“Ta là mực tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta…” (Joan 10,11-18).
Khi Biến cố Tam Toà xẩy ra, hình ảnh một vị chủ chăn biết lo lắng cho đàn chiên trong lúc gian nguy lại được nhiều người biết đến, đó là vị Giám mục Giáo Phận Vinh. Trong trách nhiệm của người chủ chăn, mặc dù đang ở hải ngoại, Đức Giám mục Cao đình Thuyên vẫn thường xuyên theo dõi các biến động với những ưu tư và luôn chia sẻ sự đớn đau mà giáo dân Tam Toà đang gánh chịu, nổi lo lắng được thể hiện qua các bức thư từ hải ngoại gởi về. Trách nhiệm của người chủ chăn đã gắn bó với đàn chiên như thế, cho nên đàn chiên đã bày tỏ sự kính trọng và lòng mộ mến vị chủ chăn một cách thiết thực, cụ thể qua cuộc đón rước khi ngài trở về nước sau chuyến viếng thăm Ad limina và triều yết Đức Giáo Hoàng tại Roma.
Từ trước đến nay, việc các Giám mục Việt Nam được xuất ngoại rồi trở về nước cũng khá nhiều, nhưng khi Giám mục Cao Đình Thuyên xuất ngọai trở về nước, thì tự nhiên một hiện tượng khác thường lại bộc phát xẩy ra, đó là việc giáo dân cùng nhau tổ chức cuộc đón rưóc vị chủ chăn rất đặc biệt và đầy cảm động chưa từng thấy tại Việt Nam.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Phi trường Hàng Không Vinh trở nên nhộn nhịp hơn mọi ngày, đông đảo giáo dân đã cùng nhau tập trung tại phi trường để đón vị chủ chăn. Hình ảnh cuộc đón rước vị giám mục Giáo phân Vinh khá long trọng được phóng lên nét, từ hải ngoại tôi nhìn xem hình ảnh này với lòng hâm mộ và tự nhiên lời của Thánh Gioan trong Phúc âm lại hiện về trong tâm trí tôi với một nhận định rõ ràng: ngài Cao Đình Thuyên đúng là vị mục tử tốt lành, ngài biết chiên ngài và các chiên ngài biết ngài. Được biết, khi nghe tin Đức Giám Giáo phận trở về nước, nhiều giáo dân dù bận rộn đến đâu, cũng đã bỏ hết cả công ăn việc làm để đi đón vị chủ chăn. Từ phi cảng Vinh về đến Toà Giám mục, đoàn người tham dự cuộc đón rước vị Giám mục Giáo phận gồm đủ các loại xe tháp tùng theo vị chủ chăn trên các đoạn đường dài ngun ngút với cờ Hội Thánh rợp trời. Nhìn hình ảnh vị Giám mục già hiên ngang vẩy tay chào giáo dân qua các đoạn đường, ai mà chẳng vui lên trong bài ca hiệp nhất. Thật hiếm có về một hình ảnh tươi đẹp mang tính yêu thương và sự hiệp nhầt đúng vào thời điểm nóng bỏng về vụ Tam Toà bị nạn, nghiệm đúng với hình ảnh của vị mục tử tối cao là Đức Kitô đã phán theo Phúc âm Thánh Gioan ghi lại: “Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết ta”.
Thật vậy, trong những ngày xa Giáo phận, nhưng ngài vẫn luôn luôn mang trọng trách của một vị chủ chăn, và sẳn sàng nhận lảnh trách nhiệm từ những thông cáo mà cha Chánh Văn phòng Toà Giám mục phổ biến. Ngoài ra, ngài thường xuyên ân cần thăm hỏi tin tức, quan tâm đến những đau thương của giáo dân, cũng như luôn có lời an ủi, nâng đỡ, khích lệ sự đoàn kết và yêu thương lẫn nhau Điển hình, ngày 22 tháng 7 ngài đã gởi bức thư thăm hỏi để chia sẻ nổi đau buồn với giáo dân Tam Toà, thư có đoạn như sau: “Trước tiên cha xin chia sẻ nổi đau của anh chị em giáo dân Tam Toà. Cách riêng những người đã bị công an đánh đập và bị bắt giữ. Trong sự hiệp thông sâu xa nhất, cha cầu nguyện cho anh chị em Tam Toà được ơn Chúa mà can đảm đến cùng. Dù xa cách về địa lý, nhưng lúc này cha đang hiệp thông và ở bên chúng con trong lời cầu nguyện tha thiết nhất…”Trước sự lo lắng của vị chủ chăn khi đang công tác xa nhà đã tạo niềm tin vững vàng cho đàn chiên trong Giáo phận một cách thiết thực, vì thế phong trào hiệp thông cầu nguyện với Tam Tòa đã nở rộ khắp toàn giáo phận một cách đồng loạt và thống nhất.trong khẩu hiệu: “CẦU NGUYỆN CHO GIÁO DÂN TAM TOÀ BỊ CÔNG AN QUẢNG BÌNH ĐÁNH ĐẬP VÀ BẮT GIỮ.”
Thông cáo 4 vừa được phóng lên báo tin về vụ hai linh mục và một số giáo dân bị bọn côn dồ đánh đập đến trọng thương có sự chỉ đạo của công an Quảng bình, lập tức Đức Giám mục có thư đề ngày 31 tháng 7 với tâm tình chia sẻ sâu xa như sau: “Tôi xin bày tỏ niềm cảm mến và tạ ơn Chúa về tính hiệp thông và lòng can đảm hợp với tinh thần Phúc âm của toàn thể cộng đồng dân Chúa với giáo xứ Tam Toà trong những ngày qua.- Tôi ân cần chia sẻ với cha Phaolô Nguyễn Đình Phú, cha Phêrô Ngô Thế Bính và nhũng anh chị em đã bị đối xử bất công. Cùng với Giáo phận, tôi luôn cầu nguyện và ở bên quý cha và anh chị em.- xin mọi thành phần dân Chúa tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho Giáo phận, đặc biệt cho giaó xứ Tam Toà sớm được thái bình và công lý…”
Trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ Quan Thầy của Giáo phận, trước sự hiện diện của hơn 200 ngàn giáo dân, cuối Thánh lễ, Đức Giám mục lại khẳng định một lần nữa về trách nhiệm của vị chủ chăn đối với đàn chiên trong câu chuyện ngài kể lại với giọng nói cương quyết và rất cảm động: “Khi tôi mới về có một người đưa cho tôi bản tin và nói, Đức Cha đã đọc tin này chưa, tôi bảo chưa, ông ta đưa tôi bản tin có ghi phóng viên, nhưng không biết tờ báo nào, bản tin viết: “Đang khi Giám mục Cao Đình Thuyên xa nhà, linh mục Chánh văn phòng Antôn Phạm Đình Phùng vượt lên trên quyền, nói một cách ngô nghê, giáo dân bị công an Quảng bình đánh đập và bắt giữ, - không biết có ngô nghê hay là không? cũng không cần phải chứng minh làm gì, bởi vì các nạn nhân hiện tại đang còn sống. Việc cha Chánh văn phòng có nói điều gì thì đó là việc chung của Giáo phận, có cha Tổng Đại diện, có Hội đồng tư vấn, Hội đồng linh mục, nhiều linh mục và toàn thể 500 ngàn giáo dân đều đồng nhất, đó là điều tôi rất vui mừng vì có sự đoàn kết nhất trí với nhau không phải chỉ của một người, đó là cùng chung, cũng như phát ngôn viên của Chính phủ ta, ông Lê Dũng. Ông Lê Dũng phát ngôn ra, đâu phải là của cá nhân ông mà đó là của chính phủ. Ở đây cũng vậy, phải hiểu cho rõ, thì bây giờ trong khi chờ hiệu nghiệm, phải cảnh giác.
Tôi nhớ có một cha nào đó không biết, nghe trong điện thoại, khi tôi còn ở bên ngoại quốc nghe tin có 2 linh mục bị đánh đập tàn nhẫn, rất đau buồn, tôi muốn về, có cha đánh điện xin Đức Cha an tâm, chúng con không phải chỉ có một Đức Cha Thuyên, mà ở đây chúng con có cả 500 ngàn Đức Cha Thuyên. Điều đó nói lên có một sự thống nhất cao. Vì thế phải luôn luón yêu thuơng và đoàn kết lẫn nhau, và chúng ta nhớ đường hướng của Giáo hội mà thực hành: Giáo hội không bạo động- Giáo hội không nổi dậy- Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình, cho nên chúng ta phải làm sao để có thật sự tự do hoà bình, đó là điều chính. Phải cầu nguyện Chúa làm được, không ai làm được cả, Chúa làm được, Đức Mẹ làm đuợc, lịch sử đã chứng minh điều đó, cho nên xin anh chị em luôn luôn bình tĩnh và đòan kết với nhau và cầu nguyện, để làm cho chúng ta được sáng tỏ, đó là điều tôi muốn nhắc anh chị em trong ngày lễ Quan Thầy”.
Qua lời tâm tình của Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên với toàn thể dân Chúa hiện diện trong ngày lễ Quan Thầy của Giáo phận thật là lời vàng ngọc cho đàn chiên và cũng là sự xác minh với nhà nước cộng sản Việt nam, với thế giới biết: “Giáo hội không bạo động- Giáo hội không nổi dậy - Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình”.
Từ đó xác minh rõ ràng: Tam Toà, cũng như Toà Khâm Sứ,Thái Hà chỉ đòi công lý và sự thật.
Khi Biến cố Tam Toà xẩy ra, hình ảnh một vị chủ chăn biết lo lắng cho đàn chiên trong lúc gian nguy lại được nhiều người biết đến, đó là vị Giám mục Giáo Phận Vinh. Trong trách nhiệm của người chủ chăn, mặc dù đang ở hải ngoại, Đức Giám mục Cao đình Thuyên vẫn thường xuyên theo dõi các biến động với những ưu tư và luôn chia sẻ sự đớn đau mà giáo dân Tam Toà đang gánh chịu, nổi lo lắng được thể hiện qua các bức thư từ hải ngoại gởi về. Trách nhiệm của người chủ chăn đã gắn bó với đàn chiên như thế, cho nên đàn chiên đã bày tỏ sự kính trọng và lòng mộ mến vị chủ chăn một cách thiết thực, cụ thể qua cuộc đón rước khi ngài trở về nước sau chuyến viếng thăm Ad limina và triều yết Đức Giáo Hoàng tại Roma.
Từ trước đến nay, việc các Giám mục Việt Nam được xuất ngoại rồi trở về nước cũng khá nhiều, nhưng khi Giám mục Cao Đình Thuyên xuất ngọai trở về nước, thì tự nhiên một hiện tượng khác thường lại bộc phát xẩy ra, đó là việc giáo dân cùng nhau tổ chức cuộc đón rưóc vị chủ chăn rất đặc biệt và đầy cảm động chưa từng thấy tại Việt Nam.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Phi trường Hàng Không Vinh trở nên nhộn nhịp hơn mọi ngày, đông đảo giáo dân đã cùng nhau tập trung tại phi trường để đón vị chủ chăn. Hình ảnh cuộc đón rước vị giám mục Giáo phân Vinh khá long trọng được phóng lên nét, từ hải ngoại tôi nhìn xem hình ảnh này với lòng hâm mộ và tự nhiên lời của Thánh Gioan trong Phúc âm lại hiện về trong tâm trí tôi với một nhận định rõ ràng: ngài Cao Đình Thuyên đúng là vị mục tử tốt lành, ngài biết chiên ngài và các chiên ngài biết ngài. Được biết, khi nghe tin Đức Giám Giáo phận trở về nước, nhiều giáo dân dù bận rộn đến đâu, cũng đã bỏ hết cả công ăn việc làm để đi đón vị chủ chăn. Từ phi cảng Vinh về đến Toà Giám mục, đoàn người tham dự cuộc đón rước vị Giám mục Giáo phận gồm đủ các loại xe tháp tùng theo vị chủ chăn trên các đoạn đường dài ngun ngút với cờ Hội Thánh rợp trời. Nhìn hình ảnh vị Giám mục già hiên ngang vẩy tay chào giáo dân qua các đoạn đường, ai mà chẳng vui lên trong bài ca hiệp nhất. Thật hiếm có về một hình ảnh tươi đẹp mang tính yêu thương và sự hiệp nhầt đúng vào thời điểm nóng bỏng về vụ Tam Toà bị nạn, nghiệm đúng với hình ảnh của vị mục tử tối cao là Đức Kitô đã phán theo Phúc âm Thánh Gioan ghi lại: “Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết ta”.
Thật vậy, trong những ngày xa Giáo phận, nhưng ngài vẫn luôn luôn mang trọng trách của một vị chủ chăn, và sẳn sàng nhận lảnh trách nhiệm từ những thông cáo mà cha Chánh Văn phòng Toà Giám mục phổ biến. Ngoài ra, ngài thường xuyên ân cần thăm hỏi tin tức, quan tâm đến những đau thương của giáo dân, cũng như luôn có lời an ủi, nâng đỡ, khích lệ sự đoàn kết và yêu thương lẫn nhau Điển hình, ngày 22 tháng 7 ngài đã gởi bức thư thăm hỏi để chia sẻ nổi đau buồn với giáo dân Tam Toà, thư có đoạn như sau: “Trước tiên cha xin chia sẻ nổi đau của anh chị em giáo dân Tam Toà. Cách riêng những người đã bị công an đánh đập và bị bắt giữ. Trong sự hiệp thông sâu xa nhất, cha cầu nguyện cho anh chị em Tam Toà được ơn Chúa mà can đảm đến cùng. Dù xa cách về địa lý, nhưng lúc này cha đang hiệp thông và ở bên chúng con trong lời cầu nguyện tha thiết nhất…”Trước sự lo lắng của vị chủ chăn khi đang công tác xa nhà đã tạo niềm tin vững vàng cho đàn chiên trong Giáo phận một cách thiết thực, vì thế phong trào hiệp thông cầu nguyện với Tam Tòa đã nở rộ khắp toàn giáo phận một cách đồng loạt và thống nhất.trong khẩu hiệu: “CẦU NGUYỆN CHO GIÁO DÂN TAM TOÀ BỊ CÔNG AN QUẢNG BÌNH ĐÁNH ĐẬP VÀ BẮT GIỮ.”
Thông cáo 4 vừa được phóng lên báo tin về vụ hai linh mục và một số giáo dân bị bọn côn dồ đánh đập đến trọng thương có sự chỉ đạo của công an Quảng bình, lập tức Đức Giám mục có thư đề ngày 31 tháng 7 với tâm tình chia sẻ sâu xa như sau: “Tôi xin bày tỏ niềm cảm mến và tạ ơn Chúa về tính hiệp thông và lòng can đảm hợp với tinh thần Phúc âm của toàn thể cộng đồng dân Chúa với giáo xứ Tam Toà trong những ngày qua.- Tôi ân cần chia sẻ với cha Phaolô Nguyễn Đình Phú, cha Phêrô Ngô Thế Bính và nhũng anh chị em đã bị đối xử bất công. Cùng với Giáo phận, tôi luôn cầu nguyện và ở bên quý cha và anh chị em.- xin mọi thành phần dân Chúa tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho Giáo phận, đặc biệt cho giaó xứ Tam Toà sớm được thái bình và công lý…”
Trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, lễ Quan Thầy của Giáo phận, trước sự hiện diện của hơn 200 ngàn giáo dân, cuối Thánh lễ, Đức Giám mục lại khẳng định một lần nữa về trách nhiệm của vị chủ chăn đối với đàn chiên trong câu chuyện ngài kể lại với giọng nói cương quyết và rất cảm động: “Khi tôi mới về có một người đưa cho tôi bản tin và nói, Đức Cha đã đọc tin này chưa, tôi bảo chưa, ông ta đưa tôi bản tin có ghi phóng viên, nhưng không biết tờ báo nào, bản tin viết: “Đang khi Giám mục Cao Đình Thuyên xa nhà, linh mục Chánh văn phòng Antôn Phạm Đình Phùng vượt lên trên quyền, nói một cách ngô nghê, giáo dân bị công an Quảng bình đánh đập và bắt giữ, - không biết có ngô nghê hay là không? cũng không cần phải chứng minh làm gì, bởi vì các nạn nhân hiện tại đang còn sống. Việc cha Chánh văn phòng có nói điều gì thì đó là việc chung của Giáo phận, có cha Tổng Đại diện, có Hội đồng tư vấn, Hội đồng linh mục, nhiều linh mục và toàn thể 500 ngàn giáo dân đều đồng nhất, đó là điều tôi rất vui mừng vì có sự đoàn kết nhất trí với nhau không phải chỉ của một người, đó là cùng chung, cũng như phát ngôn viên của Chính phủ ta, ông Lê Dũng. Ông Lê Dũng phát ngôn ra, đâu phải là của cá nhân ông mà đó là của chính phủ. Ở đây cũng vậy, phải hiểu cho rõ, thì bây giờ trong khi chờ hiệu nghiệm, phải cảnh giác.
Tôi nhớ có một cha nào đó không biết, nghe trong điện thoại, khi tôi còn ở bên ngoại quốc nghe tin có 2 linh mục bị đánh đập tàn nhẫn, rất đau buồn, tôi muốn về, có cha đánh điện xin Đức Cha an tâm, chúng con không phải chỉ có một Đức Cha Thuyên, mà ở đây chúng con có cả 500 ngàn Đức Cha Thuyên. Điều đó nói lên có một sự thống nhất cao. Vì thế phải luôn luón yêu thuơng và đoàn kết lẫn nhau, và chúng ta nhớ đường hướng của Giáo hội mà thực hành: Giáo hội không bạo động- Giáo hội không nổi dậy- Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình, cho nên chúng ta phải làm sao để có thật sự tự do hoà bình, đó là điều chính. Phải cầu nguyện Chúa làm được, không ai làm được cả, Chúa làm được, Đức Mẹ làm đuợc, lịch sử đã chứng minh điều đó, cho nên xin anh chị em luôn luôn bình tĩnh và đòan kết với nhau và cầu nguyện, để làm cho chúng ta được sáng tỏ, đó là điều tôi muốn nhắc anh chị em trong ngày lễ Quan Thầy”.
Qua lời tâm tình của Đức Giám Mục Cao Đình Thuyên với toàn thể dân Chúa hiện diện trong ngày lễ Quan Thầy của Giáo phận thật là lời vàng ngọc cho đàn chiên và cũng là sự xác minh với nhà nước cộng sản Việt nam, với thế giới biết: “Giáo hội không bạo động- Giáo hội không nổi dậy - Giáo hội chỉ đòi chân lý, đòi công bình”.
Từ đó xác minh rõ ràng: Tam Toà, cũng như Toà Khâm Sứ,Thái Hà chỉ đòi công lý và sự thật.