HÀ NỘI - Niên học 2008-2009 với khẩu hiệu “Đức Giêsu đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadazet và hằng vâng phục các ngài”(Lc 2,51) đã chính thức khép lại. Hôm nay, ngày 29/5/2009 tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, lễ bế giảng đã được diễn ra trong bầu khí phấn khởi, vui tươi và đầy tràn tâm tình tạ ơn.
Xem hình ảnh
Tham dự lễ bế giảng năm nay có Đức Tổng Giuse, Đức cha Giám đốc Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha trong ban giám đốc và ban giáo sư, quý phụ huynh và toàn thể chủng sinh sáu khoá đang theo học tại hai cơ sở của ĐCV.
Đúng 8 giờ Đức Cha Lorensô- Giám đốc ĐCV long trọng tuyên bố lễ bế giảng niên học 2008-2009, ngài nói: “Thật là ý nghĩa vì chúng ta đã khởi sự năm học qua bằng việc hiệp dâng thánh lễ; và hôm nay chúng ta cũng quy tụ nhau nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa đã gìn giữ chúng ta trong năm học qua bằng việc kết hiệp với nhau trong thánh lễ tạ ơn này…”
Kế đến là những lời tri ân của thầy đại diện chủng sinh và một ông cố đại diện cho phụ huynh dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cảm tạ Đức Tổng Giuse và tất cả mọi người.
Sau phần cảm ơn là bài huấn dụ của Đức Tổng. Trong tâm tình cha chung, người thầy đức tin ngài nói: Chúng ta cùng tụ họp nhau nơi nay để tạ ơn Thiên Chúa vì tất cả những ơn lành Ngài đã ban cho mỗi người chúng ta trong suốt năm học qua. Đặc biệt, năm học này gia đình ĐCV có một lớp mãn khóa, 46 thầy thuộc 6 giáo phận đã được lãnh nhận chức phó tế vào ngày lễ Truyền Tin (25/3) vừa qua. Để có được thành quả khích lệ như ngày hôm nay, chúng ta cũng tri ân các đấng bản quyền, quý cha giáo ĐCV, cha mẹ sinh thành và ân nhân, những cá nhân cũng như tập thể đã bảo trợ và giúp đỡ ĐCV trong suốt thời gian qua.
Đây cũng là dịp tốt để giúp chúng ta nhìn lại, những gì còn chưa làm được trong năm học qua thì các con cũng đừng lấy đó làm buồn. Điều quan trọng là biết khuyết điểm để sửa chữa, nghĩa là sau khi đã thất bại thì mình luôn ý thức đứng lên và vươn tới. Dù có những vấp váp, thất bại và thương tích nhưng nhờ những kinh nghiệm đó mỗi người có khả năng kháng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất để giúp dần hoàn thiện bản thân.
Đức Tổng đã kết thúc bài nói chuyện của mình bằng những lời rất thân thương: “Vì tình yêu trưởng thành và mong muốn những người con của mình lớn mạnh, các đấng Bề Trên đã gởi anh em ra đi. Cha cũng không quên chúc những anh em ra trường càng được trưởng thành hơn nữa, những anh em sẽ trở về trường tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu để giúp tiến trình tự đạo luyện mình ngày càng ích lợi và hiệu quả hơn”.
Vào hồi 10 giờ cũng ngày, Đức Tổng Giuse đã chủ sự thánh lễ tạ ơn cùng quý cộng đoàn tại nhà thờ Chính Tòa. Dưới đây là toàn văn bài giảng của ngài:
BÀI THI CUỐI CÙNG Ga 21, 15-19
Trước khi trao quyền Giáo hoàng cho thánh Phêrô, Chúa Giêsu phỏng vấn thánh nhân. Đây là bài thi cuối cùng mà thánh nhân phải trải qua. Bài thi chỉ có một đề tài: “Phêrô con có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?” Một đề tài được hỏi ba lần vì đây là vấn đề quan trọng. Cả ba lần chỉ hỏi một đề tài vì đây là vấn đề cốt lõi.
Đây là một câu hỏi có tính chất tổng hợp nhằm tổng kết quá trình cuộc đời. Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô câu hỏi này trước khi về trời. Với tất cả những gì Chúa đã trải qua như sống nghèo khổ, bị tố cáo oan ức, bị hành hạ, bị giết chết, thánh Phêrô còn dám yêu Chúa nữa không? Với tất cả những gì thánh Phêrô đã sống, như đã đi theo Chúa, đã yếu đuối bị chìm xuống nước, nhất là đã cả gan chối Chúa, ngài còn có thể yêu Chúa nữa không? Chắc chắn khi nghe Chúa hỏi 3 lần, thánh Phêrô đã phải nghĩ tới tất cả những điều đó. Và khi trả lời ngài cũng hiểu phải đúc kết cả cuộc đời mình trong đó.
Đây không phải là một câu hỏi thuần lý thuyết nhưng có kèm theo việc thực hành. Việc thực hành thứ nhất là phục vụ. Sau khi thánh Phêrô trả lời “có yêu mến Thầy”, Chúa Giêsu đã trao nhiệm vụ cho ngài: “Con hãy chăn dắt chiên con của Thầy”. Tình yêu đối với Chúa không phải là vấn đề cảm tính, nhưng phải biến thành hành động. Hành động đó là phục vụ. Yêu Chúa thì phải phục vụ anh em.
Việc thực hành thứ hai đi xa hơn vì đòi từ bỏ chính mình. “Khi con già, con sẽ phải dang tay ra để cho người ta thắt lưng và dẫn con đến nơi con không muốn đến”. Yêu mến Chúa là từ bỏ mình. Để Chúa muốn dẫn ta đi đâu tùy ý Chúa. Để Chúa muốn sử dụng cuộc đời ta cách nào tùy ý Chúa. Và nhất là sẵn sàng dâng hiến mạng sống vì Chúa. Đó chính là tình yêu thực sự, tình yêu cao cả nhất.
Sau khi hiểu rõ tất cả đòi hỏi của tình yêu, thánh Phêrô sẵn sàng chấp nhận. Bấy giờ Chúa mới nói: “Hãy theo Thầy”. Cuộc phỏng vấn kết thúc. Thánh Phêrô hoàn thành xuất sắc và được chấp nhận làm môn đệ của Chúa. Nhưng để thực hành bài học cuối cùng này, thánh nhân còn phải suốt đời tận tâm phục vụ anh em. Và sau cùng ngài đã dâng hiến mạng sống chịu chết để làm chứng cho Chúa.
Hôm nay Đại chủng viện dâng lễ tạ ơn Chúa vì một năm học đã kết thúc tốt đẹp. Đây cũng là một lễ tổng kết. Hôm nay Chúa cũng hỏi mỗi người chúng ta: “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Với tất cả những gì Chúa dành cho mỗi người chúng ta từ khi bắt đầu tìm hiểu ơn gọi cho đến nay, với biết bao tình thương yêu qua Giáo hội, qua Giáo phận, qua Chủng viện, qua các cha giáo, qua các ân nhân, các người phục vụ, qua gia đình, ta có dám trả lời là yêu mến Chúa không? Nhất là qua những yếu đuối lỗi lầm, sai sót vấp ngã, những lười biếng, những ích kỷ, ta có còn dám trả lời: “Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết rõ con yêu mến Thầy không?”.
Đã hiểu rằng tình yêu đối với Chúa và Giáo hội không phải là cảm tính bồng bột, nhưng phải thể hiện qua việc làm phục vụ, ta có còn sẵn sàng dâng hiến cuộc đời cho Chúa không? Nhất là nhìn thấy trước những khó khăn, có thể phải chịu đau đớn, khổ nhục, chịu kết án oan ức, chịu lăng mạ khinh khi, kể cả chịu chết vì Chúa, ta còn dám theo Chúa nữa không?
Anh em chủng sinh đã hoàn tất năm học. Riêng anh em khóa K02 đã hoàn tất chương trình đào tạo của chủng viện. Nhưng vẫn còn đó bài thi cuối cùng. Vẫn còn đó bài thi tổng kết của một đời: “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Chắc chắn anh em sẽ noi gương thánh Phêrô trả lời Chúa bằng câu trả lời đúc kết một đời: “Lạy Thầy, Thầy biết rõ con yêu mến Thầy”. Nghe câu trả lời đầy nhiệt tình ấy, Chúa sẽ mời gọi anh em: “Hãy theo Thầy”.
Trong thánh lễ này chúng tôi cầu nguyện cho anh em biết noi gương thánh Phêrô, hoàn thành tốt đẹp bài thi cuối cùng, bài thi tổng kết một đời, trong chuyên cần thực tập yêu thương phục vụ và nhất là trong hi sinh quên mình, dám sống cho Chúa và dám chết cho Chúa.
Xem hình ảnh
Tham dự lễ bế giảng năm nay có Đức Tổng Giuse, Đức cha Giám đốc Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha trong ban giám đốc và ban giáo sư, quý phụ huynh và toàn thể chủng sinh sáu khoá đang theo học tại hai cơ sở của ĐCV.
Đúng 8 giờ Đức Cha Lorensô- Giám đốc ĐCV long trọng tuyên bố lễ bế giảng niên học 2008-2009, ngài nói: “Thật là ý nghĩa vì chúng ta đã khởi sự năm học qua bằng việc hiệp dâng thánh lễ; và hôm nay chúng ta cũng quy tụ nhau nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa đã gìn giữ chúng ta trong năm học qua bằng việc kết hiệp với nhau trong thánh lễ tạ ơn này…”
Kế đến là những lời tri ân của thầy đại diện chủng sinh và một ông cố đại diện cho phụ huynh dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, cảm tạ Đức Tổng Giuse và tất cả mọi người.
Sau phần cảm ơn là bài huấn dụ của Đức Tổng. Trong tâm tình cha chung, người thầy đức tin ngài nói: Chúng ta cùng tụ họp nhau nơi nay để tạ ơn Thiên Chúa vì tất cả những ơn lành Ngài đã ban cho mỗi người chúng ta trong suốt năm học qua. Đặc biệt, năm học này gia đình ĐCV có một lớp mãn khóa, 46 thầy thuộc 6 giáo phận đã được lãnh nhận chức phó tế vào ngày lễ Truyền Tin (25/3) vừa qua. Để có được thành quả khích lệ như ngày hôm nay, chúng ta cũng tri ân các đấng bản quyền, quý cha giáo ĐCV, cha mẹ sinh thành và ân nhân, những cá nhân cũng như tập thể đã bảo trợ và giúp đỡ ĐCV trong suốt thời gian qua.
Đây cũng là dịp tốt để giúp chúng ta nhìn lại, những gì còn chưa làm được trong năm học qua thì các con cũng đừng lấy đó làm buồn. Điều quan trọng là biết khuyết điểm để sửa chữa, nghĩa là sau khi đã thất bại thì mình luôn ý thức đứng lên và vươn tới. Dù có những vấp váp, thất bại và thương tích nhưng nhờ những kinh nghiệm đó mỗi người có khả năng kháng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất để giúp dần hoàn thiện bản thân.
Đức Tổng đã kết thúc bài nói chuyện của mình bằng những lời rất thân thương: “Vì tình yêu trưởng thành và mong muốn những người con của mình lớn mạnh, các đấng Bề Trên đã gởi anh em ra đi. Cha cũng không quên chúc những anh em ra trường càng được trưởng thành hơn nữa, những anh em sẽ trở về trường tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu để giúp tiến trình tự đạo luyện mình ngày càng ích lợi và hiệu quả hơn”.
Vào hồi 10 giờ cũng ngày, Đức Tổng Giuse đã chủ sự thánh lễ tạ ơn cùng quý cộng đoàn tại nhà thờ Chính Tòa. Dưới đây là toàn văn bài giảng của ngài:
BÀI THI CUỐI CÙNG Ga 21, 15-19
Trước khi trao quyền Giáo hoàng cho thánh Phêrô, Chúa Giêsu phỏng vấn thánh nhân. Đây là bài thi cuối cùng mà thánh nhân phải trải qua. Bài thi chỉ có một đề tài: “Phêrô con có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?” Một đề tài được hỏi ba lần vì đây là vấn đề quan trọng. Cả ba lần chỉ hỏi một đề tài vì đây là vấn đề cốt lõi.
Đây là một câu hỏi có tính chất tổng hợp nhằm tổng kết quá trình cuộc đời. Chúa Giêsu hỏi thánh Phêrô câu hỏi này trước khi về trời. Với tất cả những gì Chúa đã trải qua như sống nghèo khổ, bị tố cáo oan ức, bị hành hạ, bị giết chết, thánh Phêrô còn dám yêu Chúa nữa không? Với tất cả những gì thánh Phêrô đã sống, như đã đi theo Chúa, đã yếu đuối bị chìm xuống nước, nhất là đã cả gan chối Chúa, ngài còn có thể yêu Chúa nữa không? Chắc chắn khi nghe Chúa hỏi 3 lần, thánh Phêrô đã phải nghĩ tới tất cả những điều đó. Và khi trả lời ngài cũng hiểu phải đúc kết cả cuộc đời mình trong đó.
Đây không phải là một câu hỏi thuần lý thuyết nhưng có kèm theo việc thực hành. Việc thực hành thứ nhất là phục vụ. Sau khi thánh Phêrô trả lời “có yêu mến Thầy”, Chúa Giêsu đã trao nhiệm vụ cho ngài: “Con hãy chăn dắt chiên con của Thầy”. Tình yêu đối với Chúa không phải là vấn đề cảm tính, nhưng phải biến thành hành động. Hành động đó là phục vụ. Yêu Chúa thì phải phục vụ anh em.
Việc thực hành thứ hai đi xa hơn vì đòi từ bỏ chính mình. “Khi con già, con sẽ phải dang tay ra để cho người ta thắt lưng và dẫn con đến nơi con không muốn đến”. Yêu mến Chúa là từ bỏ mình. Để Chúa muốn dẫn ta đi đâu tùy ý Chúa. Để Chúa muốn sử dụng cuộc đời ta cách nào tùy ý Chúa. Và nhất là sẵn sàng dâng hiến mạng sống vì Chúa. Đó chính là tình yêu thực sự, tình yêu cao cả nhất.
Sau khi hiểu rõ tất cả đòi hỏi của tình yêu, thánh Phêrô sẵn sàng chấp nhận. Bấy giờ Chúa mới nói: “Hãy theo Thầy”. Cuộc phỏng vấn kết thúc. Thánh Phêrô hoàn thành xuất sắc và được chấp nhận làm môn đệ của Chúa. Nhưng để thực hành bài học cuối cùng này, thánh nhân còn phải suốt đời tận tâm phục vụ anh em. Và sau cùng ngài đã dâng hiến mạng sống chịu chết để làm chứng cho Chúa.
Hôm nay Đại chủng viện dâng lễ tạ ơn Chúa vì một năm học đã kết thúc tốt đẹp. Đây cũng là một lễ tổng kết. Hôm nay Chúa cũng hỏi mỗi người chúng ta: “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Với tất cả những gì Chúa dành cho mỗi người chúng ta từ khi bắt đầu tìm hiểu ơn gọi cho đến nay, với biết bao tình thương yêu qua Giáo hội, qua Giáo phận, qua Chủng viện, qua các cha giáo, qua các ân nhân, các người phục vụ, qua gia đình, ta có dám trả lời là yêu mến Chúa không? Nhất là qua những yếu đuối lỗi lầm, sai sót vấp ngã, những lười biếng, những ích kỷ, ta có còn dám trả lời: “Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết rõ con yêu mến Thầy không?”.
Đã hiểu rằng tình yêu đối với Chúa và Giáo hội không phải là cảm tính bồng bột, nhưng phải thể hiện qua việc làm phục vụ, ta có còn sẵn sàng dâng hiến cuộc đời cho Chúa không? Nhất là nhìn thấy trước những khó khăn, có thể phải chịu đau đớn, khổ nhục, chịu kết án oan ức, chịu lăng mạ khinh khi, kể cả chịu chết vì Chúa, ta còn dám theo Chúa nữa không?
Anh em chủng sinh đã hoàn tất năm học. Riêng anh em khóa K02 đã hoàn tất chương trình đào tạo của chủng viện. Nhưng vẫn còn đó bài thi cuối cùng. Vẫn còn đó bài thi tổng kết của một đời: “Con có yêu mến Thầy hơn những người này không?”. Chắc chắn anh em sẽ noi gương thánh Phêrô trả lời Chúa bằng câu trả lời đúc kết một đời: “Lạy Thầy, Thầy biết rõ con yêu mến Thầy”. Nghe câu trả lời đầy nhiệt tình ấy, Chúa sẽ mời gọi anh em: “Hãy theo Thầy”.
Trong thánh lễ này chúng tôi cầu nguyện cho anh em biết noi gương thánh Phêrô, hoàn thành tốt đẹp bài thi cuối cùng, bài thi tổng kết một đời, trong chuyên cần thực tập yêu thương phục vụ và nhất là trong hi sinh quên mình, dám sống cho Chúa và dám chết cho Chúa.