THANH HÓA - Ngày 22.07.2009, tại Tòa giám mục Thanh Hóa đã diễn ra lễ khai mạc kỳ thi tuyển sinh vào TCV Thánh Lê Bảo Tịnh niên khóa 2009. Tham dự lễ khai mạc có Đức Giám Mục giáo phận Giuse Nguyễn Chí Linh; cha Giuse Vũ Thanh Long – Chủ tịch UB ơn gọi, bề trên TCV; cha Phaolo Trần Ngọc Loan – Phó chủ tịch UB ơn gọi, linh hướng TCV; cha Raphael Đỗ Minh Tuấn – thư ký UB ơn gọi; cha Giuse Nguyễn Văn Bình – quản lý Tòa giám mục, giám luật TCV; quý thầy trong ban giám thị và 42 thí sinh dự thi.
Xem hình ảnh
Theo thông lệ, mỗi năm giáo phận Thanh Hóa tổ chức tuyển sinh một lần nhằm tìm kiếm và đạo tạo nhân sự linh mục cho giáo phận trong tương lai. Các môn thi được Ban tuyển sinh thống nhất đưa ra gồm 3 môn về trình độ: Văn, Toán, Giáo Lý và 1 môn Trắc nghiệm tâm lý.
Mở đầu lễ khai mạc, Cha Giuse Vũ Thanh Long đại diện cho Ban tuyển sinh đọc bản định hướng và mục đích của việc tuyển sinh: “Xuất phát từ nhu cầu cần phải có những linh mục tương ứng với đòi hỏi trong Giáo Hội hôm nay và căn cứ vào lời nhắn nhủ của Công đồng Vatican II rằng: “Phải tuỳ theo lứa tuổi và trình độ của mỗi ứng viên mà điều tra cẩn thận về tính ngay lành và ý chí tự do, về khả năng đạo đức và học vấn, về sức khoẻ và tâm lý xứng hợp, đồng thời cũng cần để ý đến những khuynh hướng có thể do gia truyền, cũng cần phải cân nhắc khả năng đảm đương các chức vụ linh mục và thi hành bổn phận phục vụ của họ sau này” (Số 8, Sắc lệ về Đào tạo linh mục, Công Đồng Vatican II). Do đó, Tiểu Chủng viện hàng năm tổ chức kỳ thi tuyển để lựa chọn những ứng viên có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn mà Giáo Hội đặt ra, đó chính là mục đích và ý nghĩa kỳ thi tuyển sinh diễn ra hàng năm của Giáo phận Thanh Hóa”.
Cha Vũ Thành Long cho biết: “tham dự kỳ thi năm nay có 42 thí sinh thuộc 23 giáo xứ trong giáo phận. Giáo hạt Thanh Hoá có 6 thí sinh; Giáo hạt Ba Làng có 10; Giáo hạt Nga Sơn có 10; Giáo hạt Sông Mã có 10; Giáo hạt Sông Chu có 2 và Giáo hạt Mỹ Điện 4 thí sinh. Các thí sinh có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, trong đó có 4 đại học, Cao đẳng - trung cấp và sơ cấp 5, phổ thông trung học 33. Trong 42 thí sinh có 12 thí sinh thi lần thứ hai và 30 thí sinh thi lần thứ nhất”. Cha cũng cho biết rằng, kết quả sẽ được công bố vào dịp tĩnh tâm tháng 8 năm 2009 của Linh mục đoàn giáo phận.
Cũng trong lễ khai mạc, Đức Cha Giuse cho rằng các thí sinh đến đây với nguyện vọng muốn làm linh mục, mà linh mục là một người lãnh đạo trong Giáo hội, do đó, đã là người lãnh đạo thì phải có năng lực về tri thức, tu đức, mục vụ … cho nên các ứng viên phải đạt tới trình độ khách quan nào đó. Đây chính là lý do Tiểu chủng viện tổ chức kỳ thi hằng năm.
Tiếp nối ý Đức Cha, Cha Phaolô Trần Ngọc Loan cũng cho rằng: “Các chú đến đây để bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên trong đời sống ơn gọi. Đây là cuộc khảo hạch mang tính thiêng liêng vì lòng mến Chúa và yêu mến Giáo Hội nên khác với những cuộc thi khác. Do đó, trong sự trung thành vì lòng mến Chúa, hãy thành thật với những gì mình có về khả năng, về đời sống đạo đức, về sức khoẻ, …Tránh sự gian dối không tốt ở bên ngoài, nếu vi phạm thì sẽ bị loại ngay”.
Cuối cùng, một thí sinh dự thi đại diện cho 42 thí sinh dự thi nói lên lời quyết tâm thực hiện tốt mọi quy định của Ban tuyển sinh đề ra.
Kết thúc lễ khai mạc, các thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi với môn thi thứ nhất, môn Việt Văn. Sau môn Việt Văn, các thí sinh lần lượt được được phỏng vấn qua ba phòng với ba Cha trong Ban giám khảo.
Sáng nay, ngày 23/07 các thí sinh tiếp tục thi môn Toàn và Giáo lý. Một nhận xét chung là các thí sinh ý thức được việc mình dự thi để làm gì nên trong thời gian làm bài các thí sinh giữ được sự nghiêm trang và trung thực. Thí sinh Giuse Trần Văn Dương nhận xét “rất nghiêm minh và trung thực, lần đầu tiên con dự một kỳ thi 3 không: không quay cóp, không hỏi bài và không mang tài liệu”.
Sau cơm trưa, trước khi lên đường về lại gia đình, đại diện thí sinh nói lời cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý thầy, quý sơ và quý chú ứng sinh đã quan tâm giúp đỡ, chăm sóc và tạo điều kiện các thí sinh có một kỳ thi tuyệt với và ấn tượng.
Nhìn về quá khứ hướng tới tương lai
Trong quá khứ giáo phận Thanh Hóa có TCV Ba Làng rất nổi tiếng, nơi có nhiều giám mục và linh mục nỗi lạc đã học và được huấn luyện. Thời Đức cha cố Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, ngài rất chú trọng đến việc đào tạo ơn gọi, nhưng do hoàn cảnh lịch sử lúc ấy còn khó khăn, nên ước mong mở lại Tiểu chủng viện trong giáo phận chưa thực hiện được, nhưng bằng nhiều cách ngài cũng đã nối tiếp được cách đào tạo ơn gọi qua nhiều hình thức khác nhau.
Kể từ khi làm giám mục giáo phận Thanh Hóa năm 2004, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã bắt tay ngay vào việc đào tạo và huấn luyện mầm non ơn gọi trong giáo phận. Quyết định thành lập Tiểu chủng viện, lấy tên vị thánh tử đạo nổi tiếng của Thanh hóa là thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh đặt làm đấng bảo trợ và giáo phận chính thức mở lại Tiểu chủng viện với tên gọi mới Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Thời gian đầu cơ sở vật chất của Tiểu chủng viện thiếu thốn nhiều, nhưng qua sự giúp đỡ của quý ân nhân, giáo phận đã xây được ngôi nhà 4 tầng khang trang làm nơi ở và học tập cho các ứng sinh.
Để phát triển cho đúng tầm một nơi đào tạo ơn gọi, giáo phận còn phải cố gắng đầu tư nhiều về nhân lực và vật lực trong tương lai. Hiện tại giáo phận đã lập được Ban giám đốc, Ban giảng huấn, Ban tuyển sinh. Tiểu chủng viện cũng đã có Bản thường luật, qua đó công tác đào tạo, chọn lựa ứng viên gửi đi học tại Đại Chủng viện, đi du học nước ngoài... mang tích khách quan và tinh thần trách nhiệm cao.
Hy vọng trong tương lai, Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh ngày một hoàn thiện hơn và đạt được tầm mức theo như niềm mong đợi của nhiều người.
Xem hình ảnh
Theo thông lệ, mỗi năm giáo phận Thanh Hóa tổ chức tuyển sinh một lần nhằm tìm kiếm và đạo tạo nhân sự linh mục cho giáo phận trong tương lai. Các môn thi được Ban tuyển sinh thống nhất đưa ra gồm 3 môn về trình độ: Văn, Toán, Giáo Lý và 1 môn Trắc nghiệm tâm lý.
Mở đầu lễ khai mạc, Cha Giuse Vũ Thanh Long đại diện cho Ban tuyển sinh đọc bản định hướng và mục đích của việc tuyển sinh: “Xuất phát từ nhu cầu cần phải có những linh mục tương ứng với đòi hỏi trong Giáo Hội hôm nay và căn cứ vào lời nhắn nhủ của Công đồng Vatican II rằng: “Phải tuỳ theo lứa tuổi và trình độ của mỗi ứng viên mà điều tra cẩn thận về tính ngay lành và ý chí tự do, về khả năng đạo đức và học vấn, về sức khoẻ và tâm lý xứng hợp, đồng thời cũng cần để ý đến những khuynh hướng có thể do gia truyền, cũng cần phải cân nhắc khả năng đảm đương các chức vụ linh mục và thi hành bổn phận phục vụ của họ sau này” (Số 8, Sắc lệ về Đào tạo linh mục, Công Đồng Vatican II). Do đó, Tiểu Chủng viện hàng năm tổ chức kỳ thi tuyển để lựa chọn những ứng viên có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn mà Giáo Hội đặt ra, đó chính là mục đích và ý nghĩa kỳ thi tuyển sinh diễn ra hàng năm của Giáo phận Thanh Hóa”.
Cha Vũ Thành Long cho biết: “tham dự kỳ thi năm nay có 42 thí sinh thuộc 23 giáo xứ trong giáo phận. Giáo hạt Thanh Hoá có 6 thí sinh; Giáo hạt Ba Làng có 10; Giáo hạt Nga Sơn có 10; Giáo hạt Sông Mã có 10; Giáo hạt Sông Chu có 2 và Giáo hạt Mỹ Điện 4 thí sinh. Các thí sinh có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, trong đó có 4 đại học, Cao đẳng - trung cấp và sơ cấp 5, phổ thông trung học 33. Trong 42 thí sinh có 12 thí sinh thi lần thứ hai và 30 thí sinh thi lần thứ nhất”. Cha cũng cho biết rằng, kết quả sẽ được công bố vào dịp tĩnh tâm tháng 8 năm 2009 của Linh mục đoàn giáo phận.
Cũng trong lễ khai mạc, Đức Cha Giuse cho rằng các thí sinh đến đây với nguyện vọng muốn làm linh mục, mà linh mục là một người lãnh đạo trong Giáo hội, do đó, đã là người lãnh đạo thì phải có năng lực về tri thức, tu đức, mục vụ … cho nên các ứng viên phải đạt tới trình độ khách quan nào đó. Đây chính là lý do Tiểu chủng viện tổ chức kỳ thi hằng năm.
Tiếp nối ý Đức Cha, Cha Phaolô Trần Ngọc Loan cũng cho rằng: “Các chú đến đây để bắt đầu cuộc hành trình đầu tiên trong đời sống ơn gọi. Đây là cuộc khảo hạch mang tính thiêng liêng vì lòng mến Chúa và yêu mến Giáo Hội nên khác với những cuộc thi khác. Do đó, trong sự trung thành vì lòng mến Chúa, hãy thành thật với những gì mình có về khả năng, về đời sống đạo đức, về sức khoẻ, …Tránh sự gian dối không tốt ở bên ngoài, nếu vi phạm thì sẽ bị loại ngay”.
Cuối cùng, một thí sinh dự thi đại diện cho 42 thí sinh dự thi nói lên lời quyết tâm thực hiện tốt mọi quy định của Ban tuyển sinh đề ra.
Kết thúc lễ khai mạc, các thí sinh bắt đầu bước vào kỳ thi với môn thi thứ nhất, môn Việt Văn. Sau môn Việt Văn, các thí sinh lần lượt được được phỏng vấn qua ba phòng với ba Cha trong Ban giám khảo.
Sáng nay, ngày 23/07 các thí sinh tiếp tục thi môn Toàn và Giáo lý. Một nhận xét chung là các thí sinh ý thức được việc mình dự thi để làm gì nên trong thời gian làm bài các thí sinh giữ được sự nghiêm trang và trung thực. Thí sinh Giuse Trần Văn Dương nhận xét “rất nghiêm minh và trung thực, lần đầu tiên con dự một kỳ thi 3 không: không quay cóp, không hỏi bài và không mang tài liệu”.
Sau cơm trưa, trước khi lên đường về lại gia đình, đại diện thí sinh nói lời cảm ơn Đức Cha, quý cha, quý thầy, quý sơ và quý chú ứng sinh đã quan tâm giúp đỡ, chăm sóc và tạo điều kiện các thí sinh có một kỳ thi tuyệt với và ấn tượng.
Nhìn về quá khứ hướng tới tương lai
Trong quá khứ giáo phận Thanh Hóa có TCV Ba Làng rất nổi tiếng, nơi có nhiều giám mục và linh mục nỗi lạc đã học và được huấn luyện. Thời Đức cha cố Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, ngài rất chú trọng đến việc đào tạo ơn gọi, nhưng do hoàn cảnh lịch sử lúc ấy còn khó khăn, nên ước mong mở lại Tiểu chủng viện trong giáo phận chưa thực hiện được, nhưng bằng nhiều cách ngài cũng đã nối tiếp được cách đào tạo ơn gọi qua nhiều hình thức khác nhau.
Kể từ khi làm giám mục giáo phận Thanh Hóa năm 2004, Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã bắt tay ngay vào việc đào tạo và huấn luyện mầm non ơn gọi trong giáo phận. Quyết định thành lập Tiểu chủng viện, lấy tên vị thánh tử đạo nổi tiếng của Thanh hóa là thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh đặt làm đấng bảo trợ và giáo phận chính thức mở lại Tiểu chủng viện với tên gọi mới Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Thời gian đầu cơ sở vật chất của Tiểu chủng viện thiếu thốn nhiều, nhưng qua sự giúp đỡ của quý ân nhân, giáo phận đã xây được ngôi nhà 4 tầng khang trang làm nơi ở và học tập cho các ứng sinh.
Để phát triển cho đúng tầm một nơi đào tạo ơn gọi, giáo phận còn phải cố gắng đầu tư nhiều về nhân lực và vật lực trong tương lai. Hiện tại giáo phận đã lập được Ban giám đốc, Ban giảng huấn, Ban tuyển sinh. Tiểu chủng viện cũng đã có Bản thường luật, qua đó công tác đào tạo, chọn lựa ứng viên gửi đi học tại Đại Chủng viện, đi du học nước ngoài... mang tích khách quan và tinh thần trách nhiệm cao.
Hy vọng trong tương lai, Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh ngày một hoàn thiện hơn và đạt được tầm mức theo như niềm mong đợi của nhiều người.