GPVINH - Sáng 21/9/2009, khoảng 3000 giáo dân tập trung tại khuôn viên thánh đường giáo xứ Vĩnh Hoà để tiễn đưa cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức trong thánh lễ an táng do Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự.
Trước giờ khai lễ, đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ Vĩnh Hoà đã xúc động ôn lại những năm tháng sinh sống và hoạt động của cha cố Phêrô. Từ trong những dòng tiểu sử, hình ảnh người mục tử với lối sống hiền hoà, giản dị, chất phác, hết mình với đoàn chiên được tái hiện sống động trong ký ức của những người tham dự. 85 tuổi đời, 49 năm làm linh mục là một hành trình dài của những thao thức, trăn trở với lẽ sống nhân sinh; sự tận tuỵ quên mình với trách vụ được giao phó.
Giáo xứ Vĩnh Hoà nhiều duyên nợ được chọn như điểm dừng chân sau chót của cha già Phêrô, nhưng ngần ấy khoảng thời gian, ngài đã là một phần không thể thiếu của rất nhiều những mảnh đất và con người trên khắp giáo phận này.
Tưởng nhớ và ghi ơn người anh em, người cha đáng kính, những ngày qua, đoàn đại biểu Hội đồng Linh mục giáo phận; đoàn con cái giáo xứ quê hương và các giáo xứ, giáo hạt mà linh mục Phêrô đã từng phục vụ; đại diện các cấp chính quyền… đã đến viếng và chia buồn cùng gia quyến.
Giảng trong thánh lễ trước sự hiện diện của hơn 50 linh mục, nhiều chủng sinh, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa, Đức Giám mục Phaolô bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với sự ra đi của cha già Phêrô. Vị chủ chăn nói đến ý niệm sâu xa về cái chết; thái độ và sự tưởng niệm của người ở lại. Đau buồn, khóc thương là những cảm xúc rất đỗi bình thường của con người trước cái chết. Vậy nhưng, khi đối diện với nỗi mất mát to lớn ấy, con người cũng cần phải biết chấp nhận đau khổ và sẻ chia thực sự: “Trong mọi cái chết đều có một phần cái chết của chúng ta”.
Dưới nhãn quan Kitô giáo, nhân loại là một thân mình duy nhất; khi một phần thân thể bị tách rời thì cả thân thể đều có chung một nỗi đau. Thánh hoá bản thân thực chất là tìm về sự thánh hoá các giá trị nhân bản. Chữ hiếu trong nền văn hoá Việt không hề bị huỷ hoại nhưng lại trở nên trọn vẹn, máu thịt khi đặt cạnh các giá trị của Tin Mừng. Người Kitô hữu trong suốt dòng đời phải luôn tâm niệm rằng “Ta đã làm được gì cho Đức Kitô?”. Bởi thế, cử hành nghi thức tiễn biệt cha Phêrô là dịp để chúng ta bày tỏ lòng yêu mến ngài, cầu nguyện cho ngài và cho chính bản thân mỏng giòn của chúng ta nữa.
Linh mục Phêrô Nguyễn Huy Hoàng - Quản hạt Can Lộc, đại diện gia đình linh tông huyết tộc đã đã ngỏ lời cảm ơn chân thành Đức Cha giáo phận, quý cha đồng tế, quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ, các cấp chính quyền và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã đến phúng viếng, chia sẻ nỗi buồn và hiệp dâng lời cầu nguyện cho cha cố Phêrô trong thánh lễ an táng. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới tất cả những ai đã quan tâm, giúp đỡ, tận tình chăm sóc cha cố trong thời gian lâm bệnh, đau yếu cũng như lo lắng tổ chức tang lễ trong những ngày vừa qua.
Sau nghi thức đọc điếu văn, phó dâng và tiễn biệt là lễ di quan ra khu vực huyệt mộ. Lúc 10h30, di hài cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức được hạ huyệt trong dòng nước mắt tiếc thương vô hạn của bà con giáo dân.
Trước giờ khai lễ, đại diện Hội đồng Mục vụ giáo xứ Vĩnh Hoà đã xúc động ôn lại những năm tháng sinh sống và hoạt động của cha cố Phêrô. Từ trong những dòng tiểu sử, hình ảnh người mục tử với lối sống hiền hoà, giản dị, chất phác, hết mình với đoàn chiên được tái hiện sống động trong ký ức của những người tham dự. 85 tuổi đời, 49 năm làm linh mục là một hành trình dài của những thao thức, trăn trở với lẽ sống nhân sinh; sự tận tuỵ quên mình với trách vụ được giao phó.
Giáo xứ Vĩnh Hoà nhiều duyên nợ được chọn như điểm dừng chân sau chót của cha già Phêrô, nhưng ngần ấy khoảng thời gian, ngài đã là một phần không thể thiếu của rất nhiều những mảnh đất và con người trên khắp giáo phận này.
Tưởng nhớ và ghi ơn người anh em, người cha đáng kính, những ngày qua, đoàn đại biểu Hội đồng Linh mục giáo phận; đoàn con cái giáo xứ quê hương và các giáo xứ, giáo hạt mà linh mục Phêrô đã từng phục vụ; đại diện các cấp chính quyền… đã đến viếng và chia buồn cùng gia quyến.
Giảng trong thánh lễ trước sự hiện diện của hơn 50 linh mục, nhiều chủng sinh, tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa, Đức Giám mục Phaolô bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với sự ra đi của cha già Phêrô. Vị chủ chăn nói đến ý niệm sâu xa về cái chết; thái độ và sự tưởng niệm của người ở lại. Đau buồn, khóc thương là những cảm xúc rất đỗi bình thường của con người trước cái chết. Vậy nhưng, khi đối diện với nỗi mất mát to lớn ấy, con người cũng cần phải biết chấp nhận đau khổ và sẻ chia thực sự: “Trong mọi cái chết đều có một phần cái chết của chúng ta”.
Dưới nhãn quan Kitô giáo, nhân loại là một thân mình duy nhất; khi một phần thân thể bị tách rời thì cả thân thể đều có chung một nỗi đau. Thánh hoá bản thân thực chất là tìm về sự thánh hoá các giá trị nhân bản. Chữ hiếu trong nền văn hoá Việt không hề bị huỷ hoại nhưng lại trở nên trọn vẹn, máu thịt khi đặt cạnh các giá trị của Tin Mừng. Người Kitô hữu trong suốt dòng đời phải luôn tâm niệm rằng “Ta đã làm được gì cho Đức Kitô?”. Bởi thế, cử hành nghi thức tiễn biệt cha Phêrô là dịp để chúng ta bày tỏ lòng yêu mến ngài, cầu nguyện cho ngài và cho chính bản thân mỏng giòn của chúng ta nữa.
Linh mục Phêrô Nguyễn Huy Hoàng - Quản hạt Can Lộc, đại diện gia đình linh tông huyết tộc đã đã ngỏ lời cảm ơn chân thành Đức Cha giáo phận, quý cha đồng tế, quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ, các cấp chính quyền và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã đến phúng viếng, chia sẻ nỗi buồn và hiệp dâng lời cầu nguyện cho cha cố Phêrô trong thánh lễ an táng. Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới tất cả những ai đã quan tâm, giúp đỡ, tận tình chăm sóc cha cố trong thời gian lâm bệnh, đau yếu cũng như lo lắng tổ chức tang lễ trong những ngày vừa qua.
Sau nghi thức đọc điếu văn, phó dâng và tiễn biệt là lễ di quan ra khu vực huyệt mộ. Lúc 10h30, di hài cố linh mục Phêrô Nguyễn Văn Đức được hạ huyệt trong dòng nước mắt tiếc thương vô hạn của bà con giáo dân.