Chúa nhật XVIII thường niên B
Không một tôn giáo hay tổ chức nào ngoài Kytô giáo trình bày hình ảnh thủ lãnh của mình như “một con chiên hiền lành bị đưa đi đến chỗ xén lông” (x.Is. 53), một thủ lãnh bị đánh bị giết đến nỗi “không còn hình dạng người ta nữa”. Cũng không hề có một tôn giáo hay tổ chức nào có vị thủ lãnh dám hiến mạng mình làm tấm bánh bẻ ra cho tín đồ mình. Và bởi đó, không có vị thủ lãnh nào lại có thể dám tuyên bố “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” như thủ lãnh Giêsu, và có vị nào đã chết vì yêu thương và phục sinh vinh hiển như Người?
Giêsu, tấm bánh hoá nhiều.
Đối với thủ lãnh Do thái và cả với đế quốc Rôma thời bấy giờ, Giêsu là kẻ phản loạn, bởi vì Người rao giảng một học thuyết hoàn toàn trái ngược với lối sống gian tham, bạo lực và đè nén. Khi các quyền lực trần thế lúc bấy giờ sống trên đầu trên cổ những người dân lầm than, những goá phụ và trẻ em cô thế, thì Giêsu bảo: “Khốn cho các ngươi, những kẻ chất gánh nặng lên vai người khác”.
Người không chỉ nói, mà còn hành động: hoá bánh ra nhiều để nuôi dân. Và điều tuyệt diệu là ở chỗ, Người không chỉ hoá năm chiếc bánh ra nhiều, mà còn tự hoá thân mình thành vô vàn cơm bánh cho con người của muôn thế hệ. Người còn hoá những ân sủng, những đất hứa, và diễn đạt như cha Quang Uy, Người còn hoá những tấm bánh bình an ra nhiều cho dân Người hưởng dùng.
Bước theo Giêsu, trước hết là đón nhận Người như tấm bánh của hồng ân. Và rồi dám theo bước Người để làm cho anh em mình no đủ. Môn đệ Đức Giêsu phải là con người mà ai đến gặp cũng đều cảm thấy no thoả, không chỉ là không còn đói khát, mà trước hết là không còn thấy bị bỏ rơi bên bàn tiệc Người dọn ra.
Giêsu, tấm bánh bị nghiền nát.
Người đời thì thu góp của cải và lo cửa đóng then cài để chính mình bình an và của cải của mình không bị đục khoét. Nhưng Giêsu thì lại để mình bị nghiền nát ra. Người bị nghiền nát vì gánh lấy tội đời. Người bị nghiền nát vì dám lên án cái bất công và cái gian xảo. Người bị nghiền nát vì Người nói thẳng vào những kẻ đàn áp dân Chúa như lời Isaia tiên báo: “Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy” (Mt.13,14).
Trong khi những kẻ lãnh đạo xã hội chính trị cứ lo thu góp, cứ lo đàn áp dân và ngăn cản dân đến với Thiên Chúa, thì Đức Giêsu “tự huỷ mình đi” (x. Pl. 2,6-8), rong ruổi trên mọi nẻo đường Palestine, đến với những con người cùng cực, lam lũ và đói khát để khơi cho họ ý thức về sứ mệnh làm người và làm con Thiên Chúa.
Là người đi theo Đức Giêsu, mọi thành phần dân Chúa có bổn phận phải coi nỗi đau khổ, mất mát, thua thiệt của anh chị em mình như là của mình, và sẵn sàng bị nghiền nát cho anh chị em mình có cơ may sống đúng nhân vị mà Chúa ban cho.
Giêsu với nhiệm thể nhiều thương tích
Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ và dân chúng hãy tìm của ăn muôn đời không hư mất. Tìm ở đâu? Nơi Chúa Giêsu. Bằng cách nào? Đến với Chúa Giêsu. Theo con đường nào? Con đường mang tên Giêsu, con đường duy nhất không có số nhà, bởi vì khi đi con đường ấy là đã đến nơi, khi tìm gì trên con đường ấy là có thể thấy ngay, khi đói khát trong cuộc lữ hành thì lương thực đã bày dọn sẵn.
Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Giêsu, và đây là tín điều cực kỳ quan trọng và thực tế. Và do đó nếu Chúa Giêsu là con đường thì Hội Thánh cũng là con đường dẫn chúng ta hoà vào dòng người tìm sự sống muôn đời nơi Đức Giêsu. Con đường ấy đẹp lắm và thơ mộng lắm.
Nhưng khi bước đi trên con đường Giêsu, với những bảng chỉ đường của Hội Thánh, dân Chúa chấp nhận bị đè nén, bị nghiền nát và bị thế gian lên án. Nhưng có sao đâu. Ngày Đức Giêsu bị nghiền nát hoàn toàn trên đồi Canvê, trời đất tối tăm tưởng như tan biến, nhưng buổi sáng ngày Phục Sinh ánh sáng lại chan hoà đến tận nơi hang cùng ngõ hẻm.
Mẹ ơi, Mẹ đã đồng công cứu độ với Con yêu dấu của Mẹ và Mẹ cảm nghiệm sâu xa nỗi thống khổ khi Con mình bị nghiền nát, đến nỗi Mẹ có thể chết vì nỗi đau ấy. Chúng suy niệm về Người khi thân mình mầu nhiệm của Người nơi giáo phận Vinh đang quằn quại nỗi đau, thậm chí có những vị linh mục của Người đang bị nghiền nát, xin Mẹ hãy đến và phù trợ con cái Mẹ vượt qua đau thương, vì Mẹ đã hứa sẽ nhận lời ai khấn xin cùng Mẹ. Amen.
Không một tôn giáo hay tổ chức nào ngoài Kytô giáo trình bày hình ảnh thủ lãnh của mình như “một con chiên hiền lành bị đưa đi đến chỗ xén lông” (x.Is. 53), một thủ lãnh bị đánh bị giết đến nỗi “không còn hình dạng người ta nữa”. Cũng không hề có một tôn giáo hay tổ chức nào có vị thủ lãnh dám hiến mạng mình làm tấm bánh bẻ ra cho tín đồ mình. Và bởi đó, không có vị thủ lãnh nào lại có thể dám tuyên bố “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” như thủ lãnh Giêsu, và có vị nào đã chết vì yêu thương và phục sinh vinh hiển như Người?
Giêsu, tấm bánh hoá nhiều.
Đối với thủ lãnh Do thái và cả với đế quốc Rôma thời bấy giờ, Giêsu là kẻ phản loạn, bởi vì Người rao giảng một học thuyết hoàn toàn trái ngược với lối sống gian tham, bạo lực và đè nén. Khi các quyền lực trần thế lúc bấy giờ sống trên đầu trên cổ những người dân lầm than, những goá phụ và trẻ em cô thế, thì Giêsu bảo: “Khốn cho các ngươi, những kẻ chất gánh nặng lên vai người khác”.
Người không chỉ nói, mà còn hành động: hoá bánh ra nhiều để nuôi dân. Và điều tuyệt diệu là ở chỗ, Người không chỉ hoá năm chiếc bánh ra nhiều, mà còn tự hoá thân mình thành vô vàn cơm bánh cho con người của muôn thế hệ. Người còn hoá những ân sủng, những đất hứa, và diễn đạt như cha Quang Uy, Người còn hoá những tấm bánh bình an ra nhiều cho dân Người hưởng dùng.
Bước theo Giêsu, trước hết là đón nhận Người như tấm bánh của hồng ân. Và rồi dám theo bước Người để làm cho anh em mình no đủ. Môn đệ Đức Giêsu phải là con người mà ai đến gặp cũng đều cảm thấy no thoả, không chỉ là không còn đói khát, mà trước hết là không còn thấy bị bỏ rơi bên bàn tiệc Người dọn ra.
Giêsu, tấm bánh bị nghiền nát.
Người đời thì thu góp của cải và lo cửa đóng then cài để chính mình bình an và của cải của mình không bị đục khoét. Nhưng Giêsu thì lại để mình bị nghiền nát ra. Người bị nghiền nát vì gánh lấy tội đời. Người bị nghiền nát vì dám lên án cái bất công và cái gian xảo. Người bị nghiền nát vì Người nói thẳng vào những kẻ đàn áp dân Chúa như lời Isaia tiên báo: “Các ngươi có lắng tai nghe cũng chẳng hiểu, có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy” (Mt.13,14).
Trong khi những kẻ lãnh đạo xã hội chính trị cứ lo thu góp, cứ lo đàn áp dân và ngăn cản dân đến với Thiên Chúa, thì Đức Giêsu “tự huỷ mình đi” (x. Pl. 2,6-8), rong ruổi trên mọi nẻo đường Palestine, đến với những con người cùng cực, lam lũ và đói khát để khơi cho họ ý thức về sứ mệnh làm người và làm con Thiên Chúa.
Là người đi theo Đức Giêsu, mọi thành phần dân Chúa có bổn phận phải coi nỗi đau khổ, mất mát, thua thiệt của anh chị em mình như là của mình, và sẵn sàng bị nghiền nát cho anh chị em mình có cơ may sống đúng nhân vị mà Chúa ban cho.
Giêsu với nhiệm thể nhiều thương tích
Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ và dân chúng hãy tìm của ăn muôn đời không hư mất. Tìm ở đâu? Nơi Chúa Giêsu. Bằng cách nào? Đến với Chúa Giêsu. Theo con đường nào? Con đường mang tên Giêsu, con đường duy nhất không có số nhà, bởi vì khi đi con đường ấy là đã đến nơi, khi tìm gì trên con đường ấy là có thể thấy ngay, khi đói khát trong cuộc lữ hành thì lương thực đã bày dọn sẵn.
Giáo Hội là thân thể mầu nhiệm của Đức Giêsu, và đây là tín điều cực kỳ quan trọng và thực tế. Và do đó nếu Chúa Giêsu là con đường thì Hội Thánh cũng là con đường dẫn chúng ta hoà vào dòng người tìm sự sống muôn đời nơi Đức Giêsu. Con đường ấy đẹp lắm và thơ mộng lắm.
Nhưng khi bước đi trên con đường Giêsu, với những bảng chỉ đường của Hội Thánh, dân Chúa chấp nhận bị đè nén, bị nghiền nát và bị thế gian lên án. Nhưng có sao đâu. Ngày Đức Giêsu bị nghiền nát hoàn toàn trên đồi Canvê, trời đất tối tăm tưởng như tan biến, nhưng buổi sáng ngày Phục Sinh ánh sáng lại chan hoà đến tận nơi hang cùng ngõ hẻm.
Mẹ ơi, Mẹ đã đồng công cứu độ với Con yêu dấu của Mẹ và Mẹ cảm nghiệm sâu xa nỗi thống khổ khi Con mình bị nghiền nát, đến nỗi Mẹ có thể chết vì nỗi đau ấy. Chúng suy niệm về Người khi thân mình mầu nhiệm của Người nơi giáo phận Vinh đang quằn quại nỗi đau, thậm chí có những vị linh mục của Người đang bị nghiền nát, xin Mẹ hãy đến và phù trợ con cái Mẹ vượt qua đau thương, vì Mẹ đã hứa sẽ nhận lời ai khấn xin cùng Mẹ. Amen.