VATICAN CITY (CNS) - Các đài thiên văn của Tòa thánh và của nước Ý đã cộng tác để cùng trưng bày - lần đầu tiên trong lịch sử - nhiều dụng cụ và sách vở quý giá liên quan đến sự ra đời và phát triển của ngành thiên văn tại Ý.
Đài Thiên văn Vatican, Học viện Quốc gia về Vật lý Thiên thể, và Viện Bảo tàng Vatican đã cùng tập hợp các bộ sưu tập về viễn vọng kính, máy thiên văn đo vị trí các hành tinh (astrolabes), quả cầu thiên thể và các bản thảo, như những ghi chú nguyên bản viết tay của nhà bác học Galileo mô tả những quan sát của ông về mặt trăng. Trong số 130 cổ vật đem ra triển lãm, nhiều vật chưa bao giờ được trưng bầy trước công chúng.
Cuộc triển lãm mang tên "Astrum 2009", trưng bày tại Viện Bào tàng Vatican từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 16 tháng giêng 2010, cũng để kỷ niệm Năm Quốc tế về Thiên văn.
Liên Hiệp quốc đã tuyên bố dành một năm đặc biệt nhằm đánh dấu dịp kỷ niệm 400 năm thời gian Galileo lần đầu tiên dùng viễn vọng kính để quan sát vũ trụ.
Một thành viên trong ban quản trị cuộc triển lãm, bà Ileana Chinnici, nói với các ký giả trong cuộc họp báo tại Vatican hôm 13 tháng 10 rằng nước Ý có một di sản độc đáo về các dụng cụ thiên văn phong phú nhất hoàn cầu.
Bà nói: Các vị giáo hoàng, các lãnh thổ bị phân chia của nước Ý trước đây, tất cả đều yểm trợ cho các đài thiên văn riêng và tàng trữ một số lớn các dụng cụ lịch sử và các tài liệu quý giá.
Bà giải thích rằng cuộc triển lãm trưng bầy 130 cổ vật, gồm có dụng cụ, bản đồ, bản thảo của Galileo, đồ biểu mẫu các hệ thống Ptolemy và Copernicus, tranh vẽ, ảnh chụp, mã số và sách vở.
Bà cho biết trước đây chỉ có hai lần triển lãm kiểu loại nầy, vào năm 1929 và năm 1958.
Một trong số những vật dụng quý báu và độc đáo được đem trưng bày là những ghi chú viết tay và bản công bố "Starry Messenger" của Galileo năm 1610, cả hai đều ghi chép tỷ mỷ phương pháp ông đã hoàn chỉnh ống kính viễn vọng để có thể phóng đại một vật ở xa lên đến 30 lần lớn hơn kích thước nhìn thấy bằng mắt thường.
Ngoài ra còn có bản sao một trong những kính viễn vọng của Galileo được Jim and Rhonda Morris thiết kế. Dụng cụ gốc hiện lưu trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Khoa học tại Florence (Ý).
Cũng được đem ra trưng bầy là chiếc máy kế toán (arithmometer), một trong những máy tính thương mại đầu tiên. Máy này được thiết kế năm 1882 để giúp các nhà khoa học thực hiện những bài toán phức tạp về cộng, trừ, nhân, chia cũng như rút các căn số.
Một vài khu trong cuộc triển lãm được dành cho lịch sử nghiên cứu thiên văn của Vatican, gồm cuộc tham dự của Tòa thánh vào dự án quốc tế thế kỷ 19 có tên "Carte du Ciel" (Đồ bản Bầu trời) nhằm phân loại và thiết lập một bản đồ các hành tinh.
Trong khoảng giữa những năm 1910 và 1921, Đài Thiên văn Vatican đã chỉ định 3 nữ tu để giúp vào dự án thiết kế bản đồ đó. Các nữ tu thuộc Dòng Con Đức Mẹ này đã đo các tọa độ của hàng chục ngàn tinh tú và vẽ lại trên các tấm kiếng phẳng quang học.
Trong cuộc triển lãm còn trưng bầy lần đầu tiên những bức hình chụp cuộc hành trình của phái đoàn do Đức giáo hoàng cử đến nước Nga năm 1887 để quan sát và làm tài liệu về một nhật thực toàn phần. Ba linh mục người Ý đi chuyến đi này, nhưng không thành công vì thời tiết xấu gây ra tình trạng không quan sát được.
Một người khác trong ban tổ chức, ông Tommaso Maccacaro, chủ tịch Học viện Quốc gia, nói rằng các dụng cụ thiên văn này “đã được sử dụng hữu hiệu” do những người đồng nghiệp của chúng tôi trong quá khứ “để quan sát các thiên thể, đo lường các đặc tính, thu thập các dữ kiện và xác minh các giả thuyết.”
Ông nói thêm rằng đối với các nhà thiên văn trong lịch sử, những vật dụng này cũng tương tự như “những viễn vọng kính khổng lồ và những máy móc phức tạp chúng ta thiết kế và lắp đặt ngày nay ở các địa điểm xa xôi vắng vẻ trên hành tinh này – và cả ở những quỹ đạo vòng quanh trái đất.”
Giám đốc Đài Thiên văn Vatican, Lm Dòng Tên José Gabriel Funes, nói rằng “tất cả những nhà thiên văn chúng tôi đều là con cái của ngành thiên văn nước Ý.”
Cha chia sẻ ý kiến về vật quý giá nhất trong cuộc triển lãm: một máy đo thiên văn thuộc thế kỷ 16. Đó là một dụng cụ dùng để xác định độ cao và vị trí của các vì sao trên bầu trời (astrolabe).
“Vật dụng này được biếu tặng Đức giáo hoàng Leo XII trong dịp kim khánh linh mục của ngài. Công cuộc tái thiết lập Đài Thiên văn Vatican năm 1891 có liên hệ mật thiết với dụng cụ mẫu mực này.”
Một thành viên khác, ông Chinnici, khẳng định rằng cuộc triển lãm Astrum 2009 hy vọng làm cho công chúng ý thức được “sự phong phú về giá trị của truyền thống thiên văn nước Ý, để công chúng có thể tiếp cận với ngành thiên văn ngày nay cũng như quá khứ, không còn là đặc ân dành cho một số ít người mà là tài sản của mọi người. ”
Đài Thiên văn Vatican là một trong những cơ sở thiên văn cổ xưa nhất thế giới. Hiện nay đài tham gia vào các nghiên cứu khoa học và giáo dục nhằm trực tiếp giúp đỡ các nhà thiên văn trẻ của những nước đang phát triển.
Thiếu vắng trong cuộc trưng bầy là không có đề cập đến lịch sử của giáo hội về những đối xử với vụ Galileo.
Nhà khoa học người nước Ý này đã bị kết án tình nghi lạc giáo năm 1633 vì cho rằng trái đất quay chung quanh mặt trời. Năm 1992 ông được “hồi phục danh dự” do một ủy ban đặc biệt của Tòa thánh do Giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập.
Giáo hội trong nhiều thập niên qua đã bày tỏ những thái độ cởi mở đáng chú ý để chứng tỏ rằng không có sự xung đột giữa đức tin và khoa học.
Phát biểu của Hồng y Giovanni Lajolo, chủ tịch ủy ban quản trị Thành phố Vatican trong bản văn giới thiệu thư mục cuộc triển lãm: Galileo đã mở ra một đường lối mới để làm công tác khoa học, đường lối đó đã không được tiếp nhận tức thời.
Hồng y viết tiếp: Những khám phá khoa học mở đường này giúp cho con người hiểu biết sự sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa hơn, và cuộc triển lãm chứng tỏ rằng khoa học “là một bộ phận không thể thiếu” trong tâm linh con người và trong kinh nghiệm của toàn thể nhân loại.
Đài Thiên văn Vatican, Học viện Quốc gia về Vật lý Thiên thể, và Viện Bảo tàng Vatican đã cùng tập hợp các bộ sưu tập về viễn vọng kính, máy thiên văn đo vị trí các hành tinh (astrolabes), quả cầu thiên thể và các bản thảo, như những ghi chú nguyên bản viết tay của nhà bác học Galileo mô tả những quan sát của ông về mặt trăng. Trong số 130 cổ vật đem ra triển lãm, nhiều vật chưa bao giờ được trưng bầy trước công chúng.
Cuộc triển lãm mang tên "Astrum 2009", trưng bày tại Viện Bào tàng Vatican từ ngày 16 tháng 10 đến ngày 16 tháng giêng 2010, cũng để kỷ niệm Năm Quốc tế về Thiên văn.
Liên Hiệp quốc đã tuyên bố dành một năm đặc biệt nhằm đánh dấu dịp kỷ niệm 400 năm thời gian Galileo lần đầu tiên dùng viễn vọng kính để quan sát vũ trụ.
Một thành viên trong ban quản trị cuộc triển lãm, bà Ileana Chinnici, nói với các ký giả trong cuộc họp báo tại Vatican hôm 13 tháng 10 rằng nước Ý có một di sản độc đáo về các dụng cụ thiên văn phong phú nhất hoàn cầu.
Bà nói: Các vị giáo hoàng, các lãnh thổ bị phân chia của nước Ý trước đây, tất cả đều yểm trợ cho các đài thiên văn riêng và tàng trữ một số lớn các dụng cụ lịch sử và các tài liệu quý giá.
Bà giải thích rằng cuộc triển lãm trưng bầy 130 cổ vật, gồm có dụng cụ, bản đồ, bản thảo của Galileo, đồ biểu mẫu các hệ thống Ptolemy và Copernicus, tranh vẽ, ảnh chụp, mã số và sách vở.
Bà cho biết trước đây chỉ có hai lần triển lãm kiểu loại nầy, vào năm 1929 và năm 1958.
Một trong số những vật dụng quý báu và độc đáo được đem trưng bày là những ghi chú viết tay và bản công bố "Starry Messenger" của Galileo năm 1610, cả hai đều ghi chép tỷ mỷ phương pháp ông đã hoàn chỉnh ống kính viễn vọng để có thể phóng đại một vật ở xa lên đến 30 lần lớn hơn kích thước nhìn thấy bằng mắt thường.
Ngoài ra còn có bản sao một trong những kính viễn vọng của Galileo được Jim and Rhonda Morris thiết kế. Dụng cụ gốc hiện lưu trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Khoa học tại Florence (Ý).
Cũng được đem ra trưng bầy là chiếc máy kế toán (arithmometer), một trong những máy tính thương mại đầu tiên. Máy này được thiết kế năm 1882 để giúp các nhà khoa học thực hiện những bài toán phức tạp về cộng, trừ, nhân, chia cũng như rút các căn số.
Một vài khu trong cuộc triển lãm được dành cho lịch sử nghiên cứu thiên văn của Vatican, gồm cuộc tham dự của Tòa thánh vào dự án quốc tế thế kỷ 19 có tên "Carte du Ciel" (Đồ bản Bầu trời) nhằm phân loại và thiết lập một bản đồ các hành tinh.
Trong khoảng giữa những năm 1910 và 1921, Đài Thiên văn Vatican đã chỉ định 3 nữ tu để giúp vào dự án thiết kế bản đồ đó. Các nữ tu thuộc Dòng Con Đức Mẹ này đã đo các tọa độ của hàng chục ngàn tinh tú và vẽ lại trên các tấm kiếng phẳng quang học.
Trong cuộc triển lãm còn trưng bầy lần đầu tiên những bức hình chụp cuộc hành trình của phái đoàn do Đức giáo hoàng cử đến nước Nga năm 1887 để quan sát và làm tài liệu về một nhật thực toàn phần. Ba linh mục người Ý đi chuyến đi này, nhưng không thành công vì thời tiết xấu gây ra tình trạng không quan sát được.
Một người khác trong ban tổ chức, ông Tommaso Maccacaro, chủ tịch Học viện Quốc gia, nói rằng các dụng cụ thiên văn này “đã được sử dụng hữu hiệu” do những người đồng nghiệp của chúng tôi trong quá khứ “để quan sát các thiên thể, đo lường các đặc tính, thu thập các dữ kiện và xác minh các giả thuyết.”
Ông nói thêm rằng đối với các nhà thiên văn trong lịch sử, những vật dụng này cũng tương tự như “những viễn vọng kính khổng lồ và những máy móc phức tạp chúng ta thiết kế và lắp đặt ngày nay ở các địa điểm xa xôi vắng vẻ trên hành tinh này – và cả ở những quỹ đạo vòng quanh trái đất.”
Giám đốc Đài Thiên văn Vatican, Lm Dòng Tên José Gabriel Funes, nói rằng “tất cả những nhà thiên văn chúng tôi đều là con cái của ngành thiên văn nước Ý.”
Cha chia sẻ ý kiến về vật quý giá nhất trong cuộc triển lãm: một máy đo thiên văn thuộc thế kỷ 16. Đó là một dụng cụ dùng để xác định độ cao và vị trí của các vì sao trên bầu trời (astrolabe).
“Vật dụng này được biếu tặng Đức giáo hoàng Leo XII trong dịp kim khánh linh mục của ngài. Công cuộc tái thiết lập Đài Thiên văn Vatican năm 1891 có liên hệ mật thiết với dụng cụ mẫu mực này.”
Một thành viên khác, ông Chinnici, khẳng định rằng cuộc triển lãm Astrum 2009 hy vọng làm cho công chúng ý thức được “sự phong phú về giá trị của truyền thống thiên văn nước Ý, để công chúng có thể tiếp cận với ngành thiên văn ngày nay cũng như quá khứ, không còn là đặc ân dành cho một số ít người mà là tài sản của mọi người. ”
Đài Thiên văn Vatican là một trong những cơ sở thiên văn cổ xưa nhất thế giới. Hiện nay đài tham gia vào các nghiên cứu khoa học và giáo dục nhằm trực tiếp giúp đỡ các nhà thiên văn trẻ của những nước đang phát triển.
Thiếu vắng trong cuộc trưng bầy là không có đề cập đến lịch sử của giáo hội về những đối xử với vụ Galileo.
Nhà khoa học người nước Ý này đã bị kết án tình nghi lạc giáo năm 1633 vì cho rằng trái đất quay chung quanh mặt trời. Năm 1992 ông được “hồi phục danh dự” do một ủy ban đặc biệt của Tòa thánh do Giáo hoàng Gioan Phaolô II thiết lập.
Giáo hội trong nhiều thập niên qua đã bày tỏ những thái độ cởi mở đáng chú ý để chứng tỏ rằng không có sự xung đột giữa đức tin và khoa học.
Phát biểu của Hồng y Giovanni Lajolo, chủ tịch ủy ban quản trị Thành phố Vatican trong bản văn giới thiệu thư mục cuộc triển lãm: Galileo đã mở ra một đường lối mới để làm công tác khoa học, đường lối đó đã không được tiếp nhận tức thời.
Hồng y viết tiếp: Những khám phá khoa học mở đường này giúp cho con người hiểu biết sự sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa hơn, và cuộc triển lãm chứng tỏ rằng khoa học “là một bộ phận không thể thiếu” trong tâm linh con người và trong kinh nghiệm của toàn thể nhân loại.