Paphos (AsiaNews) - Công việc của giai đoạn đầu trong các cuộc gặp hậu Hội nghị Ravenna 2007, giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo về việc hiệp nhất hai giáo hội đã kết thúc ở Paphos, Cyprus (Síp) với một khẳng định chung về thiện ý tiến tới "bằng mọi giá". Tại Ravenna, Công Giáo và Chính Thống Giáo đã ký một bản văn trong đó công nhận rằng thẩm quyền tối thượng (primacy) và collegiality (giám mục đoàn) là những khái niệm phụ thuộc lẫn nhau. Vì lý do này, thẩm quyền tối thượng trong đời sống của Giáo Hội trên mọi bình diện - khu vực và hoàn vũ - luôn luôn phải được xem xét và khảo sát trong bối cảnh của giám mục đoàn và đồng thời, giám mục đoàn (Thượng Hội Đồng Giám Mục) trong bối cảnh của thẩm quyền tối thượng.
Như đã đồng ý trong hội nghị Ravenna, nơi mà, đúng như Đức Giám Mục Công giáo Dimitri Salachas nhận định về cuộc thảo luận đầu tiên sau nhiều thế kỷ hiểu lầm nghiêm trọng về sự hiệp nhất giữa hai giáo hội bắt đầu, Ủy ban Hỗn hợp đã thảo luận về vai trò của Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên dựa trên một bản văn đã được Ủy ban Hỗn hợp chuẩn bị vào tháng 10 năm 2008 ở Crete, Hy Lạp. Bản văn có tựa đề "Vai trò của Giám Mục thành Rôma trong sự Hiệp Thông của Giáo Hội trong Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất" cố gắng đề cập đến những quan điểm của các nhân vật nổi tiếng đã được ghi dấu trong lịch sử Giáo Hội của thiên niên kỷ thứ nhất, thời kỳ hiệp nhất, và nghiên cứu tỉ mỉ trong ánh sáng của bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa về thời kỳ này.
Lý do để bắt đầu các cuộc thảo luận bằng việc xem xét về tình trạng của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ nhất, như đã được đồng ý, nằm trong một thực tế là ý định của hai bên bắt đầu từ những gì mang tính lịch sử hiệp nhất hai giáo hội, để rồi dẫn đến một sự hiểu biết tốt hơn, trong bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội, về lý do của sự chia rẽ, bất chấp sự cần thiết hiệp nhất của hai giáo hội.
Theo tuyên bố Paphos thì tất nhiên là con đường còn dài, nhưng cả hai bên đều có thiện chí để tiến về phía trước bằng mọi giá, cố gắng làm dịu đi những lo ngại của những người trong nhóm phản đối viễn tượng hiệp nhất. Trong giới Chính Thống có một số khu vực lại thích sự độc lập của họ, tuy nhiên, trong khi đó trong giới Công Giáo thì một số khu vực, đặc trưng bởi nền văn hóa tỉnh lẻ, lại rơi vào chủ nghĩa duy lý giáo điều cường điệu, làm trở ngại thiện ý hơn nữa để giải quyết các vấn đề khác biệt. Theo một vị giám mục Công Giáo bày tỏ thì chúng ta chịu đau đớn từ một chế độ giáo hoàng bị phóng đại, đồng thời, mà ngay cả chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng thường đề cập đến những bản văn của các đại giáo phụ của Giáo Hội Hiệp Nhất. Một số không nhỏ các phong trào đại kết đồng ý một thực tế trong quản trị những công việc của Giáo Hội chuyên quyền hơn là khái niệm giám mục đoàn đã được phổ biến. Đó là lý do tại sao chúng ta đi đến hồi bi thảm trong thiên niên kỷ thứ hai, với tất cả những hậu quả của nó đối với Giáo Hội phổ quát.
Trong ngắn hạn, những nỗ lực đã được thực hiện nhắm đến thiên niên kỷ thứ hai bất chính – thiên niên kỷ của chia rẽ và vạ tuyệt thông – càng để chậm trễ càng tốt, bằng cách tham gia vào suy xét của nhà vật lý vĩ đại Max Planck, người Đức, như bị theo dõi một cách hiềm thù ở Síp, người cho rằng những lý thuyết mới được chấp nhận không vì người sáng tạo ra chúng chấp nhận chúng, mà vì những thế hệ mới phát triển và được hình thành trong đó. Nói cách khác, thời gian là bác sĩ tốt nhất.
Và có những người nhớ lại những diễn từ của Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở Rôma vào năm 2004 trong một cuộc họp mặt với những người trẻ ở nhà thờ Thánh Tông Đồ Bartholomew trên đảo Tiber, do cộng đoàn St. Egidio tổ chức. Trả lời câu hỏi của họ khi nào sẽ hoàn tất công cuộc đại kết giữa hai giáo hội, Đức Bartholomew trả lời trong tiếng vỗ tay vang dội rằng: "nếu sự hiệp nhất phụ thuộc vào các linh mục chúng tôi thì con đường sẽ còn dài. Tuy nhiên, nó tùy thuộc vào các bạn, tín hữu của Giáo Hội, những người sẽ buộc chúng tôi thúc đẩy tiến trình".
Cuối cùng, Ủy ban Hỗn hợp đã công bố vòng tiếp theo của cuộc thảo luận và sửa chữa bản văn Crete vào khoảng 20-27 tháng Chín 2010 tại Vienna. Vòng đàm phán này sẽ được Đức Hồng Y Christoph Schönborn tổ chức.
Như đã đồng ý trong hội nghị Ravenna, nơi mà, đúng như Đức Giám Mục Công giáo Dimitri Salachas nhận định về cuộc thảo luận đầu tiên sau nhiều thế kỷ hiểu lầm nghiêm trọng về sự hiệp nhất giữa hai giáo hội bắt đầu, Ủy ban Hỗn hợp đã thảo luận về vai trò của Giám Mục thành Rôma trong thiên niên kỷ đầu tiên dựa trên một bản văn đã được Ủy ban Hỗn hợp chuẩn bị vào tháng 10 năm 2008 ở Crete, Hy Lạp. Bản văn có tựa đề "Vai trò của Giám Mục thành Rôma trong sự Hiệp Thông của Giáo Hội trong Thiên Niên Kỷ Thứ Nhất" cố gắng đề cập đến những quan điểm của các nhân vật nổi tiếng đã được ghi dấu trong lịch sử Giáo Hội của thiên niên kỷ thứ nhất, thời kỳ hiệp nhất, và nghiên cứu tỉ mỉ trong ánh sáng của bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa về thời kỳ này.
Lý do để bắt đầu các cuộc thảo luận bằng việc xem xét về tình trạng của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ nhất, như đã được đồng ý, nằm trong một thực tế là ý định của hai bên bắt đầu từ những gì mang tính lịch sử hiệp nhất hai giáo hội, để rồi dẫn đến một sự hiểu biết tốt hơn, trong bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội, về lý do của sự chia rẽ, bất chấp sự cần thiết hiệp nhất của hai giáo hội.
Theo tuyên bố Paphos thì tất nhiên là con đường còn dài, nhưng cả hai bên đều có thiện chí để tiến về phía trước bằng mọi giá, cố gắng làm dịu đi những lo ngại của những người trong nhóm phản đối viễn tượng hiệp nhất. Trong giới Chính Thống có một số khu vực lại thích sự độc lập của họ, tuy nhiên, trong khi đó trong giới Công Giáo thì một số khu vực, đặc trưng bởi nền văn hóa tỉnh lẻ, lại rơi vào chủ nghĩa duy lý giáo điều cường điệu, làm trở ngại thiện ý hơn nữa để giải quyết các vấn đề khác biệt. Theo một vị giám mục Công Giáo bày tỏ thì chúng ta chịu đau đớn từ một chế độ giáo hoàng bị phóng đại, đồng thời, mà ngay cả chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng thường đề cập đến những bản văn của các đại giáo phụ của Giáo Hội Hiệp Nhất. Một số không nhỏ các phong trào đại kết đồng ý một thực tế trong quản trị những công việc của Giáo Hội chuyên quyền hơn là khái niệm giám mục đoàn đã được phổ biến. Đó là lý do tại sao chúng ta đi đến hồi bi thảm trong thiên niên kỷ thứ hai, với tất cả những hậu quả của nó đối với Giáo Hội phổ quát.
Trong ngắn hạn, những nỗ lực đã được thực hiện nhắm đến thiên niên kỷ thứ hai bất chính – thiên niên kỷ của chia rẽ và vạ tuyệt thông – càng để chậm trễ càng tốt, bằng cách tham gia vào suy xét của nhà vật lý vĩ đại Max Planck, người Đức, như bị theo dõi một cách hiềm thù ở Síp, người cho rằng những lý thuyết mới được chấp nhận không vì người sáng tạo ra chúng chấp nhận chúng, mà vì những thế hệ mới phát triển và được hình thành trong đó. Nói cách khác, thời gian là bác sĩ tốt nhất.
Và có những người nhớ lại những diễn từ của Đức Thượng Phụ Bartholomew I ở Rôma vào năm 2004 trong một cuộc họp mặt với những người trẻ ở nhà thờ Thánh Tông Đồ Bartholomew trên đảo Tiber, do cộng đoàn St. Egidio tổ chức. Trả lời câu hỏi của họ khi nào sẽ hoàn tất công cuộc đại kết giữa hai giáo hội, Đức Bartholomew trả lời trong tiếng vỗ tay vang dội rằng: "nếu sự hiệp nhất phụ thuộc vào các linh mục chúng tôi thì con đường sẽ còn dài. Tuy nhiên, nó tùy thuộc vào các bạn, tín hữu của Giáo Hội, những người sẽ buộc chúng tôi thúc đẩy tiến trình".
Cuối cùng, Ủy ban Hỗn hợp đã công bố vòng tiếp theo của cuộc thảo luận và sửa chữa bản văn Crete vào khoảng 20-27 tháng Chín 2010 tại Vienna. Vòng đàm phán này sẽ được Đức Hồng Y Christoph Schönborn tổ chức.