PHAN THIẾT - Hôm nay 30.6.2009, Giáo xứ Tân Lập – Hàm Tân tổ chức lễ mừng Thượng Thọ Bát Tuần và Kim Khánh Linh Mục cha quản xứ Phêrô Phạm Tiến Hành.
Sự hiện diện của Đức Ông JB Tổng đại diện, Đức Đan viện phụ Châu Thuỷ, các linh mục hạt trưởng và 80 linh mục trong và ngoài giáo phận, các tu sĩ chủng sinh, linh tông huyết tộc, đại diện các giáo xứ Hộ diêm, Tầm hưng, Thanh xuân, Vinh tân và cộng đoàn Tân lập nói lên tâm tình yêu mến và tri ân đối với cha Phêrô.
Cùng với cha Phêrô, cộng đoàn phụng vụ cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương gìn giữ và nâng đỡ Ngài trong suốt hành trình 80 năm cuộc đời và 50 năm Linh mục. Đó là một chặng đường hạnh phúc đong đầy ý nghĩa của đời người và đời Linh mục.
Cha Phêrô Phạm tiến Hành sinh 1929, tại Thượng Kiệm, xứ Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình.
- 1942-1950: học tiểu chủng viện thánh Giuse, Ba làng, Thanh Hoá
- 1950-1951: Thực tập mục vụ tại xứ Ngọc Sơn, Phủ Thiệu.
- 1952-1954: Giúp trường thầy Giảng xóm Trường Thi, Thanh Hoá
- 1955-1960: Học Đại Chủng Viện Xuân Bích, Vĩnh Long, Thị Nghè, Sài Gòn.
- 31/05/1960: Thụ phong linh mục tại Thị Nghè, Sài Gòn.
- 1960-1962: Phó xứ Hộ Diêm, Ninh Thuận.
- 1962-1969: Quản xứ Tầm Hưng, Bình Thuận.
- 1970-1972: Tu nghiệp tại Paris, Fribourg.
- 1972-1975: Giám đốc tiểu chủng viện Tinh Hoa, Hàm Tân.
- 1975-1990: Phụ tá Thanh xuân, Bình Tuy. Đặc trách ơn gọi chủng sinh Hàm Tân. Tuyên uý dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết tại Tân Tạo.
- 1990-1999: Chính xứ Vinh Tân, Lagi.
- 1999-2009: Quản xứ Tân Lập, thị xã Lagi. Hạt trưởng hạt Hàm Tân.
Cha Gioan Boscô Cao Tấn Phúc, giáo sư Đại chủng viên Sao biển, Nha trang giảng lễ. Ngài trình bày ba chiều kích tính của bậc độc thân Linh mục.
1. Chiều kích quy Kitô của độc thân linh mục.
Nhân ngày một người cha đồng thời là một người thầy và cũng là một người anh của con trong chức linh mục là cha Phêrô Phạm Tiến Hành, hạt trưởng hạt Hàm Tân và quản xứ giáo xứ Tân Lập mừng 50 năm linh mục và 80 năm tuổi đời, và cũng trong khung cảnh của năm thánh hoá linh mục vừa được khai mở vào ngày 19 tháng 6 vừa qua, con xin dựa vào một bài viết có nhan đề “tính cách hợp thời của bậc độc thân linh mục” để chia sẻ với cộng đoàn hôm nay.
Trước mắt mọi người thì cha Phêrô đã sống 50 năm trong bậc độc thân linh mục nhưng cuộc sống độc thân của các linh mục nói chung và của cha phêrô nói riêng muốn nói gì với chúng ta hôm nay?
Trước hết, cha Phêrô đã sống chức linh mục trong bậc độc thân vì yêu mến Chúa Kitô và muốn thể hiện lòng yêu mến ấy bằng cách trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài ngày một hơn; vì Chúa Kitô đã chọn sống độc thân vì Nước Trời, nên cha Phêrô cũng như tất cả những ai muốn theo Chúa Kitô trong chức linh mục, đều chấp nhận cuộc sống độc thân như Ngài.
Vào thời Chúa Giêsu, tuy bậc độc thân không phải là bậc sống được người Do thái đề cao, nhưng Chúa Giêsu đã chọn sống độc thân không chỉ vì lý do thuận tiện cho sứ mệnh, mà thiết yếu là vì Ngài muốn dành trọn vẹn tình yêu cho Cha Ngài và cho mọi người. Khi lãnh nhận bí tích Truyền chức, mỗi linh mục đuợc nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là Đầu và được tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô, mà nói như thánh Tôma tiến sĩ, linh mục hành động nhân danh Chúa Kitô: in persona Christi. Nói cách khác, căn tính của linh mục, lý do hiện hữu của linh mục và cách sống của linh mục phải gắn kết mật thiết với Chúa Kitô. Do đó, tính cách hợp thời của độc thân linh mục không tuỳ thuộc ở dư luận quần chúng hay những giải thích xã hội học mà tuỳ thuộc vào chính mối quan hệ giữa linh mục với Chúa Kitô. Chúa Kitô là kiểu mẫu của linh mục. Nếu không trung thành với kiểu mẫu của mình là Chúa Kitô, linh mục không còn là linh mục đúng nghĩa nữa.
“Hãy đến và theo Ta”. Đi theo Chúa Kitô là đi vào trong mầu nhiệm ân sủng của Ngài, là tiếp nối lời rao giảng, cách sống và hoạt động cứu rỗi của Ngài. Trong nhiệm thể Chúa Kitô, linh mục có một vai trò đặc biệt, đó là làm cho Chúa Kitô được hiện diện một cách vừa bí tích vừa hữu hình trong lịch sử. Một cách đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, linh mục không những là thừa tác viên mà còn là dấu chỉ của chính Chúa Kitô. Chức linh mục gắn liền mật thiết với Thánh Thể. Cử hành Thánh Thể, yêu mến Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, đó là thể hiện căn tính linh mục. Mối dây liên kết chặt chẽ giữa chức linh mục và độc thân nằm trong chính con người linh mục. Đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, linh mục là khí cụ nhờ đó ơn siêu nhiên được ban cho con người qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh thể và bí tích Giải tội. Do đó, linh mục thông chuyển sự sống thần linh cho tín hữu và đó là lý do tại sao từ ngàn xưa, linh mục vẫn được gọi là cha.
2. Chiều kích Giáo hội của độc thân linh mục.
Thứ đến, cha Phêrô đã sống độc thân linh mục vì yêu mến giáo hội và muốn thể hiện lòng yêu mến ấy bằng cách đón nhận bậc độc thân như một đoàn sủng được Chúa Thánh Thần ban cho một số người để phục vụ lợi ích của cộng đoàn Giáo hội. Vì là đoàn sủng nên độc thân là một ơn ban hoàn toàn tự do của Thiên Chúa. Theo lời của Đức Gioan Phaolô II trong tông huấn “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử” thì “lý do tối hậu để Giáo hội để Giáo hội thiết lập bậc độc thân linh mục chính là mối dây liên kết bậc độc thân với chức thánh, nhờ đó linh mục được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô-Thủ lãnh và Hôn phu. Là hiền thê của Chúa Kitô, Giáo hội muốn được các linh mục yêu mến một cách trọn vẹn như đã được Chúa Kitô yêu mến. Do đó, độc thân linh mục là một sự tự hiến trong Chúa Kitô và cùng với Chúa Kitô. Chính vì một tình yêu trọn vẹn mà Giáo hội chọn lựa những người nào muốn tự do đáp lại tiếng gọi để tiếp tục sứ mệnh cứu rỗi của Chúa Kitô. Khi chọn lựa như thế, Giáo hội đặt tất cả tin tưởng nơi Chúa Thánh Thần, đấng hiện diện và sinh động Giáo hội. Do đó, người ta không thể nhìn vào bậc độc thân linh mục duy chỉ dưới khía cạnh lịch sử, nghĩa là như một kỷ luật do Giáo hội thiết lập và áp đặt, mà phải nhìn dưới khía cạnh siêu nhiên, tức là trong tương quan tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội”.
3. Chiều kích cánh chung của độc thân linh mục.
Độc thân linh mục không phải là một áp đặt mà là một đáp trả tự nguyện theo một tiếng gọi. Chính vì tiếng gọi ấy mà bậc độc thân trở thành một thực tại mang tính vĩnh hằng. Do đó, độc thân linh mục trở thành một báo hiệu cho cuộc sống mai hậu, trong đó như Chúa Giêsu đã nói: con người sẽ không còn dựng vợ gả chồng nữa. Chức linh mục của Chúa Giêsu và tất cả bản chất của Giáo hội đều là một báo hiệu tình trạng mai hậu của nhân loại. không chấp nhận mối liên kết giữa chức linh mục và bậc độc thân cũng có nghĩa là khước từ tính cách tiên tri của các bí tích trong Giáo hội. Người có đức tin hay người không có đức tin, ai cũng nhìn vào linh mục như một con người có thể nói và làm chứng cho thế giới tương lai. Người có đức tin hay người không có đức tin, ai cũng nhìn vào đời sống độc thân vì Nước Trời của linh mục như một hy vọng giữa những khó khăn trong cuộc sống tại thế.
4. Chiều kích mục vụ của độc thân linh mục
Sau cùng, cha Phêrô đã sống chức linh mục trong bậc độc thân vì yêu mến đoàn chiên được Chúa Kitô và Giáo hội giao phó và thể hiện lòng yêu mến ấy bằng cách từ bỏ hạnh phúc chính đáng của bậc hôn nhân. Thật vậy, đời sống vợ chồng có thể là một chướng ngại cho sự hiến thân trọn vẹn của linh mục. Một linh mục có gia đình sẽ hưởng được niềm vui của đời sống lứa đôi nhưng đồng thời cũng không thoát khoải những bận tâm và khó khăn gắn liền với gia đình. Một cuộc sống gia đình như thế sẽ biến linh mục thành một thức công chức; một linh mục có gia đình khó có thể dành trọn thời giờ cho việc cầu nguyện và làm việc như một người của Thiên Chúa. Một linh mục có gia đình chắc chắn sẽ bị xâu xé giữa hai bổn phận: một bên là gánh nặng gia đình, và một bên là tình yêu đối với cộng đoàn. Hơn bao giờ hết, xã hội ngày ngay cần có những linh mục độc thân. Con người ngày nay mỗi lúc một lạc lõng và cô đơn trong xã hội, họ cần có những linh mục luôn luôn sẵn sàng phục vụ, họ cần đến những con người thuộc về Thiên Chúa để thuộc trọn về con người.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể là vị chủ chăn đích thực đã thí mạng vì đàn chiên để cho đàn chiên được sống và sống dồi dào; Ngài cũng là Đấng không muốn cho đàn chiên của Ngài phải thiếu chủ chăn bao giờ, xin Ngài giúp chúng ta thực hiện điều Ngài chờ đợi nơi cộgn đoàn cũng như nơi mỗi người.
Xin kính chúc cha Phêrô quý mến vui hưởng tuổi thọ hành phúc và tiếp tục sống ơn gọi linh mục một cách tròn đầy bao lâu mà Chúa Giêsu xét thấy cón cần đến chứng tá đời sống độc thân linh mục của cha.
Đức Ông Tổng đại diện JB lê Xuân Hoa, thay mặt hai Đức Giám mục Nicolas và Phaolô, linh mục đoàn giáo phận chúc sức khoẻ và mừng thọ bát tuần, mừng kim khánh linh mục cha Phêrô.
Linh tông huyết tộc và đại diện giáo xứ Tân lập bày tỏ lòng tri ân và dâng quà chúc thọ cha Phêrô.
Cha Phêrô thật khiêm nhường trong lời cám ơn.
Nhìn lại quá trình 80 năm tuổi đời và nửa thế kỷ làm linh mục, biết bao nhiêu hồng ân Chúa ban cho không thể kể hết, chỉ biết cúi đầu cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh rất nhân lành đã đoái thương đến phận hèn tôi tớ Chúa, mặc dù bất xứng. Tạ ơn Chúa muôn đời!
• Hành trình tới chức linh mục phải kể đến công ơn các bậc thầy: các cha giáo thừa sai Paris tại tiểu chủng viện Thánh Giuse, Ba làng, Thanh Hoá (1942-1950). Rồi đến các cha giáo sư Xuân Bích ở Đại Chủng viện Vĩnh Long và Thị Nghè (1955-1960).
• Không thể quên ơn các Đấng Bản quyền giáo phận Nha Trang: Đức cha cố Marcel Piquet, Đức Cha cố Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1960-1975).
• Tiếp đến Đức Cha Nicôla nguyên Giám mục PhanThiết, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan (1975-2009).
• Xin ghi ơn các anh em linh mục Nha Trang và Phan Thiết đã đồng hành và tương thân tương ái trong đời mục vụ.
• Sau hết, tri ân ông bà cha mẹ, họ hàng nội ngoại còn sống cũng như đã qua đời, các ân nhân xa gần đã giúp đỡ vật chất và tinh thần tại các xứ Tầm Hưng, Thanh Xuân, Vinh Tân và Tân Lập. Xin Chúa trả công cho quý vị.
• Trong 20 năm phục vụ dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, cám ơn các chị em đã âm thầm hy sinh cầu nguyện cho công tác mục vụ truyền giáo. Xin tất cả nhận nơi đây lòng tri ân quý mến của tôi.
• Chúc mừng các cha bạn đồng môn, thụ phong linh mục ngày 31.05.1960 tại Thị Nghè: cha Phêrô Nguyễn Hữu Đăng (nhà hưu Phan thiết), cha Roch Vũ Đình Hoạt (Baltimre, USA), cha Phêrô Trịnh Thiên Thu (NaZa Thủ Đức), Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh (Đà nẵng).
Lời nói cuối cùng, trong khi thi hành nhiệm vụ tông đồ, có thể có những sai sót không vừa lòng anh chị em, xin niệm tình thứ lỗi cho, cũng như Chúa vẫn tha thứ cho chúng ta.
Cha Phêrô đã bước qua tuổi “Bát thập như đại phúc”. Là học trò của Ngài, tôi luôn cảm nhận nơi Ngài hình ảnh một người thầy khôn ngoan, uyên bác, một vị linh hướng thánh thiện dồi dào kinh nghiệm tu đức, một mục tử nhân ái nhiệt thành với đàn chiên, một đời sống giản dị, hiền hoà và rất đỗi bao dung trước những lỗi lầm của con cái để rồi tận tình khuyên bảo, sửa dạy.
Với Giáo phận, cha Phêrô trở nên như một đại thụ vững chắc, toả bóng nhân đức cho bao thế hệ linh mục học trò.
Kính thưa cha Phêrô, trong tâm tình tri ân cảm tạ, chúng con nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Thánh Phêrô, bổn mạng của cha, tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên cha và gìn giữ cha luôn an vui, mạnh khoẻ để cuộc đời cha luôn là một bài ca ngợi khen “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng” (Tv 89,2).
Trong tâm trí của chúng con, những học trò, cha mãi mãi là mục tử nhân hậu, là nhà giáo dục mẫu mực, là tấm gương sáng cho tất cả chúng con noi theo trong cuộc đời linh mục qua mọi nẻo đường dấn thân phục vụ.
Sự hiện diện của Đức Ông JB Tổng đại diện, Đức Đan viện phụ Châu Thuỷ, các linh mục hạt trưởng và 80 linh mục trong và ngoài giáo phận, các tu sĩ chủng sinh, linh tông huyết tộc, đại diện các giáo xứ Hộ diêm, Tầm hưng, Thanh xuân, Vinh tân và cộng đoàn Tân lập nói lên tâm tình yêu mến và tri ân đối với cha Phêrô.
Cùng với cha Phêrô, cộng đoàn phụng vụ cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương gìn giữ và nâng đỡ Ngài trong suốt hành trình 80 năm cuộc đời và 50 năm Linh mục. Đó là một chặng đường hạnh phúc đong đầy ý nghĩa của đời người và đời Linh mục.
Cha Phêrô Phạm tiến Hành sinh 1929, tại Thượng Kiệm, xứ Phát Diệm, Kim Sơn, Ninh Bình.
- 1942-1950: học tiểu chủng viện thánh Giuse, Ba làng, Thanh Hoá
- 1950-1951: Thực tập mục vụ tại xứ Ngọc Sơn, Phủ Thiệu.
- 1952-1954: Giúp trường thầy Giảng xóm Trường Thi, Thanh Hoá
- 1955-1960: Học Đại Chủng Viện Xuân Bích, Vĩnh Long, Thị Nghè, Sài Gòn.
- 31/05/1960: Thụ phong linh mục tại Thị Nghè, Sài Gòn.
- 1960-1962: Phó xứ Hộ Diêm, Ninh Thuận.
- 1962-1969: Quản xứ Tầm Hưng, Bình Thuận.
- 1970-1972: Tu nghiệp tại Paris, Fribourg.
- 1972-1975: Giám đốc tiểu chủng viện Tinh Hoa, Hàm Tân.
- 1975-1990: Phụ tá Thanh xuân, Bình Tuy. Đặc trách ơn gọi chủng sinh Hàm Tân. Tuyên uý dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết tại Tân Tạo.
- 1990-1999: Chính xứ Vinh Tân, Lagi.
- 1999-2009: Quản xứ Tân Lập, thị xã Lagi. Hạt trưởng hạt Hàm Tân.
Cha Gioan Boscô Cao Tấn Phúc, giáo sư Đại chủng viên Sao biển, Nha trang giảng lễ. Ngài trình bày ba chiều kích tính của bậc độc thân Linh mục.
1. Chiều kích quy Kitô của độc thân linh mục.
Nhân ngày một người cha đồng thời là một người thầy và cũng là một người anh của con trong chức linh mục là cha Phêrô Phạm Tiến Hành, hạt trưởng hạt Hàm Tân và quản xứ giáo xứ Tân Lập mừng 50 năm linh mục và 80 năm tuổi đời, và cũng trong khung cảnh của năm thánh hoá linh mục vừa được khai mở vào ngày 19 tháng 6 vừa qua, con xin dựa vào một bài viết có nhan đề “tính cách hợp thời của bậc độc thân linh mục” để chia sẻ với cộng đoàn hôm nay.
Trước mắt mọi người thì cha Phêrô đã sống 50 năm trong bậc độc thân linh mục nhưng cuộc sống độc thân của các linh mục nói chung và của cha phêrô nói riêng muốn nói gì với chúng ta hôm nay?
Trước hết, cha Phêrô đã sống chức linh mục trong bậc độc thân vì yêu mến Chúa Kitô và muốn thể hiện lòng yêu mến ấy bằng cách trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài ngày một hơn; vì Chúa Kitô đã chọn sống độc thân vì Nước Trời, nên cha Phêrô cũng như tất cả những ai muốn theo Chúa Kitô trong chức linh mục, đều chấp nhận cuộc sống độc thân như Ngài.
Vào thời Chúa Giêsu, tuy bậc độc thân không phải là bậc sống được người Do thái đề cao, nhưng Chúa Giêsu đã chọn sống độc thân không chỉ vì lý do thuận tiện cho sứ mệnh, mà thiết yếu là vì Ngài muốn dành trọn vẹn tình yêu cho Cha Ngài và cho mọi người. Khi lãnh nhận bí tích Truyền chức, mỗi linh mục đuợc nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô là Đầu và được tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô, mà nói như thánh Tôma tiến sĩ, linh mục hành động nhân danh Chúa Kitô: in persona Christi. Nói cách khác, căn tính của linh mục, lý do hiện hữu của linh mục và cách sống của linh mục phải gắn kết mật thiết với Chúa Kitô. Do đó, tính cách hợp thời của độc thân linh mục không tuỳ thuộc ở dư luận quần chúng hay những giải thích xã hội học mà tuỳ thuộc vào chính mối quan hệ giữa linh mục với Chúa Kitô. Chúa Kitô là kiểu mẫu của linh mục. Nếu không trung thành với kiểu mẫu của mình là Chúa Kitô, linh mục không còn là linh mục đúng nghĩa nữa.
“Hãy đến và theo Ta”. Đi theo Chúa Kitô là đi vào trong mầu nhiệm ân sủng của Ngài, là tiếp nối lời rao giảng, cách sống và hoạt động cứu rỗi của Ngài. Trong nhiệm thể Chúa Kitô, linh mục có một vai trò đặc biệt, đó là làm cho Chúa Kitô được hiện diện một cách vừa bí tích vừa hữu hình trong lịch sử. Một cách đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, linh mục không những là thừa tác viên mà còn là dấu chỉ của chính Chúa Kitô. Chức linh mục gắn liền mật thiết với Thánh Thể. Cử hành Thánh Thể, yêu mến Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể, đó là thể hiện căn tính linh mục. Mối dây liên kết chặt chẽ giữa chức linh mục và độc thân nằm trong chính con người linh mục. Đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, linh mục là khí cụ nhờ đó ơn siêu nhiên được ban cho con người qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh thể và bí tích Giải tội. Do đó, linh mục thông chuyển sự sống thần linh cho tín hữu và đó là lý do tại sao từ ngàn xưa, linh mục vẫn được gọi là cha.
2. Chiều kích Giáo hội của độc thân linh mục.
Thứ đến, cha Phêrô đã sống độc thân linh mục vì yêu mến giáo hội và muốn thể hiện lòng yêu mến ấy bằng cách đón nhận bậc độc thân như một đoàn sủng được Chúa Thánh Thần ban cho một số người để phục vụ lợi ích của cộng đoàn Giáo hội. Vì là đoàn sủng nên độc thân là một ơn ban hoàn toàn tự do của Thiên Chúa. Theo lời của Đức Gioan Phaolô II trong tông huấn “Ta sẽ ban cho các ngươi những mục tử” thì “lý do tối hậu để Giáo hội để Giáo hội thiết lập bậc độc thân linh mục chính là mối dây liên kết bậc độc thân với chức thánh, nhờ đó linh mục được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô-Thủ lãnh và Hôn phu. Là hiền thê của Chúa Kitô, Giáo hội muốn được các linh mục yêu mến một cách trọn vẹn như đã được Chúa Kitô yêu mến. Do đó, độc thân linh mục là một sự tự hiến trong Chúa Kitô và cùng với Chúa Kitô. Chính vì một tình yêu trọn vẹn mà Giáo hội chọn lựa những người nào muốn tự do đáp lại tiếng gọi để tiếp tục sứ mệnh cứu rỗi của Chúa Kitô. Khi chọn lựa như thế, Giáo hội đặt tất cả tin tưởng nơi Chúa Thánh Thần, đấng hiện diện và sinh động Giáo hội. Do đó, người ta không thể nhìn vào bậc độc thân linh mục duy chỉ dưới khía cạnh lịch sử, nghĩa là như một kỷ luật do Giáo hội thiết lập và áp đặt, mà phải nhìn dưới khía cạnh siêu nhiên, tức là trong tương quan tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội”.
3. Chiều kích cánh chung của độc thân linh mục.
Độc thân linh mục không phải là một áp đặt mà là một đáp trả tự nguyện theo một tiếng gọi. Chính vì tiếng gọi ấy mà bậc độc thân trở thành một thực tại mang tính vĩnh hằng. Do đó, độc thân linh mục trở thành một báo hiệu cho cuộc sống mai hậu, trong đó như Chúa Giêsu đã nói: con người sẽ không còn dựng vợ gả chồng nữa. Chức linh mục của Chúa Giêsu và tất cả bản chất của Giáo hội đều là một báo hiệu tình trạng mai hậu của nhân loại. không chấp nhận mối liên kết giữa chức linh mục và bậc độc thân cũng có nghĩa là khước từ tính cách tiên tri của các bí tích trong Giáo hội. Người có đức tin hay người không có đức tin, ai cũng nhìn vào linh mục như một con người có thể nói và làm chứng cho thế giới tương lai. Người có đức tin hay người không có đức tin, ai cũng nhìn vào đời sống độc thân vì Nước Trời của linh mục như một hy vọng giữa những khó khăn trong cuộc sống tại thế.
4. Chiều kích mục vụ của độc thân linh mục
Sau cùng, cha Phêrô đã sống chức linh mục trong bậc độc thân vì yêu mến đoàn chiên được Chúa Kitô và Giáo hội giao phó và thể hiện lòng yêu mến ấy bằng cách từ bỏ hạnh phúc chính đáng của bậc hôn nhân. Thật vậy, đời sống vợ chồng có thể là một chướng ngại cho sự hiến thân trọn vẹn của linh mục. Một linh mục có gia đình sẽ hưởng được niềm vui của đời sống lứa đôi nhưng đồng thời cũng không thoát khoải những bận tâm và khó khăn gắn liền với gia đình. Một cuộc sống gia đình như thế sẽ biến linh mục thành một thức công chức; một linh mục có gia đình khó có thể dành trọn thời giờ cho việc cầu nguyện và làm việc như một người của Thiên Chúa. Một linh mục có gia đình chắc chắn sẽ bị xâu xé giữa hai bổn phận: một bên là gánh nặng gia đình, và một bên là tình yêu đối với cộng đoàn. Hơn bao giờ hết, xã hội ngày ngay cần có những linh mục độc thân. Con người ngày nay mỗi lúc một lạc lõng và cô đơn trong xã hội, họ cần có những linh mục luôn luôn sẵn sàng phục vụ, họ cần đến những con người thuộc về Thiên Chúa để thuộc trọn về con người.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể là vị chủ chăn đích thực đã thí mạng vì đàn chiên để cho đàn chiên được sống và sống dồi dào; Ngài cũng là Đấng không muốn cho đàn chiên của Ngài phải thiếu chủ chăn bao giờ, xin Ngài giúp chúng ta thực hiện điều Ngài chờ đợi nơi cộgn đoàn cũng như nơi mỗi người.
Xin kính chúc cha Phêrô quý mến vui hưởng tuổi thọ hành phúc và tiếp tục sống ơn gọi linh mục một cách tròn đầy bao lâu mà Chúa Giêsu xét thấy cón cần đến chứng tá đời sống độc thân linh mục của cha.
Đức Ông Tổng đại diện JB lê Xuân Hoa, thay mặt hai Đức Giám mục Nicolas và Phaolô, linh mục đoàn giáo phận chúc sức khoẻ và mừng thọ bát tuần, mừng kim khánh linh mục cha Phêrô.
Linh tông huyết tộc và đại diện giáo xứ Tân lập bày tỏ lòng tri ân và dâng quà chúc thọ cha Phêrô.
Cha Phêrô thật khiêm nhường trong lời cám ơn.
Nhìn lại quá trình 80 năm tuổi đời và nửa thế kỷ làm linh mục, biết bao nhiêu hồng ân Chúa ban cho không thể kể hết, chỉ biết cúi đầu cảm tạ Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh rất nhân lành đã đoái thương đến phận hèn tôi tớ Chúa, mặc dù bất xứng. Tạ ơn Chúa muôn đời!
• Hành trình tới chức linh mục phải kể đến công ơn các bậc thầy: các cha giáo thừa sai Paris tại tiểu chủng viện Thánh Giuse, Ba làng, Thanh Hoá (1942-1950). Rồi đến các cha giáo sư Xuân Bích ở Đại Chủng viện Vĩnh Long và Thị Nghè (1955-1960).
• Không thể quên ơn các Đấng Bản quyền giáo phận Nha Trang: Đức cha cố Marcel Piquet, Đức Cha cố Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1960-1975).
• Tiếp đến Đức Cha Nicôla nguyên Giám mục PhanThiết, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan (1975-2009).
• Xin ghi ơn các anh em linh mục Nha Trang và Phan Thiết đã đồng hành và tương thân tương ái trong đời mục vụ.
• Sau hết, tri ân ông bà cha mẹ, họ hàng nội ngoại còn sống cũng như đã qua đời, các ân nhân xa gần đã giúp đỡ vật chất và tinh thần tại các xứ Tầm Hưng, Thanh Xuân, Vinh Tân và Tân Lập. Xin Chúa trả công cho quý vị.
• Trong 20 năm phục vụ dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, cám ơn các chị em đã âm thầm hy sinh cầu nguyện cho công tác mục vụ truyền giáo. Xin tất cả nhận nơi đây lòng tri ân quý mến của tôi.
• Chúc mừng các cha bạn đồng môn, thụ phong linh mục ngày 31.05.1960 tại Thị Nghè: cha Phêrô Nguyễn Hữu Đăng (nhà hưu Phan thiết), cha Roch Vũ Đình Hoạt (Baltimre, USA), cha Phêrô Trịnh Thiên Thu (NaZa Thủ Đức), Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Bình Tĩnh (Đà nẵng).
Lời nói cuối cùng, trong khi thi hành nhiệm vụ tông đồ, có thể có những sai sót không vừa lòng anh chị em, xin niệm tình thứ lỗi cho, cũng như Chúa vẫn tha thứ cho chúng ta.
Cha Phêrô đã bước qua tuổi “Bát thập như đại phúc”. Là học trò của Ngài, tôi luôn cảm nhận nơi Ngài hình ảnh một người thầy khôn ngoan, uyên bác, một vị linh hướng thánh thiện dồi dào kinh nghiệm tu đức, một mục tử nhân ái nhiệt thành với đàn chiên, một đời sống giản dị, hiền hoà và rất đỗi bao dung trước những lỗi lầm của con cái để rồi tận tình khuyên bảo, sửa dạy.
Với Giáo phận, cha Phêrô trở nên như một đại thụ vững chắc, toả bóng nhân đức cho bao thế hệ linh mục học trò.
Kính thưa cha Phêrô, trong tâm tình tri ân cảm tạ, chúng con nguyện xin Thiên Chúa, qua lời chuyển cầu của Thánh Phêrô, bổn mạng của cha, tuôn đổ muôn ơn lành xuống trên cha và gìn giữ cha luôn an vui, mạnh khoẻ để cuộc đời cha luôn là một bài ca ngợi khen “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng” (Tv 89,2).
Trong tâm trí của chúng con, những học trò, cha mãi mãi là mục tử nhân hậu, là nhà giáo dục mẫu mực, là tấm gương sáng cho tất cả chúng con noi theo trong cuộc đời linh mục qua mọi nẻo đường dấn thân phục vụ.