VÀI NHẬN XÉT về THÔNG ĐIỆP CARITAS IN VERITATE
của ĐGH BÊNÊĐICTÔ (BIỂN ĐỨC) XVI
(Bài trình bầy do Bùi Hạnh Nghi Dr. phil., Dr. jur., Đức quốc)
I. Dẫn nhập
Thông điệp của các Giáo Hòang thường được bắt đầu bằng một cụm từ La-tinh. Thông điệp thứ ba của ĐGH Biển Đức cũng không ra ngòai thông lệ này và được khởi đầu bằng cụm từ Caritas in Veritate (CiV). Nghĩa của 3 từ này ai cũng biết nhưng tưởng cũng nên nhắc lại để dễ theo dõi phần sau của bài này: Caritas là Tình yêu, Veritas là Sự Thật là Chân Lý. In là trong. Caritas in Veritate là Tình Yêu trong Chân Lý (trong Sự Thật).
Dịch Caritas là bác ái?
Thoạt tiên khi nghe danh từ Caritas chúng ta liên tưởng đến „bác ái“, đến lòng thương người, thương tha nhân, đồng bào, đồng lọai và những việc làm từ thiện của cá nhân hay của cơ quan như Caritas chẳng hạn. Và nhiều người đã vội dịch Caritas in Veritate là “Bác ái trong Sự Thật”. Nhưng „bác ái“ chỉ diễn tả được cảm xúc và việc làm giữa người với người mà không thâu tóm được tất cả mọi khía cạnh của từ La-tinh Caritas. Danh từ Caritas của Thông điệp không thu gọn trong nghĩa bác ái mà bao gồm cả Tình Yêu Chúa đối với ta và ta đối với Chúa và từ nguồn gốc này nảy sinh bác ái giữa người với nguời. Tình yêu đối với tha nhân là hậu quả của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và của tình yêu chúng ta đáp lại và cũng là thước đo thực chất tình yêu chúng ta dành cho chính Thiên Chúa (x. 1 Ga 4, 19-20). Dịch caritas là bác ái e rằng sẽ làm què quặt ý niệm bao quát của từ này trong Thông điệp. Chính ĐTC cũng nhấn mạnh trong phần dẫn nhập CiV rằng phải hiểu Caritas theo nghĩa của từ này trong Thông điệp Deus Caritas est (nên dịch Chúa là Bác Ái hay chỉ có thể dịch Chúa là Tình Yêu???) ngài ban bố năm 2005. Trong bản La-tinh của Thông điệp Caritas in Veritate (CiV) nhiều khi từ „Amor“ được dùng thay cho từ Caritas hoặc là được ghi thêm bên cạnh từ Caritas. Chỉ xin đan cừ vài ví dụ: „Amor – « caritas » – magna est vis. ..(CiV 1); Caritas amor est acceptus itemque donatus. .. Ad Dei amorem destinati, homines caritatis obiectum sunt facti. ..„ (CiV 5). Và bản dịch của các ngôn ngữ khác cũng dùng danh từ Liebe, Amour, Amor, Amore, Love. Vậy có lẽ chúng ta cũng không nên e ngại dịch Caritas là „Tình Yêu“ và chỉ dành từ „bác ái“ cho những câu những đọan trong Thông điệp nói về bác ái giữa nguời với ngừời như trong câu trích dẫn trên đây: „...homines caritatis obiectum sunt facti“.
Tựa đề đầy đủ của Thông điệp là "Thông điệp Caritas in Veritate của ĐTC Bênêđictô XVI về sự phát triển toàn diện của con người trong tình yêu và trong sự thật gửi các Giám mục, Linh mục, Phó tế, các Tu sĩ, các Tín hữu giáo dân và tất cả mọi người thiện tâm”.
Điều đáng chú ý là khác với hai Thông điệp trước đây của ĐTC Biển Đức chỉ được gởi đến các thành phần Dân Chúa, Thông điệp thứ ba này còn được nới rộng đến „tất cả mọi người thiện tâm“. Đây cũng là một truyền thống Thông điệp của các Giáo Hòang: khi nói về một đề tài tín lý, giáo lý hoặc mục vụ thì chỉ gởi đến các con cái của Giáo hội còn những Thông điệp xã hội với đề tài nhân sinh chính trị kinh tế xã hội tức là liên quan đến tòan thể nhân lọai thì các Thông điệp - ngọai trừ Thông điệp đầu tiên Rerum Novarum - còn được gửi thêm cho „những người thiện tâm“, chứng tỏ ý hướng muốn cống hiến cho tất cả mọi thành phần trong cũng như ngòai Giáo Hội những suy tư và hướng dẫn về một vấn đề liên quan đến tòan thể nhân lọai. Nội dung Thông điệp không chỉ thu gọn trong lãnh vực tín lý mục vụ của đạo Công Giáo mà được bao trùm lên vấn đề sinh tồn của mỗi người và của cả nhân loại, gồm cả hai khía cạnh đạo đời, vật chất và tâm linh. Trong ngữ cảnh Thông điệp người có thiện tâm được hiểu là người cảm thấy mình tha thiết và có trách nhiệm đối với sự phát triển của con người, là người có lương tâm và cố gắng sống theo các tiêu chuẩn và giá trị luân lý.
Thông điệp CiV được ĐTC ký ngày 29. tháng 6, 2009. Lúc đầu Ngài dự định công bố năm 2007 kỷ niệm tứ thập chu niên Thông điệp Populorum progressio (phát triển các dân tộc) của ĐGH Phao-Lô VI – nhưng Ngài đã hõan lại 2 năm, vì còn muốn đưa vào Thông điệp những quan sát và suy tư về nguyên nhân của cơn lốc tài chánh và kinh tế với những hậu quả tai hại cho công trình phát triển. Qua đó ĐTC Biển Đức thi hành huấn thị của Công Đồng Chung Vaticano II là quan sát, phân tích những dấu chỉ của thời đại và lấy ánh sáng Phúc âm mà soi dẫn. Và việc công bố Thông điệp một ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thượng đỉnh G8 tại Aquilà từ 8 đến 10 tháng 7 năm 2009 cũng là một sự sắp xếp thời gian rất có ý nghĩa.
Thông điệp CiV tiếp nối truyền thống học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, khởi đầu với Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) của Đức Giáo Hoàng Leô XIII ban hành năm 1891, với chủ đề „Vấn đề công nhân thợ thuyền“. Đức Leô XIII cho biết nguyên nhân khiến ngài ban hành Thông điệp này là sự thay đổi ồ ạt của cục diện kinh tế và xã hội thời đó với sự bành trướng của nền công nghệ và sự xuất hiện của nhiều phương thức sản xuất mới mẻ, sự biến thể của tương quan giữa tầng lớp chủ nhân và công nhân, tình trạng tài nguyên và vốn sản xuất tập trung vào tay một thiểu số giàu có, còn công nhân thì ngày càng nghèo đi, sự xung khắc giữa hai giai cấp này ngày càng gay go và đang được làm đề tài cho nhiều cuộc hội thảo và tranh luận. Trong hòan cảnh đó ĐGH Leô XIII ban bố Thông điệp Rerum Novarum nhằm đề ra một số nguyên tắc làm chỉ nam cho hành sử đúng đắn và hợp lý về vấn đề công nhân. Các Đức GH trước đó cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề kinh tế xã hội nhưng đây là lần đầu tiên vấn đề này, đặc biệt là vấn đề công nhân, đuợc làm đề tài cho nguyên một Thông điệp. Một điểm đặc biệt nữa là Thông điệp Tân Sự phản bác và lên án chủ nghĩa xã hội Mác-xít chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu, công hữu hóa các phương tiện sản xuất và đấu tranh giai cấp.
Sau Rerum novarum của Đức Leô XIII từ năm 1891 đến nay các ĐGH đã lần lượt cho ra 8 Thông điệp và tông thư xã hội khác. Đó là
Quadragesimo anno (QA) của Đức Piô XI, năm 1931, kỷ niệm tứ thập chu niên Rerum Novarum;
Mater et Magistra (MM) của Đức Gioan XXIII, 1961;
Pacem in terris (PT) của Đức Gioan XXIII, 1963;
Populorum progressio (PP) của Đức Phao-Lô VI, 1967;
Octogesima adveniens (OA) Tông thư của Đức Phao-Lô VI, 1971, kỷ niệm bát thập chu niên Rerum Novarum;
Laborem exercens (LE) của Đức Gioan Phao-lô II, 1981;
Sollicitudo rei socialis (SRS) của Đức Gioan Phao-lô II, 1987, kỷ niệm nhị thập chu niên Populorum Progressio;
Centesimus annus (CA) của Đức Gioan Phao-lô II, 1991, kỷ niệm bách chu niên Rerum Novarum.
Trong các Thông điệp và tông thư vừa kể thì quan trọng nhất đối với chủ đề của Caritas in Veritate là Thông điệp của ĐGH Phaolô VI với đề mục “Phát triển các Dân Tộc” (Populorum Progressio), một văn kiện khai triển huấn thị Công Đồng Chung Vaticano II chủ trương công bình và bác ái trong nền kinh tế quốc gia và thế giới, nhấn mạnh về quyền của công nhân được có công ăn việc làm với các điều kiện làm việc xứng đáng và quyền lập nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của mình. ĐTC Biển Đức dành nguyên chương đầu của CiV cho Thông điệp Populorum Progressio vì không những Thông điệp này có cùng một chủ đề với CiV là „phát triển“ mà còn được ngài xem là Rerum Novarum của thời đại mới (CiV 8). Theo phương châm « ôn cố tri tân“ ĐGH Biển Đức trình bày tường tận nội dung của Populorum Progressio và đem áp dụng vào tình trạng kinh tế và xã hội trong thời đại mới. ĐTC ca tụng tầm nhìn xa rộng sâu sắc của Đức Phao-Lô VI về một nền kinh tế thị trường mẫu mực trong đó các dân tộc được đối xử công bằng đúng theo tinh thần Rerum Novarum của GH Leô XIII.
II. Những trọng điểm của Thông điệp CiV
Chỉ nhìn vào tiêu đề Thông điệp cũng đủ thấy văn kiện xoay quanh 3 trọng điểm then chốt: Tình Yêu, Chân Lý và Phát triển. Trước hết để có một cái nhìn tổng quát về Thông điệp và mục đích của ĐTC Biển Đức, xin dịch lại diễn từ của Ngài trong cuộc tiếp kiến chung một ngày sau khi Thông điệp ra mắt:
„Anh chị em yêu qúi,
Hôm qua Thông điệp mới của tôi Caritas in Veritate đã được công bố. Chủ đề của Thông điệp này là sự phát triển tòan diện của con người. Nhưng tôi không nhằm mục đích cống hiến cho công chúng những giải pháp kỹ thuật thực tiễn để giải quyết những vấn nạn kinh tế to lớn hiện nay. Những vấn đề quan trọng của xã hội chúng ta vượt lên trên bình diện của những họat động thông thường và phải được nhìn trong khung cảnh rộng lớn hơn. Vì vậy tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng sự phát triển tòan diện của mỗi người và của tòan thể nhân lọai chỉ được thành tựu trong Chúa Kitô và trong cuộc đồng hành của tất cả chúng ta mà điểm đến là Chúa Kitô. Động lực chính của chiều hướng phát triển này là Tình Yêu trong Chân Lý, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận Lô-gíc của sự trao tặng, sự dâng hiến nhưng không và lấy những nguyên tắc quan trọng sau đây làm kim chỉ nam cho việc tổ chức đời sống xã hội: Kính trọng sự sống của con người, bào tòan các quyền lợi và nghĩa vụ đích thực của con người, những người có trách nhiệm chính trị phài có đức độ, mọi nguời phải dốc lòng phục vụ công ích trên bình diện quốc gia cũng như tòan cầu, đặt nặng vấn đề đạo đức luân lý trong việc xử dụng kỹ thuật và truyền thông. Xã hội của chúng ta đang lâm bệnh, liều thuốc chữa phải được tìm ra trong sư suy tư nghiêm chính về ý nghĩa sâu xa của kinh tế, tài chánh và chính trị. Sự suy tư này phải đặt nền tảng trên chân lý về con người và trên mối liên hệ giữa mỗi người với đồng lọai. Con người không phải chỉ có thể xác mà còn có linh hồn, do đó sự phát triển tòan diện của con người phải bao gồm cả sự lớn mạnh của tinh thần. Các vấn đề xã hội của thời đại này đòi hỏi chúng ta phải lớn lên trong Công lý và Tình yêu và phải dấn thân cho tha nhân trong tinh thần thực hành đức tin. Trong những ngày này chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện cho những người gánh vác trách nhiệm lớn lao trong lãnh vực kinh tế và chính trị đang dự cuộc họp thượng đỉnh tại L’Aquilà, chúng ta hãy cầu nguyện cho công việc của họ đẩy mạnh sự phát triển tòan diện của các dân tộc trên thế giới.“
1) Ánh sáng Chân lý trên Tình Yêu
ĐTC Biển Đức đã lấy cụm từ Caritas in Veritate - Tình Yêu trong Chân Lý (trong Sự Thật) làm đầu đề cho Thông điệp. Chữ „trong“ ở đây phải được hiểu như thế nào? Theo nghĩa thông thường „trong sự thật“ nghĩa là không dối trá, không méo mó, không sai lệch. Nhưng chữ „trong“ của Thông điệp không đơn giản như vậy. Để giải thích, ĐTC cho biết: Tình yêu trong Sự Thật có nghĩa là Tình yêu được soi sáng, được hướng dẫn bởi ánh sáng của Chân Lý, mà dưới con mắt đức tin, Chân Lý đó là Phúc Âm, là chính Chúa Giêsu như Chúa đã nói: Ta là Đường, là Sự Thật.
ĐTC nhắc lại lời Thánh Phao-Lô nói về tương quan giữa Tình Yêu và Sự Thật trong thư gửi Giáo hữu thành Êphêsô (Eph. 4,15). Thánh Phao-Lô cũng dùng hai chữ Caritas và Veritas nhung sắp đặt hai từ này theo thứ tự „Veritas in Caritate“, Sự Thật trong Tình Yêu, có thể hiểu là “sự chân thành trong tình yêu “ (“wahrhaftig in der Liebe” theo bản dịch của Martin Luther). Cũng có thể dựa vào bản dịch Vulgata (veritatem autem facientes, “thực hiện“ Chân Lý) để hiểu rộng ra là sự rao truyền Chân Lý phải được soi dẫn bởi Tình Yêu, Chân Lý phải được thực hiện (facientes) trong tinh thần yêu thương thì mới có thể đi vào lòng người, mới được dễ dàng chấp nhận. ĐGH Biển Đức giải thích câu nói của Thánh Phao-Lô là phải nhờ vào Tình Yêu, phải nhìn với con mắt của Tình Yêu mới tìm ra và diễn tả được Chân Lý một cách thấu đáo. Nhưng ĐGH cũng muốn bổ túc thêm một khía cạnh khác là chính Tình Yêu cũng cần đựoc Chân Lý soi sáng. Phải nhờ vào sự hướng dẫn của Chân Lý chúng ta mới biệt đón nhận, mới hiểu đuợc và thực hiện được Tình Yêu. Một mặt, nhờ vào Tình Yêu, Chân Lý thu phục được lòng tin cậy và thêm sức thuyết phục khi đề cập đến các vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội (Veritas in Caritate của Thánh Phao-Lô), mặt khác, nhờ vào ánh sáng Chân Lý, Tình Yêu được sáng tỏ và hữu hiệu thêm (Caritas in Veritate của ĐTC Biển Đức ) (CiV 2). Nếu thực hiện đúng phương châm Tình Yêu trong Chân Lý sẽ nhận ra rằng các giá trị của Ki-Tô giáo rất hữu ích, rất cần thiết cho hòai bão xây dựng một xã hội tốt đẹp lành mạnh bảo đảm sự phát triển tòan diện cho con người và cho nhân lọai (CiV 4).
Tình Yêu phải được Chân Lý soi sáng mới đạt được ý nghĩa đích thực và giá trị của nó. Chân Lý phát xuất từ 2 nguồn là lý trí tự nhiên và Đức Tin. Nếu Tình Yêu chỉ được giới hạn vào những cảm tình tự nhiên tuy tốt đẹp, tuy hữu ích cho cuộc sống chung trong gia đình, trong xã hội, nhưng nếu không ở trong Chân Lý Đức Tin thì tình yêu không thể làm nền tảng cho sự phát triển đích thực, tạo thành một xã hội xứng với phẩm giá con người.
2) Tình yêu: Mến Chúa Yêu Người
Như trên đã nói, Caritas là Tình Yêu, là một sức mạnh lớn lao („magna est vis“) (CiV 1) phát nguồn từ Thiên Chúa. Trong trang đầu của Thông điệp „Deus Caritas est“ (Chúa là Tình Yêu) ĐTC trích dẫn hai câu từ Cựu Ước: „Hỡi Israel, hãy yêu Chúa hết sức mình với tất cả tâm hồn“ (Sách Đệ Nhị Luật [Deuteronomium] 6, 4-5). Và « Hãy yêu người như yêu mình.»(Sách Lê-Vi [Levitikus] 19,18) Hai câu trên nằm trong hai tác phẩm khác nhau của Cựu Ước được Chúa Giêsu kết hợp thành một điều luật duy nhất là „mến Chúa yêu người“ và khẳng định rằng tòan bộ lề luật được thu gồm vào điều duy nhất đó (CiV 1). Cũng trong phần Dẫn Nhập ĐTC đề ra một số nguyên tắc thiết yếu về Tình Yêu đại để như sau:
- Tình Yêu là con đường chính yếu của học thuyết xã hội Công giáo.
- Tình Yêu là ân huệ, được ban phát và đón nhận từ Thiên Chúa qua Chúa Giê-Su. Nhân ân huệ đó, chúng ta phải lấy tình yêu mà đáp lại, đó là mến Chúa, và tình yêu nhận được phải chia sẻ, đó là bác ái, là thương người.
- Tình Yêu phải được Chân Lý soi sáng mới đạt được ý nghĩa đích thực và giá trị của nó.
- Tình Yêu trong Sự Thật là nguyên tắc hướng dẫn các họat động luân lý mà trong hòan cảnh tòan cầu hóa phải qui tụ vào hai điểm chính, đó là thực hiện công bằng và phục vụ công ích. Công bằng được thực hiện khi mọi người và mọi dân tộc được nhận, được hưởng những điều thuộc về mình, những gì là của mình. Tình Yêu cao qúi hơn công bằng, vì thực hiện công bằng chỉ là cho tha nhân có được những của cải những quyền lợi đương nhiên là của họ còn Tình Yêu lại thúc đẩy chúng ta phải tự động trao tặng tha nhân những điều vốn là của chúng ta, trao tặng nhưng không, không tính tóan vị kỷ, không chờ đợi hoặc đòi hỏi người nhận phải đền đáp, trao tặng trong tinh thần bác ái và trong ý thức liên đới cộng đồng (CiV 5).
Tình Yêu đến từ Thiên Chúa là một ân huệ, không phải vì chúng ta xứng đáng hay có công trạng gì mà là một ân huệ nhưng không. Chúng ta không những chỉ phải đáp lại mà còn phải trở thành dụng cụ của ân huệ đó để quảng bá Tình Yêu của Thiên Chúa và đan dệt mạng lưới tình yêu giữa người với người, áp dụng Tình Yêu trong Chân Lý vào các mối liên hệ xã hội (CiV 5). Đó là liên hệ mật thiết giữa Tình yêu Chúa và bác ái. Bác ái là cách đáp lại Tình yêu của Chúa. Vì yêu Chúa nên phải yêu người, và yêu người là phải làm người mình yêu được hạnh phúc, được triển nở viên mãn, „phát triển toàn diện“. Tình yêu không chỉ được giải thích như một phạm trù thần học mà được dùng làm nền tảng cho giáo huấn xã hội.
Danh từ tình yêu được dùng để chỉ nhiều tình cảm tốt đẹp khác nhau: yêu vợ, yêu chồng, yêu cha mẹ, con cháu, yêu quê hương, yêu nghệ thuật, yêu công việc. Tình yêu, nhất là tình yêu nam nữ, cho ta nếm trứớc niềm hoan lạc vĩnh cữu trong Chúa sau này. Nhưng tình yêu cũng có thể bị làm hư hỏng: nếu giới hạn tình yêu vào việc thỏa mãn lạc thú nhục dục thì đã làm què quặt tình yêu và chỉ còn là một tình yêu bịnh hoạn, bị thúc đẩy bởi một động lực duy nhất là ích kỷ, xem con người như một thứ hàng hóa có thể mua bán đổi chác được. Tình yêu đích thực phải lướt thắng được vị kỷ, phải biết hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc. Và đặc tính của tình yêu đích thực là suốt đời chỉ có duy nhất một đối tượng: Chỉ yêu duy nhất một Chúa và chỉ có duy nhất một vợ một chồng, hôm nay và mãi mãi.
Yêu Chúa và bác ái là hai khía cạnh của một thực thể. ĐTC mượn ngụ ngôn người Samarita để nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu bác ái không thu hẹp vào phạm vi một cộng đồng, một dân tộc mà tỏa rộng đến tất cả mọi thành phần của nhân loại. Đối tượng của bác ái Kitô giáo là bất cứ ai đang cần mình thương yêu giúp đỡ lúc này và nơi này, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, mầu da chủng tộc mà chỉ đặt ưu tiên vào những người nghèo hèn nhất, tồi tàn nhất mà Chúa Giêsu đã tự đồng hóa với họ. ĐTC đả kích lập luận của chủ nghĩa Mác xít cho rằng giới nghẻo khổ của nhân loại không cần bác ái mà chỉ cần công bằng vì bác ái là hành vi bố thí, nhằm mục đích làm yên tiếng lương tâm của giới giàu có để họ tiếp tục bóc lột và tuớc đọat quyền lợi của người nghèo.
Cơ cấu và hành vi bác ái của Giáo Hội phát xuất từ chí hướng làm chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã muốn kết hợp nhân loại thành một gia đình duy nhất trong Chúa Kitô, Con Một của Ngài. Tất cả hoạt động của Giáo Hội được thâu tóm vào hai yếu tố: một là truyền bá và sống Tin Mừng bằng ngôn ngữ và qua các bí tích và hai là hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển tòan diện của mỗi người và của nhân loại.
3) Phát triển
Ngay trong lời đầu tiên của phần Dẫn Nhập CiV, ĐTC nêu rõ tương quan giữa Tình Yêu và sự phát triển và tóm lược bàng một câu ngắn gọn chủ đề của Thông điệp mà Ngài sẽ khai triển trên 160 trang sách: „Tình Yêu trong Sự Thật mà Chúa Giêsu đã lấy cuộc đời mình, lấy cái chết và sự sống lại để làm chứng là động lực chủ yếu để đạt được phát triển đích thực cho mỗi người và toàn thể nhân loại”.
Thông điệp CiV gồm 6 chương:
- Chương 1 Sứ điệp của Thông điệp Populorum Progressio “Sự Phát triển của các Dân tộc”;
- Chương 2: Sự phát triển của con người trong thời đại chúng ta;
- Chương 3: Tình huynh đệ, phát triển kinh tế và xã hội dân sự;
- Chương 4: Phát triển các dân tộc, quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh;
- Chương 5: Sự hợp tác của gia đình nhân loại;
- Chương 6: Sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật.
Chỉ đọc lướt qua tiêu đề của các chương cũng đủ thấy vấn đề phát triển là trọng điểm then chốt của Thông điệp. Phát triển phải được hiểu như thế nào mới gọi được là phát triển toàn diện và phát triển toàn diện có tương quan nào, liên hệ nào với Tinh Yêu và Chân Lý?
a) Phát triển tòan diện
ĐTC không ngại nhắc đi nhắc lại rằng phát triển đich thực phải là phát triển tòan diện. Phát triển là mối quan tâm của tất cả các quốc gia nhưng đa số đều chỉ chú trọng vào khía cạnh kinh tế (với những khẩu hiệu, những chiêu bài „dân giàu nước mạnh“, „dân tộc phú cường“ …) mà lãng quên hay ít chú trọng đến sự phát triển về mọi mặt của mỗi người. Ngay cả khi nhấn mạnh về việc phát triển những lãnh vực ngoài kinh tế như giáo dục, văn hóa v. v. thì cũng chỉ xem chúng như những dụng cụ, những phương tiện giúp cho phát triển kinh tế. Sự bành trướng của phát minh kỹ thuật đã mang lại cho phát triển kinh tế những bước nhảy vọt. ĐTC xem kỹ thuật là phương tiện giúp con người thêm tự chủ và tự do. Nhưng Ngài cũng khuyến cáo không nên khóan trằng mục tiêu phát triển cho kỹ thuật, xem tiến bộ kỹ thuật là điều kiện cần và đủ để bảo đảm phát triển tòan diện. Chủ nghĩa vị kỹ thuật phát sinh từ một quan niệm phi nhân bản. Ngoài lợi ích kỹ thuật còn phải quan tâm đến phúc lợi thiêng liêng và phát triển tinh thần của con người vừa có hồn vừa có xác.
Phát triển toàn diện bao gồm nhiều yếu tố nhưng có thể thâu tóm vào ba lãnh vực chính: phát triển vật chất, phát triển tinh thần (trí tuệ, kiến thức, luân lý, đạo đức, trách nhiệm, ý thức cộng đồng, tinh thần xã hội. ..) và phát triển tâm linh theo chiều kích siêu nhiên.
Theo ĐTC Biển Đức chiều kích siêu nhiên bảo đảm cho phát triển đi đúng hướng và đạt được hiệu quả. Giáo Hội không thể và không muốn thay thế chính quyền, các chính trị và kinh tế gia để giải quyết những khó khăn tài chánh kinh tế. Nhưng Giáo Hội có bổn phận khuyến cáo thế giới đặt suy tư và hành động tài chánh kinh tế của mình trên một nền tảng siêu nhiên. ĐTC gọi bổn phận này là „sứ mạng Chân lý“ (Missio Veritatis, CiV 9). Tuyên xưng đức tin không phải chỉ để cứu linh hồn mà cũng là để cứu rỗi nhân loại ngay cả trong phần đời. Lý trí và luân lý tự nhiên không đủ để tạo thành những định chế kinh tế xã hội xứng đáng với nhân vị và phù hợp với giá trị con ngừoi cao cả hơn tất cả mọi vật mọi loài trong vũ trụ vì được tạo ra giống hình ảnh Thiên Chúa.
ĐTC nhắc lại một số nhận định của Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng) của Công Đồng Vaticano II. Khi phân tích về thân phận con người trong thế giới ngày nay Hiến chế vạch rõ những đổi thay sâu sắc đang lan rộng khắp hòan cầu nguợc lại với nhân vị con người, đặc biệt là những biến đổi xã hội và văn hóa đang xâm nhập cả đời sống tôn giáo. Khủng hoảng dồn dập, chênh lệch giàu nghèo, nạn đói, nạn mù chữ, sự xuất hiện những chế độ nô lệ mới về mặt xã hội cũng như tâm lý … Trong lúc đó thì người ta lại không lo tới sự phát triển tinh thần tương xứng và không nhận chân được những giá trị trường cữu để tạo ra một tổ chức trần thế hòan hảo hơn
ĐTC khuyến cáo chúng ta thể hiện Tình Yêu đối với gia đình nhân loại bằng cách dốc lòng phục vụ con người và phục vụ công ích, xem việc canh tân xã hội loài nguời cũng là một cách thực hành sứ mạng cứu rỗi. Trong tinh thần đó, lấy ánh sáng Phúc Âm mà soi dẫn tư tưởng và hành động nhằm thiết lập một trật tự chính trị, xã hội và kinh tế để phục vụ con người đắc lực hơn, giúp mỗi cá nhân, mỗi tập thể ý thức phẩm giá của mình để nỗ lực thăng hoa đời sống về cả hai mặt vật chất và tâm linh. Có thế mới thực hiện được tình huynh đệ, mới làm cho các hoạt động kinh tế xã hội đạt được kết quả thực sự nhân bản. Phát triển cần chú trọng đến việc chiến thắng đói nghèo, bệnh tật và mù chữ. Sinh hoạt kinh tế phải đặt trên nguyên tắc bình đẳng giữa các cá nhân và giữa các dân tộc, nhằm tạo thành những cộng đồng văn minh thấm nhuần tinh thần liên đới, thực hiện nền dân chủ trong tự do và hòa bình.(CiV 20-21)
b) Thách thức tòan cầu hóa.
ĐTC nhắc lại lời GH Gioan Phao lô II là hiện tượng toàn cầu hóa tự nó không phải tốt hấy xấu. Tiêu cực hay tích cực chỉ là do quan niệm về giá trị và nhân vị của con người và cách thực hiện tòan cầu hóa như thế nào. Tòan cầu hóa phải được lệ thuộc vào sự phát triển toàn vẹn và đích thực. Sự lệ thuộc lẫn nhau và lệ thuộc vào những họat động hỗ tương có nhiều khía cạnh tích cực và có thể đẩy mạnh phát triển, miễn là phải đề cao tinh thần liên đới, chiến thắng lòng vị kỷ cá nhân và quốc gia.
Tòan cầu hóa phải được thực hiện dưới ánh sáng của chân lý và tuân theo những tiêu chuẩn luân lý bảo đảm cho việc hòan thành một nhân lọai hợp nhất với sứ mạng tiến tới trên đường hoàn thiện. Giáo hội có trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng nhân lọai nền tảng chân lý khả dĩ giải quyết những điểm tiêu cực, hóa giải nguy cơ đi lạc hướng của tòan cầu hóa. Người tín hữu Kitô được thấm nhuần Tình yêu và Chân lý của Phúc âm có trọng trách góp phần tích cực vào việc làm cho tòan cầu hóa thực hiện chương trình của Thiên Chúa, làm cho các dân tộc trên toàn cầu qui về một mối, trở thành một gia đình duy nhất. Đìều này mới nghe qua có vẻ không tưởng nhưng xét cho cùng thì chỉ là một hệ luận hòan tòan lo-gic, nếu tin rằng tất cả mọi người là con của một Chúa Cha.
c) Tương quan giữa phát triển và tình yêu
„Tình yêu trong Chân lý“ là động lực thúc đẩy xã hội phát triển tòan vẹn trong mọi khía cạnh nhân bản. ĐTC Biển Đức khẳng định cần phải cho sự tòan cầu hóa một chiều hướng siêu hình mà Ngài gọi là văn hóa tình yêu (« cultus amoris », „civiltà dell'amore“ CiV 33) mà hạt giống đã được Thiên Chúa gieo vào thửa đất của mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa. Bản chất văn hóa tình yêu là tinh thần liên đới, ý thức cộng đồng, sẵn sàng chia sẻ và phục vụ công ich. Phải phát huy „văn hóa tình yêu“ thì sự tòan cầu hóa mới đưa đến phát triển tòan diện mà Đức Paul VI đã truyền bá trong Populorum Progressio năm 1967 (CiV 33). Thông điệp này là văn kiện quan trọng nhất trong tòan bộ giáo huấn xã hội của Giáo hội về vấn đề phát triển tòan diện và đã được các ĐGH kế tiếp tuyên dương và khai triển. Đặc biệt là Đức Gioan Phaolô II đã ban hành Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Ưu tư về vấn đề xã hội) năm 1987 nhân ngày kỷ niệm nhị thập chu niên Populorum Progressio. Đức Gioan Phaolô II tuyên bố: Truyền thống của Giáo hội luôn tôn trọng và phát huy nhân vị, do đó luôn lưu tâm đến sự phát triển đích thực và tòan diện của con người. Đến lượt ĐTC Biển Đức cũng muốn ban hành Thông điệp Caritas in Veritate vào năm 2007 để kỷ niệm tứ thập chu niên Populorum Progressio nhưng sau đó đã hõan lại đến 2009 vì những lý do nêu trên.
Theo GH Biển-Đức, Thông điệp năm 1967 của Đức Phaolô VI chứa đựng giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại ấy và cũng quan trọng không kém gì Rerum Novarum đối với thời đại ĐGH Leô XIII. Vì thế Ngà i gọi Populorum Progressio là Rerum Novarum của thời hiện đại. (Lm. Thomas William LC, giáo sư chuyên về học thuyết xã hội công giáo cho rằng việc ĐGH Biển Đức gọi Populorum Progressio của Giáo Hòang Phao-Lô VI là Rerum Novarum của thời hiện đại chỉ đúng một phần. Theo tôi thì nhận định của ĐGH Biển Đức về Populorum Progressio hòan tòan đúng, vì “như Giáo hòang Lê-ô XIII, ĐGH Phao-Lô VI đã đem ánh sáng Phúc Âm chiếu dọi vào những vấn đề xã hội của thời đó” (CiV 16). Giáo Hòang Phao-Lô VI đã dựa vào Phúc Âm đề ra những nguyên tắc chỉ đạo và lập luận tổng qúat về vấn đề phát triển tòan diện, chúng vẫn còn giữ nguyên tính thời sự cho đến ngày nay. ĐGH Biển Đức đã dành nguyên chương đầu của CiV tóm lược và khai triển Populorum Progressio và khẳng định rằng Đức Phao-Lô VI để lại cho chúng ta 2 nguyên tắc bất biến: Một là tất cả mọi họat động truyền giáo, mục vụ và bác ái của Giáo Hội đều qui về một điểm, đó là hỗ trợ sự phát triển tòan diện của nhân loại. Hai là sự phát triển đích thực của con nguời phải được đặt trên nền tảng nhân vị của mỗi người. Mỗi người được ơn gọi hòan thành phát triển tòan diện cho chính mình và góp phần vào việc phát triển nhân lọai. Noi gương Đức Phao-Lô VI, GH Biển Đức cũng lấy ánh sáng Phúc Âm - Tình Yêu và Chân Lý - làm linh dược chữa lành những căn bệnh của thời nay. Mặc dầu hòan cảnh mỗi thời mỗi khác và mỗi thời lại xuất hiện nhiều vấn nạn mới, ví dụ thời GH Phao-Lô VI tòan cầu hóa ngày càng bành trướng còn thời Lê-ô XIII chưa có hiện tượng này, nên giáo huấn của Ngài chưa đề cập đến. Vì thế, tuy hòan cảnh cụ thể mỗi thời mỗi khác, nhưng vẫn có thể áp dụng danh hiệu “Rerum Novarum của thời đại mới” không những cho Thông điệp của GH Phao-Lô VI mà cả cho Thông điệp CiV của GH Biển Đức).
Niềm xác tín của Đức Phao-Lô VI là chỉ có Tình Yêu mới bảo đảm cho công tác xã hội được đúng đắn và xứng đáng với nhân phẩm. Phải được Tình yêu hướng dẫn người ta mới có thể khám phá được các nguyên nhân sâu xa của nghèo đói, của bất công và tìm ra những phương cách chữa trị.
Phát triển tòan diện đòi hỏi phải đánh giá đúng mức giá trị lao động của con người dưới ánh sáng của Tình Yêu. Giáo huấn xã hội Công giáo đả kích quan niệm vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản quá khich xem lao động của con người như một thứ hàng hóa trên thị trường và lạm dụng thị trường này để vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao động (ví dụ chuyển cơ sở sản xuất đến những vùng có thể mua được món hàng lao động với giả rẻ hơn hoặc lợi dụng thế mạnh trên thị trường để bắt người lao động phải chấp nhận mức lương không đủ nuôi sống mình và gia đình). ĐGH Biển Đức nhắc lại yêu cầu của Rerum Novarum là phải thành lập nghiệp đòan và hỗ trợ cơ quan này trong công tác tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Phúc lợi của xã hội được tạo thành bởi sự hợp tác của lao động và tư bản, của công nhân và chủ nhân. Vi thế lợi nhuận phải phân phối công bằng cho cả đôi bên. Công bằng là ngưỡng cửa phải bước qua trước mới đến được Tình Yêu. Theo lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI Công lý là “tiêu chuẩn tối thiểu” của bác ái (CiV 6).
ĐTC Biển Đức phê phán sự phát triển không đồng đều trên thế giới: “Thông điệp Populorum Progressio đã đựoc ban bố trên 40 năm nay, nhưng vấn đề phát trỉển chẳng những chưa được giải quyết thỏa đáng mà còn gặp nhiều trở ngại lớn hơn do khủng hỏang kinh tế và tài chánh hiện tại. ” (CiV 33). Trong khi một số vùng trước kia nghèo giờ đây đã phát triển thì vẫn còn những vùng khác chưa thóat khỏi cảnh nghèo mà có khi lại còn túng quẫn hơn. Trở ngại của phát triển đồng đều là sự ích kỷ của các nước giàu đối xử bất công với các nước nghèo trên thương trường. Và tệ đoan này ngày càng bành trướng theo sự bành trướng của tòan cầu hóa. Ngòai ra việc giải phóng các nước thuộc địa tuy là điều tốt nhưng nhiều khi đã được thực hiện với nhiều hiệu qủa tiêu cực một phần do những hình thức thực dân mới cọng với tình trạng lệ thuộc vào những ngọai bang giàu mạnh cũ cũng như mới, một phần là do sự vô trách nhiệm của các nhà lãnh đạo những nước đã dành được độc lập.
Theo ĐTC không thể có phát triển tòan diện nếu không tôn trọng, không sẵn sàng đón nhận và bảo vệ sự sống. Qui chiếu Thông điệp Humanae Vitae của Đức Phao-Lô VI, ĐTC Biển Đức nhấn mạnh rằng việc bảo vệ sự sống phải được nhìn dưới ánh sáng của một quan niệm tòan diện về con người và về sứ mạng của con người, không những trong chiều kích tự nhiên mà cả trong chiều kích siêu nhiên. Đặc biệt là tình dục trong đời sống vợ chồng phải kết hợp hai yếu tố: cho nhau hạnh phúc và truyền đạt sự sống. “Nền tảng của một xã hội sẽ bị lung lay tận gốc rễ khi người ta một đàng đề cao những giá trị như phẩm giá con người, công lý và hòa bình, nhưng đàng khác, lại tự mâu thuẫn khi chấp nhận hay dung túng những hình thức khinh rẻ và chà đạp sự sống của con người, nhất là sự sống của những người yếu đuối hay bị hất ra ngòai xã hội” (CiV 15).
ĐTC lên án những hành vi phản lại sự sống đang bành trướng hiện nay như áp đặt chính sách dân số bất nhân, thụ thai nhân tạo, phá thai, dùng phôi người cho việc nghiên cứu, tự quyết về mạng sống và ngày giờ sống chết của mình... Phát minh khoa học hiện đại khiến cho những hành vi vừa kể được dễ dàng và được đánh giá là „tiến bộ“, nhưng chúng chỉ là phương tiện của “nền văn hóa sự chết“ («mortis culturae ») (CiV 75).
Sự gia tăng dân số không phải là nguyên nhân chính làm ngưng trệ phát triển kinh tế, như nhiều người lầm tưởng. Nhiều nước đã đạt được phát triển mặc dầu dân số gia tăng nhờ vào tỉ số hài nhi tử vong giảm thiểu và tuổi thọ trung bình gia tăng. Ngược lại tại nhiều vùng khác mặc dầu dân số giảm thiểu vì tỷ lệ sinh sản đang xuống dốc một cách đáng ngại thì lại có nhiều triệu chứng khủng hoảng (CiV 44). Một giáo sư kinh tế tại Ðại học Công giáo Milano, Bắc Ý, ông Tedeschi, ca tụng ĐTC Biển Đức là người duy nhứt cho thấy có một liên hệ chặt chẽ giữa sự sút giảm mức sinh sản tại những nước công nghiệp tiên tiến và cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Tại nhiều nước, nhất là những nước đã phát triển, luật pháp bài trừ sự sống rất phổ biến và ảnh hưởng lớn trên tập quán và đời sống thực tế, góp phần tạo thành não trạng chống sinh sản mà người ta tìm cách truyền bá ra cả nước ngòai, vì xem đó là một tiến bộ văn hóa. ĐTC Biển Đức nhận định: “Sẵn sàng đón nhận sự sống là rường cột của sự phát triển đích thực. Xã hội nào chủ trương chối bỏ hay kìm hãm sự sống thì sớm muộn gì cũng sẽ không còn tìm được động lực và năng lực cần thiết để dấn thân phục vụ hạnh phúc đích thực của con người“ (CiV 28).
Chủ đề phát triển của Thông điệp được ĐTC Biển Đức diễn giải bình luận với những tư tưởng vô cùng súc tích và phong phú. Không những Ngài đã đào sâu nền tảng thần học, triết học của vấn đề mà còn tiến sâu vào các ngõ ngách thực tế cụ thể trong các lãnh vực chính tri, kinh tế, xã hội, để mở ra những chân trời mới, những hướng đi phù hợp với nhân phẩm và xứng đáng với con ngừơi đã được tạo dựng giống hình ảnh Chúa. .. Phạm vị của bài này chỉ cho phép trình bày một cách sơ lược. Xin hẹn độc giả bài sau sẽ khai triển chủ đề phát triển của Thông điệp tường tận hơn.
III. Kết luận
Tình Yêu là động lực chính thúc đẩy sự phát triển đích thực của mỗi người và của nhân lọai (CvT 1). Phúc Âm cho ta biết động lực này xuất phát từ Chúa Giê-su là Tình Yêu và là Chân lý. Đó là niềm tin của chúng ta, tín đồ Kitô giáo.
Nhưng với những người không tin Chúa, không xem Phúc Âm là chân lý tuyệt đối và phổ quát mà ta lại đem chính Chúa và chân lý Phúc Âm ra để làm cơ sở biện luận cho cả những nhận định và đề nghị về chính trị, kinh tế, xã hội thì có thể thuyết phục họ được? Câu hỏi này đã có người trả lời là không và đã nghi ngờ tính thuyết phục của Thông điệp. Như Giáo Sư Hengsbach, linh mục Dòng Tên người Đức vốn là giáo sư về luân lý xã hội và kinh tế rất nổi tiếng với cả giới trí thức ngoài công giáo đã phê bình ít nhiều điểm mà ông cho là tiêu cực trong Thông điệp. Tuy LM cũng ca ngợi Đức Gíáo Hòang lên án chủ nghĩa tư bản quá khích và nhấn mạnh về việc mọi người phải có trách nhiệm luân lý và đóng góp vào việc xây dựng xã hội tốt đẹp. Nhưng theo LM lập luận của ĐTC không thuyết phục, nội dung của Thông điệp không được trình bày rõ ràng. Những vấn nạn của thị trường tài chánh chỉ được lướt qua một cách sơ sài thiếu sâu sắc, thiếu những hứơng dẫn và giải pháp cụ thể. Chỉ có những nhà thần học Kitô giáo và những người thực sự tin vào Chúa Giêsu mới hiểu được và tin được Chân lý Phúc âm dưới ngòi bút của ĐGH. Còn đối với người ngoài mà ngài nói là muốn đối thoại thì Thông điệp đã không thành công.
Nhận xét của LM Hengsbach có thể được chia sẻ bởi những ai chỉ đọc lướt qua Thông điệp một cách hời hợt. Nếu đọc kỹ Thông điệp sẽ thấy phê bình của LM Hengsbach không những quá đáng mà còn vô căn cứ. Có lẽ vì sự thúc bách phải trả lời phỏng vấn của báo chí ngay khi vừa công bố Thông điệp nên LM chưa có thì giờ đọc kỹ. Còn đại đa số những bài bình luận xuất hỉện trên truyền thông ngay sau ngày Thông điệp ra mắt và thời gian sau đó đều thán phục GH Biển Đức và ca tụng Thông điệp là một văn kiện rất có giá trị và sẽ gây nhiều ảnh hưởng tích cực trong nỗ lực giải quyết khủng hỏang hiện nay. Thậm chí Giáo sư Tedeschi (đã đuợc nhắc đến ở trên) còn cho rằng ĐGH đáng được trao giải Nobel Kinh tế (!).
ĐTC tuy dùng chân lý Phúc âm để biện luận vẫn có sức thuyết phục đối với cả những người không thừa nhận Phúc Âm, vì những luận cứ Ngài đưa ra có thể được xem là kim chỉ nam mà nhân loại hôm nay đang cần để bảo đảm cho các cuộc cải tổ chính trị kinh tế xã hội cũng như sự phát triển mà mọi người mong muốn được thực hiện theo chiều hướng tốt nhất.
Việc ĐTC tuyên xưng đức tin lúc bàn về phát triển không nhằm mục đích thuyết phục lôi cuốn người ta tin vào Chúa và gia nhập Giáo Hội, mà chỉ cống hiến những liều thuốc rút ra từ đức tin để cải thiện và hòan thiện đời sống thực tế. Không một triết thuyết hay một nền thần học nào ngòai Kitô giáo có một hình ảnh tốt đẹp và cao trọng về con người và từ hình ảnh đó rút ra những hệ luận hiệu quả nhất cho sự phát triển của mỗi người và của nhân loại. Ánh sáng Phúc Âm đem lại kết quả tốt, nâng cao giá trị và thăng hoa đời sống và giúp tránh được những cạm bẫy, những vực sâu thì cho dầu không châp nhận hay còn xa lạ với nền tảng Phúc Âm cũng có thể xử dụng những hoa trái của Phúc Âm đem áp dụng vào quyền lợi thế tục của con người. Ngoài việc mời gọi xử dụng những hệ luận thực hành của lý tưởng Phúc Âm ĐTC còn vạch trần những tai hại mà chủ nghĩa duy vật và chủ trương hưởng thụ ích kỷ gây ra cho kinh tế và cho đời sống.
Nói đến hoa trái Phúc Âm cần nhắc lại một sự kiện lịch sử: Mặc dầu Tây phương đã thế tục hóa và ảnh hưởng Thiên Chúa giáo ngày càng giảm bớt, công luận vẫn thừa nhận rằng tinh thần nhân bản của Văn hóa Tây phương là hoa trái của tôn giáo này. Chẳng hạn câu „Nhân phẩm con người là bất khả xâm phạm và phải được tất cả mọi quyền lực quốc gia tôn trọng và bảo vệ“ trong điều 1, 1 Hiến pháp Cộng Hòa Liên Bang Đức là một trong vô số ví dụ cho thấy hình ảnh con người căn cứ vào Kinh Thánh của Do Thái/Kitô giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trên nền văn minh Tây phương.
Để tìm ra thuốc chữa sự thóai hóa luân lý và suy đồi nhân bản tại Tây phương do thế tục hóa mang lại, người ta, cả những người vô tín, đang đề cao những giá trị như công bằng, bình đẳng trứớc pháp luật, nhân quyền, liên đới, lòng nhân đạo. .. là những giá trị xuất phát từ niềm tin Thiên Chúa giáo. Dòng chảy của Thiên Chúa giáo qua hai ngàn năm lịch sử đã để lại cho nên văn hóa Tây phương hàng hàng lớp lớp phù sa chở nặng nhiều giá trị nhân bản mà Tây phương tự hào và đang được cả thế giới văn minh thừa nhận. Các công ước của Liên Hiệp Quốc và hiến pháp hiện đại của các nước Tây phương đầy dẫy dấu vết của những phù sa giá trị đó. Những nhà sử học và xã hội học khách quan không thể phủ nhận Kitô giáo là nguồn sản xuất và là định chế cống hiến nền tảng nhân bản cho văn hóa nhân loại. Giáo hội Công giáo có sứ mạng chỉ đường dầu không tự gán cho mình trọng trách và khả năng giải quyết những vấn đề chính trị và xã hội trong thực tế.
Tuần báo „Die Zeit“ - một trong những tuần báo lớn nhất nước Đức với cựu thủ tướng Đức Helmut Schmitt làm đồng chủ nhiệm - số 45 ra ngày 29.10.2009 có một bài nói về cuốn sách „Một thời đại thế tục hóa“ mới xuất bản của nhà văn lão thành Gia-Nã-Đại Charles Taylor. Tác giả cuốn sách dày hơn một ngàn trang này đã chứng minh thuyết phục rằng dầu thế tục hóa đến mấy nền văn minh Tây phương vẫn không chối bỏ được nguồn gốc Do Thái/Kitô giáo của mình.
Các danh từ „Tình Yêu“, Chân Lý, Phát triển, v. v. vốn không mới lạ gì và không phải chờ đến Thông điệp chúng ta mới được biết đến mà trước đó nghe đã nhàm tai, từ lập luận chân thành của những người thiện tâm đến chiêu bài giả dối của những kẻ họat đầu chính trị dùng làm mánh khóe để dành quyền lực. Nhưng Thông điệp đã chiếu lên những phạm trù quen thuộc ấy một luồng ánh sáng mới, khiến những điều mình đã nghe đã biết từ lâu bỗng ngời tỏa lên, kiến thức của mình được sung mãn thêm. Một cánh cửa vừa được mở ra và sau cánh cửa có một người cha, một vị thầy đang chờ sẵn để đưa mình đến những chân trời mới lạ.
Thông điệp đã làm nổi bật mối tương quan mật thiết giữa một phía là phát triển, phía kia là Tình Yêu và Chân Lý và đã cho chúng ta thấy chỉ có Tình Yêu và Chân Lý được định nghĩa theo giáo lý của đạo Thiên Chúa đặc biệt là học thuyết xã hội công giáo mới bảo đảm được phát triển tòan diện của mỗi người và của cả lòai người khi mà việc tòan cầu hóa dầu muốn dầu không cũng đang được nhanh chóng thực hiện.
Xin được kết thúc bài này bằng một câu hỏi thực hành. Vấn đề phát triển là vấn đề to lớn và là trách vụ của các nhà lãnh đạo, các chính trị gia và xã hội học trong lãnh vực công cọng. Còn đối với cá nhân chúng ta trong hòan cảnh riêng tư, trong vị thế nhỏ bé của mình, Thông điệp cho ta bài học nào và giao phó cho ta trách nhiệm nào trong vấn đề phát triển? Thông điệp cho ta thấy rõ phát triển là một thiên chức, một lời mời gọi được gửi đến từng cá nhân mà điểm then chốt của thiên chức ấy là tình yêu. Mọi người có trách nhiệm đáp lại lời mời gọi đó. Công Đồng Vatican II đã minh định không phải chỉ riêng hàng giáo phẩm mà chính giáo dân cũng có ơn gọi, cũng được Chúa mời gọi vừa cố gắng đạt được phát triển tòan diện cho chính mình vừa làm chứng tá cho Chúa, đem Tình yêu và Chân lý đến cho mọi người. Thông điệp CiV đã cho chúng ta thấy rằng rao truyền và làm chứng tá cho Tình yêu và Chân lý là đáp lại lời mời gọi cộng tác vào sự phát triển toàn diện của nhân loại.
Nếu phát triển không được thực hiện theo ánh sáng Phúc Âm thì sự toàn cầu hóa, theo lời ĐTC, chỉ làm cho mọi người, mọi nước trở thành láng giềng, nhưng chưa trở thành huynh đệ trong một gia đình. Muốn đạt được giấc mơ gia đình nhân loại thì phải nhấn mạnh chiều hướng siêu hình của sự phát triển, mọi người và mọi dân tộc phải đáp lại lời mời gọi của Chúa liên kết với nhau trong tinh thần trách nhiệm và liên đới của anh em một nhà. Hòai bão xây dựng Gia đình nhân lọai đã từng được nói đến trong phương châm « Tứ hải giai huynh đệ ». Nhưng đó chỉ là một kiểu nói nghe cho vui tai mà không ai tin là nên và có thể thực hiện. Còn gia đình nhân loại của ĐTC là một gia đình trong đó mọi người, mọi dân tộc đều là huynh đệ vì là anh em của Chúa Giêsu, cùng cố gắng thi hành lý tưởng „Tình Yêu trong Sự Thật“, để được thực sự trở thành con cái của một Cha chung trên Trời.
của ĐGH BÊNÊĐICTÔ (BIỂN ĐỨC) XVI
(Bài trình bầy do Bùi Hạnh Nghi Dr. phil., Dr. jur., Đức quốc)
I. Dẫn nhập
Thông điệp của các Giáo Hòang thường được bắt đầu bằng một cụm từ La-tinh. Thông điệp thứ ba của ĐGH Biển Đức cũng không ra ngòai thông lệ này và được khởi đầu bằng cụm từ Caritas in Veritate (CiV). Nghĩa của 3 từ này ai cũng biết nhưng tưởng cũng nên nhắc lại để dễ theo dõi phần sau của bài này: Caritas là Tình yêu, Veritas là Sự Thật là Chân Lý. In là trong. Caritas in Veritate là Tình Yêu trong Chân Lý (trong Sự Thật).
Dịch Caritas là bác ái?
Thoạt tiên khi nghe danh từ Caritas chúng ta liên tưởng đến „bác ái“, đến lòng thương người, thương tha nhân, đồng bào, đồng lọai và những việc làm từ thiện của cá nhân hay của cơ quan như Caritas chẳng hạn. Và nhiều người đã vội dịch Caritas in Veritate là “Bác ái trong Sự Thật”. Nhưng „bác ái“ chỉ diễn tả được cảm xúc và việc làm giữa người với người mà không thâu tóm được tất cả mọi khía cạnh của từ La-tinh Caritas. Danh từ Caritas của Thông điệp không thu gọn trong nghĩa bác ái mà bao gồm cả Tình Yêu Chúa đối với ta và ta đối với Chúa và từ nguồn gốc này nảy sinh bác ái giữa người với nguời. Tình yêu đối với tha nhân là hậu quả của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và của tình yêu chúng ta đáp lại và cũng là thước đo thực chất tình yêu chúng ta dành cho chính Thiên Chúa (x. 1 Ga 4, 19-20). Dịch caritas là bác ái e rằng sẽ làm què quặt ý niệm bao quát của từ này trong Thông điệp. Chính ĐTC cũng nhấn mạnh trong phần dẫn nhập CiV rằng phải hiểu Caritas theo nghĩa của từ này trong Thông điệp Deus Caritas est (nên dịch Chúa là Bác Ái hay chỉ có thể dịch Chúa là Tình Yêu???) ngài ban bố năm 2005. Trong bản La-tinh của Thông điệp Caritas in Veritate (CiV) nhiều khi từ „Amor“ được dùng thay cho từ Caritas hoặc là được ghi thêm bên cạnh từ Caritas. Chỉ xin đan cừ vài ví dụ: „Amor – « caritas » – magna est vis. ..(CiV 1); Caritas amor est acceptus itemque donatus. .. Ad Dei amorem destinati, homines caritatis obiectum sunt facti. ..„ (CiV 5). Và bản dịch của các ngôn ngữ khác cũng dùng danh từ Liebe, Amour, Amor, Amore, Love. Vậy có lẽ chúng ta cũng không nên e ngại dịch Caritas là „Tình Yêu“ và chỉ dành từ „bác ái“ cho những câu những đọan trong Thông điệp nói về bác ái giữa nguời với ngừời như trong câu trích dẫn trên đây: „...homines caritatis obiectum sunt facti“.
Tựa đề đầy đủ của Thông điệp là "Thông điệp Caritas in Veritate của ĐTC Bênêđictô XVI về sự phát triển toàn diện của con người trong tình yêu và trong sự thật gửi các Giám mục, Linh mục, Phó tế, các Tu sĩ, các Tín hữu giáo dân và tất cả mọi người thiện tâm”.
Điều đáng chú ý là khác với hai Thông điệp trước đây của ĐTC Biển Đức chỉ được gởi đến các thành phần Dân Chúa, Thông điệp thứ ba này còn được nới rộng đến „tất cả mọi người thiện tâm“. Đây cũng là một truyền thống Thông điệp của các Giáo Hòang: khi nói về một đề tài tín lý, giáo lý hoặc mục vụ thì chỉ gởi đến các con cái của Giáo hội còn những Thông điệp xã hội với đề tài nhân sinh chính trị kinh tế xã hội tức là liên quan đến tòan thể nhân lọai thì các Thông điệp - ngọai trừ Thông điệp đầu tiên Rerum Novarum - còn được gửi thêm cho „những người thiện tâm“, chứng tỏ ý hướng muốn cống hiến cho tất cả mọi thành phần trong cũng như ngòai Giáo Hội những suy tư và hướng dẫn về một vấn đề liên quan đến tòan thể nhân lọai. Nội dung Thông điệp không chỉ thu gọn trong lãnh vực tín lý mục vụ của đạo Công Giáo mà được bao trùm lên vấn đề sinh tồn của mỗi người và của cả nhân loại, gồm cả hai khía cạnh đạo đời, vật chất và tâm linh. Trong ngữ cảnh Thông điệp người có thiện tâm được hiểu là người cảm thấy mình tha thiết và có trách nhiệm đối với sự phát triển của con người, là người có lương tâm và cố gắng sống theo các tiêu chuẩn và giá trị luân lý.
Thông điệp CiV được ĐTC ký ngày 29. tháng 6, 2009. Lúc đầu Ngài dự định công bố năm 2007 kỷ niệm tứ thập chu niên Thông điệp Populorum progressio (phát triển các dân tộc) của ĐGH Phao-Lô VI – nhưng Ngài đã hõan lại 2 năm, vì còn muốn đưa vào Thông điệp những quan sát và suy tư về nguyên nhân của cơn lốc tài chánh và kinh tế với những hậu quả tai hại cho công trình phát triển. Qua đó ĐTC Biển Đức thi hành huấn thị của Công Đồng Chung Vaticano II là quan sát, phân tích những dấu chỉ của thời đại và lấy ánh sáng Phúc âm mà soi dẫn. Và việc công bố Thông điệp một ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thượng đỉnh G8 tại Aquilà từ 8 đến 10 tháng 7 năm 2009 cũng là một sự sắp xếp thời gian rất có ý nghĩa.
Thông điệp CiV tiếp nối truyền thống học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, khởi đầu với Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) của Đức Giáo Hoàng Leô XIII ban hành năm 1891, với chủ đề „Vấn đề công nhân thợ thuyền“. Đức Leô XIII cho biết nguyên nhân khiến ngài ban hành Thông điệp này là sự thay đổi ồ ạt của cục diện kinh tế và xã hội thời đó với sự bành trướng của nền công nghệ và sự xuất hiện của nhiều phương thức sản xuất mới mẻ, sự biến thể của tương quan giữa tầng lớp chủ nhân và công nhân, tình trạng tài nguyên và vốn sản xuất tập trung vào tay một thiểu số giàu có, còn công nhân thì ngày càng nghèo đi, sự xung khắc giữa hai giai cấp này ngày càng gay go và đang được làm đề tài cho nhiều cuộc hội thảo và tranh luận. Trong hòan cảnh đó ĐGH Leô XIII ban bố Thông điệp Rerum Novarum nhằm đề ra một số nguyên tắc làm chỉ nam cho hành sử đúng đắn và hợp lý về vấn đề công nhân. Các Đức GH trước đó cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề kinh tế xã hội nhưng đây là lần đầu tiên vấn đề này, đặc biệt là vấn đề công nhân, đuợc làm đề tài cho nguyên một Thông điệp. Một điểm đặc biệt nữa là Thông điệp Tân Sự phản bác và lên án chủ nghĩa xã hội Mác-xít chủ trương xóa bỏ quyền tư hữu, công hữu hóa các phương tiện sản xuất và đấu tranh giai cấp.
Sau Rerum novarum của Đức Leô XIII từ năm 1891 đến nay các ĐGH đã lần lượt cho ra 8 Thông điệp và tông thư xã hội khác. Đó là
Quadragesimo anno (QA) của Đức Piô XI, năm 1931, kỷ niệm tứ thập chu niên Rerum Novarum;
Mater et Magistra (MM) của Đức Gioan XXIII, 1961;
Pacem in terris (PT) của Đức Gioan XXIII, 1963;
Populorum progressio (PP) của Đức Phao-Lô VI, 1967;
Octogesima adveniens (OA) Tông thư của Đức Phao-Lô VI, 1971, kỷ niệm bát thập chu niên Rerum Novarum;
Laborem exercens (LE) của Đức Gioan Phao-lô II, 1981;
Sollicitudo rei socialis (SRS) của Đức Gioan Phao-lô II, 1987, kỷ niệm nhị thập chu niên Populorum Progressio;
Centesimus annus (CA) của Đức Gioan Phao-lô II, 1991, kỷ niệm bách chu niên Rerum Novarum.
Trong các Thông điệp và tông thư vừa kể thì quan trọng nhất đối với chủ đề của Caritas in Veritate là Thông điệp của ĐGH Phaolô VI với đề mục “Phát triển các Dân Tộc” (Populorum Progressio), một văn kiện khai triển huấn thị Công Đồng Chung Vaticano II chủ trương công bình và bác ái trong nền kinh tế quốc gia và thế giới, nhấn mạnh về quyền của công nhân được có công ăn việc làm với các điều kiện làm việc xứng đáng và quyền lập nghiệp đoàn để tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của mình. ĐTC Biển Đức dành nguyên chương đầu của CiV cho Thông điệp Populorum Progressio vì không những Thông điệp này có cùng một chủ đề với CiV là „phát triển“ mà còn được ngài xem là Rerum Novarum của thời đại mới (CiV 8). Theo phương châm « ôn cố tri tân“ ĐGH Biển Đức trình bày tường tận nội dung của Populorum Progressio và đem áp dụng vào tình trạng kinh tế và xã hội trong thời đại mới. ĐTC ca tụng tầm nhìn xa rộng sâu sắc của Đức Phao-Lô VI về một nền kinh tế thị trường mẫu mực trong đó các dân tộc được đối xử công bằng đúng theo tinh thần Rerum Novarum của GH Leô XIII.
II. Những trọng điểm của Thông điệp CiV
Chỉ nhìn vào tiêu đề Thông điệp cũng đủ thấy văn kiện xoay quanh 3 trọng điểm then chốt: Tình Yêu, Chân Lý và Phát triển. Trước hết để có một cái nhìn tổng quát về Thông điệp và mục đích của ĐTC Biển Đức, xin dịch lại diễn từ của Ngài trong cuộc tiếp kiến chung một ngày sau khi Thông điệp ra mắt:
„Anh chị em yêu qúi,
Hôm qua Thông điệp mới của tôi Caritas in Veritate đã được công bố. Chủ đề của Thông điệp này là sự phát triển tòan diện của con người. Nhưng tôi không nhằm mục đích cống hiến cho công chúng những giải pháp kỹ thuật thực tiễn để giải quyết những vấn nạn kinh tế to lớn hiện nay. Những vấn đề quan trọng của xã hội chúng ta vượt lên trên bình diện của những họat động thông thường và phải được nhìn trong khung cảnh rộng lớn hơn. Vì vậy tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng sự phát triển tòan diện của mỗi người và của tòan thể nhân lọai chỉ được thành tựu trong Chúa Kitô và trong cuộc đồng hành của tất cả chúng ta mà điểm đến là Chúa Kitô. Động lực chính của chiều hướng phát triển này là Tình Yêu trong Chân Lý, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận Lô-gíc của sự trao tặng, sự dâng hiến nhưng không và lấy những nguyên tắc quan trọng sau đây làm kim chỉ nam cho việc tổ chức đời sống xã hội: Kính trọng sự sống của con người, bào tòan các quyền lợi và nghĩa vụ đích thực của con người, những người có trách nhiệm chính trị phài có đức độ, mọi nguời phải dốc lòng phục vụ công ích trên bình diện quốc gia cũng như tòan cầu, đặt nặng vấn đề đạo đức luân lý trong việc xử dụng kỹ thuật và truyền thông. Xã hội của chúng ta đang lâm bệnh, liều thuốc chữa phải được tìm ra trong sư suy tư nghiêm chính về ý nghĩa sâu xa của kinh tế, tài chánh và chính trị. Sự suy tư này phải đặt nền tảng trên chân lý về con người và trên mối liên hệ giữa mỗi người với đồng lọai. Con người không phải chỉ có thể xác mà còn có linh hồn, do đó sự phát triển tòan diện của con người phải bao gồm cả sự lớn mạnh của tinh thần. Các vấn đề xã hội của thời đại này đòi hỏi chúng ta phải lớn lên trong Công lý và Tình yêu và phải dấn thân cho tha nhân trong tinh thần thực hành đức tin. Trong những ngày này chúng ta hãy đặc biệt cầu nguyện cho những người gánh vác trách nhiệm lớn lao trong lãnh vực kinh tế và chính trị đang dự cuộc họp thượng đỉnh tại L’Aquilà, chúng ta hãy cầu nguyện cho công việc của họ đẩy mạnh sự phát triển tòan diện của các dân tộc trên thế giới.“
1) Ánh sáng Chân lý trên Tình Yêu
ĐTC Biển Đức đã lấy cụm từ Caritas in Veritate - Tình Yêu trong Chân Lý (trong Sự Thật) làm đầu đề cho Thông điệp. Chữ „trong“ ở đây phải được hiểu như thế nào? Theo nghĩa thông thường „trong sự thật“ nghĩa là không dối trá, không méo mó, không sai lệch. Nhưng chữ „trong“ của Thông điệp không đơn giản như vậy. Để giải thích, ĐTC cho biết: Tình yêu trong Sự Thật có nghĩa là Tình yêu được soi sáng, được hướng dẫn bởi ánh sáng của Chân Lý, mà dưới con mắt đức tin, Chân Lý đó là Phúc Âm, là chính Chúa Giêsu như Chúa đã nói: Ta là Đường, là Sự Thật.
ĐTC nhắc lại lời Thánh Phao-Lô nói về tương quan giữa Tình Yêu và Sự Thật trong thư gửi Giáo hữu thành Êphêsô (Eph. 4,15). Thánh Phao-Lô cũng dùng hai chữ Caritas và Veritas nhung sắp đặt hai từ này theo thứ tự „Veritas in Caritate“, Sự Thật trong Tình Yêu, có thể hiểu là “sự chân thành trong tình yêu “ (“wahrhaftig in der Liebe” theo bản dịch của Martin Luther). Cũng có thể dựa vào bản dịch Vulgata (veritatem autem facientes, “thực hiện“ Chân Lý) để hiểu rộng ra là sự rao truyền Chân Lý phải được soi dẫn bởi Tình Yêu, Chân Lý phải được thực hiện (facientes) trong tinh thần yêu thương thì mới có thể đi vào lòng người, mới được dễ dàng chấp nhận. ĐGH Biển Đức giải thích câu nói của Thánh Phao-Lô là phải nhờ vào Tình Yêu, phải nhìn với con mắt của Tình Yêu mới tìm ra và diễn tả được Chân Lý một cách thấu đáo. Nhưng ĐGH cũng muốn bổ túc thêm một khía cạnh khác là chính Tình Yêu cũng cần đựoc Chân Lý soi sáng. Phải nhờ vào sự hướng dẫn của Chân Lý chúng ta mới biệt đón nhận, mới hiểu đuợc và thực hiện được Tình Yêu. Một mặt, nhờ vào Tình Yêu, Chân Lý thu phục được lòng tin cậy và thêm sức thuyết phục khi đề cập đến các vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội (Veritas in Caritate của Thánh Phao-Lô), mặt khác, nhờ vào ánh sáng Chân Lý, Tình Yêu được sáng tỏ và hữu hiệu thêm (Caritas in Veritate của ĐTC Biển Đức ) (CiV 2). Nếu thực hiện đúng phương châm Tình Yêu trong Chân Lý sẽ nhận ra rằng các giá trị của Ki-Tô giáo rất hữu ích, rất cần thiết cho hòai bão xây dựng một xã hội tốt đẹp lành mạnh bảo đảm sự phát triển tòan diện cho con người và cho nhân lọai (CiV 4).
Tình Yêu phải được Chân Lý soi sáng mới đạt được ý nghĩa đích thực và giá trị của nó. Chân Lý phát xuất từ 2 nguồn là lý trí tự nhiên và Đức Tin. Nếu Tình Yêu chỉ được giới hạn vào những cảm tình tự nhiên tuy tốt đẹp, tuy hữu ích cho cuộc sống chung trong gia đình, trong xã hội, nhưng nếu không ở trong Chân Lý Đức Tin thì tình yêu không thể làm nền tảng cho sự phát triển đích thực, tạo thành một xã hội xứng với phẩm giá con người.
2) Tình yêu: Mến Chúa Yêu Người
Như trên đã nói, Caritas là Tình Yêu, là một sức mạnh lớn lao („magna est vis“) (CiV 1) phát nguồn từ Thiên Chúa. Trong trang đầu của Thông điệp „Deus Caritas est“ (Chúa là Tình Yêu) ĐTC trích dẫn hai câu từ Cựu Ước: „Hỡi Israel, hãy yêu Chúa hết sức mình với tất cả tâm hồn“ (Sách Đệ Nhị Luật [Deuteronomium] 6, 4-5). Và « Hãy yêu người như yêu mình.»(Sách Lê-Vi [Levitikus] 19,18) Hai câu trên nằm trong hai tác phẩm khác nhau của Cựu Ước được Chúa Giêsu kết hợp thành một điều luật duy nhất là „mến Chúa yêu người“ và khẳng định rằng tòan bộ lề luật được thu gồm vào điều duy nhất đó (CiV 1). Cũng trong phần Dẫn Nhập ĐTC đề ra một số nguyên tắc thiết yếu về Tình Yêu đại để như sau:
- Tình Yêu là con đường chính yếu của học thuyết xã hội Công giáo.
- Tình Yêu là ân huệ, được ban phát và đón nhận từ Thiên Chúa qua Chúa Giê-Su. Nhân ân huệ đó, chúng ta phải lấy tình yêu mà đáp lại, đó là mến Chúa, và tình yêu nhận được phải chia sẻ, đó là bác ái, là thương người.
- Tình Yêu phải được Chân Lý soi sáng mới đạt được ý nghĩa đích thực và giá trị của nó.
- Tình Yêu trong Sự Thật là nguyên tắc hướng dẫn các họat động luân lý mà trong hòan cảnh tòan cầu hóa phải qui tụ vào hai điểm chính, đó là thực hiện công bằng và phục vụ công ích. Công bằng được thực hiện khi mọi người và mọi dân tộc được nhận, được hưởng những điều thuộc về mình, những gì là của mình. Tình Yêu cao qúi hơn công bằng, vì thực hiện công bằng chỉ là cho tha nhân có được những của cải những quyền lợi đương nhiên là của họ còn Tình Yêu lại thúc đẩy chúng ta phải tự động trao tặng tha nhân những điều vốn là của chúng ta, trao tặng nhưng không, không tính tóan vị kỷ, không chờ đợi hoặc đòi hỏi người nhận phải đền đáp, trao tặng trong tinh thần bác ái và trong ý thức liên đới cộng đồng (CiV 5).
Tình Yêu đến từ Thiên Chúa là một ân huệ, không phải vì chúng ta xứng đáng hay có công trạng gì mà là một ân huệ nhưng không. Chúng ta không những chỉ phải đáp lại mà còn phải trở thành dụng cụ của ân huệ đó để quảng bá Tình Yêu của Thiên Chúa và đan dệt mạng lưới tình yêu giữa người với người, áp dụng Tình Yêu trong Chân Lý vào các mối liên hệ xã hội (CiV 5). Đó là liên hệ mật thiết giữa Tình yêu Chúa và bác ái. Bác ái là cách đáp lại Tình yêu của Chúa. Vì yêu Chúa nên phải yêu người, và yêu người là phải làm người mình yêu được hạnh phúc, được triển nở viên mãn, „phát triển toàn diện“. Tình yêu không chỉ được giải thích như một phạm trù thần học mà được dùng làm nền tảng cho giáo huấn xã hội.
Danh từ tình yêu được dùng để chỉ nhiều tình cảm tốt đẹp khác nhau: yêu vợ, yêu chồng, yêu cha mẹ, con cháu, yêu quê hương, yêu nghệ thuật, yêu công việc. Tình yêu, nhất là tình yêu nam nữ, cho ta nếm trứớc niềm hoan lạc vĩnh cữu trong Chúa sau này. Nhưng tình yêu cũng có thể bị làm hư hỏng: nếu giới hạn tình yêu vào việc thỏa mãn lạc thú nhục dục thì đã làm què quặt tình yêu và chỉ còn là một tình yêu bịnh hoạn, bị thúc đẩy bởi một động lực duy nhất là ích kỷ, xem con người như một thứ hàng hóa có thể mua bán đổi chác được. Tình yêu đích thực phải lướt thắng được vị kỷ, phải biết hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc. Và đặc tính của tình yêu đích thực là suốt đời chỉ có duy nhất một đối tượng: Chỉ yêu duy nhất một Chúa và chỉ có duy nhất một vợ một chồng, hôm nay và mãi mãi.
Yêu Chúa và bác ái là hai khía cạnh của một thực thể. ĐTC mượn ngụ ngôn người Samarita để nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu bác ái không thu hẹp vào phạm vi một cộng đồng, một dân tộc mà tỏa rộng đến tất cả mọi thành phần của nhân loại. Đối tượng của bác ái Kitô giáo là bất cứ ai đang cần mình thương yêu giúp đỡ lúc này và nơi này, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, mầu da chủng tộc mà chỉ đặt ưu tiên vào những người nghèo hèn nhất, tồi tàn nhất mà Chúa Giêsu đã tự đồng hóa với họ. ĐTC đả kích lập luận của chủ nghĩa Mác xít cho rằng giới nghẻo khổ của nhân loại không cần bác ái mà chỉ cần công bằng vì bác ái là hành vi bố thí, nhằm mục đích làm yên tiếng lương tâm của giới giàu có để họ tiếp tục bóc lột và tuớc đọat quyền lợi của người nghèo.
Cơ cấu và hành vi bác ái của Giáo Hội phát xuất từ chí hướng làm chứng tá cho tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã muốn kết hợp nhân loại thành một gia đình duy nhất trong Chúa Kitô, Con Một của Ngài. Tất cả hoạt động của Giáo Hội được thâu tóm vào hai yếu tố: một là truyền bá và sống Tin Mừng bằng ngôn ngữ và qua các bí tích và hai là hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển tòan diện của mỗi người và của nhân loại.
3) Phát triển
Ngay trong lời đầu tiên của phần Dẫn Nhập CiV, ĐTC nêu rõ tương quan giữa Tình Yêu và sự phát triển và tóm lược bàng một câu ngắn gọn chủ đề của Thông điệp mà Ngài sẽ khai triển trên 160 trang sách: „Tình Yêu trong Sự Thật mà Chúa Giêsu đã lấy cuộc đời mình, lấy cái chết và sự sống lại để làm chứng là động lực chủ yếu để đạt được phát triển đích thực cho mỗi người và toàn thể nhân loại”.
Thông điệp CiV gồm 6 chương:
- Chương 1 Sứ điệp của Thông điệp Populorum Progressio “Sự Phát triển của các Dân tộc”;
- Chương 2: Sự phát triển của con người trong thời đại chúng ta;
- Chương 3: Tình huynh đệ, phát triển kinh tế và xã hội dân sự;
- Chương 4: Phát triển các dân tộc, quyền lợi và nghĩa vụ, môi sinh;
- Chương 5: Sự hợp tác của gia đình nhân loại;
- Chương 6: Sự phát triển các dân tộc và kỹ thuật.
Chỉ đọc lướt qua tiêu đề của các chương cũng đủ thấy vấn đề phát triển là trọng điểm then chốt của Thông điệp. Phát triển phải được hiểu như thế nào mới gọi được là phát triển toàn diện và phát triển toàn diện có tương quan nào, liên hệ nào với Tinh Yêu và Chân Lý?
a) Phát triển tòan diện
ĐTC không ngại nhắc đi nhắc lại rằng phát triển đich thực phải là phát triển tòan diện. Phát triển là mối quan tâm của tất cả các quốc gia nhưng đa số đều chỉ chú trọng vào khía cạnh kinh tế (với những khẩu hiệu, những chiêu bài „dân giàu nước mạnh“, „dân tộc phú cường“ …) mà lãng quên hay ít chú trọng đến sự phát triển về mọi mặt của mỗi người. Ngay cả khi nhấn mạnh về việc phát triển những lãnh vực ngoài kinh tế như giáo dục, văn hóa v. v. thì cũng chỉ xem chúng như những dụng cụ, những phương tiện giúp cho phát triển kinh tế. Sự bành trướng của phát minh kỹ thuật đã mang lại cho phát triển kinh tế những bước nhảy vọt. ĐTC xem kỹ thuật là phương tiện giúp con người thêm tự chủ và tự do. Nhưng Ngài cũng khuyến cáo không nên khóan trằng mục tiêu phát triển cho kỹ thuật, xem tiến bộ kỹ thuật là điều kiện cần và đủ để bảo đảm phát triển tòan diện. Chủ nghĩa vị kỹ thuật phát sinh từ một quan niệm phi nhân bản. Ngoài lợi ích kỹ thuật còn phải quan tâm đến phúc lợi thiêng liêng và phát triển tinh thần của con người vừa có hồn vừa có xác.
Phát triển toàn diện bao gồm nhiều yếu tố nhưng có thể thâu tóm vào ba lãnh vực chính: phát triển vật chất, phát triển tinh thần (trí tuệ, kiến thức, luân lý, đạo đức, trách nhiệm, ý thức cộng đồng, tinh thần xã hội. ..) và phát triển tâm linh theo chiều kích siêu nhiên.
Theo ĐTC Biển Đức chiều kích siêu nhiên bảo đảm cho phát triển đi đúng hướng và đạt được hiệu quả. Giáo Hội không thể và không muốn thay thế chính quyền, các chính trị và kinh tế gia để giải quyết những khó khăn tài chánh kinh tế. Nhưng Giáo Hội có bổn phận khuyến cáo thế giới đặt suy tư và hành động tài chánh kinh tế của mình trên một nền tảng siêu nhiên. ĐTC gọi bổn phận này là „sứ mạng Chân lý“ (Missio Veritatis, CiV 9). Tuyên xưng đức tin không phải chỉ để cứu linh hồn mà cũng là để cứu rỗi nhân loại ngay cả trong phần đời. Lý trí và luân lý tự nhiên không đủ để tạo thành những định chế kinh tế xã hội xứng đáng với nhân vị và phù hợp với giá trị con ngừoi cao cả hơn tất cả mọi vật mọi loài trong vũ trụ vì được tạo ra giống hình ảnh Thiên Chúa.
ĐTC nhắc lại một số nhận định của Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng) của Công Đồng Vaticano II. Khi phân tích về thân phận con người trong thế giới ngày nay Hiến chế vạch rõ những đổi thay sâu sắc đang lan rộng khắp hòan cầu nguợc lại với nhân vị con người, đặc biệt là những biến đổi xã hội và văn hóa đang xâm nhập cả đời sống tôn giáo. Khủng hoảng dồn dập, chênh lệch giàu nghèo, nạn đói, nạn mù chữ, sự xuất hiện những chế độ nô lệ mới về mặt xã hội cũng như tâm lý … Trong lúc đó thì người ta lại không lo tới sự phát triển tinh thần tương xứng và không nhận chân được những giá trị trường cữu để tạo ra một tổ chức trần thế hòan hảo hơn
ĐTC khuyến cáo chúng ta thể hiện Tình Yêu đối với gia đình nhân loại bằng cách dốc lòng phục vụ con người và phục vụ công ích, xem việc canh tân xã hội loài nguời cũng là một cách thực hành sứ mạng cứu rỗi. Trong tinh thần đó, lấy ánh sáng Phúc Âm mà soi dẫn tư tưởng và hành động nhằm thiết lập một trật tự chính trị, xã hội và kinh tế để phục vụ con người đắc lực hơn, giúp mỗi cá nhân, mỗi tập thể ý thức phẩm giá của mình để nỗ lực thăng hoa đời sống về cả hai mặt vật chất và tâm linh. Có thế mới thực hiện được tình huynh đệ, mới làm cho các hoạt động kinh tế xã hội đạt được kết quả thực sự nhân bản. Phát triển cần chú trọng đến việc chiến thắng đói nghèo, bệnh tật và mù chữ. Sinh hoạt kinh tế phải đặt trên nguyên tắc bình đẳng giữa các cá nhân và giữa các dân tộc, nhằm tạo thành những cộng đồng văn minh thấm nhuần tinh thần liên đới, thực hiện nền dân chủ trong tự do và hòa bình.(CiV 20-21)
b) Thách thức tòan cầu hóa.
ĐTC nhắc lại lời GH Gioan Phao lô II là hiện tượng toàn cầu hóa tự nó không phải tốt hấy xấu. Tiêu cực hay tích cực chỉ là do quan niệm về giá trị và nhân vị của con người và cách thực hiện tòan cầu hóa như thế nào. Tòan cầu hóa phải được lệ thuộc vào sự phát triển toàn vẹn và đích thực. Sự lệ thuộc lẫn nhau và lệ thuộc vào những họat động hỗ tương có nhiều khía cạnh tích cực và có thể đẩy mạnh phát triển, miễn là phải đề cao tinh thần liên đới, chiến thắng lòng vị kỷ cá nhân và quốc gia.
Tòan cầu hóa phải được thực hiện dưới ánh sáng của chân lý và tuân theo những tiêu chuẩn luân lý bảo đảm cho việc hòan thành một nhân lọai hợp nhất với sứ mạng tiến tới trên đường hoàn thiện. Giáo hội có trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng nhân lọai nền tảng chân lý khả dĩ giải quyết những điểm tiêu cực, hóa giải nguy cơ đi lạc hướng của tòan cầu hóa. Người tín hữu Kitô được thấm nhuần Tình yêu và Chân lý của Phúc âm có trọng trách góp phần tích cực vào việc làm cho tòan cầu hóa thực hiện chương trình của Thiên Chúa, làm cho các dân tộc trên toàn cầu qui về một mối, trở thành một gia đình duy nhất. Đìều này mới nghe qua có vẻ không tưởng nhưng xét cho cùng thì chỉ là một hệ luận hòan tòan lo-gic, nếu tin rằng tất cả mọi người là con của một Chúa Cha.
c) Tương quan giữa phát triển và tình yêu
„Tình yêu trong Chân lý“ là động lực thúc đẩy xã hội phát triển tòan vẹn trong mọi khía cạnh nhân bản. ĐTC Biển Đức khẳng định cần phải cho sự tòan cầu hóa một chiều hướng siêu hình mà Ngài gọi là văn hóa tình yêu (« cultus amoris », „civiltà dell'amore“ CiV 33) mà hạt giống đã được Thiên Chúa gieo vào thửa đất của mỗi dân tộc và mỗi nền văn hóa. Bản chất văn hóa tình yêu là tinh thần liên đới, ý thức cộng đồng, sẵn sàng chia sẻ và phục vụ công ich. Phải phát huy „văn hóa tình yêu“ thì sự tòan cầu hóa mới đưa đến phát triển tòan diện mà Đức Paul VI đã truyền bá trong Populorum Progressio năm 1967 (CiV 33). Thông điệp này là văn kiện quan trọng nhất trong tòan bộ giáo huấn xã hội của Giáo hội về vấn đề phát triển tòan diện và đã được các ĐGH kế tiếp tuyên dương và khai triển. Đặc biệt là Đức Gioan Phaolô II đã ban hành Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Ưu tư về vấn đề xã hội) năm 1987 nhân ngày kỷ niệm nhị thập chu niên Populorum Progressio. Đức Gioan Phaolô II tuyên bố: Truyền thống của Giáo hội luôn tôn trọng và phát huy nhân vị, do đó luôn lưu tâm đến sự phát triển đích thực và tòan diện của con người. Đến lượt ĐTC Biển Đức cũng muốn ban hành Thông điệp Caritas in Veritate vào năm 2007 để kỷ niệm tứ thập chu niên Populorum Progressio nhưng sau đó đã hõan lại đến 2009 vì những lý do nêu trên.
Theo GH Biển-Đức, Thông điệp năm 1967 của Đức Phaolô VI chứa đựng giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại ấy và cũng quan trọng không kém gì Rerum Novarum đối với thời đại ĐGH Leô XIII. Vì thế Ngà i gọi Populorum Progressio là Rerum Novarum của thời hiện đại. (Lm. Thomas William LC, giáo sư chuyên về học thuyết xã hội công giáo cho rằng việc ĐGH Biển Đức gọi Populorum Progressio của Giáo Hòang Phao-Lô VI là Rerum Novarum của thời hiện đại chỉ đúng một phần. Theo tôi thì nhận định của ĐGH Biển Đức về Populorum Progressio hòan tòan đúng, vì “như Giáo hòang Lê-ô XIII, ĐGH Phao-Lô VI đã đem ánh sáng Phúc Âm chiếu dọi vào những vấn đề xã hội của thời đó” (CiV 16). Giáo Hòang Phao-Lô VI đã dựa vào Phúc Âm đề ra những nguyên tắc chỉ đạo và lập luận tổng qúat về vấn đề phát triển tòan diện, chúng vẫn còn giữ nguyên tính thời sự cho đến ngày nay. ĐGH Biển Đức đã dành nguyên chương đầu của CiV tóm lược và khai triển Populorum Progressio và khẳng định rằng Đức Phao-Lô VI để lại cho chúng ta 2 nguyên tắc bất biến: Một là tất cả mọi họat động truyền giáo, mục vụ và bác ái của Giáo Hội đều qui về một điểm, đó là hỗ trợ sự phát triển tòan diện của nhân loại. Hai là sự phát triển đích thực của con nguời phải được đặt trên nền tảng nhân vị của mỗi người. Mỗi người được ơn gọi hòan thành phát triển tòan diện cho chính mình và góp phần vào việc phát triển nhân lọai. Noi gương Đức Phao-Lô VI, GH Biển Đức cũng lấy ánh sáng Phúc Âm - Tình Yêu và Chân Lý - làm linh dược chữa lành những căn bệnh của thời nay. Mặc dầu hòan cảnh mỗi thời mỗi khác và mỗi thời lại xuất hiện nhiều vấn nạn mới, ví dụ thời GH Phao-Lô VI tòan cầu hóa ngày càng bành trướng còn thời Lê-ô XIII chưa có hiện tượng này, nên giáo huấn của Ngài chưa đề cập đến. Vì thế, tuy hòan cảnh cụ thể mỗi thời mỗi khác, nhưng vẫn có thể áp dụng danh hiệu “Rerum Novarum của thời đại mới” không những cho Thông điệp của GH Phao-Lô VI mà cả cho Thông điệp CiV của GH Biển Đức).
Niềm xác tín của Đức Phao-Lô VI là chỉ có Tình Yêu mới bảo đảm cho công tác xã hội được đúng đắn và xứng đáng với nhân phẩm. Phải được Tình yêu hướng dẫn người ta mới có thể khám phá được các nguyên nhân sâu xa của nghèo đói, của bất công và tìm ra những phương cách chữa trị.
Phát triển tòan diện đòi hỏi phải đánh giá đúng mức giá trị lao động của con người dưới ánh sáng của Tình Yêu. Giáo huấn xã hội Công giáo đả kích quan niệm vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản quá khich xem lao động của con người như một thứ hàng hóa trên thị trường và lạm dụng thị trường này để vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao động (ví dụ chuyển cơ sở sản xuất đến những vùng có thể mua được món hàng lao động với giả rẻ hơn hoặc lợi dụng thế mạnh trên thị trường để bắt người lao động phải chấp nhận mức lương không đủ nuôi sống mình và gia đình). ĐGH Biển Đức nhắc lại yêu cầu của Rerum Novarum là phải thành lập nghiệp đòan và hỗ trợ cơ quan này trong công tác tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Phúc lợi của xã hội được tạo thành bởi sự hợp tác của lao động và tư bản, của công nhân và chủ nhân. Vi thế lợi nhuận phải phân phối công bằng cho cả đôi bên. Công bằng là ngưỡng cửa phải bước qua trước mới đến được Tình Yêu. Theo lời Đức Giáo Hoàng Phaolô VI Công lý là “tiêu chuẩn tối thiểu” của bác ái (CiV 6).
ĐTC Biển Đức phê phán sự phát triển không đồng đều trên thế giới: “Thông điệp Populorum Progressio đã đựoc ban bố trên 40 năm nay, nhưng vấn đề phát trỉển chẳng những chưa được giải quyết thỏa đáng mà còn gặp nhiều trở ngại lớn hơn do khủng hỏang kinh tế và tài chánh hiện tại. ” (CiV 33). Trong khi một số vùng trước kia nghèo giờ đây đã phát triển thì vẫn còn những vùng khác chưa thóat khỏi cảnh nghèo mà có khi lại còn túng quẫn hơn. Trở ngại của phát triển đồng đều là sự ích kỷ của các nước giàu đối xử bất công với các nước nghèo trên thương trường. Và tệ đoan này ngày càng bành trướng theo sự bành trướng của tòan cầu hóa. Ngòai ra việc giải phóng các nước thuộc địa tuy là điều tốt nhưng nhiều khi đã được thực hiện với nhiều hiệu qủa tiêu cực một phần do những hình thức thực dân mới cọng với tình trạng lệ thuộc vào những ngọai bang giàu mạnh cũ cũng như mới, một phần là do sự vô trách nhiệm của các nhà lãnh đạo những nước đã dành được độc lập.
Theo ĐTC không thể có phát triển tòan diện nếu không tôn trọng, không sẵn sàng đón nhận và bảo vệ sự sống. Qui chiếu Thông điệp Humanae Vitae của Đức Phao-Lô VI, ĐTC Biển Đức nhấn mạnh rằng việc bảo vệ sự sống phải được nhìn dưới ánh sáng của một quan niệm tòan diện về con người và về sứ mạng của con người, không những trong chiều kích tự nhiên mà cả trong chiều kích siêu nhiên. Đặc biệt là tình dục trong đời sống vợ chồng phải kết hợp hai yếu tố: cho nhau hạnh phúc và truyền đạt sự sống. “Nền tảng của một xã hội sẽ bị lung lay tận gốc rễ khi người ta một đàng đề cao những giá trị như phẩm giá con người, công lý và hòa bình, nhưng đàng khác, lại tự mâu thuẫn khi chấp nhận hay dung túng những hình thức khinh rẻ và chà đạp sự sống của con người, nhất là sự sống của những người yếu đuối hay bị hất ra ngòai xã hội” (CiV 15).
ĐTC lên án những hành vi phản lại sự sống đang bành trướng hiện nay như áp đặt chính sách dân số bất nhân, thụ thai nhân tạo, phá thai, dùng phôi người cho việc nghiên cứu, tự quyết về mạng sống và ngày giờ sống chết của mình... Phát minh khoa học hiện đại khiến cho những hành vi vừa kể được dễ dàng và được đánh giá là „tiến bộ“, nhưng chúng chỉ là phương tiện của “nền văn hóa sự chết“ («mortis culturae ») (CiV 75).
Sự gia tăng dân số không phải là nguyên nhân chính làm ngưng trệ phát triển kinh tế, như nhiều người lầm tưởng. Nhiều nước đã đạt được phát triển mặc dầu dân số gia tăng nhờ vào tỉ số hài nhi tử vong giảm thiểu và tuổi thọ trung bình gia tăng. Ngược lại tại nhiều vùng khác mặc dầu dân số giảm thiểu vì tỷ lệ sinh sản đang xuống dốc một cách đáng ngại thì lại có nhiều triệu chứng khủng hoảng (CiV 44). Một giáo sư kinh tế tại Ðại học Công giáo Milano, Bắc Ý, ông Tedeschi, ca tụng ĐTC Biển Đức là người duy nhứt cho thấy có một liên hệ chặt chẽ giữa sự sút giảm mức sinh sản tại những nước công nghiệp tiên tiến và cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Tại nhiều nước, nhất là những nước đã phát triển, luật pháp bài trừ sự sống rất phổ biến và ảnh hưởng lớn trên tập quán và đời sống thực tế, góp phần tạo thành não trạng chống sinh sản mà người ta tìm cách truyền bá ra cả nước ngòai, vì xem đó là một tiến bộ văn hóa. ĐTC Biển Đức nhận định: “Sẵn sàng đón nhận sự sống là rường cột của sự phát triển đích thực. Xã hội nào chủ trương chối bỏ hay kìm hãm sự sống thì sớm muộn gì cũng sẽ không còn tìm được động lực và năng lực cần thiết để dấn thân phục vụ hạnh phúc đích thực của con người“ (CiV 28).
Chủ đề phát triển của Thông điệp được ĐTC Biển Đức diễn giải bình luận với những tư tưởng vô cùng súc tích và phong phú. Không những Ngài đã đào sâu nền tảng thần học, triết học của vấn đề mà còn tiến sâu vào các ngõ ngách thực tế cụ thể trong các lãnh vực chính tri, kinh tế, xã hội, để mở ra những chân trời mới, những hướng đi phù hợp với nhân phẩm và xứng đáng với con ngừơi đã được tạo dựng giống hình ảnh Chúa. .. Phạm vị của bài này chỉ cho phép trình bày một cách sơ lược. Xin hẹn độc giả bài sau sẽ khai triển chủ đề phát triển của Thông điệp tường tận hơn.
III. Kết luận
Tình Yêu là động lực chính thúc đẩy sự phát triển đích thực của mỗi người và của nhân lọai (CvT 1). Phúc Âm cho ta biết động lực này xuất phát từ Chúa Giê-su là Tình Yêu và là Chân lý. Đó là niềm tin của chúng ta, tín đồ Kitô giáo.
Nhưng với những người không tin Chúa, không xem Phúc Âm là chân lý tuyệt đối và phổ quát mà ta lại đem chính Chúa và chân lý Phúc Âm ra để làm cơ sở biện luận cho cả những nhận định và đề nghị về chính trị, kinh tế, xã hội thì có thể thuyết phục họ được? Câu hỏi này đã có người trả lời là không và đã nghi ngờ tính thuyết phục của Thông điệp. Như Giáo Sư Hengsbach, linh mục Dòng Tên người Đức vốn là giáo sư về luân lý xã hội và kinh tế rất nổi tiếng với cả giới trí thức ngoài công giáo đã phê bình ít nhiều điểm mà ông cho là tiêu cực trong Thông điệp. Tuy LM cũng ca ngợi Đức Gíáo Hòang lên án chủ nghĩa tư bản quá khích và nhấn mạnh về việc mọi người phải có trách nhiệm luân lý và đóng góp vào việc xây dựng xã hội tốt đẹp. Nhưng theo LM lập luận của ĐTC không thuyết phục, nội dung của Thông điệp không được trình bày rõ ràng. Những vấn nạn của thị trường tài chánh chỉ được lướt qua một cách sơ sài thiếu sâu sắc, thiếu những hứơng dẫn và giải pháp cụ thể. Chỉ có những nhà thần học Kitô giáo và những người thực sự tin vào Chúa Giêsu mới hiểu được và tin được Chân lý Phúc âm dưới ngòi bút của ĐGH. Còn đối với người ngoài mà ngài nói là muốn đối thoại thì Thông điệp đã không thành công.
Nhận xét của LM Hengsbach có thể được chia sẻ bởi những ai chỉ đọc lướt qua Thông điệp một cách hời hợt. Nếu đọc kỹ Thông điệp sẽ thấy phê bình của LM Hengsbach không những quá đáng mà còn vô căn cứ. Có lẽ vì sự thúc bách phải trả lời phỏng vấn của báo chí ngay khi vừa công bố Thông điệp nên LM chưa có thì giờ đọc kỹ. Còn đại đa số những bài bình luận xuất hỉện trên truyền thông ngay sau ngày Thông điệp ra mắt và thời gian sau đó đều thán phục GH Biển Đức và ca tụng Thông điệp là một văn kiện rất có giá trị và sẽ gây nhiều ảnh hưởng tích cực trong nỗ lực giải quyết khủng hỏang hiện nay. Thậm chí Giáo sư Tedeschi (đã đuợc nhắc đến ở trên) còn cho rằng ĐGH đáng được trao giải Nobel Kinh tế (!).
ĐTC tuy dùng chân lý Phúc âm để biện luận vẫn có sức thuyết phục đối với cả những người không thừa nhận Phúc Âm, vì những luận cứ Ngài đưa ra có thể được xem là kim chỉ nam mà nhân loại hôm nay đang cần để bảo đảm cho các cuộc cải tổ chính trị kinh tế xã hội cũng như sự phát triển mà mọi người mong muốn được thực hiện theo chiều hướng tốt nhất.
Việc ĐTC tuyên xưng đức tin lúc bàn về phát triển không nhằm mục đích thuyết phục lôi cuốn người ta tin vào Chúa và gia nhập Giáo Hội, mà chỉ cống hiến những liều thuốc rút ra từ đức tin để cải thiện và hòan thiện đời sống thực tế. Không một triết thuyết hay một nền thần học nào ngòai Kitô giáo có một hình ảnh tốt đẹp và cao trọng về con người và từ hình ảnh đó rút ra những hệ luận hiệu quả nhất cho sự phát triển của mỗi người và của nhân loại. Ánh sáng Phúc Âm đem lại kết quả tốt, nâng cao giá trị và thăng hoa đời sống và giúp tránh được những cạm bẫy, những vực sâu thì cho dầu không châp nhận hay còn xa lạ với nền tảng Phúc Âm cũng có thể xử dụng những hoa trái của Phúc Âm đem áp dụng vào quyền lợi thế tục của con người. Ngoài việc mời gọi xử dụng những hệ luận thực hành của lý tưởng Phúc Âm ĐTC còn vạch trần những tai hại mà chủ nghĩa duy vật và chủ trương hưởng thụ ích kỷ gây ra cho kinh tế và cho đời sống.
Nói đến hoa trái Phúc Âm cần nhắc lại một sự kiện lịch sử: Mặc dầu Tây phương đã thế tục hóa và ảnh hưởng Thiên Chúa giáo ngày càng giảm bớt, công luận vẫn thừa nhận rằng tinh thần nhân bản của Văn hóa Tây phương là hoa trái của tôn giáo này. Chẳng hạn câu „Nhân phẩm con người là bất khả xâm phạm và phải được tất cả mọi quyền lực quốc gia tôn trọng và bảo vệ“ trong điều 1, 1 Hiến pháp Cộng Hòa Liên Bang Đức là một trong vô số ví dụ cho thấy hình ảnh con người căn cứ vào Kinh Thánh của Do Thái/Kitô giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trên nền văn minh Tây phương.
Để tìm ra thuốc chữa sự thóai hóa luân lý và suy đồi nhân bản tại Tây phương do thế tục hóa mang lại, người ta, cả những người vô tín, đang đề cao những giá trị như công bằng, bình đẳng trứớc pháp luật, nhân quyền, liên đới, lòng nhân đạo. .. là những giá trị xuất phát từ niềm tin Thiên Chúa giáo. Dòng chảy của Thiên Chúa giáo qua hai ngàn năm lịch sử đã để lại cho nên văn hóa Tây phương hàng hàng lớp lớp phù sa chở nặng nhiều giá trị nhân bản mà Tây phương tự hào và đang được cả thế giới văn minh thừa nhận. Các công ước của Liên Hiệp Quốc và hiến pháp hiện đại của các nước Tây phương đầy dẫy dấu vết của những phù sa giá trị đó. Những nhà sử học và xã hội học khách quan không thể phủ nhận Kitô giáo là nguồn sản xuất và là định chế cống hiến nền tảng nhân bản cho văn hóa nhân loại. Giáo hội Công giáo có sứ mạng chỉ đường dầu không tự gán cho mình trọng trách và khả năng giải quyết những vấn đề chính trị và xã hội trong thực tế.
Tuần báo „Die Zeit“ - một trong những tuần báo lớn nhất nước Đức với cựu thủ tướng Đức Helmut Schmitt làm đồng chủ nhiệm - số 45 ra ngày 29.10.2009 có một bài nói về cuốn sách „Một thời đại thế tục hóa“ mới xuất bản của nhà văn lão thành Gia-Nã-Đại Charles Taylor. Tác giả cuốn sách dày hơn một ngàn trang này đã chứng minh thuyết phục rằng dầu thế tục hóa đến mấy nền văn minh Tây phương vẫn không chối bỏ được nguồn gốc Do Thái/Kitô giáo của mình.
Các danh từ „Tình Yêu“, Chân Lý, Phát triển, v. v. vốn không mới lạ gì và không phải chờ đến Thông điệp chúng ta mới được biết đến mà trước đó nghe đã nhàm tai, từ lập luận chân thành của những người thiện tâm đến chiêu bài giả dối của những kẻ họat đầu chính trị dùng làm mánh khóe để dành quyền lực. Nhưng Thông điệp đã chiếu lên những phạm trù quen thuộc ấy một luồng ánh sáng mới, khiến những điều mình đã nghe đã biết từ lâu bỗng ngời tỏa lên, kiến thức của mình được sung mãn thêm. Một cánh cửa vừa được mở ra và sau cánh cửa có một người cha, một vị thầy đang chờ sẵn để đưa mình đến những chân trời mới lạ.
Thông điệp đã làm nổi bật mối tương quan mật thiết giữa một phía là phát triển, phía kia là Tình Yêu và Chân Lý và đã cho chúng ta thấy chỉ có Tình Yêu và Chân Lý được định nghĩa theo giáo lý của đạo Thiên Chúa đặc biệt là học thuyết xã hội công giáo mới bảo đảm được phát triển tòan diện của mỗi người và của cả lòai người khi mà việc tòan cầu hóa dầu muốn dầu không cũng đang được nhanh chóng thực hiện.
Xin được kết thúc bài này bằng một câu hỏi thực hành. Vấn đề phát triển là vấn đề to lớn và là trách vụ của các nhà lãnh đạo, các chính trị gia và xã hội học trong lãnh vực công cọng. Còn đối với cá nhân chúng ta trong hòan cảnh riêng tư, trong vị thế nhỏ bé của mình, Thông điệp cho ta bài học nào và giao phó cho ta trách nhiệm nào trong vấn đề phát triển? Thông điệp cho ta thấy rõ phát triển là một thiên chức, một lời mời gọi được gửi đến từng cá nhân mà điểm then chốt của thiên chức ấy là tình yêu. Mọi người có trách nhiệm đáp lại lời mời gọi đó. Công Đồng Vatican II đã minh định không phải chỉ riêng hàng giáo phẩm mà chính giáo dân cũng có ơn gọi, cũng được Chúa mời gọi vừa cố gắng đạt được phát triển tòan diện cho chính mình vừa làm chứng tá cho Chúa, đem Tình yêu và Chân lý đến cho mọi người. Thông điệp CiV đã cho chúng ta thấy rằng rao truyền và làm chứng tá cho Tình yêu và Chân lý là đáp lại lời mời gọi cộng tác vào sự phát triển toàn diện của nhân loại.
Nếu phát triển không được thực hiện theo ánh sáng Phúc Âm thì sự toàn cầu hóa, theo lời ĐTC, chỉ làm cho mọi người, mọi nước trở thành láng giềng, nhưng chưa trở thành huynh đệ trong một gia đình. Muốn đạt được giấc mơ gia đình nhân loại thì phải nhấn mạnh chiều hướng siêu hình của sự phát triển, mọi người và mọi dân tộc phải đáp lại lời mời gọi của Chúa liên kết với nhau trong tinh thần trách nhiệm và liên đới của anh em một nhà. Hòai bão xây dựng Gia đình nhân lọai đã từng được nói đến trong phương châm « Tứ hải giai huynh đệ ». Nhưng đó chỉ là một kiểu nói nghe cho vui tai mà không ai tin là nên và có thể thực hiện. Còn gia đình nhân loại của ĐTC là một gia đình trong đó mọi người, mọi dân tộc đều là huynh đệ vì là anh em của Chúa Giêsu, cùng cố gắng thi hành lý tưởng „Tình Yêu trong Sự Thật“, để được thực sự trở thành con cái của một Cha chung trên Trời.