“ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” TRÊN BIỂN ĐÔNG VÀ LUẬT QUỐC TẾ
(Hoàng Việt, Đại học Luật TP. HCM)
I. Đặt vấn đề
Cuộc tranh chấp biển Đông vẫn đang là một “nguy cơ” gây bất ổn trong khu vực. Tranh chấp biển Đông đã trở thành một trong những cuộc tranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới. Sự phức tạp của tranh chấp biển Đông đến từ các yêu sách phức tạp về chủ quyền của nhiều quốc gia đối với các khu vực chồng lấn, vả lại, nó không chỉ đơn thuần là tranh chấp về mặt luật pháp quốc tế về biên giới biển, lãnh thổ trên biển mà hơn thế nữa nó còn được đan xen với những lợi ích về địa – chính trị, về kiểm soát con đường vận tải biển chiến lược, và về khai thác các nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là dầu mỏ.
Cuộc va chạm mới đây giữa một chiếc tàu nghiên cứu hải dương của Mỹ với 5 tàu chiến Trung Quốc, sau đó là cuộc khẩu chiến trên các báo của hai bên, phía Mỹ giải thích vùng biển này là biển quốc tế, tàu Mỹ có quyền thực hiện các nghiên cứu biển trong vùng đó, còn Trung Quốc khẳng định đây là vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Rồi việc Trung Quốc đã gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối Báo cáo về thềm lục địa của Việt Nam cùng Malaysia, cũng như Báo cáo của riêng Việt Nam. Rồi việc Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 16/5/2009 bằng cách tăng cường lực lượng tàu ngư chính xuống biển Đông, đề xuất của Hải quân Trung Quốc phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, tới tuyên bố của CNOOC ngày 16/6/2009 sẽ tiến hành khoan sâu thăm dò khai thác trong Biển Đông trong năm 2009. Vấn đề này lại làm nóng lên yêu sách của Trung Quốc về các đảo, đá và vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” gây nhiều tranh cãi.
Thực tế cho thấy tranh chấp các đảo trong biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất trong khu vực do Trung Quốc yêu sách gần 80% biển Đông là vùng nước lịch sử của họ sẽ có tác động rất lớn đến việc phân định các đường biên giới biển của khu vực này trong tương lai, và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền lợi trên biển của Việt Nam. Do đó, nhu cầu nghiên cứu vấn đề này là một vấn đề cần thiết.
II. Các yêu sách về “đường lưỡi bò”
Yêu sách về “đường lưỡi bò” được đưa ra một cách không chính thức từ hai chính quyền: một là Cộng Hòa Trung Hoa, sau thất bại năm 1949 phải chạy ra Đài Loan (từ thời điểm này gọi là chính quyền Đài Loan), và từ chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 tới nay (gọi tắt là chính quyền Trung Quốc).
1. Yêu sách về đường lưỡi bò của Cộng Hòa Trung Hoa
Theo một số học giả cả ở Trung Quốc và ở Đài Loan [1] thì năm 1935, để đối phó với yêu sách của Pháp đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng hòa Trung hoa đã cho xuất bản một bản đồ chính thức đầu tiên là Zhongguo Nanhai gedao yu tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), bản đồ này chưa thể hiện “đường lưỡi bò”. Tháng 2 năm 1947, Bộ nội vụ đã tiếp tục cho xuất bản Bảng tài liệu tra cứu tên cũ của các đảo biển ở biển Đông, trong đó liệt kê 159 đảo, đá. Sau đó, tháng 1 năm 1948, Bộ Nội Vụ nước Cộng Hòa Trung Hoa chính thức công bố một bản đồ có tên Nanhai zhudao weizhi tu (Bản đồ các đảo trên Nam Hải), tháng 2 năm 1948 bản đồ này được xuất bản chính thức, trên bản đồ này có xuất hiện một đường mà Trung Hoa gọi là đường hình chữ “U”, một số học giả gọi nó là “đường lưỡi bò” bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống biển Đông [2], đường này được thể hiện trên bản đồ lúc này là một đường đứt khúc bao gồm 11 đoạn. Trong bản đồ đó đường chữ “U” hay “đường lưỡi bò” này được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys) và Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung quốc gọi là Trung Sa).
“Đường lưỡi bò” này xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, chạy xuống phía Nam tương tự như hình dáng của bờ biển Đông và Đông Nam Việt Nam tới cực Nam của bãi đá san hô Scaborough Shoal (Tăng Mẫu) và sau đó quay ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Malaysia và Palawan của Philippines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác [3].
Năm 1988, sau cuộc đụng độ giữa hải quân của Trung Quốc và Việt Nam, một nhóm học giả của Đài Loan đã được tập trung lại để nghiên cứu về vấn đề “vùng nước lịch sử” và bản chất pháp lý của “đường lưỡi bò”.
Một học giả của Đài Loan là Tống Yến Huy (Yann Huei Song) sau khi tổng kết các quan điểm của các học giả Đài Loan trong nhóm nghiên cứu cho biết có hai nhóm ý kiến về vấn đề này [4]: Một nhóm cho rằng vùng nước được bao bọc trong “đường lưỡi bò” được coi như là “vùng nước lịch sử” của Cộng Hòa Trung Hoa. Lập luận này được chứng tỏ bởi hai lý do, thứ nhất, khi bản đồ được xuất bản vào năm 1948, không có sự phản đối cũng như không có phản ứng nào được đưa ra, thứ hai, việc yêu sách các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử đã không vi phạm Điều 4(1) của UNCLOS (Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982). Nhóm thứ hai thì chống lại quan điểm này, họ cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng Hòa Trung Hoa khó có thể biện minh được: đó là “đường lưỡi bò” được vạch ra một cách tùy tiện, không thể định vị đường này trên biển vì thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm về vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, khó có thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Đài Loan.
Tuy nhiên, cuối cùng Ủy ban nghiên cứu về vấn đề này của Đài Loan đã chấp thuận với quan điểm của nhóm đầu tiên.
2 Yêu sách về đường lưỡi bò của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
Trung quốc đưa ra những yêu sách về “đường lưỡi bò” dựa theo quan điểm của bản đồ xuất hiện đường lưỡi bò đầu tiên của Cộng Hòa Trung Hoa năm 1948.
Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, quốc gia này sau đó thay thế Cộng Hòa Trung Hoa trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như trên bản đồ trước đó gồm 11 đoạn.
Tuy nhiên, đến năm 1953, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả Chính phủ Cộng Hòa Trung Hoa lẫn Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò” đó cả.
Năm 2003, Li Jin Ming và Li De Xia của trường đại học Hạ Môn (Trung Quốc) đã công bố một bài viết đăng trên tạp chí Ocean Development & International Law, tiếp tục trình bày và làm rõ về lập luận đối với “đường lưỡi bò” này. Hai học giả này đã tổng kết một số quan điểm của các học giả Trung Quốc, trong đó hầu hết là khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và các vùng nước xung quanh các đảo đó nằm trong “đường lưỡi bò”. Các học giả Trung Quốc này được hai học giả trích dẫn như Cao Chí Quốc (Gao Zhiguo), Viện trưởng Viện chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng đường này yêu sách sở hữu các đảo nằm bên trong hơn là một đường biên giới biển. Ông ta nhận xét:. Mặc dù “Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ các cột nước của vùng biển Đông”, nhưng “tất cả các đảo và vùng nước kế cận trong đường biên giới này phải thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc” [5].
Zou Keyuan cho rằng yêu sách của Trung Quốc không nên xem như yêu sách vùng nước lịch sử theo nghĩa truyền thống mà giống như một dạng yêu sách các quyền chủ quyền và quyền tài phán lịch sử chứ không phải là yêu sách chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Nói cách khác, đây là sự nguỵ biện liên hệ đường lưỡi bò với các khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển hiện đại.
Tháng 7 năm 1996, nhà xuất bản Thông tin kinh tế Hồng Kông cho xuất bản cuốn “The petropolitics of the Nansa islands – China’s indisputable legal case” của Phan Thạch Anh (Pan Shi Ying) [6], theo lời của ông ta thì “chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thông qua việc ấn bản các bản đồ này muốn gửi ba thông điệp tới cộng đồng quốc tế:
1. Khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử.
2. Phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch ra theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa và đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý.
3. Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc “chưa dứt điểm” để lại những khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai.
Nói cách khác vùng nước do con đường này bao bọc là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Con đường này chỉ là hình thức, còn danh nghĩa lịch sử của Trung Quốc trên vùng biển này mới là nội dung.
Như vậy, lập luận về chủ quyền đối với các đảo, đá, bãi nằm trong “đường lưỡi bò” cũng như bản chất pháp lý của “đường lưỡi bò” của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đều bắt nguồn từ bản đồ đầu tiên thể hiện đường này của Cộng Hòa Trung Hoa trước đó, tuy nhiên quan điểm của họ về tính chất pháp lý của “đường lưỡi bò” này như thế nào lại có nhiều quan điểm khác biệt.
III. Phân tích các yêu sách về “đường lưỡi bò”theo luật quốc tế
1. Yêu sách của Cộng hòa Trung Hoa
Khái niệm “vịnh lịch sử” hay “vùng nước lịch sử” mà ở đó một quốc gia thực hiện quyền lực thuộc chủ quyền của mình đã được luật pháp quốc tế chấp nhận trong một số hoàn cảnh hạn chế. Điều 10 (6) của UNCLOS thừa nhận sự tồn tại của một vùng nước như vậy, và một số các vịnh biển mà không đáp ứng được các tiêu chuẩn chính thức của một “vịnh” theo Điều 10 đã được trao cho quy chế này theo thời gian. Tuy vậy, các cường quốc trên biển, đặc biệt là Mỹ, đã nỗ lực giữ cho khái niệm này không được chấp nhận rộng rãi nhằm duy trì sự tự do hàng hải.
Khái niệm về yêu sách lịch sử được chấp nhận vào năm 1951 bởi Tòa án quốc tế (ICJ) khi phán xét về yêu sách của Na uy về vùng nước nằm tiếp liền bờ biển của nước này. Những yêu sách về chủ quyền lịch sử cũng được chấp nhận trong những hoàn cảnh thích hợp tại Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải. Gần đây, trong vụ án Vịnh Fonseca, Tòa án quốc tế đã chấp nhận vịnh Fonseca là một vịnh lịch sử và vùng nước của nó là vùng nước lịch sử.
Năm 1962, Ủy ban pháp luật quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu với tựa đề: “Quy chế pháp lý của vùng nước lịch sử, bao gồm cả vịnh lịch sử”, trong nghiên cứu này đã có những câu trả lời cho câu hỏi những tiêu chuẩn nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp của một yêu sách chủ quyền lịch sử.
Theo đó thì một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ theo tập quán quốc tế và các phán quyết của tòa án phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện sau: 1) Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách; 2) Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3) Quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này [7].
Bất cứ chính quyền nào yêu sách vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” là vùng nước lịch sử thì quy chế pháp lý đối với vùng nước này như thế nào, nếu các vùng nước này được yêu sách như vùng nội thủy thì các chính quyền yêu sách đó phải chứng minh được là họ đã thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với các vùng nước bao bọc trong “đường lưỡi bò” qua một thời gian tương đối giống như đã thực thi chủ quyền đối với các vùng nội thủy khác. Nếu các vùng nước này được yêu sách như lãnh hải thì quốc gia yêu sách phải chỉ ra được rằng họ đã thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với các vùng nước bị bao bọc này trong một thời gian dài như họ đã thực thi chủ quyền đối với các vùng lãnh hải khác. Cũng tương tự như vậy nếu họ muốn yêu sách các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử.
Đối với yêu sách như các vùng nội thủy
Theo chế độ pháp lý của các vùng nội thủy, một quốc gia ven biển thực thi chủ quyền đầy đủ đối với vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, tàu nước ngoài không có quyền đi qua không gây hại trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển, trừ khi được sự đồng ý của quốc gia đó.
Vậy vùng nước bị bao bọc bởi “đường lưỡi bò”có thể được coi là vùng nội thủy không? Câu trả lời đến ngay từ một học giả Đài Loan là không [8], bởi những lý do sau đây: thứ nhất, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa chưa bao giờ yêu sách vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” như là vùng nội thủy. Thứ hai, tàu nước ngoài, trong đó có cả tàu chiến vẫn thực hiện quyền đi lại trên vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” này từ khi “đường lưỡi bò” này xuất hiện trên bản đồ do Cộng Hòa Trung Hoa xuất bản năm 1948, và chính quyền Cộng Hòa Trung Hoa đã không có một hành động nào ngăn cản các tàu nước ngoài qua lại vùng này.
Đối với yêu sách như “lãnh hải”.
Theo quy định tại Điều 3 Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS) thì: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”. Mọi quốc gia có quyền thực thi chủ quyền đối với vùng lãnh hải của mình. Tàu thuyền nước ngoài chỉ được hưởng quyền đi qua không gây hại cho trong vùng lãnh hải của các quốc gia ven biển, trừ khi có các điều khoản, điều ước chuyên môn khác. Đối với vùng trời phía trên lãnh hải, các máy bay nước ngoài được quyền bay qua không gây hại.
Vậy thì câu hỏi tiếp theo là các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” có thể được coi là lãnh hải của Trung Quốc không? Câu trả lời của Yann Huei Song cũng là không. Máy bay nước ngoài đã bay qua vùng trời phía trên của vùng nước này từ năm 1948 khi bản đồ được xuất bản. Như đã trình bày ở trên, máy bay của nước ngoài không được phép bay qua không gây hại trên vùng trời phía trên của lãnh hải quốc gia ven biển.
Đối với yêu sách như các vùng nước quần đảo.
Khái niệm về các vùng nước quần đảo là một khái niệm mới trong luật biển quốc tế, được đưa ra trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về Luật biển lần III (UNCLOS III), theo đó, các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở thẳng của quần đảo là vùng nước quần đảo, nó không phải là nội thủy, cũng không phải là lãnh hải. Một quốc gia quần đảo có quyền thực thi chủ quyền đối với vùng nước quần đảo của mình. Chủ quyền quốc gia “được mở rộng đến vùng trời phía trên của vùng nước quần đảo cũng như đến đáy của vùng nước đó và lòng đất tương ứng và đến các nguồn tài nguyên ở đó”. Tàu nước ngoài được quyền đi qua không gây hại tại vùng nước quần đảo, tàu biển và máy bay nước ngoài được quyền có đường hàng hải, đường hàng không đi qua vùng nước quần đảo.
Do chế độ pháp lý của “các vùng nước quần đảo” được phát triển trong giai đoạn hội nghị lần thứ III của UNCLOS (từ năm 1973 – 1982) và bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” xuất bản lần đầu năm 1948, nên khó có thể chứng minh được vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” đó có được quy chế pháp lý của các vùng nước quần đảo, Cộng Hòa Trung Hoa đã không thực thi chủ quyền và quyền tài phán của mình đối toàn bộ các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” này, tàu và máy bay nước ngoài vẫn tiếp tục được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng nước nằm trong đường này, thay cho quyền đi qua không gây hại và quyền được qua lại các tuyến hàng hải và hàng không đã được ấn định của vùng nước quần đảo. Vì thế, có thể kết luận là toàn bộ các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” không thể được xem là các vùng nước quần đảo của Cộng hòa Trung Hoa.
2. Yêu sách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ đường chữ U, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành ao hồ của Trung Quốc.
Theo các tiêu chí để thỏa mãn một vùng nước được coi là vùng nước lịch sử, thì Trung Quốc cũng phải chứng minh được họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong đường lưỡi bò này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Điều này thật không đơn giản, bởi vì: Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam” . Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc công ty Đông ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ [9]. Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, công hàm ngày 29/9/1932 của Phái đoàn ngoại giao Trung Hoa Dân quốc tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo “Amphitrite” (Lưỡi Liềm) và “Croissant” (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) “tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam” .
- Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn ả Rập, ấn Độ, Malay, Việt, và vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là “ao hồ Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.
Đường lưỡi bò không phải là con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn, năm 1953, Trung Quốc đã phải bỏ đi hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ vì quá vô lý. Tính chất không liên tục của con đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích là để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát [10]. “Đường lưỡi bò” không thể hiện được đặc tính đó, thêm nữa, vị trí của nó lại không được xác định tọa độ rõ ràng, vì thế khó mà biểu thị là một đường biên giới được.
Vấn đề thứ hai theo Yann Huei Song thì mặc dù “đường lưỡi bò” đã xuất hiện trên các bản đồ xuất bản ở Trung Hoa lục địa từ năm 1949, nhưng chưa bao giờ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa yêu sách chính thức các vùng nước nằm trong đường này như các vùng nước lịch sử. Đại diện của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã không tuyên bố như vậy trong Hội nghị Công ước Luật biển lần III [11]. Theo luật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính công khai ý chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử, ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội được biết những gì đang diễn ra.
Như vậy, kể cả Cộng Hòa Trung Hoa lẫn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đều chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách về vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” đó.
Đặc biệt, Điều 1 Tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nhấn mạnh rằng:
“Chiều rộng lãnh hải nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả” [12].
Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thủy của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của các nhà chức trách Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là không phù hợp với yêu sách lịch sử được phân định bởi “đường lưỡi bò” [13].
Tuyên bố về đường cơ sở của Trung Quốc ngày 15/5/1996 càng làm cho sự mập mờ này của họ tăng lên bởi họ yêu sách một đường cơ sở nối cả Hoàng Sa nhưng lại không đề cập gì đến Trường Sa.
Hơn nữa, tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, các quốc gia tham gia đã khước từ đề nghị trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [14], và thực tế tranh chấp về chủ quyền trên Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines và Trung Quốc cho thấy không thể nói là “đường lưỡi bò” được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.
KẾT LUẬN
Yêu sách về “đường lưỡi bò” bắt đầu từ một bản đồ của Cộng Hòa Trung Hoa xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948. Sau này, cả Đài Loan và Bắc Kinh đều đã dựa vào bản đồ đó để biện minh cho yêu sách về vùng biển này trên biển Đông.
Bản chất thực sự của yêu sách này vẫn đang bị bao phủ bởi sự bí ẩn, cả Trung Quốc và Đài Loan đều mập mờ với các tuyên bố không rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc thực tế đang yêu sách tất cả các vùng nước và tài nguyên nằm trong vùng biển này.
Những phân tích về yêu sách này theo luật pháp quốc tế cho thấy vì cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục cho nên “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không đưa ra những yêu sách lịch sử của mình với các tọa độ rõ ràng, và giữ im lặng về bản chất của đường lưỡi bò và chế độ pháp lý của vùng biển được bao bọc bởi đường đó” [15]. Ngay cả các học giả Trung Quốc cũng không nhất trí được với nhau về chế độ pháp lý của vùng biển bị bao bọc bởi đường lưỡi bò này [16].
Các học giả Trung Quốc đã nỗ lực tìm mọi luận cứ biện minh cho yêu sách này của họ, còn các học giả nước ngoài thì đưa lại những ý kiến khách quan hơn. Nhóm Mark J Valencia cho rằng: “ một yêu sách của Trung Quốc coi biển Nam Trung Hoa là một vùng nước lịch sử không thể đứng vững được dưới góc độ pháp luật quốc tế hiện đại” [17].
Xa hơn nữa, Hamzah cho rằng: “ Một số nước yêu sách toàn bộ biển Nam Trung Hoa như là của riêng họ dựa trên cơ sở lịch sử. Các yêu sách như vậy chẳng có gì là lạ và chẳng đáng đề cập đến… Yêu sách đơn phương đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa của một quốc gia sẽ chẳng có gì chú ý đến.. Dù suy diễn như thế nào chăng nữa cũng không thể coi biển Nam Trung Hoa như là vùng nội thủy hoặc hồ lịch sử để làm cơ sở khẳng định yêu sách. Vì vậy, khu vực yêu sách này là phù phiếm, không có căn cứ và không hợp lý…Tôi cố gắng thuyết phục tất cả các quốc gia bác bỏ các yêu sách đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa (hay đòi hỏi một khu vực có liên quan) vì không có cơ sở nào trong luật cũng như trong lịch sử” [18].
Dựa trên pháp luật quốc tế hiện đại, chúng ta có thể kết luận về yêu sách về “đường lưỡi bò”này của Trung quốc “không có cơ sở yêu sách nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó [19] ”, “yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử và quyền đối với hầu hết biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và lòng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể coi là một vấn đề pháp luật nghiêm chỉnh” [20].
Chú thích:
[1] Xem Li Jin Ming và Li De Xia, The Dotted Line on the Chinese Map
of the South China Sea: A Note, Ocean Development & International Law, 34:287–295, 2003, p 289; Yann Huei Song, china's "historic waters"in the south china sea:an analysis from taiwan, American Asian Review Vol. 12, N.. 4, Winter, 1994 (pp. 83-101)
[2] Chi Kin Lo, China’s policy towards territorial disputes, p 43.
[3] Yann Huei Song, đã dẫn, xem chú thích 1
[4] Yann Huei Song, đã dẫn
[5] Xem Li Jin Ming và Li De Xia, đã dẫn
[6] Xem Pan Shiying: The petropolotics of the Nansha islands – China’s indisputable legal case (Chính trị dầu mỏ của các đảo Nam Sa – lập luận pháp lý không thể tranh cãi của Trung Quốc), Economic Information & Agency, July 1996)
[7] Mark Valencia, Sharing the resources of the South China sea, Martinus Nijhoff publisher, 1997, p 26
[8] Yann Huei Song, đã dẫn, xem chú thích 1
[9] Peter de Goyer and Jacob de Keyzer: An Embassy from the East – India company united Provinces to the Grand Tartar Cham Emperor of China…, thư viện Menzies, Australia, v. Ige. Rare b DS 708.N64
[9] G.M.C Valero: Spratly archipelago: is the question of sovereignty still relevant?, IILS, University of the Philippines, Law Center, Diliman, Quezon city, 1993.
[10] Tuyển tập các phán quyết, sắc lệnh của Tòa án công lý quốc tế (ICJ), 1962, vụ đền Preáh Viheár,Tài liệu dịch của Ban Biên giới chính phủ, tr. 34
[11] Yann huei Song, đã dẫn
[12] Daniel J. Dzurek, The Spratly Islands Dispute:Who's On First? International Boundaries Research Unit, Volume 2 Number 1, p. 14
[13] Daniel J. Dzurek, đã dẫn, p. 15
[14] Monique Chemillier- Gendreau, Sovereignty over Paracel and Spratly Islands, Kluwer Law International, 2000, 208, p. 41
[15] Yann Huei Song, đã dẫn
[16] Daniel Dzurek, đã dẫn, p. 13
[17] Mark J. Valencia, John M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the resouces of the South China Sea, University of Hawaii’s Press, 1997, 278, p. 28
[18] Yann Huei Song, đã dẫn
[19] Yann Huei Song, đã dẫn
[20] Brice M. Claget, Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chínhh và Thanh Long trong biển Đông, nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996, tr. 99
(Hoàng Việt, Đại học Luật TP. HCM)
I. Đặt vấn đề
Cuộc tranh chấp biển Đông vẫn đang là một “nguy cơ” gây bất ổn trong khu vực. Tranh chấp biển Đông đã trở thành một trong những cuộc tranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới. Sự phức tạp của tranh chấp biển Đông đến từ các yêu sách phức tạp về chủ quyền của nhiều quốc gia đối với các khu vực chồng lấn, vả lại, nó không chỉ đơn thuần là tranh chấp về mặt luật pháp quốc tế về biên giới biển, lãnh thổ trên biển mà hơn thế nữa nó còn được đan xen với những lợi ích về địa – chính trị, về kiểm soát con đường vận tải biển chiến lược, và về khai thác các nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là dầu mỏ.
Cuộc va chạm mới đây giữa một chiếc tàu nghiên cứu hải dương của Mỹ với 5 tàu chiến Trung Quốc, sau đó là cuộc khẩu chiến trên các báo của hai bên, phía Mỹ giải thích vùng biển này là biển quốc tế, tàu Mỹ có quyền thực hiện các nghiên cứu biển trong vùng đó, còn Trung Quốc khẳng định đây là vùng biển thuộc chủ quyền của họ. Rồi việc Trung Quốc đã gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối Báo cáo về thềm lục địa của Việt Nam cùng Malaysia, cũng như Báo cáo của riêng Việt Nam. Rồi việc Trung Quốc thi hành lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 16/5/2009 bằng cách tăng cường lực lượng tàu ngư chính xuống biển Đông, đề xuất của Hải quân Trung Quốc phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, tới tuyên bố của CNOOC ngày 16/6/2009 sẽ tiến hành khoan sâu thăm dò khai thác trong Biển Đông trong năm 2009. Vấn đề này lại làm nóng lên yêu sách của Trung Quốc về các đảo, đá và vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” gây nhiều tranh cãi.
Thực tế cho thấy tranh chấp các đảo trong biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề an ninh quan trọng nhất trong khu vực do Trung Quốc yêu sách gần 80% biển Đông là vùng nước lịch sử của họ sẽ có tác động rất lớn đến việc phân định các đường biên giới biển của khu vực này trong tương lai, và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như quyền lợi trên biển của Việt Nam. Do đó, nhu cầu nghiên cứu vấn đề này là một vấn đề cần thiết.
II. Các yêu sách về “đường lưỡi bò”
Yêu sách về “đường lưỡi bò” được đưa ra một cách không chính thức từ hai chính quyền: một là Cộng Hòa Trung Hoa, sau thất bại năm 1949 phải chạy ra Đài Loan (từ thời điểm này gọi là chính quyền Đài Loan), và từ chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 tới nay (gọi tắt là chính quyền Trung Quốc).
1. Yêu sách về đường lưỡi bò của Cộng Hòa Trung Hoa
((Nguồn:http://www.southchinasea.org/maps/Taiwan%27s%20Nine-dash%20Line%20Map%20of%20the%20South%20China%20Sea.jpg) |
“Đường lưỡi bò” này xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, chạy xuống phía Nam tương tự như hình dáng của bờ biển Đông và Đông Nam Việt Nam tới cực Nam của bãi đá san hô Scaborough Shoal (Tăng Mẫu) và sau đó quay ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Malaysia và Palawan của Philippines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines. Đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác [3].
Năm 1988, sau cuộc đụng độ giữa hải quân của Trung Quốc và Việt Nam, một nhóm học giả của Đài Loan đã được tập trung lại để nghiên cứu về vấn đề “vùng nước lịch sử” và bản chất pháp lý của “đường lưỡi bò”.
Một học giả của Đài Loan là Tống Yến Huy (Yann Huei Song) sau khi tổng kết các quan điểm của các học giả Đài Loan trong nhóm nghiên cứu cho biết có hai nhóm ý kiến về vấn đề này [4]: Một nhóm cho rằng vùng nước được bao bọc trong “đường lưỡi bò” được coi như là “vùng nước lịch sử” của Cộng Hòa Trung Hoa. Lập luận này được chứng tỏ bởi hai lý do, thứ nhất, khi bản đồ được xuất bản vào năm 1948, không có sự phản đối cũng như không có phản ứng nào được đưa ra, thứ hai, việc yêu sách các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử đã không vi phạm Điều 4(1) của UNCLOS (Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982). Nhóm thứ hai thì chống lại quan điểm này, họ cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng Hòa Trung Hoa khó có thể biện minh được: đó là “đường lưỡi bò” được vạch ra một cách tùy tiện, không thể định vị đường này trên biển vì thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm về vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, khó có thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Đài Loan.
Tuy nhiên, cuối cùng Ủy ban nghiên cứu về vấn đề này của Đài Loan đã chấp thuận với quan điểm của nhóm đầu tiên.
2 Yêu sách về đường lưỡi bò của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
Trung quốc đưa ra những yêu sách về “đường lưỡi bò” dựa theo quan điểm của bản đồ xuất hiện đường lưỡi bò đầu tiên của Cộng Hòa Trung Hoa năm 1948.
Năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, quốc gia này sau đó thay thế Cộng Hòa Trung Hoa trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng cho ấn hành một bản đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thể hiện giống như trên bản đồ trước đó gồm 11 đoạn.
Tuy nhiên, đến năm 1953, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn. Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện “đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả Chính phủ Cộng Hòa Trung Hoa lẫn Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò” đó cả.
Năm 2003, Li Jin Ming và Li De Xia của trường đại học Hạ Môn (Trung Quốc) đã công bố một bài viết đăng trên tạp chí Ocean Development & International Law, tiếp tục trình bày và làm rõ về lập luận đối với “đường lưỡi bò” này. Hai học giả này đã tổng kết một số quan điểm của các học giả Trung Quốc, trong đó hầu hết là khẳng định về chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo và các vùng nước xung quanh các đảo đó nằm trong “đường lưỡi bò”. Các học giả Trung Quốc này được hai học giả trích dẫn như Cao Chí Quốc (Gao Zhiguo), Viện trưởng Viện chiến lược phát triển biển, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng đường này yêu sách sở hữu các đảo nằm bên trong hơn là một đường biên giới biển. Ông ta nhận xét:. Mặc dù “Trung Quốc chưa bao giờ yêu sách toàn bộ các cột nước của vùng biển Đông”, nhưng “tất cả các đảo và vùng nước kế cận trong đường biên giới này phải thuộc quyền tài phán và kiểm soát của Trung Quốc” [5].
Zou Keyuan cho rằng yêu sách của Trung Quốc không nên xem như yêu sách vùng nước lịch sử theo nghĩa truyền thống mà giống như một dạng yêu sách các quyền chủ quyền và quyền tài phán lịch sử chứ không phải là yêu sách chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Nói cách khác, đây là sự nguỵ biện liên hệ đường lưỡi bò với các khái niệm quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển hiện đại.
Tháng 7 năm 1996, nhà xuất bản Thông tin kinh tế Hồng Kông cho xuất bản cuốn “The petropolitics of the Nansa islands – China’s indisputable legal case” của Phan Thạch Anh (Pan Shi Ying) [6], theo lời của ông ta thì “chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thông qua việc ấn bản các bản đồ này muốn gửi ba thông điệp tới cộng đồng quốc tế:
1. Khu vực nằm trong đường biên giới này là các đảo, đá và các vùng nước kế cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử.
2. Phù hợp với các công ước quốc tế, vị trí và hướng đi của con đường đứt khúc 11 đoạn này (sau thay bằng 9 đoạn) đã được vạch ra theo cách gần như là đường cách đều giữa rìa ngoài của bốn quần đảo trong biển Nam Trung Hoa và đường bờ biển của các quốc gia kế cận. Điều này đã và đang là hợp pháp vào thời gian đó của chiếm cứ, chiếm hữu và quản lý.
3. Thực tiễn sử dụng các đường đứt khúc hơn là một đường liên tục để đánh dấu một số các khu vực chủ chốt đã chỉ ra thực chất của việc “chưa dứt điểm” để lại những khả năng đưa ra những điều chỉnh cần thiết trong tương lai.
Nói cách khác vùng nước do con đường này bao bọc là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Con đường này chỉ là hình thức, còn danh nghĩa lịch sử của Trung Quốc trên vùng biển này mới là nội dung.
Như vậy, lập luận về chủ quyền đối với các đảo, đá, bãi nằm trong “đường lưỡi bò” cũng như bản chất pháp lý của “đường lưỡi bò” của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đều bắt nguồn từ bản đồ đầu tiên thể hiện đường này của Cộng Hòa Trung Hoa trước đó, tuy nhiên quan điểm của họ về tính chất pháp lý của “đường lưỡi bò” này như thế nào lại có nhiều quan điểm khác biệt.
III. Phân tích các yêu sách về “đường lưỡi bò”theo luật quốc tế
Nguồn: http://www.southchinasea.org/9-dotted%20map/map_small.gif |
Khái niệm “vịnh lịch sử” hay “vùng nước lịch sử” mà ở đó một quốc gia thực hiện quyền lực thuộc chủ quyền của mình đã được luật pháp quốc tế chấp nhận trong một số hoàn cảnh hạn chế. Điều 10 (6) của UNCLOS thừa nhận sự tồn tại của một vùng nước như vậy, và một số các vịnh biển mà không đáp ứng được các tiêu chuẩn chính thức của một “vịnh” theo Điều 10 đã được trao cho quy chế này theo thời gian. Tuy vậy, các cường quốc trên biển, đặc biệt là Mỹ, đã nỗ lực giữ cho khái niệm này không được chấp nhận rộng rãi nhằm duy trì sự tự do hàng hải.
Khái niệm về yêu sách lịch sử được chấp nhận vào năm 1951 bởi Tòa án quốc tế (ICJ) khi phán xét về yêu sách của Na uy về vùng nước nằm tiếp liền bờ biển của nước này. Những yêu sách về chủ quyền lịch sử cũng được chấp nhận trong những hoàn cảnh thích hợp tại Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải. Gần đây, trong vụ án Vịnh Fonseca, Tòa án quốc tế đã chấp nhận vịnh Fonseca là một vịnh lịch sử và vùng nước của nó là vùng nước lịch sử.
Năm 1962, Ủy ban pháp luật quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu với tựa đề: “Quy chế pháp lý của vùng nước lịch sử, bao gồm cả vịnh lịch sử”, trong nghiên cứu này đã có những câu trả lời cho câu hỏi những tiêu chuẩn nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp của một yêu sách chủ quyền lịch sử.
Theo đó thì một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ theo tập quán quốc tế và các phán quyết của tòa án phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện sau: 1) Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách; 2) Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3) Quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này [7].
Bất cứ chính quyền nào yêu sách vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” là vùng nước lịch sử thì quy chế pháp lý đối với vùng nước này như thế nào, nếu các vùng nước này được yêu sách như vùng nội thủy thì các chính quyền yêu sách đó phải chứng minh được là họ đã thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với các vùng nước bao bọc trong “đường lưỡi bò” qua một thời gian tương đối giống như đã thực thi chủ quyền đối với các vùng nội thủy khác. Nếu các vùng nước này được yêu sách như lãnh hải thì quốc gia yêu sách phải chỉ ra được rằng họ đã thực thi chủ quyền một cách liên tục đối với các vùng nước bị bao bọc này trong một thời gian dài như họ đã thực thi chủ quyền đối với các vùng lãnh hải khác. Cũng tương tự như vậy nếu họ muốn yêu sách các vùng nước bị bao bọc như là vùng nước lịch sử.
Đối với yêu sách như các vùng nội thủy
Theo chế độ pháp lý của các vùng nội thủy, một quốc gia ven biển thực thi chủ quyền đầy đủ đối với vùng nước nằm phía bên trong đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, tàu nước ngoài không có quyền đi qua không gây hại trong vùng nội thủy của quốc gia ven biển, trừ khi được sự đồng ý của quốc gia đó.
Vậy vùng nước bị bao bọc bởi “đường lưỡi bò”có thể được coi là vùng nội thủy không? Câu trả lời đến ngay từ một học giả Đài Loan là không [8], bởi những lý do sau đây: thứ nhất, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa chưa bao giờ yêu sách vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” như là vùng nội thủy. Thứ hai, tàu nước ngoài, trong đó có cả tàu chiến vẫn thực hiện quyền đi lại trên vùng nước nằm trong “đường lưỡi bò” này từ khi “đường lưỡi bò” này xuất hiện trên bản đồ do Cộng Hòa Trung Hoa xuất bản năm 1948, và chính quyền Cộng Hòa Trung Hoa đã không có một hành động nào ngăn cản các tàu nước ngoài qua lại vùng này.
Đối với yêu sách như “lãnh hải”.
Theo quy định tại Điều 3 Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS) thì: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”. Mọi quốc gia có quyền thực thi chủ quyền đối với vùng lãnh hải của mình. Tàu thuyền nước ngoài chỉ được hưởng quyền đi qua không gây hại cho trong vùng lãnh hải của các quốc gia ven biển, trừ khi có các điều khoản, điều ước chuyên môn khác. Đối với vùng trời phía trên lãnh hải, các máy bay nước ngoài được quyền bay qua không gây hại.
Vậy thì câu hỏi tiếp theo là các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” có thể được coi là lãnh hải của Trung Quốc không? Câu trả lời của Yann Huei Song cũng là không. Máy bay nước ngoài đã bay qua vùng trời phía trên của vùng nước này từ năm 1948 khi bản đồ được xuất bản. Như đã trình bày ở trên, máy bay của nước ngoài không được phép bay qua không gây hại trên vùng trời phía trên của lãnh hải quốc gia ven biển.
Đối với yêu sách như các vùng nước quần đảo.
Khái niệm về các vùng nước quần đảo là một khái niệm mới trong luật biển quốc tế, được đưa ra trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về Luật biển lần III (UNCLOS III), theo đó, các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở thẳng của quần đảo là vùng nước quần đảo, nó không phải là nội thủy, cũng không phải là lãnh hải. Một quốc gia quần đảo có quyền thực thi chủ quyền đối với vùng nước quần đảo của mình. Chủ quyền quốc gia “được mở rộng đến vùng trời phía trên của vùng nước quần đảo cũng như đến đáy của vùng nước đó và lòng đất tương ứng và đến các nguồn tài nguyên ở đó”. Tàu nước ngoài được quyền đi qua không gây hại tại vùng nước quần đảo, tàu biển và máy bay nước ngoài được quyền có đường hàng hải, đường hàng không đi qua vùng nước quần đảo.
Do chế độ pháp lý của “các vùng nước quần đảo” được phát triển trong giai đoạn hội nghị lần thứ III của UNCLOS (từ năm 1973 – 1982) và bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” xuất bản lần đầu năm 1948, nên khó có thể chứng minh được vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” đó có được quy chế pháp lý của các vùng nước quần đảo, Cộng Hòa Trung Hoa đã không thực thi chủ quyền và quyền tài phán của mình đối toàn bộ các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” này, tàu và máy bay nước ngoài vẫn tiếp tục được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng nước nằm trong đường này, thay cho quyền đi qua không gây hại và quyền được qua lại các tuyến hàng hải và hàng không đã được ấn định của vùng nước quần đảo. Vì thế, có thể kết luận là toàn bộ các vùng nước bên trong “đường lưỡi bò” không thể được xem là các vùng nước quần đảo của Cộng hòa Trung Hoa.
2. Yêu sách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ đường chữ U, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tính chất lịch sử của đường lưỡi bò, coi Biển Đông như một vịnh lịch sử”. Đường này sẽ được ngộ nhận là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc. Họ cũng rất khéo kết hợp con đường này với các khái niệm đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của luật biển quốc tế hiện đại bằng tuyên bố dưới dạng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với các vùng nước phụ cận của quần đảo Nam Sa (Trường Sa theo tên Việt Nam). Như vậy toàn bộ Biển Đông sẽ trở thành ao hồ của Trung Quốc.
Theo các tiêu chí để thỏa mãn một vùng nước được coi là vùng nước lịch sử, thì Trung Quốc cũng phải chứng minh được họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng nước trong đường lưỡi bò này một cách thật sự và liên tục trong một thời gian dài. Điều này thật không đơn giản, bởi vì: Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại Thanh Nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam” . Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời cũng vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ XVII của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc công ty Đông ấn - Hà Lan cũng có lời giải thích rất rõ: “nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía Nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó ngược lên phía Bắc đến vĩ độ 42 độ [9]. Trung Quốc chỉ thực sự bước chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1909 khi quần đảo này đã thuộc Việt Nam, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, công hàm ngày 29/9/1932 của Phái đoàn ngoại giao Trung Hoa Dân quốc tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo “Amphitrite” (Lưỡi Liềm) và “Croissant” (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) “tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía Nam” .
- Trung Quốc đã không đưa ra được các bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các sách Hán văn cổ đều ghi nhận các hoạt động của dân đánh cá và dân buôn ả Rập, ấn Độ, Malay, Việt, và vùng Vịnh trong vùng biển này, không có một bằng chứng nào cho thấy Biển Đông hoàn toàn là “ao hồ Trung Quốc”. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì có lợi cho họ một sự độc tôn nào trong vùng biển này, khả dĩ có thể loại bỏ hoạt động khai thác của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải của triều Nguyễn. Ngược lại còn có những hành động thừa nhận tính hợp pháp của các hoạt động đó như trường hợp năm 1774: quan huyện Văn Xương giúp đội viên đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ bị bão dạt vào đất Trung Quốc.
Đường lưỡi bò không phải là con đường có tính ổn định và xác định. Từ 11 đoạn, năm 1953, Trung Quốc đã phải bỏ đi hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ vì quá vô lý. Tính chất không liên tục của con đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích là để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương lai”. Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát [10]. “Đường lưỡi bò” không thể hiện được đặc tính đó, thêm nữa, vị trí của nó lại không được xác định tọa độ rõ ràng, vì thế khó mà biểu thị là một đường biên giới được.
Vấn đề thứ hai theo Yann Huei Song thì mặc dù “đường lưỡi bò” đã xuất hiện trên các bản đồ xuất bản ở Trung Hoa lục địa từ năm 1949, nhưng chưa bao giờ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa yêu sách chính thức các vùng nước nằm trong đường này như các vùng nước lịch sử. Đại diện của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã không tuyên bố như vậy trong Hội nghị Công ước Luật biển lần III [11]. Theo luật pháp quốc tế, các hành vi mà quốc gia thể hiện phải mang tính công khai ý chí thực thi chủ quyền trên lãnh thổ đó. Những hành vi bí mật không thể tạo nên cơ sở cho quyền lịch sử, ít nhất các quốc gia khác phải có cơ hội được biết những gì đang diễn ra.
Như vậy, kể cả Cộng Hòa Trung Hoa lẫn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đều chưa bao giờ công bố chính thức yêu sách về vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” đó.
Đặc biệt, Điều 1 Tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nhấn mạnh rằng:
“Chiều rộng lãnh hải nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Điều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Đài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ) và tất cả các đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả” [12].
Như vậy, Tuyên bố 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử. Chẳng lẽ lại tồn tại vùng biển cả nằm trong nội thủy của Trung Quốc? Không thể có điều vô lý đó. Do vậy, Tuyên bố và các đạo luật của các nhà chức trách Trung Quốc, đặc biệt Tuyên bố năm 1958 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là không phù hợp với yêu sách lịch sử được phân định bởi “đường lưỡi bò” [13].
Tuyên bố về đường cơ sở của Trung Quốc ngày 15/5/1996 càng làm cho sự mập mờ này của họ tăng lên bởi họ yêu sách một đường cơ sở nối cả Hoàng Sa nhưng lại không đề cập gì đến Trường Sa.
Hơn nữa, tại hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951, các quốc gia tham gia đã khước từ đề nghị trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [14], và thực tế tranh chấp về chủ quyền trên Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Malaysia, Philippines và Trung Quốc cho thấy không thể nói là “đường lưỡi bò” được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói là yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.
KẾT LUẬN
Yêu sách về “đường lưỡi bò” bắt đầu từ một bản đồ của Cộng Hòa Trung Hoa xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948. Sau này, cả Đài Loan và Bắc Kinh đều đã dựa vào bản đồ đó để biện minh cho yêu sách về vùng biển này trên biển Đông.
Bản chất thực sự của yêu sách này vẫn đang bị bao phủ bởi sự bí ẩn, cả Trung Quốc và Đài Loan đều mập mờ với các tuyên bố không rõ ràng. Tuy nhiên, những hoạt động của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc thực tế đang yêu sách tất cả các vùng nước và tài nguyên nằm trong vùng biển này.
Những phân tích về yêu sách này theo luật pháp quốc tế cho thấy vì cơ sở pháp lý thiếu thuyết phục cho nên “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không đưa ra những yêu sách lịch sử của mình với các tọa độ rõ ràng, và giữ im lặng về bản chất của đường lưỡi bò và chế độ pháp lý của vùng biển được bao bọc bởi đường đó” [15]. Ngay cả các học giả Trung Quốc cũng không nhất trí được với nhau về chế độ pháp lý của vùng biển bị bao bọc bởi đường lưỡi bò này [16].
Các học giả Trung Quốc đã nỗ lực tìm mọi luận cứ biện minh cho yêu sách này của họ, còn các học giả nước ngoài thì đưa lại những ý kiến khách quan hơn. Nhóm Mark J Valencia cho rằng: “ một yêu sách của Trung Quốc coi biển Nam Trung Hoa là một vùng nước lịch sử không thể đứng vững được dưới góc độ pháp luật quốc tế hiện đại” [17].
Xa hơn nữa, Hamzah cho rằng: “ Một số nước yêu sách toàn bộ biển Nam Trung Hoa như là của riêng họ dựa trên cơ sở lịch sử. Các yêu sách như vậy chẳng có gì là lạ và chẳng đáng đề cập đến… Yêu sách đơn phương đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa của một quốc gia sẽ chẳng có gì chú ý đến.. Dù suy diễn như thế nào chăng nữa cũng không thể coi biển Nam Trung Hoa như là vùng nội thủy hoặc hồ lịch sử để làm cơ sở khẳng định yêu sách. Vì vậy, khu vực yêu sách này là phù phiếm, không có căn cứ và không hợp lý…Tôi cố gắng thuyết phục tất cả các quốc gia bác bỏ các yêu sách đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa (hay đòi hỏi một khu vực có liên quan) vì không có cơ sở nào trong luật cũng như trong lịch sử” [18].
Dựa trên pháp luật quốc tế hiện đại, chúng ta có thể kết luận về yêu sách về “đường lưỡi bò”này của Trung quốc “không có cơ sở yêu sách nào trong luật quốc tế cho yêu sách lịch sử đó [19] ”, “yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử và quyền đối với hầu hết biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và lòng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể coi là một vấn đề pháp luật nghiêm chỉnh” [20].
Chú thích:
[1] Xem Li Jin Ming và Li De Xia, The Dotted Line on the Chinese Map
of the South China Sea: A Note, Ocean Development & International Law, 34:287–295, 2003, p 289; Yann Huei Song, china's "historic waters"in the south china sea:an analysis from taiwan, American Asian Review Vol. 12, N.. 4, Winter, 1994 (pp. 83-101)
[2] Chi Kin Lo, China’s policy towards territorial disputes, p 43.
[3] Yann Huei Song, đã dẫn, xem chú thích 1
[4] Yann Huei Song, đã dẫn
[5] Xem Li Jin Ming và Li De Xia, đã dẫn
[6] Xem Pan Shiying: The petropolotics of the Nansha islands – China’s indisputable legal case (Chính trị dầu mỏ của các đảo Nam Sa – lập luận pháp lý không thể tranh cãi của Trung Quốc), Economic Information & Agency, July 1996)
[7] Mark Valencia, Sharing the resources of the South China sea, Martinus Nijhoff publisher, 1997, p 26
[8] Yann Huei Song, đã dẫn, xem chú thích 1
[9] Peter de Goyer and Jacob de Keyzer: An Embassy from the East – India company united Provinces to the Grand Tartar Cham Emperor of China…, thư viện Menzies, Australia, v. Ige. Rare b DS 708.N64
[9] G.M.C Valero: Spratly archipelago: is the question of sovereignty still relevant?, IILS, University of the Philippines, Law Center, Diliman, Quezon city, 1993.
[10] Tuyển tập các phán quyết, sắc lệnh của Tòa án công lý quốc tế (ICJ), 1962, vụ đền Preáh Viheár,Tài liệu dịch của Ban Biên giới chính phủ, tr. 34
[11] Yann huei Song, đã dẫn
[12] Daniel J. Dzurek, The Spratly Islands Dispute:Who's On First? International Boundaries Research Unit, Volume 2 Number 1, p. 14
[13] Daniel J. Dzurek, đã dẫn, p. 15
[14] Monique Chemillier- Gendreau, Sovereignty over Paracel and Spratly Islands, Kluwer Law International, 2000, 208, p. 41
[15] Yann Huei Song, đã dẫn
[16] Daniel Dzurek, đã dẫn, p. 13
[17] Mark J. Valencia, John M. Van Dyke, and Noel A. Ludwig, Sharing the resouces of the South China Sea, University of Hawaii’s Press, 1997, 278, p. 28
[18] Yann Huei Song, đã dẫn
[19] Yann Huei Song, đã dẫn
[20] Brice M. Claget, Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chínhh và Thanh Long trong biển Đông, nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1996, tr. 99