HÀ NỘI (10/10/2009) - Nhóm Emmaus TGP Hà Nội đã về với giáo xứ Bói Kênh. Với sự quan tâm đặc biệt của cha chính xứ mong muốn có buổi nói chuyện về HIV cho cộng đồng giáo xứ được hiểu sâu sắc, cặn kẽ về căn bệnh này. Vì có nhiều công việc nên bây giờ nhóm mới có dịp về với giáo xứ sau nhiều lần mời gọi của của cha xứ Bói Kênh G.B Lê Văn Tuyến.
Đôi nét về giáo xứ Bói Kênh.
Chúng tôi đến với giáo xứ thì trời đã nhá nhem tối, nhưng vẫn kịp nhìn rõ những nét kiến trúc của ngôi thánh đường cổ kính toạ lạc giữa một làng quê thanh bình. Tổng thể khuôn viên nhà thờ là một sự kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại. Ngôi nhà xứ 2 tầng mới được xây dựng khang trang kiên cố và thật vững trãi nguy nga. Có đầy đủ vườn cây ao cá với sự đặc trưng ở nông thôn, thậm chí có cả những luống đất để gây giống đủ các loại rau màu, hoa quả. Giáo xứ Bói Kênh thuộc xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Để về với giáo xứ đến bây giờ vẫn còn rất khó khăn trong việc đi lại, vấn đề muôn thở vấn là đường xá. Tổng số giáo dân của giáo xứ theo thời điểm hiện tại là khoảng hơn ba nghìn gồm chính xứ Bói Kênh và bảy giáo họ khác. Chính xứ Bói kênh khoàng hơn nghìn nhân danh, đa số giáo dân trong xứ là thuần nông, một năm vài vụ mùa, còn thời gian thì họ cũng kiếm thêm những công việc phụ, đàn ông thì làm mộc, các bà các mẹ thì thêu thùa ngày kiếm thêm được vài nghìn đồng. Giới trẻ thì một số đi học đại học, học nghề, hoặc đi làm ăn xa. Trong công việc nhà Chúa, trong niềm tin thì quả thật giáo dân ở đây đang sống theo lời Chúa, cách sống đạo thật tốt đẹp. Trước đây trong thời gian khó khăn thì họ đã có những cách giữ đạo, giữ niềm tin vào Chúa thật mạnh mẽ, kiên trung. Họ cũng đang dần muốn truyền đạo bằng những hành động của họ mà người ngoại đạo nhìn vào họ thấy rằng đó là những chứng nhân của Chúa thật sự giữa cuộc đời này. Quả thật, đó là ước muốn và sự thúc bách của Thiên Chúa qua họ bằng cuộc sống chứng nhân nhiều cách khác nhau mà hôm nay họ hiểu thêm về HIV để biết cách phòng tránh và yêu thương những người có H là một bằng chứng cụ thể.
Kiến thức HIV
Phần trình bày về kiến thức HIV do Sr Têrêsa Vũ Thị Sáng thuyết trình. Với những kiến thức hết sức khái quát nhưng rất chi tiết về tình trạng của căn bệnh này đã làm cho hơn một nghìn người tham dự hết sức ngỡ ngàng, bất ngờ và đem đến sự tò mò, hứng khởi để họ tìm hiểu một cách rất chăm chú. Chúng tôi nhận thấy mọi thành phần dân Chúa từ già cho tới trẻ, đã lắng nghe, hăng say đưa ra những suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở của mình về căn bệnh HIV. “Trong cuộc sống hiên tại đã thoát ra khỏi cái luỹ tre làng thì sự giao lưu xã hội là rất cần thiết, đó là sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, giao lưu kinh tế, nên buộc phải gặp gỡ nhiều con người khác nhau trong xã hội. Vì vậy chúng tôi cần biết rõ hơn về căn bệnh này để biết cách phòng tránh cho bản thân và có cái nhìn thiện cảm hơn với những anh chị không may mắc phải”. Đó là ý kiến của một anh trung niên. Và tiếp tục ý kiến của bạn trẻ đưa ra; “thật ra thì em cũng được học về HIV rồi, qua các kênh thông tin khác nhau, nhưng quả thật nếu xét như những gì mà em được học, được nghe từ trước tới giờ thì chỉ có nước… xa lánh những người có H là tốt nhất nếu muốn yên thân. Vì em chỉ có biết cái chung nhất là HIV lây qua 3 con đường chính là đường Máu - đường Tình Dục - đường Từ Mẹ Sang Con. Nhưng hôm nay được nghe nhóm truyền tải kiến thức một cách sâu sắc và tỉ mĩ như thế thì em yên tâm và có cái nhìn thiện cảm hơn với người có H.” Trong bài thuyết trình nhóm cũng đã đưa ra những trường hợp cụ thể để diễn giải cho cộng đoàn được thấy rõ ràng rằng với những hoàn cảnh cụ thể, những hành động, mức độ như thế nào thì sẽ bị lây nhiễm và nó thuộc vào con đường nào, ở mức độ nguy cơ ra sao. Chẳng hạn như khi chúng ta đến với một người có H, người đó không bị chầy xước, chảy máu mà thậm chí chúng ta bị chày xước ở tay. Chúng ta vẫn có thể nắm tay, ôm hôn xã giao bình thường người đó. Và cũng khuyến cáo cho họ biết những hành động nào có thể lây và những trường hợp không lây nhiễm, trong cuộc sống ai trong chúng ta cũng có thể bị lây nhiễm căn bệnh này nếu chúng ta không quan tâm đến nó, không tìm hiểu rất cụ thể, rõ ràng. Cộng đoàn giáo xứ như thoát ra được khỏi cái tiềm thức lâu nay coi HIV là chết, là phải xa lánh, phải nghét bỏ, phải khước từ với những con người đang có H. Hi vọng có thể sau buổi truyền thông này họ có đầy đủ kiến thức hơn để phòng tránh cho bản thân cũng như thay đổi não trạng,nhìn nhận về HIV và chỉ xem HIV là một bệnh lý bình thường như ung thư mà chưa có thuốc chữa trị triệt để.
Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người có Aids.
Sau những kiến thức về HIV mà nhóm có thể đem đến cho cộng đoàn giáo xứ, chúng tôi trưng dẫn về những cảnh đời cụ thể về những con người đang đau khổ sống chung với HIV. Những hình ảnh về sự kỳ thị một cách hết sức tàn nhẫn đối với họ, ở khắp mọi nơi, trong mọi không gian, bao trùm toàn bộ những hoàn cảnh sống khác nhau của xã hội. Từ gia đình, đến công sở, từ cộng đồng dân cư đến nơi làm việc.v.v… Những hình ảnh được trưng ra, những con người gầy còm, xanh lét, chỉ có da bọc xương. Lại một lần nữa cả cộng đoàn giáo xứ xao động, nhôn nhao. Họ đang sống và đang chết mòn cùng với căn bệnh, nhưng đó chỉ là mặt thể lý, nhiều trường hợp họ có thể “ra đi” rất sớm là do tinh thần áp lực, do sự kỳ thị một cách mù quáng của xã hội dành cho họ. Với những hình ảnh đó có một bạn trẻ đã nói với tôi rằng “ngày trước em nghe thấy có ý tưởng mà đã từng tồn tại trong xã hội là hãy gom hết những kẻ nào bị H rồi đưa lên máy bay cho ra biển đông trút hết xuống biển, mà đó là sự thật đấy ạ, thật là độc ác và tàn nhẫn, may mà em chưa thấy nó xảy ra, mà không biết là nó đã xảy ra hay không, anh ạ?”. Chúng ta thấy rõ ràng sự kỳ thị với người có H đã thành một tiềm thức trong xã hội, vậy ai, điều gì đã tạo nên điều đó?. Chúng ta đau lòng khi thấy ngay trong gia đình, người chồng, người cha bị ruồng bỏ, phải ăn riêng, phải ở riêng, sinh hoạt riêng, không được sự quan tâm, chăm sóc chia sẻ của người thân. Nhiều cô gái, con dâu trong gia đình là những nạn nhân của căn bệnh cũng bị ruồng bỏ, miệt thị khinh chê. Thậm chí có những đứa con bị xích, bị cùm trong đau đớn, tủi nhục, cô đơn, rồi bị cách ly ở những nơi hẻo lánh với sự kỳ thị đến ngu ngơ của ông bố bà mẹ thiếu hiểu biết kiến thức. Vậy kỳ thị với người có H đã đem lại lợi ích gì cho xã hội? Khi chúng tôi đưa ra những hậu qủa nghiêm trọng do sự kỳ thị của xã hội để lại, đó là một xã hội thối nát, dẫm đạp lên nhân phẩm con người. Rồi nhìn lên Thiên Chúa Tình Yêu và căn tính của tín hữu công giáo mới thấy hết được sự cần thiết biết bao của lòng thương xót Chúa và tình yêu tha nhân của con cái Chúa trong cái xã hội này.
Trong tình yêu của chúa chúng ta nên một cùng hiệp thông, yêu thương, phục vụ và nâng đỡ những kinh hồn bé mọn, tội lỗi. Lạy Chúa xin cho chúng con biết yêu thương tha nhân đặc biệt những anh chị em đau khổ, để chúng con biết nhìn đến họ như một tình yêu chân thành mà Chúa đã trao ban cho hết thảy chúng con.
Hà Nội ngày 11/10/2009.
Đôi nét về giáo xứ Bói Kênh.
Kiến thức HIV
Phần trình bày về kiến thức HIV do Sr Têrêsa Vũ Thị Sáng thuyết trình. Với những kiến thức hết sức khái quát nhưng rất chi tiết về tình trạng của căn bệnh này đã làm cho hơn một nghìn người tham dự hết sức ngỡ ngàng, bất ngờ và đem đến sự tò mò, hứng khởi để họ tìm hiểu một cách rất chăm chú. Chúng tôi nhận thấy mọi thành phần dân Chúa từ già cho tới trẻ, đã lắng nghe, hăng say đưa ra những suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở của mình về căn bệnh HIV. “Trong cuộc sống hiên tại đã thoát ra khỏi cái luỹ tre làng thì sự giao lưu xã hội là rất cần thiết, đó là sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, giao lưu kinh tế, nên buộc phải gặp gỡ nhiều con người khác nhau trong xã hội. Vì vậy chúng tôi cần biết rõ hơn về căn bệnh này để biết cách phòng tránh cho bản thân và có cái nhìn thiện cảm hơn với những anh chị không may mắc phải”. Đó là ý kiến của một anh trung niên. Và tiếp tục ý kiến của bạn trẻ đưa ra; “thật ra thì em cũng được học về HIV rồi, qua các kênh thông tin khác nhau, nhưng quả thật nếu xét như những gì mà em được học, được nghe từ trước tới giờ thì chỉ có nước… xa lánh những người có H là tốt nhất nếu muốn yên thân. Vì em chỉ có biết cái chung nhất là HIV lây qua 3 con đường chính là đường Máu - đường Tình Dục - đường Từ Mẹ Sang Con. Nhưng hôm nay được nghe nhóm truyền tải kiến thức một cách sâu sắc và tỉ mĩ như thế thì em yên tâm và có cái nhìn thiện cảm hơn với người có H.” Trong bài thuyết trình nhóm cũng đã đưa ra những trường hợp cụ thể để diễn giải cho cộng đoàn được thấy rõ ràng rằng với những hoàn cảnh cụ thể, những hành động, mức độ như thế nào thì sẽ bị lây nhiễm và nó thuộc vào con đường nào, ở mức độ nguy cơ ra sao. Chẳng hạn như khi chúng ta đến với một người có H, người đó không bị chầy xước, chảy máu mà thậm chí chúng ta bị chày xước ở tay. Chúng ta vẫn có thể nắm tay, ôm hôn xã giao bình thường người đó. Và cũng khuyến cáo cho họ biết những hành động nào có thể lây và những trường hợp không lây nhiễm, trong cuộc sống ai trong chúng ta cũng có thể bị lây nhiễm căn bệnh này nếu chúng ta không quan tâm đến nó, không tìm hiểu rất cụ thể, rõ ràng. Cộng đoàn giáo xứ như thoát ra được khỏi cái tiềm thức lâu nay coi HIV là chết, là phải xa lánh, phải nghét bỏ, phải khước từ với những con người đang có H. Hi vọng có thể sau buổi truyền thông này họ có đầy đủ kiến thức hơn để phòng tránh cho bản thân cũng như thay đổi não trạng,nhìn nhận về HIV và chỉ xem HIV là một bệnh lý bình thường như ung thư mà chưa có thuốc chữa trị triệt để.
Giảm thiểu kỳ thị và phân biệt đối xử với người có Aids.
Sau những kiến thức về HIV mà nhóm có thể đem đến cho cộng đoàn giáo xứ, chúng tôi trưng dẫn về những cảnh đời cụ thể về những con người đang đau khổ sống chung với HIV. Những hình ảnh về sự kỳ thị một cách hết sức tàn nhẫn đối với họ, ở khắp mọi nơi, trong mọi không gian, bao trùm toàn bộ những hoàn cảnh sống khác nhau của xã hội. Từ gia đình, đến công sở, từ cộng đồng dân cư đến nơi làm việc.v.v… Những hình ảnh được trưng ra, những con người gầy còm, xanh lét, chỉ có da bọc xương. Lại một lần nữa cả cộng đoàn giáo xứ xao động, nhôn nhao. Họ đang sống và đang chết mòn cùng với căn bệnh, nhưng đó chỉ là mặt thể lý, nhiều trường hợp họ có thể “ra đi” rất sớm là do tinh thần áp lực, do sự kỳ thị một cách mù quáng của xã hội dành cho họ. Với những hình ảnh đó có một bạn trẻ đã nói với tôi rằng “ngày trước em nghe thấy có ý tưởng mà đã từng tồn tại trong xã hội là hãy gom hết những kẻ nào bị H rồi đưa lên máy bay cho ra biển đông trút hết xuống biển, mà đó là sự thật đấy ạ, thật là độc ác và tàn nhẫn, may mà em chưa thấy nó xảy ra, mà không biết là nó đã xảy ra hay không, anh ạ?”. Chúng ta thấy rõ ràng sự kỳ thị với người có H đã thành một tiềm thức trong xã hội, vậy ai, điều gì đã tạo nên điều đó?. Chúng ta đau lòng khi thấy ngay trong gia đình, người chồng, người cha bị ruồng bỏ, phải ăn riêng, phải ở riêng, sinh hoạt riêng, không được sự quan tâm, chăm sóc chia sẻ của người thân. Nhiều cô gái, con dâu trong gia đình là những nạn nhân của căn bệnh cũng bị ruồng bỏ, miệt thị khinh chê. Thậm chí có những đứa con bị xích, bị cùm trong đau đớn, tủi nhục, cô đơn, rồi bị cách ly ở những nơi hẻo lánh với sự kỳ thị đến ngu ngơ của ông bố bà mẹ thiếu hiểu biết kiến thức. Vậy kỳ thị với người có H đã đem lại lợi ích gì cho xã hội? Khi chúng tôi đưa ra những hậu qủa nghiêm trọng do sự kỳ thị của xã hội để lại, đó là một xã hội thối nát, dẫm đạp lên nhân phẩm con người. Rồi nhìn lên Thiên Chúa Tình Yêu và căn tính của tín hữu công giáo mới thấy hết được sự cần thiết biết bao của lòng thương xót Chúa và tình yêu tha nhân của con cái Chúa trong cái xã hội này.
Trong tình yêu của chúa chúng ta nên một cùng hiệp thông, yêu thương, phục vụ và nâng đỡ những kinh hồn bé mọn, tội lỗi. Lạy Chúa xin cho chúng con biết yêu thương tha nhân đặc biệt những anh chị em đau khổ, để chúng con biết nhìn đến họ như một tình yêu chân thành mà Chúa đã trao ban cho hết thảy chúng con.
Hà Nội ngày 11/10/2009.