Trong buổi toạ đàm tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia, chiều 12/05/2016, Linh mục Trần Hoà Hưng (Lm T.H. Hưng, Lm Hưng, Cha Hưng), Đại diện Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (NPD) từ Việt Nam sang, nói về những bản dịch Thánh Kinh ra Việt Ngữ và trả lời thắc mắc của thính giả liên quan đến công việc dịch thuật của Nhóm..
Điện thư do Ông Đỗ Văn Hùng được NPD nhờ để giàn xếp cuộc toạ đàm, và mời giáo dân đến dự, có viết: “Đây là lần đầu tiên đại diện của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ sang Hoa kỳ để tiếp xúc với giáo dân hải ngoại. Mục đích của cuộc họp mặt theo người tổ chức là để: ‘có dịp gặp gỡ, trao đổi’ giữa những người quan tâm và muốn có thông tin về Nhóm Phiên Dịch Các Lời Kinh Phụng vụ và tạo thêm bạn bè sẵn sàng tiếp tay trong công việc phục vụ Lời Chúa”.
Phần trình bầy của Đại diện Nhóm
Trong phần trình bày, Lm T.H. Hưng nóí về tầm quan trọng của Lời Chúa trong đời sống người tín hữu vì Lời Chúa là “Lời hằng sống. Chúa có lời ban sự sống đời đời”. Lời Chúa là ánh sáng soi tâm hồn. Người tín hữu đọc lời Chúa, lắng nghe lời Chúa để cầu nguyện, rồi chia sẻ lời Chúa. Trong quá khứ, người Công Giáo chỉ chú tâm vào Thánh lễ và Bí Tích Thánh Thể. Tuy nhiên lời Chúa cũng là của ăn thiêng liêng của người tín hữu. Trong thánh lễ người tín hữu không những nghe lời Chúa trong 2, hoặc 3 bài đọc Thánh Kinh. Người tín hữu còn lắng nghe và cầu nguyện theo lời Chúa trong những lời cầu nguyện đối đáp với chủ tế trong thánh lễ như: “Chúa ở cùng Anh Chị Em. Và ở cùng Cha”, cũng là lời trich trong Thánh Kinh. Cha Hưng cũng nói đến việc đọc Kinh phụng vụ, trước gọi là kinh nhật tụng. Kinh phụng vụ không phải chỉ dành cho linh mục tu sĩ, mà Giáo Hội còn khuyến khích cả người giáo dân cầu nguyện bằng cách đọc kinh Phụng vụ, không phải chỉ đọc, nhưng cầu nguyện theo kinh Phụng Vụ. Trong thời đại @ a còng, có nhiều cách giúp người tín hữu cầu nguyện.
Lm T.H. Hưng cũng nói về sự thành hình và những diễn tiến của NPD và những thành quả dịch thuật đã thực hiện được trong hơn 40 năm qua. Nhóm Phiên Dịch Các Lời Kinh Phụng Vụ đã làm việc với Ủy Ban Phụng Tự (UBPT) thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam theo sự chỉ dẫn của Đức Cha Chủ tịch tịch Ủy Ban Phụng Tự thuộc HĐ GM từ năm 1971. Theo Lm Hưng, NPD đã cố dịch theo sát nghĩa bản chính. Theo mấy lời giới thiệu trong sấp giấy phát ra có đầu đề: “Giới Thiệu Thánh Kinh và Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh 1971-2016” có câu: “Cung cấp một bản dịch vừa đúng ý nguyên văn, vừa xuôi tiếng Việt và dễ hiểu”.
Trong dịp này Lm Hưng cũng chỉ dẫn cách cài đặt vào Smart Phone, Iphone, Ipad, Tablet (Android), cách đọc Kinh Phụng vụ, nghe, đọc các bài đọc trong thánh lễ hằng ngày. Chức năng mới này thích hợp cho người cao niên hoặc người đi du lịch có thể tải xuống và luu trữ để đọc hoặc nghe trong lúc đi dường, mà không cần internet.
Phần thắc mắc và trả lời câu hỏi
Đến phần này, có mấy người đặt những câu hỏi chung chung và được Cha Hưng trả lời. Rồi một linh mục trong cử toạ nói– trong bài này được gọi là Lm X - khi xuất bản bộ sách của mình mặc dầu có in trong thư mục ở cuối sách nguồn trích dẫn những câu Thánh Kinh theo bản dịch của NPD, có ấn kí “Imprimatur” cho phần Tân ước của TGm Nguyễn Văn Bình và ấn kí “Imprimatur” cho phần Cựu Ước của Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Tuy nhiên vì sợ NPD kiện, nên Lm X đã email cho một linh mục thuộc NPD (trong bài này gọi là Lm X # 1), để xin phép trích dẫn những câu Thánh Kinh trong sách. Để cho chắc ăn, Lm X còn điện thoại cho Lm X # 1, hỏi xin phép nữa. Khi Lm X #1 hỏi Lm X muốn trích nhiều hay ít? Lm X trả lời mỗi bài chỉ trích chừng 2, hay 3, hay 4 câu thôi. Cha X #1 nói vậy thì Cha “cứ việc” (trích).
Rồi Lm X nêu lên một số thắc mắc về từ ngữ dùng trong: Sách Lễ Roma 1992, phần Nghi Thức Thánh lễ. Mặc dầu Phần Nghi Thức Thánh lễ trong Sách Lễ Rôma do Ủy Ban Phụng Tự xuất bản, nhưng những từ ngữ sau đây, được cho là của NPD.
(1). Trong Nghi thức đầu lễ, theo bản dịch của NPD thấy in là: “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, thay vì: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” như trước và như các ngôn ngữ khác. Sao phải thêm từ Chúa vào mỗi Ngôi Vị? Có những người hỏi như vậy có phải có ba ‘Chúa’ hay sao?
(2). Trong lời Truyền phép Máu Thánh, in là “Sẽ đổ ra cho mọi người được tha tội” thay vì cho “nhiều người được tha tội” như trước. Theo thần học thì mục đích của việc Chúa Kitô chịu khổ hình và chịu nạn chịu chết, là để cứu chuộc mọi người. Tuy nhiên không phải mọi người được cứu rỗi. Tội Juda, không tỏ lòng sám hối là một điển hình.
(3). Trong lời tung hô kết Kinh nguyện Thánh Thể và trước Kinh Lạy Cha, in là: “Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô” thay vì “chính nhờ Người, với Người và trong Người” như trước và như những ngôn ngữ khác.
Lm X nói 3 thắc mắc trên chỉ là thắc mắc thôi chứ không yêu cầu Cha Hưng trả lời. Tuy nhiên, từ khi có Huấn Thị số 5 của Toà Thánh gừi ra 28/03/2001 thì UBPT đã cho in lại phần Nghi Thức Thánh lễ năm 2005 và sửa lại 3 điểm trên.
Rồi Lm X nói thêm là sách Lễ Ro-ma của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kì ( The Roman Missal, the Sacramentary, xuất bản năm 1974, cũng dịch lời truyền phép Máu Thánh là cho mọi người: “It will be shed for you and for all men”. Huấn Thị số 5 cũng áp dụng cho các bản dịch của các ngôn ngữ khác nhau nữa. Vì thế trong cuốn “The Roman Missal, the Sacramentary, xuất bản năm 2011 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kì, cũng đã sửa lại là: “Which will be poured out for you and for many” thay vì for all men.
Sau đó, Lm X còn đặt một số câu hỏi của mình và một số câu hỏi của người khác đã nêu ra trước đây về từ ngữ dùng trong việc dịch Thánh Kinh của NPD. Lm X cũng không yêu cầu Cha Hưng trả lời những câu hỏi đó. Tuy nhiên Cha Hưng có trả lời mấy câu. Những câu hỏi mà Lm X thắc mắc về từ ngữ NPD dịch là:
(1). Trong Sách:” Kinh Thánh trọn Bộ 1998, 1999 do NPD, câu: l Thê-xa-lô-ni-ca 4-4 dịch là: “Mỗi người hãy lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự”. Theo Lm X, phần: “Mỗi người hãy lấy cho mình một vợ” làm độc giả khó hiểu ý nghĩa.
(2). Trong cuốn: Kinh Thánh trọn Bộ do NPD, 1998, 1999, câu: Lu-ca 1:26; Lu-ca 2:5 dịch là: “Thành hôn”. Trước đó chính NPD dịch là “đính hôn” trong sách Kinh Thánh Tân Ước xuất bản 1994. Cha Hưng trả lời là đúng như vậy. Chính NPD đã đổi dịch từ đính hôn sang thành hôn vì đối với người Do Thái cổ xưa thì đính hôn tức là đã thành hôn rồi. Vì thế mà thiên sứ mới nói với Ông Giuse: “Đừng ngại đón bà Maria, vợ ông về, vì người con bà đang cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1:20). Cha Hưng giải thích khá dài về 2 kiểu dịch đính hôn và thành hôn và nói dịch kiểu nào cũng phải giải thích trong ghi chú.
(3). Trong cuốn: Kinh Thánh Tân Ước của NPD tái bản tại hải ngoại 1994, câu: Lu-ca 11:8 dịch là: “Vì thể diện” mà nửa đêm người chủ nhà phải dạy lấy bánh cho người bạn vay, thay vì để tránh bị quấy rầy theo đa số những bản dịch khác. Về điểm này, Cha Hưng có nói với Lm X là đã sửa lại trong cuốn Kinh Thánh trọn Bộ, 1998 là: “Vì anh ta cứ lì ra đó”.
(4). Trong cuốn: “Kinh Thánh trọn Bộ” 1998, 1999 do NPD, câu: Xuất Hành 20:12 dịch là: “Thờ cha kính mẹ” thay vì hiếu thảo hay tôn kính, thảo kính cha mẹ, vì thờ phượng chỉ dành cho Đấng tối cao, cho Thiên Chúa mà thôi. Dịch là ‘thờ cha, kính mẹ’ còn ngụ ý phân biệt đối xử nữa, coi mẹ là thấp kém hơn cha.
(5). Trong sách Kinh Thánh do NPD thấy dịch là: Đức Chúa thay vì Thiên Chúa, nghe có vẻ hơi lạ tai với giáo dân và xa với ý niệm “Ông Trời’ của dân gian VN. Quan niệm về Ông Trời của dân gian Việt Nam một phần nào cũng là quan niệm về Thiên Chúa của người Kitô giáo (Thiên là trời nên dịch là Thiên Chúa có nghĩa là Chúa ngự trên trời theo quan niệm bình dân, mặc dầu theo thần học thì Thiên Chúa ở khắp mọi nơi). Người theo Đạo Trời (Đạo Ông Bà) cũng tin Ông Trời là Đấng tạo thành trời đất, muôn vật, và thưởng phạt người lành người dữ như người Kitô giáo.
(6). Trong sách: “Kinh Thánh trọn Bộ” 1998, 1999 do NPD, câu Mt 21:41, thấy có kiểu nói: “Ác giả, ác báo”, một câu ngạn ngữ VN do NPD thêm vào, chứ không có trong bản chính. Thêm kiểu nói này vào, người đọc hiểu ý NPD muốn kết luận, trước khi giải thích những cách thế mà chủ vườn nho xử với nhóm tá điền bất lương, khi nói về ông chủ sẽ tru diệt bọn tá điền và cho các tá điền khác canh tác vườn nho.
Trên đây là phần trình bày của NPD về tầm quan trọng của lời Chúa và công việc của Nhóm PPD và diễn tiến của Nhóm trong buổi toạ đàm. Sau đó là phần thắc mắc và trả lời. Có thể còn những thắc mắc nữa về từ ngữ dùng và lời dịch trong Thánh Kinh của NPD. Rồi mấy hôm sau ngày 15-05/2015, Cha Hưng còn có buổi nói chuyện cũng về Thánh Kinh và cầu nguyện bằng lời Chúa tại nhà một gia đình trong Giáo Xứ với nhóm giáo dân khác.
Sau đây là phần bình luận và đề nghị của tác giả bài viết sau 2 buổi nghe đàm đạo với diễn giả, cũng như đọc mấy bài trong Kỉ Yếu “40 Năm Hiện Diện” của NPD xuất bản 2011..
Sao có được sự tái hợp tác giữa NPD và UBPT / Hội Đồng GMVN?
Trong buổi toạ đàm, Lm X nói với Lm Trần Hoà Hưng đại khái là theo một nguồn tin rất đáng tin cậy, thì UBPT có gặp và bày tỏ ý muốn có sự cộng tác của NPD để dịch hay sửa lại bản dịch Thánh Kinh mà NPD chưa sẵn sàng gì đó. Cha Hưng thì nói NPD cũng muốn hợp tác, nhưng chưa thuận tiện thế nào đó. Hôm sau về coi cuốn Kỉ Yếu: “40 Năm Hiện Diện” của NPD, xuất bản năm 2011, in trên khổ giấy 17cm x 24 cm, bằng giấy láng, với bìa cứng và hình mầu, có 49 bài viết trong 326 trang giấy, thì thấy như sau..
Trong cuốn Kỉ Yếu có một bài với đầu đề: “Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ bất hợp tác?” (có dấu hỏi) của một linh mục với tên thật, mà người viết bài này tạm gọi là Lm X #1 (khác Lm X trong buổi toạ đàm), kể lại do nhu cầu Phụng Vụ, mà NPD ra đời năm 1971. Biến cố năm 1975 khiến NPD phải tự giải tán. Khi UBPT được tái lập năm 1978, thì Đức Cha Chủ tịch UBPT đích thân đến thăm và mời NPD cộng tác làm việc với UBPT. Tuy nhiên, vào năm 1999, theo Lm X #1 thì, vì một lời nhắn của một Đức Cha được nêu rõ tên, nhờ một linh mục thư kí chuyển nguyên văn đến cuộc họp bất thường giữa UBPT và NPD, khiến những thành viên NPD nghĩ ngợi gì đó về lời nhắn của Đức Cha, nên rút lui dần khỏi UBPT. Lời nhắn đó được trích nguyên văn trong bài viết. Đến ngày 07-11- 2001, Đức Cha tân Chủ Tịch UBPT lại mời NPD cộng tác với UBPT. Lại theo bài viết của Lm X #1 thì khi nghe biết vậy “anh em(trong NPD) nhận lời ngay, nhưng nói rõ là sẵn sàng làm bất cứ việc gì, ngoại trừ việc dịch lại Kinh Thánh, vốn là việc anh em làm suốt bao nhiêu năm rồi”. NPD còn nói thêm nếu Hội ĐGM chấp thuận bản dịch Kinh Thánh của NPD, Nhóm sẵn sàng phiên âm các tên riêng từ La-tinh (La ngữ) và chỉnh lại cho sát bản La-tinh hơn.
Như vậy lời Đức Cha Chủ Tịch UBPT nói với Lm X, khi Ngài qua Mĩ là đã có mời NPD cộng tác là đúng. Lời Lm X nói với Cha Hưng trong buổi toạ đàm là UBPT có mời NPD cũng là đúng. Lời Cha Hưng nói trong buổi toạ đàm này là NPD muốn cộng tác cũng là đúng. Người viết cũng đồng ý với NPD là việc dịch lại Kinh Thánh (toàn bộ?) là việc làm đòi hỏi rất nhiều thời giờ, trí lực và tâm lực của cả NPD, mà Nhóm đã làm rồi. Còn việc sửa lại những từ ngữ, những câu văn cần sửa là điều phải lẽ mà NPD đã chấp nhận sửa. Như vậy việc cộng tác đã gỉải quyết được một nửa hay bước đầu rồi.
Theo bài viết của Lm X #1, thì đến ngày 19-12-2001, Đức Cha Chủ Tịch / UBPT trở lại với linh mục Thư Kí Ủy Ban. Theo bài viết, Đức Cha nhấn mạnh đến quyền xuất bản các sách Phụng vụ. Còn Cha Thư Kí thì cứ gặn hỏi: “Nếu Hội Đồng Giám Mục sử dụng bản dịch Kinh Thánh của các Anh, thì các Anh tính bao nhiêu phần trăm”. NPD trả lời: “Cứ để xem các Đức Cha có muốn sử dụng bản dịch của Nhóm không đã, và nếu có thì Nhóm với Ủy Ban Phụng Tự sẽ trao đổi với nhau, đâu có vội chi”. Việc sử dụng bản dịch Kinh Thánh, theo tác giả hiểu, là Hội Đồng Giám Mục muốn xuất bản Kinh Thánh theo bản dịch của NPD. Nếu như vậy thì trong sách mà HĐGM xuất bản có ghi nhận NPD không?
Người viết phân tích lời đối đáp giữa UBPT và NPD lần hai ngày 19-12-2001 thì thấy Đức Cha Chủ Tịch / UBPT nhấn mạnh đến quyền xuất bản các sách Phụng Vụ là đúng. Cha Hưng, Đại diện NPD nói với cử toạ trong cuộc toạ đàm tại Mĩ cũng thừa nhận quyền xuất bản các sách Phụng Vụ của UBPT. Về câu hỏi “Các Anh tính bao nhiêu phần trăm”, thì người viết thiết tưởng NPD cũng chưa trả lời được vì còn tuỳ thuộc vào việc UBPT sử dụng toàn bộ bản dịch sách Kinh Thánh không, hay chỉ dùng cho một số sách. Ngoài ra NPD cũng phải về để bàn thảo với cả Nhóm nữa. Như vậy thì việc UBPT đến gặp NPD lần hai 19-12-2001 với những câu hỏi chung như vậy thì cũng vẫn chỉ là những câu hỏi dò dẫm thôi.
Còn câu hỏi: "Các anh tính bao nhiêu phần trăm" là phải lẽ vì “có thực mới vực được đạo”. Đức Giêsu cũng nói: “Làm thợ thì đáng được thưởng công”(Lc 10:7). Có lần một linh mục kia - mà giáo dân gọi là Cha già Liêm - giảng ở nhà thờ, phát biểu một câu rất ngạc nhiên thế này: “Bà dòng, bà ấy cũng có bụng như ta”. Số là có mấy phụ huynh không đóng tiền cho con học trường nhà dòng – trước đó còn gọi là bà mụ, đời nay gọi là bà Sơ, dì phước- nên ngài nói thực tế như vậy, nghĩa là bà dòng, bà sơ, dì phước cũng cần ăn, kẻo kiến bò bụng.
Một điểm nữa là khi Hội Đồng Giám Mục sử dụng bản dịch của các Anh (của NPD) thì có ghi nhận Nhóm Phiên Dịch ở chỗ nào trong sách không? Trong cuốn “Kinh Thánh trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước do Toà Tổng Giám Mục TP. HCM thực hiện 1998 có ghi nhận bản dịch của các thành viên trong NPD. Còn trong cuốn “Sách Lễ Ro-ma” do Uỷ Ban Phụng Tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xuất bản năm 1992, trong đó những bản dịch các lời nguyện trong các thánh lễ và các Kinh Tiền tụng thì người viết không biết là của ai. Còn phần Nghi Thức Thánh Lễ thì người viết nghĩ cũng có sự đóng góp của NPD dựa vào câu: “Nhân danh Chúa Cha.. Chính nhờ Đức Kitô…”. Sau đó khi UBPT cho xuất bản cuốn Nghi Thức Thánh lễ 2005 thì mới không còn thấy “Nhân danh Chúa Cha… Chính nhờ Đức Kitô. .” mà chỉ thấy in: “Nhân danh Cha.. Chính nhờ Người..” như trước.
Có một điểm mà người ta thắc mắc là trong cuốn “Kinh Thánh trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước xuất bản năm 1998 có ấn kí “Imprimatur” năm 1993 cho phần Tân Ước do Đức Cha Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám Mục Sài Gòn, và ấn kí “Imprimatur” năm 1998 cho phần Cựu Ước do Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, mà sao NPD còn hỏi UBPT ngày 07-11-2001 là “trong trường hợp Hội Đồng Giám Mục chấp nhận bản dịch Kinh Thánh của Nhóm”. Còn ngày 19-12-2001, NPD lại nói với UBPT “cứ để xem các Đức Cha có muốn sử dụng bản dịch của Nhóm không đã”. Như vậy các Đức Cha có thể phủ nhận ấn kí “Imprimatur” của Đức Cha Bình và Đức Hồng Y Mẫn sao?
UBPT có thể không cần sự cộng tác của NPD vì UBPT có lí do của UBPT. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là UBPT có đủ người chuyên môn để làm những công việc dịch thuật không? Nghe phong phanh là UBPT muốn nhờ đại chủng sinh của mấy đại chủng viện làm công việc dịch thuật các văn kiện về Phụng vụ, các Lời nguyện, các kinh Tiền Tụng trong thánh lễ. Trước năm 1975, nhóm đại chủng sinh của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt cũng đã dịch tài liệu Công Đồng Vaticanô II sang tiếng Việt. Công việc dịch thuật được thực hiện theo sự hưóng dẫn và kiểm lại của ban giảng huấn, vào mùa hè nên không làm cản trở chương trình học trong năm. Câu hỏi được nêu ra là số năm học La-ngữ của đại chủng sinh đời nay có sánh được với đại chủng sinh trước năm 1975 không? Đại chủng sinh trước năm 1975 phải học La ngữ 7 năm ở Tiểu chủng Viện, tiếp tục học La ngữ 2 năm nữa ở bậc Triết học, rồi đọc một số sách bằng La ngữ trong 4 năm thần học. Cách viết động tự La ngữ thay đổi ở những thì khác nhau tuỳ theo chỉ về hiện tại, tương lai, hoặc quá khứ và những thể nghi vấn hay phủ định. Động tự ở những thì khác nhau, thì cách viết có thể biến đổi hoàn toàn, không còn giống động tự ở thể vị biến thể nữa. Trong một câu, động tự có thể nằm ở giữa câu hay cuối câu. Ngoài động từ ra, danh từ và tĩnh từ cũng biến đổi cách viết trong những thì và khi chỉ số it hay số nhiều. Thời đó chủng sinh ở lớp Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất, tương đương với lớp 10, 11 vả 12 mà phải dịch ra Việt ngữ những đoạn văn La ngữ cổ điển. Phải nói là có khi phải cố gắng nặn óc ra, mới dịch cho đúng nghĩa được.
Như vậy để tiết kiệm nhân lực, vật lực, tài lực (tiền) và trí năng lực, UBPT và cả Ủy Ban Thánh Kinh có nên để mất sự cộng tác của NPD không? Nghe nói người giáo dân cũng muốn thấy NPD được cộng tác trở lại với UBPT đấy. Người viết biết được NPD có những thành viên của những bộ môn khác nhau. Chẳng hạn như khi dịch Thánh Vịnh ra thể thơ phú, mà nếu dùng hai danh từ, động từ, tĩnh tự kép mà có nghĩa giống nhau, thì thành viên thi sĩ của NPD có thể cho ý kiến dùng từ ngữ kép này thì đọc xuôi hơn hoặc nếu phổ nhạc vào Đáp Ca thì dễ hơn. Người viết còn được biết NPD làm việc khá chặt chẽ theo kỉ luật của Nhóm. Trông vào các ấn bản dịch thuật của NPD (xem hình) thấy kể là khá dồi dào. Nghe nói Nhóm sẽ còn tiếp tục ấn bản. Nhóm vẫn lưu trữ những bản dịch và cả những ghi chú và sửa chữa trong đĩa DVD và trong máy vi tính. Nhóm còn có văn phòng làm việc, thích hợp cho việc dịch thuật. Vào những khách sạn tại Mĩ người ta thấy những cuốn Thánh Kinh Tin Lành để sẵn trên bàn cho khách đọc. Bao giờ mới thấy cuốn Thánh Kinh Công Giáo bằng Anh ngữ để sẵn trên bàn khách sạn tại Mĩ? Bao giờ mới thấy cuốn Thánh Kinh Công Giáo tiếng Việt phát miễn phí cho người Việt nào muốn có, mà không có tiền?
Nếu hai công ti hoặc tổ chức muốn có sự tái hợp tác, họ phải tiến hành thế nào? Người viết cho rằng nếu chưa có đủ những đề nghị cụ thể của một bên, để bên kia cứu xét hầu có thể đi tới quyết định, thì không đi tới đâu cả. Như vậy, sau những bước thăm hỏi và dò dẫm, một bên bày tỏ bằng văn bản như muốn bên kia làm việc ở đâu, làm việc thế nào, giờ giấc làm việc, thành phần làm việc của bên kia, thù lao cho công việc, sao đi tới quyết định chung. Trong lúc còn thương lượng, nếu một bên cứu xét những đề nghị của bên kia lần đầu mà không đáp ứng được, thì đến lần sau, hoặc lần sau nữa cho tới khi cà hai bên cùng ưng thuận, thì mới vui vẻ ‘cả làng được’. Còn khi bên nọ gặp bên kia mà đặt những câu hỏi chung chung quá, như còn dò dẫm, thì bên liên hệ cũng khó trả lời vì không nắm đủ dữ kiện của bên kia để cứu xét và quyết định. Nếu như vậy, thì kết quả sẽ không đi đến đâu cả.
Đến một thời điểm nào đó, khi hoàn cảnh cho phép và với phương tiện có thể, người ta có thể hi vọng đến thời kì mà Uỷ Ban Thánh Kinh và Uỷ Ban Giáo Lí Đức Tin nữa, thuộc Hội Đồng Giám Mục VN cũng có thể đầu tư vào NPD bằng cách ủy thác cho NPD soạn thảo sách giáo khoa giáo lí, dựa vào Sách Giáo Lí của Giáo Hội Công Giáo cho mỗi lớp học giáo lí với những câu truyện Thánh Kinh và hình ảnh hí hoạ. Nếu được như vậy, thì ý kiến của người viết là NPD cần tuyển mộ những thành viên có tài kể chuyện và thành viên hội hoạ để làm việc này. Hiện tại, với hai thành viên linh mục triều kể là sáng giá trong NPD, gắn bó với Nhóm và gần gũi với Nhóm, đã ra đi vĩnh viễn, người viết thiết tưởng NPD nên tuyển mộ mấy thành viên linh mục triều vào Nhóm cho quân bình và cũng để cho Nhóm lên tinh thần.
Tại những quốc gia khác như Hoa Kì, học sinh phải học hết lớp 8 mới được lãnh Bí Tích Thêm Sức. Nếu học sinh học trường Công Giáo thì dĩ nhiên có giờ học giáo lí hàng tuần. Còn học sinh học trường công thì đến nhà thờ học giáo lí vào tối ngày thường hoặc cuối tuần, mỗi tuần hơn một giờ. Học sinh học trường công mà đến nhà thờ học giáo lí cũng phải học tới lớp 8 mới được lãnh Phép Thếm Sức đấy. Có những phụ huynh muốn đi đường tắt, không chịu gửi con đến nhà thờ học giáo lí, mà cứ đợi con học đến lớp 8, mới gửi con đến nhà thờ học giáo lí, với hi vọng con mình được lãnh Bí Tích Thêm Sức. Trường hợp này những học sinh đó phải học giáo lí bù lại rồi mới được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức vào những năm sau đó, chứ không dễ dàng vậy đâu. Sau khi học sinh lãnh Bí tích Thêm Sức, giáo xứ còn mở lớp giáo lí cho lớp 9, 10, 11 và 12 nữa. Như vậy cho thấy rằng những năm học giáo lí/Thánh kinh của học sinh Mĩ, nhiều hơn gấp bội những năm học giáo lí của học sinh Việt Nam. Thánh Giê-rô-ni-mô, người đầu tiên dịch Thánh Kinh sang tiếng La-Tinh tại chính Hang Đá Bê-lem quả quyết: “Không biết Thánh Kinh là không biết Đức Kitô”.
Trong cuốn kỉ yếu: “40 Năm Hiện Diện” của NPD, có một bài viết của một linh mục thành viên mà người viết gọi là Lm X #1 kể lại có nghe được những lời phê bình NPD là: “kiêu ngạo, ham tiền, thiếu tinh thần hợp tác”. Trong một bài khác, một phóng viên báo “Diễn Đàn Giáo Dân” nói có nghe một nguồn tin cho rằng NPD “giàu lắm, thù lao các thành viên hẳn rất cao”, Lm X #1 trả lời là NPD tậu mãi được căn nhà 8m x 16m gồm một tầng trệt và 6 tầng lầu ở Quận 3 nhờ một số ân nhân giúp đỡ để làm trụ sở. Lm X #1 kể khá chi tiết, nhưng được tóm tắt rất gọn ở đây. Lm X #1 còn kể NPD sỡ hữu 18 mẫu cao su ở Bình Dương do Lm X #1 đứng tên chủ đất, chủ nhà và điều hành công việc tại Trụ Sở NPD. Để trả lời một lời đồn thổi cho rằng lương thành viên chắc phải cao lắm, Lm X #1 trả lời NPD dùng 8% tiền bán sách của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội giúp, để giúp trang trải chi phí và thù lao mỗi tháng cho mỗi thành viên “tương đương 100 mĩ kim, nhưng chỉ lãnh 50 mĩ kim, còn lại 50 mĩ kim thì sau mỗi 6 tháng mới được lãnh”.
Bài viết còn ghi mỗi thành viên phải kí vào tờ cam kết là khi không còn hoạt động trong NPD, thì “không đòi hỏi bất cứ một quyền lợi vật chất nào”. Bài viết có ghi: “Lời cam kết này có nghĩa là tài sản trên đây của chúng tôi mãi mãi sẽ được dùng để phục vụ Giáo Hội”. Người viết giả sử tới khi nào đó mà có sự tranh chấp về tài sản của NPD, mà Nhóm không có di chúc nào khác, và người viết là quan toà xử, người viết sẽ coi lời cam kết trên là lời di chúc công khai của Nhóm nói chung và của Lm X #1 nói riêng. NPD có thể hỏi tổ hợp luật sư xem sao. Độc giả cũng có thể đọc thêm bài viết: “Tại sao cần làm di chúc và làm di chúc thế nào” trong www.mucvuvanbut.net dưới mục: “Bài viết của tác giả trang Chủ”, phóng lên 2015-07-03. Để độc giả có thể thấy sơ qua về hoạt động của NPD, người viết cho ghi dịa chỉ của NPD: www.kinhthanhchomoinguoi.org hoặc vắn tắt là: www.ktcmn.org với sự ưng thuận của Nhóm.
Mỗi người có lối viết văn khác nhau. Khi đã có kinh nghiệm viết lách, thì không ai muốn bắt chước ai. Nhận thấy Lm X #1 có lối viết văn thẳng thừng, nghĩa là nói toạc ra cho những bài viết cần "nói toạc móng heo ra". Có lẽ sau mấy bài viết của Lm X # 1 về lai lịch, hoạt động của Nhóm, tài sản của nhóm, thù lao cho thành viên của Nhóm, tương lai của Nhóm với những câu trả lời thẳng thừng của Lm X #1, người ta sẽ ít nghe dần đi những lời đồn thổi về NPD và Nhóm cũng không còn phải e dè về những lời dị nghị nữa.
Điện thư do Ông Đỗ Văn Hùng được NPD nhờ để giàn xếp cuộc toạ đàm, và mời giáo dân đến dự, có viết: “Đây là lần đầu tiên đại diện của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ sang Hoa kỳ để tiếp xúc với giáo dân hải ngoại. Mục đích của cuộc họp mặt theo người tổ chức là để: ‘có dịp gặp gỡ, trao đổi’ giữa những người quan tâm và muốn có thông tin về Nhóm Phiên Dịch Các Lời Kinh Phụng vụ và tạo thêm bạn bè sẵn sàng tiếp tay trong công việc phục vụ Lời Chúa”.
Lm Trần Hoà Hưng |
Trong phần trình bày, Lm T.H. Hưng nóí về tầm quan trọng của Lời Chúa trong đời sống người tín hữu vì Lời Chúa là “Lời hằng sống. Chúa có lời ban sự sống đời đời”. Lời Chúa là ánh sáng soi tâm hồn. Người tín hữu đọc lời Chúa, lắng nghe lời Chúa để cầu nguyện, rồi chia sẻ lời Chúa. Trong quá khứ, người Công Giáo chỉ chú tâm vào Thánh lễ và Bí Tích Thánh Thể. Tuy nhiên lời Chúa cũng là của ăn thiêng liêng của người tín hữu. Trong thánh lễ người tín hữu không những nghe lời Chúa trong 2, hoặc 3 bài đọc Thánh Kinh. Người tín hữu còn lắng nghe và cầu nguyện theo lời Chúa trong những lời cầu nguyện đối đáp với chủ tế trong thánh lễ như: “Chúa ở cùng Anh Chị Em. Và ở cùng Cha”, cũng là lời trich trong Thánh Kinh. Cha Hưng cũng nói đến việc đọc Kinh phụng vụ, trước gọi là kinh nhật tụng. Kinh phụng vụ không phải chỉ dành cho linh mục tu sĩ, mà Giáo Hội còn khuyến khích cả người giáo dân cầu nguyện bằng cách đọc kinh Phụng vụ, không phải chỉ đọc, nhưng cầu nguyện theo kinh Phụng Vụ. Trong thời đại @ a còng, có nhiều cách giúp người tín hữu cầu nguyện.
Lm T.H. Hưng cũng nói về sự thành hình và những diễn tiến của NPD và những thành quả dịch thuật đã thực hiện được trong hơn 40 năm qua. Nhóm Phiên Dịch Các Lời Kinh Phụng Vụ đã làm việc với Ủy Ban Phụng Tự (UBPT) thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam theo sự chỉ dẫn của Đức Cha Chủ tịch tịch Ủy Ban Phụng Tự thuộc HĐ GM từ năm 1971. Theo Lm Hưng, NPD đã cố dịch theo sát nghĩa bản chính. Theo mấy lời giới thiệu trong sấp giấy phát ra có đầu đề: “Giới Thiệu Thánh Kinh và Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh 1971-2016” có câu: “Cung cấp một bản dịch vừa đúng ý nguyên văn, vừa xuôi tiếng Việt và dễ hiểu”.
Trong dịp này Lm Hưng cũng chỉ dẫn cách cài đặt vào Smart Phone, Iphone, Ipad, Tablet (Android), cách đọc Kinh Phụng vụ, nghe, đọc các bài đọc trong thánh lễ hằng ngày. Chức năng mới này thích hợp cho người cao niên hoặc người đi du lịch có thể tải xuống và luu trữ để đọc hoặc nghe trong lúc đi dường, mà không cần internet.
Phần thắc mắc và trả lời câu hỏi
Đến phần này, có mấy người đặt những câu hỏi chung chung và được Cha Hưng trả lời. Rồi một linh mục trong cử toạ nói– trong bài này được gọi là Lm X - khi xuất bản bộ sách của mình mặc dầu có in trong thư mục ở cuối sách nguồn trích dẫn những câu Thánh Kinh theo bản dịch của NPD, có ấn kí “Imprimatur” cho phần Tân ước của TGm Nguyễn Văn Bình và ấn kí “Imprimatur” cho phần Cựu Ước của Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Tuy nhiên vì sợ NPD kiện, nên Lm X đã email cho một linh mục thuộc NPD (trong bài này gọi là Lm X # 1), để xin phép trích dẫn những câu Thánh Kinh trong sách. Để cho chắc ăn, Lm X còn điện thoại cho Lm X # 1, hỏi xin phép nữa. Khi Lm X #1 hỏi Lm X muốn trích nhiều hay ít? Lm X trả lời mỗi bài chỉ trích chừng 2, hay 3, hay 4 câu thôi. Cha X #1 nói vậy thì Cha “cứ việc” (trích).
Rồi Lm X nêu lên một số thắc mắc về từ ngữ dùng trong: Sách Lễ Roma 1992, phần Nghi Thức Thánh lễ. Mặc dầu Phần Nghi Thức Thánh lễ trong Sách Lễ Rôma do Ủy Ban Phụng Tự xuất bản, nhưng những từ ngữ sau đây, được cho là của NPD.
(1). Trong Nghi thức đầu lễ, theo bản dịch của NPD thấy in là: “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần”, thay vì: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” như trước và như các ngôn ngữ khác. Sao phải thêm từ Chúa vào mỗi Ngôi Vị? Có những người hỏi như vậy có phải có ba ‘Chúa’ hay sao?
(2). Trong lời Truyền phép Máu Thánh, in là “Sẽ đổ ra cho mọi người được tha tội” thay vì cho “nhiều người được tha tội” như trước. Theo thần học thì mục đích của việc Chúa Kitô chịu khổ hình và chịu nạn chịu chết, là để cứu chuộc mọi người. Tuy nhiên không phải mọi người được cứu rỗi. Tội Juda, không tỏ lòng sám hối là một điển hình.
(3). Trong lời tung hô kết Kinh nguyện Thánh Thể và trước Kinh Lạy Cha, in là: “Chính nhờ Đức Kitô, cùng với Đức Kitô và trong Đức Kitô” thay vì “chính nhờ Người, với Người và trong Người” như trước và như những ngôn ngữ khác.
Lm X nói 3 thắc mắc trên chỉ là thắc mắc thôi chứ không yêu cầu Cha Hưng trả lời. Tuy nhiên, từ khi có Huấn Thị số 5 của Toà Thánh gừi ra 28/03/2001 thì UBPT đã cho in lại phần Nghi Thức Thánh lễ năm 2005 và sửa lại 3 điểm trên.
Rồi Lm X nói thêm là sách Lễ Ro-ma của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kì ( The Roman Missal, the Sacramentary, xuất bản năm 1974, cũng dịch lời truyền phép Máu Thánh là cho mọi người: “It will be shed for you and for all men”. Huấn Thị số 5 cũng áp dụng cho các bản dịch của các ngôn ngữ khác nhau nữa. Vì thế trong cuốn “The Roman Missal, the Sacramentary, xuất bản năm 2011 của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kì, cũng đã sửa lại là: “Which will be poured out for you and for many” thay vì for all men.
Sau đó, Lm X còn đặt một số câu hỏi của mình và một số câu hỏi của người khác đã nêu ra trước đây về từ ngữ dùng trong việc dịch Thánh Kinh của NPD. Lm X cũng không yêu cầu Cha Hưng trả lời những câu hỏi đó. Tuy nhiên Cha Hưng có trả lời mấy câu. Những câu hỏi mà Lm X thắc mắc về từ ngữ NPD dịch là:
(1). Trong Sách:” Kinh Thánh trọn Bộ 1998, 1999 do NPD, câu: l Thê-xa-lô-ni-ca 4-4 dịch là: “Mỗi người hãy lấy cho mình một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự”. Theo Lm X, phần: “Mỗi người hãy lấy cho mình một vợ” làm độc giả khó hiểu ý nghĩa.
(2). Trong cuốn: Kinh Thánh trọn Bộ do NPD, 1998, 1999, câu: Lu-ca 1:26; Lu-ca 2:5 dịch là: “Thành hôn”. Trước đó chính NPD dịch là “đính hôn” trong sách Kinh Thánh Tân Ước xuất bản 1994. Cha Hưng trả lời là đúng như vậy. Chính NPD đã đổi dịch từ đính hôn sang thành hôn vì đối với người Do Thái cổ xưa thì đính hôn tức là đã thành hôn rồi. Vì thế mà thiên sứ mới nói với Ông Giuse: “Đừng ngại đón bà Maria, vợ ông về, vì người con bà đang cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1:20). Cha Hưng giải thích khá dài về 2 kiểu dịch đính hôn và thành hôn và nói dịch kiểu nào cũng phải giải thích trong ghi chú.
(3). Trong cuốn: Kinh Thánh Tân Ước của NPD tái bản tại hải ngoại 1994, câu: Lu-ca 11:8 dịch là: “Vì thể diện” mà nửa đêm người chủ nhà phải dạy lấy bánh cho người bạn vay, thay vì để tránh bị quấy rầy theo đa số những bản dịch khác. Về điểm này, Cha Hưng có nói với Lm X là đã sửa lại trong cuốn Kinh Thánh trọn Bộ, 1998 là: “Vì anh ta cứ lì ra đó”.
(4). Trong cuốn: “Kinh Thánh trọn Bộ” 1998, 1999 do NPD, câu: Xuất Hành 20:12 dịch là: “Thờ cha kính mẹ” thay vì hiếu thảo hay tôn kính, thảo kính cha mẹ, vì thờ phượng chỉ dành cho Đấng tối cao, cho Thiên Chúa mà thôi. Dịch là ‘thờ cha, kính mẹ’ còn ngụ ý phân biệt đối xử nữa, coi mẹ là thấp kém hơn cha.
(5). Trong sách Kinh Thánh do NPD thấy dịch là: Đức Chúa thay vì Thiên Chúa, nghe có vẻ hơi lạ tai với giáo dân và xa với ý niệm “Ông Trời’ của dân gian VN. Quan niệm về Ông Trời của dân gian Việt Nam một phần nào cũng là quan niệm về Thiên Chúa của người Kitô giáo (Thiên là trời nên dịch là Thiên Chúa có nghĩa là Chúa ngự trên trời theo quan niệm bình dân, mặc dầu theo thần học thì Thiên Chúa ở khắp mọi nơi). Người theo Đạo Trời (Đạo Ông Bà) cũng tin Ông Trời là Đấng tạo thành trời đất, muôn vật, và thưởng phạt người lành người dữ như người Kitô giáo.
(6). Trong sách: “Kinh Thánh trọn Bộ” 1998, 1999 do NPD, câu Mt 21:41, thấy có kiểu nói: “Ác giả, ác báo”, một câu ngạn ngữ VN do NPD thêm vào, chứ không có trong bản chính. Thêm kiểu nói này vào, người đọc hiểu ý NPD muốn kết luận, trước khi giải thích những cách thế mà chủ vườn nho xử với nhóm tá điền bất lương, khi nói về ông chủ sẽ tru diệt bọn tá điền và cho các tá điền khác canh tác vườn nho.
Trên đây là phần trình bày của NPD về tầm quan trọng của lời Chúa và công việc của Nhóm PPD và diễn tiến của Nhóm trong buổi toạ đàm. Sau đó là phần thắc mắc và trả lời. Có thể còn những thắc mắc nữa về từ ngữ dùng và lời dịch trong Thánh Kinh của NPD. Rồi mấy hôm sau ngày 15-05/2015, Cha Hưng còn có buổi nói chuyện cũng về Thánh Kinh và cầu nguyện bằng lời Chúa tại nhà một gia đình trong Giáo Xứ với nhóm giáo dân khác.
Sau đây là phần bình luận và đề nghị của tác giả bài viết sau 2 buổi nghe đàm đạo với diễn giả, cũng như đọc mấy bài trong Kỉ Yếu “40 Năm Hiện Diện” của NPD xuất bản 2011..
Sao có được sự tái hợp tác giữa NPD và UBPT / Hội Đồng GMVN?
Trong buổi toạ đàm, Lm X nói với Lm Trần Hoà Hưng đại khái là theo một nguồn tin rất đáng tin cậy, thì UBPT có gặp và bày tỏ ý muốn có sự cộng tác của NPD để dịch hay sửa lại bản dịch Thánh Kinh mà NPD chưa sẵn sàng gì đó. Cha Hưng thì nói NPD cũng muốn hợp tác, nhưng chưa thuận tiện thế nào đó. Hôm sau về coi cuốn Kỉ Yếu: “40 Năm Hiện Diện” của NPD, xuất bản năm 2011, in trên khổ giấy 17cm x 24 cm, bằng giấy láng, với bìa cứng và hình mầu, có 49 bài viết trong 326 trang giấy, thì thấy như sau..
Trong cuốn Kỉ Yếu có một bài với đầu đề: “Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ bất hợp tác?” (có dấu hỏi) của một linh mục với tên thật, mà người viết bài này tạm gọi là Lm X #1 (khác Lm X trong buổi toạ đàm), kể lại do nhu cầu Phụng Vụ, mà NPD ra đời năm 1971. Biến cố năm 1975 khiến NPD phải tự giải tán. Khi UBPT được tái lập năm 1978, thì Đức Cha Chủ tịch UBPT đích thân đến thăm và mời NPD cộng tác làm việc với UBPT. Tuy nhiên, vào năm 1999, theo Lm X #1 thì, vì một lời nhắn của một Đức Cha được nêu rõ tên, nhờ một linh mục thư kí chuyển nguyên văn đến cuộc họp bất thường giữa UBPT và NPD, khiến những thành viên NPD nghĩ ngợi gì đó về lời nhắn của Đức Cha, nên rút lui dần khỏi UBPT. Lời nhắn đó được trích nguyên văn trong bài viết. Đến ngày 07-11- 2001, Đức Cha tân Chủ Tịch UBPT lại mời NPD cộng tác với UBPT. Lại theo bài viết của Lm X #1 thì khi nghe biết vậy “anh em(trong NPD) nhận lời ngay, nhưng nói rõ là sẵn sàng làm bất cứ việc gì, ngoại trừ việc dịch lại Kinh Thánh, vốn là việc anh em làm suốt bao nhiêu năm rồi”. NPD còn nói thêm nếu Hội ĐGM chấp thuận bản dịch Kinh Thánh của NPD, Nhóm sẵn sàng phiên âm các tên riêng từ La-tinh (La ngữ) và chỉnh lại cho sát bản La-tinh hơn.
Như vậy lời Đức Cha Chủ Tịch UBPT nói với Lm X, khi Ngài qua Mĩ là đã có mời NPD cộng tác là đúng. Lời Lm X nói với Cha Hưng trong buổi toạ đàm là UBPT có mời NPD cũng là đúng. Lời Cha Hưng nói trong buổi toạ đàm này là NPD muốn cộng tác cũng là đúng. Người viết cũng đồng ý với NPD là việc dịch lại Kinh Thánh (toàn bộ?) là việc làm đòi hỏi rất nhiều thời giờ, trí lực và tâm lực của cả NPD, mà Nhóm đã làm rồi. Còn việc sửa lại những từ ngữ, những câu văn cần sửa là điều phải lẽ mà NPD đã chấp nhận sửa. Như vậy việc cộng tác đã gỉải quyết được một nửa hay bước đầu rồi.
Theo bài viết của Lm X #1, thì đến ngày 19-12-2001, Đức Cha Chủ Tịch / UBPT trở lại với linh mục Thư Kí Ủy Ban. Theo bài viết, Đức Cha nhấn mạnh đến quyền xuất bản các sách Phụng vụ. Còn Cha Thư Kí thì cứ gặn hỏi: “Nếu Hội Đồng Giám Mục sử dụng bản dịch Kinh Thánh của các Anh, thì các Anh tính bao nhiêu phần trăm”. NPD trả lời: “Cứ để xem các Đức Cha có muốn sử dụng bản dịch của Nhóm không đã, và nếu có thì Nhóm với Ủy Ban Phụng Tự sẽ trao đổi với nhau, đâu có vội chi”. Việc sử dụng bản dịch Kinh Thánh, theo tác giả hiểu, là Hội Đồng Giám Mục muốn xuất bản Kinh Thánh theo bản dịch của NPD. Nếu như vậy thì trong sách mà HĐGM xuất bản có ghi nhận NPD không?
Người viết phân tích lời đối đáp giữa UBPT và NPD lần hai ngày 19-12-2001 thì thấy Đức Cha Chủ Tịch / UBPT nhấn mạnh đến quyền xuất bản các sách Phụng Vụ là đúng. Cha Hưng, Đại diện NPD nói với cử toạ trong cuộc toạ đàm tại Mĩ cũng thừa nhận quyền xuất bản các sách Phụng Vụ của UBPT. Về câu hỏi “Các Anh tính bao nhiêu phần trăm”, thì người viết thiết tưởng NPD cũng chưa trả lời được vì còn tuỳ thuộc vào việc UBPT sử dụng toàn bộ bản dịch sách Kinh Thánh không, hay chỉ dùng cho một số sách. Ngoài ra NPD cũng phải về để bàn thảo với cả Nhóm nữa. Như vậy thì việc UBPT đến gặp NPD lần hai 19-12-2001 với những câu hỏi chung như vậy thì cũng vẫn chỉ là những câu hỏi dò dẫm thôi.
Còn câu hỏi: "Các anh tính bao nhiêu phần trăm" là phải lẽ vì “có thực mới vực được đạo”. Đức Giêsu cũng nói: “Làm thợ thì đáng được thưởng công”(Lc 10:7). Có lần một linh mục kia - mà giáo dân gọi là Cha già Liêm - giảng ở nhà thờ, phát biểu một câu rất ngạc nhiên thế này: “Bà dòng, bà ấy cũng có bụng như ta”. Số là có mấy phụ huynh không đóng tiền cho con học trường nhà dòng – trước đó còn gọi là bà mụ, đời nay gọi là bà Sơ, dì phước- nên ngài nói thực tế như vậy, nghĩa là bà dòng, bà sơ, dì phước cũng cần ăn, kẻo kiến bò bụng.
Một điểm nữa là khi Hội Đồng Giám Mục sử dụng bản dịch của các Anh (của NPD) thì có ghi nhận Nhóm Phiên Dịch ở chỗ nào trong sách không? Trong cuốn “Kinh Thánh trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước do Toà Tổng Giám Mục TP. HCM thực hiện 1998 có ghi nhận bản dịch của các thành viên trong NPD. Còn trong cuốn “Sách Lễ Ro-ma” do Uỷ Ban Phụng Tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xuất bản năm 1992, trong đó những bản dịch các lời nguyện trong các thánh lễ và các Kinh Tiền tụng thì người viết không biết là của ai. Còn phần Nghi Thức Thánh Lễ thì người viết nghĩ cũng có sự đóng góp của NPD dựa vào câu: “Nhân danh Chúa Cha.. Chính nhờ Đức Kitô…”. Sau đó khi UBPT cho xuất bản cuốn Nghi Thức Thánh lễ 2005 thì mới không còn thấy “Nhân danh Chúa Cha… Chính nhờ Đức Kitô. .” mà chỉ thấy in: “Nhân danh Cha.. Chính nhờ Người..” như trước.
Có một điểm mà người ta thắc mắc là trong cuốn “Kinh Thánh trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước xuất bản năm 1998 có ấn kí “Imprimatur” năm 1993 cho phần Tân Ước do Đức Cha Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám Mục Sài Gòn, và ấn kí “Imprimatur” năm 1998 cho phần Cựu Ước do Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Sài Gòn, mà sao NPD còn hỏi UBPT ngày 07-11-2001 là “trong trường hợp Hội Đồng Giám Mục chấp nhận bản dịch Kinh Thánh của Nhóm”. Còn ngày 19-12-2001, NPD lại nói với UBPT “cứ để xem các Đức Cha có muốn sử dụng bản dịch của Nhóm không đã”. Như vậy các Đức Cha có thể phủ nhận ấn kí “Imprimatur” của Đức Cha Bình và Đức Hồng Y Mẫn sao?
UBPT có thể không cần sự cộng tác của NPD vì UBPT có lí do của UBPT. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là UBPT có đủ người chuyên môn để làm những công việc dịch thuật không? Nghe phong phanh là UBPT muốn nhờ đại chủng sinh của mấy đại chủng viện làm công việc dịch thuật các văn kiện về Phụng vụ, các Lời nguyện, các kinh Tiền Tụng trong thánh lễ. Trước năm 1975, nhóm đại chủng sinh của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt cũng đã dịch tài liệu Công Đồng Vaticanô II sang tiếng Việt. Công việc dịch thuật được thực hiện theo sự hưóng dẫn và kiểm lại của ban giảng huấn, vào mùa hè nên không làm cản trở chương trình học trong năm. Câu hỏi được nêu ra là số năm học La-ngữ của đại chủng sinh đời nay có sánh được với đại chủng sinh trước năm 1975 không? Đại chủng sinh trước năm 1975 phải học La ngữ 7 năm ở Tiểu chủng Viện, tiếp tục học La ngữ 2 năm nữa ở bậc Triết học, rồi đọc một số sách bằng La ngữ trong 4 năm thần học. Cách viết động tự La ngữ thay đổi ở những thì khác nhau tuỳ theo chỉ về hiện tại, tương lai, hoặc quá khứ và những thể nghi vấn hay phủ định. Động tự ở những thì khác nhau, thì cách viết có thể biến đổi hoàn toàn, không còn giống động tự ở thể vị biến thể nữa. Trong một câu, động tự có thể nằm ở giữa câu hay cuối câu. Ngoài động từ ra, danh từ và tĩnh từ cũng biến đổi cách viết trong những thì và khi chỉ số it hay số nhiều. Thời đó chủng sinh ở lớp Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất, tương đương với lớp 10, 11 vả 12 mà phải dịch ra Việt ngữ những đoạn văn La ngữ cổ điển. Phải nói là có khi phải cố gắng nặn óc ra, mới dịch cho đúng nghĩa được.
Như vậy để tiết kiệm nhân lực, vật lực, tài lực (tiền) và trí năng lực, UBPT và cả Ủy Ban Thánh Kinh có nên để mất sự cộng tác của NPD không? Nghe nói người giáo dân cũng muốn thấy NPD được cộng tác trở lại với UBPT đấy. Người viết biết được NPD có những thành viên của những bộ môn khác nhau. Chẳng hạn như khi dịch Thánh Vịnh ra thể thơ phú, mà nếu dùng hai danh từ, động từ, tĩnh tự kép mà có nghĩa giống nhau, thì thành viên thi sĩ của NPD có thể cho ý kiến dùng từ ngữ kép này thì đọc xuôi hơn hoặc nếu phổ nhạc vào Đáp Ca thì dễ hơn. Người viết còn được biết NPD làm việc khá chặt chẽ theo kỉ luật của Nhóm. Trông vào các ấn bản dịch thuật của NPD (xem hình) thấy kể là khá dồi dào. Nghe nói Nhóm sẽ còn tiếp tục ấn bản. Nhóm vẫn lưu trữ những bản dịch và cả những ghi chú và sửa chữa trong đĩa DVD và trong máy vi tính. Nhóm còn có văn phòng làm việc, thích hợp cho việc dịch thuật. Vào những khách sạn tại Mĩ người ta thấy những cuốn Thánh Kinh Tin Lành để sẵn trên bàn cho khách đọc. Bao giờ mới thấy cuốn Thánh Kinh Công Giáo bằng Anh ngữ để sẵn trên bàn khách sạn tại Mĩ? Bao giờ mới thấy cuốn Thánh Kinh Công Giáo tiếng Việt phát miễn phí cho người Việt nào muốn có, mà không có tiền?
Nếu hai công ti hoặc tổ chức muốn có sự tái hợp tác, họ phải tiến hành thế nào? Người viết cho rằng nếu chưa có đủ những đề nghị cụ thể của một bên, để bên kia cứu xét hầu có thể đi tới quyết định, thì không đi tới đâu cả. Như vậy, sau những bước thăm hỏi và dò dẫm, một bên bày tỏ bằng văn bản như muốn bên kia làm việc ở đâu, làm việc thế nào, giờ giấc làm việc, thành phần làm việc của bên kia, thù lao cho công việc, sao đi tới quyết định chung. Trong lúc còn thương lượng, nếu một bên cứu xét những đề nghị của bên kia lần đầu mà không đáp ứng được, thì đến lần sau, hoặc lần sau nữa cho tới khi cà hai bên cùng ưng thuận, thì mới vui vẻ ‘cả làng được’. Còn khi bên nọ gặp bên kia mà đặt những câu hỏi chung chung quá, như còn dò dẫm, thì bên liên hệ cũng khó trả lời vì không nắm đủ dữ kiện của bên kia để cứu xét và quyết định. Nếu như vậy, thì kết quả sẽ không đi đến đâu cả.
Đến một thời điểm nào đó, khi hoàn cảnh cho phép và với phương tiện có thể, người ta có thể hi vọng đến thời kì mà Uỷ Ban Thánh Kinh và Uỷ Ban Giáo Lí Đức Tin nữa, thuộc Hội Đồng Giám Mục VN cũng có thể đầu tư vào NPD bằng cách ủy thác cho NPD soạn thảo sách giáo khoa giáo lí, dựa vào Sách Giáo Lí của Giáo Hội Công Giáo cho mỗi lớp học giáo lí với những câu truyện Thánh Kinh và hình ảnh hí hoạ. Nếu được như vậy, thì ý kiến của người viết là NPD cần tuyển mộ những thành viên có tài kể chuyện và thành viên hội hoạ để làm việc này. Hiện tại, với hai thành viên linh mục triều kể là sáng giá trong NPD, gắn bó với Nhóm và gần gũi với Nhóm, đã ra đi vĩnh viễn, người viết thiết tưởng NPD nên tuyển mộ mấy thành viên linh mục triều vào Nhóm cho quân bình và cũng để cho Nhóm lên tinh thần.
Tại những quốc gia khác như Hoa Kì, học sinh phải học hết lớp 8 mới được lãnh Bí Tích Thêm Sức. Nếu học sinh học trường Công Giáo thì dĩ nhiên có giờ học giáo lí hàng tuần. Còn học sinh học trường công thì đến nhà thờ học giáo lí vào tối ngày thường hoặc cuối tuần, mỗi tuần hơn một giờ. Học sinh học trường công mà đến nhà thờ học giáo lí cũng phải học tới lớp 8 mới được lãnh Phép Thếm Sức đấy. Có những phụ huynh muốn đi đường tắt, không chịu gửi con đến nhà thờ học giáo lí, mà cứ đợi con học đến lớp 8, mới gửi con đến nhà thờ học giáo lí, với hi vọng con mình được lãnh Bí Tích Thêm Sức. Trường hợp này những học sinh đó phải học giáo lí bù lại rồi mới được lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức vào những năm sau đó, chứ không dễ dàng vậy đâu. Sau khi học sinh lãnh Bí tích Thêm Sức, giáo xứ còn mở lớp giáo lí cho lớp 9, 10, 11 và 12 nữa. Như vậy cho thấy rằng những năm học giáo lí/Thánh kinh của học sinh Mĩ, nhiều hơn gấp bội những năm học giáo lí của học sinh Việt Nam. Thánh Giê-rô-ni-mô, người đầu tiên dịch Thánh Kinh sang tiếng La-Tinh tại chính Hang Đá Bê-lem quả quyết: “Không biết Thánh Kinh là không biết Đức Kitô”.
Trong cuốn kỉ yếu: “40 Năm Hiện Diện” của NPD, có một bài viết của một linh mục thành viên mà người viết gọi là Lm X #1 kể lại có nghe được những lời phê bình NPD là: “kiêu ngạo, ham tiền, thiếu tinh thần hợp tác”. Trong một bài khác, một phóng viên báo “Diễn Đàn Giáo Dân” nói có nghe một nguồn tin cho rằng NPD “giàu lắm, thù lao các thành viên hẳn rất cao”, Lm X #1 trả lời là NPD tậu mãi được căn nhà 8m x 16m gồm một tầng trệt và 6 tầng lầu ở Quận 3 nhờ một số ân nhân giúp đỡ để làm trụ sở. Lm X #1 kể khá chi tiết, nhưng được tóm tắt rất gọn ở đây. Lm X #1 còn kể NPD sỡ hữu 18 mẫu cao su ở Bình Dương do Lm X #1 đứng tên chủ đất, chủ nhà và điều hành công việc tại Trụ Sở NPD. Để trả lời một lời đồn thổi cho rằng lương thành viên chắc phải cao lắm, Lm X #1 trả lời NPD dùng 8% tiền bán sách của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội giúp, để giúp trang trải chi phí và thù lao mỗi tháng cho mỗi thành viên “tương đương 100 mĩ kim, nhưng chỉ lãnh 50 mĩ kim, còn lại 50 mĩ kim thì sau mỗi 6 tháng mới được lãnh”.
Bài viết còn ghi mỗi thành viên phải kí vào tờ cam kết là khi không còn hoạt động trong NPD, thì “không đòi hỏi bất cứ một quyền lợi vật chất nào”. Bài viết có ghi: “Lời cam kết này có nghĩa là tài sản trên đây của chúng tôi mãi mãi sẽ được dùng để phục vụ Giáo Hội”. Người viết giả sử tới khi nào đó mà có sự tranh chấp về tài sản của NPD, mà Nhóm không có di chúc nào khác, và người viết là quan toà xử, người viết sẽ coi lời cam kết trên là lời di chúc công khai của Nhóm nói chung và của Lm X #1 nói riêng. NPD có thể hỏi tổ hợp luật sư xem sao. Độc giả cũng có thể đọc thêm bài viết: “Tại sao cần làm di chúc và làm di chúc thế nào” trong www.mucvuvanbut.net dưới mục: “Bài viết của tác giả trang Chủ”, phóng lên 2015-07-03. Để độc giả có thể thấy sơ qua về hoạt động của NPD, người viết cho ghi dịa chỉ của NPD: www.kinhthanhchomoinguoi.org hoặc vắn tắt là: www.ktcmn.org với sự ưng thuận của Nhóm.
Mỗi người có lối viết văn khác nhau. Khi đã có kinh nghiệm viết lách, thì không ai muốn bắt chước ai. Nhận thấy Lm X #1 có lối viết văn thẳng thừng, nghĩa là nói toạc ra cho những bài viết cần "nói toạc móng heo ra". Có lẽ sau mấy bài viết của Lm X # 1 về lai lịch, hoạt động của Nhóm, tài sản của nhóm, thù lao cho thành viên của Nhóm, tương lai của Nhóm với những câu trả lời thẳng thừng của Lm X #1, người ta sẽ ít nghe dần đi những lời đồn thổi về NPD và Nhóm cũng không còn phải e dè về những lời dị nghị nữa.