Hy vọng một nước Iraq dân chủ mới không kỳ thị tôn giáo, sắc tộc hay chính trị
Vatican, ngày 10.04.2003 - Theo tin của các hãng thông tấn truyền giáo Fides và Zenit, các Kitô hữu tại Iraq đặt hy vọng vào nước Iraq dân chủ “không đố kỵ”.
Những lời chứng của các Kitô hữu đang sinh sống trong các làng mạc chung quanh thành phố Mossul nằm về phía Bắc Iraq cho thấy dân cư trong vùng sống thân thiện và rất liên đới với nhau. Hiện có chừng 1,2 triệu Kitô hữu sinh sống trong thành phố này.
Một linh mục đã tuyên bố với hãng thông tấn truyền giáo Fides rằng: “Xem ra là như chúng tôi quay trở về thời các cộng đoàn Kitô giáo sơ khai. Hết mọi người giúp đỡ nhau. Những dân tỵ nạn chạy loạn từ Baghad tới đây với hai bàn tay trắng. Ai có đủ chỗ trong nhà đã đón tiếp trọn nhiều gia đình, hoặc tiếp một hay hai người tuỳ theo khả năng. Nhiều nhóm tình nguyện đã hình thành, chừng 200 đến 300 người. Họ đã rảo quanh các làng mạc thu góp thực phẩm và quần áo để phân phát lại cho những người tỵ nạn. Dân chúng nấu ăn chung với nhau và những bữa ăn tập thể này trở thành những buổi cầu nguyện và chia sẻ huynh đệ”.
“Chính nhờ những hình thức liên đới này mà các Kitô hữu đã ở lại Iraq. Ðây là một biến cố quan trọng đáng ghi nhận. Khi chúng ta nghĩ đến 70% người trẻ đã có bằng cấp, nhiều người đỗ đạt cao, và họ có thể có cơ hội tìm được công ăn việc làm ở nước ngoài. Chúng tôi hy vọng rằng trong một nước Iraq dân chủ mới, mỗi người sẽ tìm được chỗ của mình, không kỳ thị tôn giáo, sắc tộc hay chính trị”
Vatican, ngày 10.04.2003 - Theo tin của các hãng thông tấn truyền giáo Fides và Zenit, các Kitô hữu tại Iraq đặt hy vọng vào nước Iraq dân chủ “không đố kỵ”.
Những lời chứng của các Kitô hữu đang sinh sống trong các làng mạc chung quanh thành phố Mossul nằm về phía Bắc Iraq cho thấy dân cư trong vùng sống thân thiện và rất liên đới với nhau. Hiện có chừng 1,2 triệu Kitô hữu sinh sống trong thành phố này.
Một linh mục đã tuyên bố với hãng thông tấn truyền giáo Fides rằng: “Xem ra là như chúng tôi quay trở về thời các cộng đoàn Kitô giáo sơ khai. Hết mọi người giúp đỡ nhau. Những dân tỵ nạn chạy loạn từ Baghad tới đây với hai bàn tay trắng. Ai có đủ chỗ trong nhà đã đón tiếp trọn nhiều gia đình, hoặc tiếp một hay hai người tuỳ theo khả năng. Nhiều nhóm tình nguyện đã hình thành, chừng 200 đến 300 người. Họ đã rảo quanh các làng mạc thu góp thực phẩm và quần áo để phân phát lại cho những người tỵ nạn. Dân chúng nấu ăn chung với nhau và những bữa ăn tập thể này trở thành những buổi cầu nguyện và chia sẻ huynh đệ”.
“Chính nhờ những hình thức liên đới này mà các Kitô hữu đã ở lại Iraq. Ðây là một biến cố quan trọng đáng ghi nhận. Khi chúng ta nghĩ đến 70% người trẻ đã có bằng cấp, nhiều người đỗ đạt cao, và họ có thể có cơ hội tìm được công ăn việc làm ở nước ngoài. Chúng tôi hy vọng rằng trong một nước Iraq dân chủ mới, mỗi người sẽ tìm được chỗ của mình, không kỳ thị tôn giáo, sắc tộc hay chính trị”