Chúa Nhật Thứ 5 Mùa Phục Sinh cũng là ngày hiền mẫu, cho nên có thể bài giảng sẽ dài hơn thường lệ một chút. Tháng năm cũng là Tháng Hoa, tháng nhắc nhở chúng ta về mẹ Maria, và chúng ta đang sống trong xã hội Hoa Kỳ, hôm nay cũng là ngày Hiền Mẫu, để chúng ta ghi nhớ công ơn của các bà mẹ, người đã gieo vào lòng chúng ta hạt giống đầu tiên của của niềm tin Kitô Giáo. Trong ý hướng về quê trời vĩnh cửu là nơi Đức Kitô, người thầy của chúng ta, đã Phục Sinh và Vinh Thắng sự chết, chúng ta là những người, như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, gọi là "người lữ hành", đang hành trình về nơi đó, và cũng là ngày các bà mẹ nên con xin chia xẻ một chút ý niệm về Mẹ trong mối tương quan với Chúa Giêsu, với chủ đề "Mẹ Người Thầy Cao Cả."
Qúy ông bà và anh chị em thân mến, bởi nét dịu hiền ngọt ngào của người nữ nên trong văn hoá Việt Nam chúng ta người mẹ được ví với những thức ăn đậm đà hương thơm vị ngọt:
Mẹ già như chuối ba hương - Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Hay bởi vì cưu mang và dinh dưỡng là hai đặc tính thiên phú của người nữ nên đôi khi các nhà thơ lại cần tô đậm nét quê hương nơi chôn rau cắt rốn qua hình ảnh của người mẹ như:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Hay như người một bài thơ mà người bạn của con vừa gởi cho con nói lên trọn vẹn cuộc đời của người mẹ qua cuộc sống, cách cư xử và qua trọng hơn hết là suy nghĩ của những đứa con:
Thưa Mẹ,
Chúng con là người Việt Nam lưu lạc
Ngày ra đi không hẹn buổi quay về
Chẳng phải là sương mù sao khóc lúc đêm khuya
Chẳng phải gió sao đời là giông bão
Chẳng phải mây sao miệt mài trôi nổi
Chẳng phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu.
Mười tám năm
Chúng con sống trong âm thầm và chết giữa hoang vu
Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẵm
Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm
Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau.
Mười tám năm trời nuôi lớn một niềm đau
Mang một vết thương vẫn còn đang mưng mủ
Khi ngoảnh mặt trông về chốn cũ
Lòng chưa kịp buồn, nước mắt nhỏ trên tay.
Dải đất Việt Nam
Nằm co ro như một kẻ ăn mày
Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố
Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ
Như chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả trời thương.
Chúng con đã hơn một lần có được quê hương
Bãi mía, hàng tre, bờ dâu, ruộng lúa
Bài ca dao ngọt ngào như giọt sữa
Chảy vào hồn theo tiếng Mẹ à ơi
Những cánh diều xưa dây đứt rớt vào đời
Bay lạc lõng bốn phương trời vô định
Chúng con cũng đã bao lần suy niệm
Bốn ngàn năm lịch sử của ông cha
Thuở Hùng Vương
Đi chân đất dựng sơn hà
Bao nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống
Khi Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát
Chỉ mong giữ tròn trinh tiết với giang san
Trần Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam
Cũng chỉ vì tấm lòng tha thiết
Mẹ ơi, trăng còn có khi tròn, khi khuyết
Nhưng tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.
Đó là cảm tình của người con Việt Nam, còn chúng ta đang sống ở Mỹ và ăn mừng theo phong tục của người Mỹ, con nghĩ chúng ta cũng nên dành một chút thời gian để tìm hiể về lịch sử của ngày này.
Sáng kiến dành ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm làm ngày của Mẹ được gán cho một thiếu nữ người Hoa Kỳ tên là Anna M. Jarvis qua đời khoảng năm 1948. Mẹ của cô qua đời vào tháng năm năm 1905. Trong những năm kế tiếp, cô thường tổ chức giỗ mẹ một cách trọng thể như mời bạn bè đến cầu nguyện tại gia đình. Cô viết thư gởi tới các nhân vật quan trọng trong nước Mỹ để xin lập một ngày tưởng nhớ các bà MẸ. Tiểu bang nơi cô đang sống đã chấp nhận đề nghị năm 1913. Và ngày 10 tháng 5 ấy, quốc hội Hoa Kỳ cũng thông qua đề nghị nhận ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng Năm như một ngày để ghi ơn các bà MẸ. Tổng Thống Wilson của Hoa Kỳ đã công bố quyết định này ngày 9/5/1914. Tục lệ này đã lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới... Trong ngày nhớ MẸ, người con thường cài trên áo một bông hoa cẩm chướng, hoặc hoa hồng màu trắng nếu MẸ đã quá cố và màu hồng dành cho những ai còn MẸ.
Qúy ông bà và anh chị em thân mến, ai trong chúng ta cũng có mẹ, vì không ai trong chúng ta tự dưới đất mà chui lên hay tự mình mà có. Không ít thì nhiều đời sống chúng ta cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi người mẹ. Nếu con đứng ở đây để kể ra những công lao của các bà mẹ thì có lẽ cũng chỉ là những hạt muối đem bỏ và biển cả. Nhưng con xin mượn một hình ảnh có thật, hy vọng là một phần nào đó làm nổi bật lên tầm quan trọng của người mẹ trong đời sống của mỗi người chúng ta, nhất là trong đời sống Đức Tin.
Sáng hôm qua, tại Giáo Xứ đây có thánh lễ đặc biệt cho hơn 80 em rước lễ lần đầu. Ai ai cũng vui, khi nhìn thấy các em trong các bộ trang phục đẹp đẽ và vẻ mặt vui tươi. Riêng có một em như đang trầm mình vào trong cái dòng vui tươi đó với vẻ mặt u sầu. Vì biết hoàn cảnh của gia đình em, cả bố mẹ em đều là bác sĩ phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ, mẹ em mới bị thương bên Irag và được đưa về chữa trị tại Augusta, còn bố em thì vẫn còn bên Irag để lo cho những người lính khác, nên con đến ôm em và hỏi: "How is your mom? Mẹ con hôm nay sao rồi?" Em bé gái 7 tuổi đó ôm chặt con và nước mắt bắt đầu rơi, và em không nói gì cả. Những giọt nước mắt của em rơi thấm ướt trên cái áo lễ con đang mặc. Con ghì chặt em vào lòng và thế là nước mắt con cũng bắt đầu rơi. Con hỏi em: "Hôm nay con rước lễ lần đầu con cầu nguyện cho ai?" Em nhỏ thưa: "Thưa cha con cầu nguyện cho bố mẹ con." Và em hỏi con "cha có biết hôm nay là ngày gì không" và không để cho con trả lời, em nói tiếp: "It is mother's day! Và con thì không có mẹ ở đây với con!"
Em bé đó có thể không khôn ngoan, không giỏi, không giàu sang như mỗi người chúng ta, nhưng em đã cho chúng ta hiểu được chỉ có tình yêu và sự hiện diện là món quà không thể thiếu trong ngày Hiền Mẫu này. Nguyện chúc qúy ông bà và anh chị em, đặc biệt là các bà mẹ, một ngày Hiền Mẫu an lành và ân sủng, và mong những người con luôn dâng một lời kinh cầu nguyện cho mẹ mình dù Mẹ còn sống hay đã qua đời!
Qúy ông bà và anh chị em thân mến, bởi nét dịu hiền ngọt ngào của người nữ nên trong văn hoá Việt Nam chúng ta người mẹ được ví với những thức ăn đậm đà hương thơm vị ngọt:
Mẹ già như chuối ba hương - Như xôi nếp mật, như đường mía lau.
Hay bởi vì cưu mang và dinh dưỡng là hai đặc tính thiên phú của người nữ nên đôi khi các nhà thơ lại cần tô đậm nét quê hương nơi chôn rau cắt rốn qua hình ảnh của người mẹ như:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Hay như người một bài thơ mà người bạn của con vừa gởi cho con nói lên trọn vẹn cuộc đời của người mẹ qua cuộc sống, cách cư xử và qua trọng hơn hết là suy nghĩ của những đứa con:
Thưa Mẹ,
Chúng con là người Việt Nam lưu lạc
Ngày ra đi không hẹn buổi quay về
Chẳng phải là sương mù sao khóc lúc đêm khuya
Chẳng phải gió sao đời là giông bão
Chẳng phải mây sao miệt mài trôi nổi
Chẳng phải là rừng sao héo úa mỗi tàn thu.
Mười tám năm
Chúng con sống trong âm thầm và chết giữa hoang vu
Biển cả, rừng sâu, non mờ, núi thẵm
Chúng con đi gót chân mòn vạn dặm
Ngơ ngác nhìn nhân loại, tủi thân nhau.
Mười tám năm trời nuôi lớn một niềm đau
Mang một vết thương vẫn còn đang mưng mủ
Khi ngoảnh mặt trông về chốn cũ
Lòng chưa kịp buồn, nước mắt nhỏ trên tay.
Dải đất Việt Nam
Nằm co ro như một kẻ ăn mày
Đang thoi thóp cuộc đời trên góc phố
Như giọt lệ chảy dài nhưng chưa nhỏ
Như chiếc lưng khòm Mẹ gánh cả trời thương.
Chúng con đã hơn một lần có được quê hương
Bãi mía, hàng tre, bờ dâu, ruộng lúa
Bài ca dao ngọt ngào như giọt sữa
Chảy vào hồn theo tiếng Mẹ à ơi
Những cánh diều xưa dây đứt rớt vào đời
Bay lạc lõng bốn phương trời vô định
Chúng con cũng đã bao lần suy niệm
Bốn ngàn năm lịch sử của ông cha
Thuở Hùng Vương
Đi chân đất dựng sơn hà
Bao nhiêu máu đã âm thầm đổ xuống
Khi Trưng Trắc trầm mình trên sông Hát
Chỉ mong giữ tròn trinh tiết với giang san
Trần Bình Trọng chịu bêu đầu để làm quỉ nước Nam
Cũng chỉ vì tấm lòng tha thiết
Mẹ ơi, trăng còn có khi tròn, khi khuyết
Nhưng tình yêu quê hương chẳng khuyết bao giờ.
Đó là cảm tình của người con Việt Nam, còn chúng ta đang sống ở Mỹ và ăn mừng theo phong tục của người Mỹ, con nghĩ chúng ta cũng nên dành một chút thời gian để tìm hiể về lịch sử của ngày này.
Sáng kiến dành ngày Chúa Nhật thứ hai của tháng Năm làm ngày của Mẹ được gán cho một thiếu nữ người Hoa Kỳ tên là Anna M. Jarvis qua đời khoảng năm 1948. Mẹ của cô qua đời vào tháng năm năm 1905. Trong những năm kế tiếp, cô thường tổ chức giỗ mẹ một cách trọng thể như mời bạn bè đến cầu nguyện tại gia đình. Cô viết thư gởi tới các nhân vật quan trọng trong nước Mỹ để xin lập một ngày tưởng nhớ các bà MẸ. Tiểu bang nơi cô đang sống đã chấp nhận đề nghị năm 1913. Và ngày 10 tháng 5 ấy, quốc hội Hoa Kỳ cũng thông qua đề nghị nhận ngày Chúa Nhật thứ hai trong tháng Năm như một ngày để ghi ơn các bà MẸ. Tổng Thống Wilson của Hoa Kỳ đã công bố quyết định này ngày 9/5/1914. Tục lệ này đã lan rộng sang nhiều quốc gia trên thế giới... Trong ngày nhớ MẸ, người con thường cài trên áo một bông hoa cẩm chướng, hoặc hoa hồng màu trắng nếu MẸ đã quá cố và màu hồng dành cho những ai còn MẸ.
Qúy ông bà và anh chị em thân mến, ai trong chúng ta cũng có mẹ, vì không ai trong chúng ta tự dưới đất mà chui lên hay tự mình mà có. Không ít thì nhiều đời sống chúng ta cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi người mẹ. Nếu con đứng ở đây để kể ra những công lao của các bà mẹ thì có lẽ cũng chỉ là những hạt muối đem bỏ và biển cả. Nhưng con xin mượn một hình ảnh có thật, hy vọng là một phần nào đó làm nổi bật lên tầm quan trọng của người mẹ trong đời sống của mỗi người chúng ta, nhất là trong đời sống Đức Tin.
Sáng hôm qua, tại Giáo Xứ đây có thánh lễ đặc biệt cho hơn 80 em rước lễ lần đầu. Ai ai cũng vui, khi nhìn thấy các em trong các bộ trang phục đẹp đẽ và vẻ mặt vui tươi. Riêng có một em như đang trầm mình vào trong cái dòng vui tươi đó với vẻ mặt u sầu. Vì biết hoàn cảnh của gia đình em, cả bố mẹ em đều là bác sĩ phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ, mẹ em mới bị thương bên Irag và được đưa về chữa trị tại Augusta, còn bố em thì vẫn còn bên Irag để lo cho những người lính khác, nên con đến ôm em và hỏi: "How is your mom? Mẹ con hôm nay sao rồi?" Em bé gái 7 tuổi đó ôm chặt con và nước mắt bắt đầu rơi, và em không nói gì cả. Những giọt nước mắt của em rơi thấm ướt trên cái áo lễ con đang mặc. Con ghì chặt em vào lòng và thế là nước mắt con cũng bắt đầu rơi. Con hỏi em: "Hôm nay con rước lễ lần đầu con cầu nguyện cho ai?" Em nhỏ thưa: "Thưa cha con cầu nguyện cho bố mẹ con." Và em hỏi con "cha có biết hôm nay là ngày gì không" và không để cho con trả lời, em nói tiếp: "It is mother's day! Và con thì không có mẹ ở đây với con!"
Em bé đó có thể không khôn ngoan, không giỏi, không giàu sang như mỗi người chúng ta, nhưng em đã cho chúng ta hiểu được chỉ có tình yêu và sự hiện diện là món quà không thể thiếu trong ngày Hiền Mẫu này. Nguyện chúc qúy ông bà và anh chị em, đặc biệt là các bà mẹ, một ngày Hiền Mẫu an lành và ân sủng, và mong những người con luôn dâng một lời kinh cầu nguyện cho mẹ mình dù Mẹ còn sống hay đã qua đời!