôi cũng biết rằng chẳng có lý do gì khiến tôi phải đau đớn cùng cực, khốn khổ với những hơi thở càng lúc càng ngắn lại cũng như những trận ói mửa liên tiếp. Tiếc thay, nhiều người tốt lành đã ủng hộ việc trợ tử vì họ từng chứng kiến những cái chết không lành, đầy đau đớn và những khốn khổ không nhất thiết phải có. Những đớn đau khốn khổ ấy sở dĩ xẩy ra vì các y sĩ và các bệnh viện, như một toàn thể, đã không coi việc chăm sóc có chuyên môn đối với người hấp hối là một ưu tiên.
Điều ấy ngày nay đang thay đổi. Đau đớn có thể giảm thiểu được mà không cần làm cho bệnh nhân mất ý thức. Có sai sót, nhưng sẽ tới lúc việc thuốc thang giảm đau sẽ được điều chỉnh hay thay đổi. Các phản ứng phụ của thuốc thang, như táo bón, sẽ được dự phòng và chữa trị. Hơi thở ngắn có thể được giảm bớt nhờ một loạt các cố gắng, tùy theo mỗi trường hợp. Ói mửa, dù là một triệu chứng khó chữa, nhưng vẫn có thể điều trị được bằng những loại thuốc táo bạo hay các biện pháp giảm đau khác.
Một số người coi việc nghĩ đến đường dài của hấp hối cũng như các triệu chứng khiến chết trở thành khó khăn là một việc bệnh họan từ bên trong. Cho nên, đối với tôi, điều chủ yếu là phải muốn được chết lành. Chết lành đòi phải có dự kiến và chọn lựa. Điều ấy không có nghĩa ta có thể kiểm soát và dàn dựng mọi khía cạnh của diễn trình hấp hối. Mất kiểm soát chính là một phần của diễn trình chết. Nhưng ta có thể lo liệu để các mục tiêu của ta được tôn trọng khi ta giáp mặt với cái chết.
Dự liệu để chết lành có nghĩa là phải đưa ra các chỉ thị từ trước. Các chỉ thị này sẽ nói cụ thể ý muốn được chăm sóc của ta khi gặp trọng bệnh hay tai nạn đến không thể nói năng gì được nữa. Chỉ thị từ trước này có nhiều hình thức, tùy tình trạng sống của ta. Có thể là một di chúc, một thừa ủy nhiệm (proxy) chăm sóc sức khỏe, hay một bản ủy quyền (power of attorney) dài hạn để người khác quyết định chăm sóc sứ khỏe cho ta. Tại nhiều quốc gia, việc soạn thảo các chỉ thị này tương đối dễ dàng không cần tới luật sư. Nhưng điều quan trọng nhất khi soạn ra các chỉ thị này là cuộc bàn thảo trong đó, người bệnh phát biểu rõ ràng mục tiêu của mình là thế nào lúc ở cuối đời.
Trong nghề y của mình, tôi thường đề nghị ba điều: Thứ nhất, người ta phải cho tôi rõ tôi được tiến xa như thế nào để duy trì sự sống cho họ khi tình thế trở nên mập mờ hay xem ra bi đát. Thứ hai, bệnh nhân cần bàn thảo với gia đình về các ước nguyện của mình để gia đình nắm rõ. Thứ ba, bệnh nhân phải chỉ định một người khác phát ngôn giùm mình (để tôi có được ai đó mà tham khảo ý kiến nếu bệnh nhân yếu quá đến nói không được). Chỉ thị từ trước không hề là một thuốc bách bệnh. Chúng sẽ vô dụng, nếu bác sĩ không biết gì về chúng, nếu gia đình không mang theo chúng tới bệnh viện trong trường hợp cấp cứu bất thần hay nếu chúng không được cập nhật hóa khi tình trạng bệnh nhân thay đổi. Rất có thể có người sẽ dùng các chỉ thị từ trước này để hạn chế việc chữa trị hay làm nhanh diễn trình chấm dứt sự sống. Nhưng đối với hầu hết các bệnh nhân của tôi, các chỉ thị từ trước này rất có giá trị. Muốn được soạn thảo tốt, các chỉ thị từ trước cần được suy nghĩ và bàn hỏi cẩn thận. Chúng giúp đem sự chết ra công khai và cho phép việc chăm sóc dựa trên ý muốn của bệnh nhân xẩy ra được. Đó là khía cạnh tư riêng của việc xem sét chết lành là thế nào.
Nhưng chết lành không đơn thuần chỉ là vấn đề sắp xếp ổn thỏa mọi sự việc và lo liệu để người được thừa ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe của ta biết ta đang ở phòng cấp cứu. Đây là lúc ta gặp Chúa một cách dứt khoát. Chết lành có ba yếu tố chủ chốt.
Thứ nhất, chăm sóc y khoa phải được đặt trong viễn tượng thích đáng của nó. Không ai ra khỏi đời này mà còn sống nhăn. Các bác sĩ có thể chữa ta trong một thời gian, họ có thể giảm đau cho ta lúc ta hấp hối, và họ còn có thể làm được việc tốt là ngăn trở sự chết ngay cả lúc ta rõ ràng đang hấp hối, nếu ta cho phép. Chết lành hay chết tốt đòi phải có một bác sĩ lành hay một bác sĩ tốt. Tức một bác sĩ biết chú tâm tới ước nguyện của tôi, tỉnh táo để ý tới việc kiểm soát triệu chứng và giảm đau; bác sĩ ấy cũng phải là một cố vấn khôn ngoan khi giáp mặt với buồn phiền và sợ hãi, và phải nhạy cảm đối với tính năng động của việc không bao giờ tự ý lấy đi sự sống nhưng cũng không được kéo dài sự sống ấy nếu gánh nặng của trị liệu vượt quá ích lợi của bệnh nhân. Tuy nhiên, điều hết sức quan trọng là việc chăm sóc của y khoa không phải là tập chú của hấp hối. Bác sĩ và các thành viên khác của toán chăm sóc không phải là các siêu sao của buổi trình diễn khi đề cập tới màn cuối cùng. Lúc ấy, họ đóng vai phụ, một vai phụ khá quan trọng.
Người đóng vai chủ yếu trong lúc này chính là người đang hấp hối, những ai yêu thương họ và Thiên Chúa. Bác sĩ tốt hay bác sĩ lành là người hiểu rõ các giới hạn trong nghề nghiệp của mình. Người ta thường nghe các y sĩ nói với họ: “Xin lỗi, nhưng tôi không còn làm được điều gì khác nữa”. Câu trả lời tốt đẹp và khôn ngoan hơn chắc chắn là câu như thế này: “Tôi không có phương pháp điều trị thần kỳ, không có thuốc gì mới, không có phương pháp mổ xẻ nào có thể thay đổi được bệnh tình của ông/bà. Nhưng tôi hứa sẽ ở bên ông/bà, cố gắng giảm thiểu các triệu chứng và không bỏ mặc ông/bà phải chịu bệnh một mình”. Đặt việc chăm sóc y khoa vào viễn tượng thích đáng của nó có nghĩa là bệnh nhân và gia đình họ không luôn mong được nhiều hơn và đặt những hy vọng lầm chỗ vào các bác sĩ và cách chữa trị khi chết đã trở thành hiển nhiên. Dưới ánh sáng đời sống vĩnh cửu, và hy vọng vào phục sinh của chúng ta, thì những cố gắng vô vọng nhằm kéo dài diễn trình chết cho một ai đó mắc chứng bệnh không thể chữa được là đâu đó nằm giữa ngu xuẩn và phạm thượng.
Thứ hai, chết lành đối với người có đức tin trong Đạo Công Giáo có nghĩa là nhạy cảm đối với truyền thống luân lý của Giáo Hội. Điều này đòi ta phải tìm trung dung giữa những người bác khước bất cứ loại chăm sóc nào nhằm duy trì sự sống và những người nghĩ rằng là Công Giáo thì phải đòi cho được bất cứ thứ ống nào hay thứ điều trị nào được đem tới chất chồng lên người sắp chết. Thái độ đầu gần như là an tử vì không biết qúy chuộng tính tốt lành của sự sống và bổn phận phải qúy trọng hồng ơn Chúa đã ban cho ta. Thái độ thứ hai quả đã thay thế niềm tin vào Thiên Chúa bằng chủ nghĩa duy sinh (vitalism); nó cho thấy: mỗi nhịp tim đều thánh thiêng mà không hiểu được rằng giá trị tuyệt đối của sự sống chỉ có thể tìm thấy trong việc kết hợp với Chúa.
Nói một cách thực tiễn, khi một ai đó đương đầu với căn bệnh chết người, thì sự khôn ngoan của Giáo Hội là họ không bắt buộc phải theo đuổi những cách chưa trị quá đau đớn, không chịu đựng nổi hay chỉ nhằm kéo dài cơn hấp hối. Một người mắc bệnh ung thư hay khí thũng nặng, hay đang đương đầu với giai đoạn chót của suy thoái tim mạch không nên cho rằng sẽ lỗi luật luân lý nếu từ khước việc hồi sinh hay giảm thiểu những kỹ thuật cao có tính táo bạo (aggressive) tại phòng chăm sóc cuối cùng (intensive care).
Thứ ba, và là điều quan trọng nhất, chết lành nghĩa là phải sống lành với Chúa. Chuẩn bị chết phải là việc hàng ngày của mọi Kitô hữu, không có nghĩa lúc nào cũng duyệt lại các chỉ thi từ trứơc hay suy nghĩ thắc mắc về các mâu thuẫn luân lý có thể có, nhưng là hàng ngày cố gắng sống thân mật hơn với Chúa và sống tốt cuộc sống của mình. Mặc dù dự kiến sự chết bằng các chỉ thị từ trước, chăm sóc y khoa tốt và nhạy cảm luân lý đều là những điều quan trọng, nhưng điều chủ yếu để chết lành vẫn là sống trong Chúa Kitô.
Người ta phải sống cuộc sống thiêng liêng ra sao trong hy vọng được chết lành? Câu hỏi này có cả triệu câu trả lời, và làm ta nhớ tới câu hỏi người thanh niên giầu có đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, con phải làm gì đề hưởng được sự sống đời đời?”. Ở cốt lõi của nó, chết lành chỉ xẩy tới vào lúc cuối đời cho những ai tận tụy yêu Chúa và yêu người lân cận. Cái chết của Kitô hữu chính là thời điểm sinh vào sự sống đời đời với Thiên Chúa. Thực hiện các lựa chọn từ viễn tượng giường chết là tuyệt diệu quan tâm tới sự khác biệt giữa điều chủ yếu và tốt lành với điều tầm phào và xấu xa. Trong cuốn “Tập Dụng Thần Công” của mình, Thánh Inhaxiô thành Loyôla thúc giục ta dùng một loạt các phương pháp để thực hành các thao tác nhằm chọn bậc sống hay quyết định bất cứ điều đặc thù nào. Một trong các phương pháp ấy là coi sự chọn lựa ấy như thể “tôi sắp sửa qua đời”. Cuốn “Gương Phúc Chúa Kitô” (1, 23, 1) nhìn đời sống người Kitô hữu dưới lăng kính sự chết: “mọi hành động của bạn, mọi tư tưởng của bạn, phải là hành động hay tư tưởng của người đang chờ chết trước khi đời tàn. Sự chết sẽ chẳng có chi kinh hoàng khủng khiếp nếu bạn có một lương tâm thanh tĩnh… Vậy thì tại sao không tránh xa tội thay vì trốn chạy khỏi cái chết? Nếu hôm nay, bạn không đủ can đảm đương đầu với cái chết, thì ngày mai chắc lại còn không đủ can đảm hơn nữa”.
Thánh Cyprianô, vị giám mục và tử đạo người Bắc Phi vào thế kỷ thứ 3, từng nghi vấn đức tin của những Kitô hữu tự hào cầu nguyện hàng ngày cho Nước Chúa trị đến và ý Chúa thể hiện, nhưng lại không chấp nhận sự chết và tìm mọi cách tránh né tính hay chết của mình như sau: “Quả là phi lý xiết bao khi cầu xin cho ý Chúa được thể hiện mà lại không mau mắn vâng theo khi Người gọi ta ra khỏi đời này! Thay vào đó, ta đã vẫy vùng và chống đối như những tên nô lệ bướng bỉnh và được điệu tới trước nhan thánh Chúa lòng đầy buồn bã và than van, chứ không tự ý chấp nhận cuộc ra đi, coi nó như một bức bách cần thiết”.
Mục đích của Thánh Cyprianô là khuyến khích các Kitô hữu đương đầu với việc tử đạo, nhưng lời của ngài cũng khuyên dạy ta là những người đang sống trong một nền văn hóa ngày càng mù mờ về ý nghĩa thiêng liêng của sự chết và nhu cầu phải sống cuộc sống ta dưới ánh sáng vĩnh cửu: “Hãy một tâm một trí, hảy kiên định trong đức tin, và bền vũng trong can đảm, sẵn sàng vâng theo ý Chúa, bất kể ý ấy ra sao. Hãy dẹp bỏ sự sợ chết mà nghĩ tới sự sống đời đời tiếp theo nó. Điều ấy sẽ chứng tỏ cho người ta thấy chúng ta thực sự sống đức tin của mình. Hỡi anh em thân thương, ta không bao giờ được quên rằng chúng ta đã từ bỏ thế gian. Hiện ta đang sống như khách lạ và chỉ trong một khoảng thời gian mà thôi. Và khi ngày về nhà xẩy tới, chấm dứt cảnh lưu đầy của ta, giải thoát ta khỏi xiềng xích thế gian, và tái lập ta vào thiên đàng và nước Chúa, ta hãy chào đón nó”.
Học để biết chào đón ngày về quê Cha ấy xem ra là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng cầu nguyện, đặt kế hoạch và nghĩ về đời sống làm Kitô Hữu của mình cũng như niềm hy vọng của ta sẽ dẫn ta tới những chọn lựa quan trọng, giúp ta có thể chết trong ánh sáng đức tin. Một lần nữa, điều ấy không có nghĩa chúng ta sẽ có được cái can đảm của Thánh Cyprianô hay đức anh hùng của các tử đạo. Tôi không có là cái chắc rồi đấy. Nhưng trong cái sợ của tôi, tôi muốn dự kiến càng nhiều càng tốt để được chết trong tình yêu Chúa Kitô hơn là chết trong những cái quá lạm vô kế hoạch của việc chăm sóc sức khỏe. Và tình yêu của Chúa Kitô chính là tất cả nội dung của chết lành.
Phóng dịch bài “On Dying Well” của Myles N. Sheehan S.J., đăng trên tập san The America, số 29 tháng 7 năm 2000
Thỉnh thoảng, tôi cũng thắc mắc về chính cái chết của mình, không biết nó sẽ như thế nào và liệu tôi có được chết lành hay không. Các suy tư ấy phần lớn xoay quanh vấn đề “chết lành” nghĩa là gì và nghĩ tới thánh nhan Chúa khi tôi được gọi ra khỏi đời này. Hoàn cảnh đặc biệt của đời tôi trong tư cách một linh mục Dòng Tên, người sẽ chết mà không có vợ, có con, khiến cho việc sắp xếp hoạch định của tôi có hơi khác thường và chắc chắn không thích hợp với đại đa số người khác vốn không khấn sống tu dòng. Nhưng qúy bạn cũng nên cho phép tôi được chia sẻ chút ít ý kiến liên quan đến việc tôi muốn hiểu và nghĩ tưởng ra sao về việc chết lành.
Chết lành chắc chắn không phải là chết theo lối khắc kỷ. Hiển nhiên là tôi sẽ sợ. Ý nghĩ phải rời bỏ cái nắng ấm áp của Cape Cod Bay, âm thanh của dòng sông đầy cá hồi ở Montana và vòng thân mật và hỗ trợ của bạn bè và con cái họ chắc chắn là điều tôi chẳng thấy hứng thú là bao. Nhưng suốt cuộc đời, tôi đã hiểu Thiên Chúa như một Đấng khá quen thuộc với nỗi sợ sệt và âu lo xao xuyến của tôi. Và tôi cảm nhận rằng Chúa đối xử với tôi như một người cha đang cố gắng kéo đứa con thơ ra khỏi những điều có lẽ chỉ mua vui nhất thời cho nó nhưng sau cùng nhất định không làm nó thỏa mãn hoàn toàn. Sự chết do đó sẽ là lực kéo dứt khoát khiến tôi rơi vào vòng tay Thiên Chúa…
Bị những kẻ cổ vũ trợ tử và an tử làm cho khiếp sợ, nhiều người cảm thấy hấp hối là một diễn trình khủng khiếp ngay trong nó. Dĩ nhiên, hấp hối đâu phải là việc dễ chịu. Luôn luôn có đau đớn buồn bực thực sự đối với những ai biết mình đang mất đi những điều tốt đẹp trong đời. Tôi biết tôi sẽ rất buồn khi không còn được nghe nhạc Mozart nữa, khi mất đi những cái ôm hôn của con cái và nhiều cái dịu ngọt của cuộc đời. Nhưng tôi cũng biết rằng chẳng có lý do gì khiến tôi phải đau đớn cùng cực, khốn khổ với những hơi thở càng lúc càng ngắn lại cũng như những trận ói mửa liên tiếp. Tiếc thay, nhiều người tốt lành đã ủng hộ việc trợ tử vì họ từng chứng kiến những cái chết không lành, đầy đau đớn và những khốn khổ không nhất thiết phải có. Những đớn đau khốn khổ ấy sở dĩ xẩy ra vì các y sĩ và các bệnh viện, như một toàn thể, đã không coi việc chăm sóc có chuyên môn đối với người hấp hối là một ưu tiên.
Điều ấy ngày nay đang thay đổi. Đau đớn có thể giảm thiểu được mà không cần làm cho bệnh nhân mất ý thức. Có sai sót, nhưng sẽ tới lúc việc thuốc thang giảm đau sẽ được điều chỉnh hay thay đổi. Các phản ứng phụ của thuốc thang, như táo bón, sẽ được dự phòng và chữa trị. Hơi thở ngắn có thể được giảm bớt nhờ một loạt các cố gắng, tùy theo mỗi trường hợp. Ói mửa, dù là một triệu chứng khó chữa, nhưng vẫn có thể điều trị được bằng những loại thuốc táo bạo hay các biện pháp giảm đau khác.
Một số người coi việc nghĩ đến đường dài của hấp hối cũng như các triệu chứng khiến chết trở thành khó khăn là một việc bệnh họan từ bên trong. Cho nên, đối với tôi, điều chủ yếu là phải muốn được chết lành. Chết lành đòi phải có dự kiến và chọn lựa. Điều ấy không có nghĩa ta có thể kiểm soát và dàn dựng mọi khía cạnh của diễn trình hấp hối. Mất kiểm soát chính là một phần của diễn trình chết. Nhưng ta có thể lo liệu để các mục tiêu của ta được tôn trọng khi ta giáp mặt với cái chết.
Dự liệu để chết lành có nghĩa là phải đưa ra các chỉ thị từ trước. Các chỉ thị này sẽ nói cụ thể ý muốn được chăm sóc của ta khi gặp trọng bệnh hay tai nạn đến không thể nói năng gì được nữa. Chỉ thị từ trước này có nhiều hình thức, tùy tình trạng sống của ta. Có thể là một di chúc, một thừa ủy nhiệm (proxy) chăm sóc sức khỏe, hay một bản ủy quyền (power of attorney) dài hạn để người khác quyết định chăm sóc sứ khỏe cho ta. Tại nhiều quốc gia, việc soạn thảo các chỉ thị này tương đối dễ dàng không cần tới luật sư. Nhưng điều quan trọng nhất khi soạn ra các chỉ thị này là cuộc bàn thảo trong đó, người bệnh phát biểu rõ ràng mục tiêu của mình là thế nào lúc ở cuối đời.
Trong nghề y của mình, tôi thường đề nghị ba điều: Thứ nhất, người ta phải cho tôi rõ tôi được tiến xa như thế nào để duy trì sự sống cho họ khi tình thế trở nên mập mờ hay xem ra bi đát. Thứ hai, bệnh nhân cần bàn thảo với gia đình về các ước nguyện của mình để gia đình nắm rõ. Thứ ba, bệnh nhân phải chỉ định một người khác phát ngôn giùm mình (để tôi có được ai đó mà tham khảo ý kiến nếu bệnh nhân yếu quá đến nói không được). Chỉ thị từ trước không hề là một thuốc bách bệnh. Chúng sẽ vô dụng, nếu bác sĩ không biết gì về chúng, nếu gia đình không mang theo chúng tới bệnh viện trong trường hợp cấp cứu bất thần hay nếu chúng không được cập nhật hóa khi tình trạng bệnh nhân thay đổi. Rất có thể có người sẽ dùng các chỉ thị từ trước này để hạn chế việc chữa trị hay làm nhanh diễn trình chấm dứt sự sống. Nhưng đối với hầu hết các bệnh nhân của tôi, các chỉ thị từ trước này rất có giá trị. Muốn được soạn thảo tốt, các chỉ thị từ trước cần được suy nghĩ và bàn hỏi cẩn thận. Chúng giúp đem sự chết ra công khai và cho phép việc chăm sóc dựa trên ý muốn của bệnh nhân xẩy ra được. Đó là khía cạnh tư riêng của việc xem sét chết lành là thế nào.
Nhưng chết lành không đơn thuần chỉ là vấn đề sắp xếp ổn thỏa mọi sự việc và lo liệu để người được thừa ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe của ta biết ta đang ở phòng cấp cứu. Đây là lúc ta gặp Chúa một cách dứt khoát. Chết lành có ba yếu tố chủ chốt.
Thứ nhất, chăm sóc y khoa phải được đặt trong viễn tượng thích đáng của nó. Không ai ra khỏi đời này mà còn sống nhăn. Các bác sĩ có thể chữa ta trong một thời gian, họ có thể giảm đau cho ta lúc ta hấp hối, và họ còn có thể làm được việc tốt là ngăn trở sự chết ngay cả lúc ta rõ ràng đang hấp hối, nếu ta cho phép. Chết lành hay chết tốt đòi phải có một bác sĩ lành hay một bác sĩ tốt. Tức một bác sĩ biết chú tâm tới ước nguyện của tôi, tỉnh táo để ý tới việc kiểm soát triệu chứng và giảm đau; bác sĩ ấy cũng phải là một cố vấn khôn ngoan khi giáp mặt với buồn phiền và sợ hãi, và phải nhạy cảm đối với tính năng động của việc không bao giờ tự ý lấy đi sự sống nhưng cũng không được kéo dài sự sống ấy nếu gánh nặng của trị liệu vượt quá ích lợi của bệnh nhân. Tuy nhiên, điều hết sức quan trọng là việc chăm sóc của y khoa không phải là tập chú của hấp hối. Bác sĩ và các thành viên khác của toán chăm sóc không phải là các siêu sao của buổi trình diễn khi đề cập tới màn cuối cùng. Lúc ấy, họ đóng vai phụ, một vai phụ khá quan trọng.
Người đóng vai chủ yếu trong lúc này chính là người đang hấp hối, những ai yêu thương họ và Thiên Chúa. Bác sĩ tốt hay bác sĩ lành là người hiểu rõ các giới hạn trong nghề nghiệp của mình. Người ta thường nghe các y sĩ nói với họ: “Xin lỗi, nhưng tôi không còn làm được điều gì khác nữa”. Câu trả lời tốt đẹp và khôn ngoan hơn chắc chắn là câu như thế này: “Tôi không có phương pháp điều trị thần kỳ, không có thuốc gì mới, không có phương pháp mổ xẻ nào có thể thay đổi được bệnh tình của ông/bà. Nhưng tôi hứa sẽ ở bên ông/bà, cố gắng giảm thiểu các triệu chứng và không bỏ mặc ông/bà phải chịu bệnh một mình”. Đặt việc chăm sóc y khoa vào viễn tượng thích đáng của nó có nghĩa là bệnh nhân và gia đình họ không luôn mong được nhiều hơn và đặt những hy vọng lầm chỗ vào các bác sĩ và cách chữa trị khi chết đã trở thành hiển nhiên. Dưới ánh sáng đời sống vĩnh cửu, và hy vọng vào phục sinh của chúng ta, thì những cố gắng vô vọng nhằm kéo dài diễn trình chết cho một ai đó mắc chứng bệnh không thể chữa được là đâu đó nằm giữa ngu xuẩn và phạm thượng.
Thứ hai, chết lành đối với người có đức tin trong Đạo Công Giáo có nghĩa là nhạy cảm đối với truyền thống luân lý của Giáo Hội. Điều này đòi ta phải tìm trung dung giữa những người bác khước bất cứ loại chăm sóc nào nhằm duy trì sự sống và những người nghĩ rằng là Công Giáo thì phải đòi cho được bất cứ thứ ống nào hay thứ điều trị nào được đem tới chất chồng lên người sắp chết. Thái độ đầu gần như là an tử vì không biết qúy chuộng tính tốt lành của sự sống và bổn phận phải qúy trọng hồng ơn Chúa đã ban cho ta. Thái độ thứ hai quả đã thay thế niềm tin vào Thiên Chúa bằng chủ nghĩa duy sinh (vitalism); nó cho thấy: mỗi nhịp tim đều thánh thiêng mà không hiểu được rằng giá trị tuyệt đối của sự sống chỉ có thể tìm thấy trong việc kết hợp với Chúa.
Nói một cách thực tiễn, khi một ai đó đương đầu với căn bệnh chết người, thì sự khôn ngoan của Giáo Hội là họ không bắt buộc phải theo đuổi những cách chưa trị quá đau đớn, không chịu đựng nổi hay chỉ nhằm kéo dài cơn hấp hối. Một người mắc bệnh ung thư hay khí thũng nặng, hay đang đương đầu với giai đoạn chót của suy thoái tim mạch không nên cho rằng sẽ lỗi luật luân lý nếu từ khước việc hồi sinh hay giảm thiểu những kỹ thuật cao có tính táo bạo (aggressive) tại phòng chăm sóc cuối cùng (intensive care).
Thứ ba, và là điều quan trọng nhất, chết lành nghĩa là phải sống lành với Chúa. Chuẩn bị chết phải là việc hàng ngày của mọi Kitô hữu, không có nghĩa lúc nào cũng duyệt lại các chỉ thi từ trứơc hay suy nghĩ thắc mắc về các mâu thuẫn luân lý có thể có, nhưng là hàng ngày cố gắng sống thân mật hơn với Chúa và sống tốt cuộc sống của mình. Mặc dù dự kiến sự chết bằng các chỉ thị từ trước, chăm sóc y khoa tốt và nhạy cảm luân lý đều là những điều quan trọng, nhưng điều chủ yếu để chết lành vẫn là sống trong Chúa Kitô.
Người ta phải sống cuộc sống thiêng liêng ra sao trong hy vọng được chết lành? Câu hỏi này có cả triệu câu trả lời, và làm ta nhớ tới câu hỏi người thanh niên giầu có đã hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, con phải làm gì đề hưởng được sự sống đời đời?”. Ở cốt lõi của nó, chết lành chỉ xẩy tới vào lúc cuối đời cho những ai tận tụy yêu Chúa và yêu người lân cận. Cái chết của Kitô hữu chính là thời điểm sinh vào sự sống đời đời với Thiên Chúa. Thực hiện các lựa chọn từ viễn tượng giường chết là tuyệt diệu quan tâm tới sự khác biệt giữa điều chủ yếu và tốt lành với điều tầm phào và xấu xa. Trong cuốn “Tập Dụng Thần Công” của mình, Thánh Inhaxiô thành Loyôla thúc giục ta dùng một loạt các phương pháp để thực hành các thao tác nhằm chọn bậc sống hay quyết định bất cứ điều đặc thù nào. Một trong các phương pháp ấy là coi sự chọn lựa ấy như thể “tôi sắp sửa qua đời”. Cuốn “Gương Phúc Chúa Kitô” (1, 23, 1) nhìn đời sống người Kitô hữu dưới lăng kính sự chết: “mọi hành động của bạn, mọi tư tưởng của bạn, phải là hành động hay tư tưởng của người đang chờ chết trước khi đời tàn. Sự chết sẽ chẳng có chi kinh hoàng khủng khiếp nếu bạn có một lương tâm thanh tĩnh… Vậy thì tại sao không tránh xa tội thay vì trốn chạy khỏi cái chết? Nếu hôm nay, bạn không đủ can đảm đương đầu với cái chết, thì ngày mai chắc lại còn không đủ can đảm hơn nữa”.
Thánh Cyprianô, vị giám mục và tử đạo người Bắc Phi vào thế kỷ thứ 3, từng nghi vấn đức tin của những Kitô hữu tự hào cầu nguyện hàng ngày cho Nước Chúa trị đến và ý Chúa thể hiện, nhưng lại không chấp nhận sự chết và tìm mọi cách tránh né tính hay chết của mình như sau: “Quả là phi lý xiết bao khi cầu xin cho ý Chúa được thể hiện mà lại không mau mắn vâng theo khi Người gọi ta ra khỏi đời này! Thay vào đó, ta đã vẫy vùng và chống đối như những tên nô lệ bướng bỉnh và được điệu tới trước nhan thánh Chúa lòng đầy buồn bã và than van, chứ không tự ý chấp nhận cuộc ra đi, coi nó như một bức bách cần thiết”.
Mục đích của Thánh Cyprianô là khuyến khích các Kitô hữu đương đầu với việc tử đạo, nhưng lời của ngài cũng khuyên dạy ta là những người đang sống trong một nền văn hóa ngày càng mù mờ về ý nghĩa thiêng liêng của sự chết và nhu cầu phải sống cuộc sống ta dưới ánh sáng vĩnh cửu: “Hãy một tâm một trí, hảy kiên định trong đức tin, và bền vũng trong can đảm, sẵn sàng vâng theo ý Chúa, bất kể ý ấy ra sao. Hãy dẹp bỏ sự sợ chết mà nghĩ tới sự sống đời đời tiếp theo nó. Điều ấy sẽ chứng tỏ cho người ta thấy chúng ta thực sự sống đức tin của mình. Hỡi anh em thân thương, ta không bao giờ được quên rằng chúng ta đã từ bỏ thế gian. Hiện ta đang sống như khách lạ và chỉ trong một khoảng thời gian mà thôi. Và khi ngày về nhà xẩy tới, chấm dứt cảnh lưu đầy của ta, giải thoát ta khỏi xiềng xích thế gian, và tái lập ta vào thiên đàng và nước Chúa, ta hãy chào đón nó”.
Học để biết chào đón ngày về quê Cha ấy xem ra là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng cầu nguyện, đặt kế hoạch và nghĩ về đời sống làm Kitô Hữu của mình cũng như niềm hy vọng của ta sẽ dẫn ta tới những chọn lựa quan trọng, giúp ta có thể chết trong ánh sáng đức tin. Một lần nữa, điều ấy không có nghĩa chúng ta sẽ có được cái can đảm của Thánh Cyprianô hay đức anh hùng của các tử đạo. Tôi không có là cái chắc rồi đấy. Nhưng trong cái sợ của tôi, tôi muốn dự kiến càng nhiều càng tốt để được chết trong tình yêu Chúa Kitô hơn là chết trong những cái quá lạm vô kế hoạch của việc chăm sóc sức khỏe. Và tình yêu của Chúa Kitô chính là tất cả nội dung của chết lành.
Phóng dịch bài “On Dying Well” của Myles N. Sheehan S.J., đăng trên tập san The America, số 29 tháng 7 năm 2000