LỄ LÁ (Is 50, 4-7; Phil 2, 6-11; Mc 14, 1-15,47).
Bước vào Tuần Thánh, Giáo Hội bắt đầu cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Có nghi thức làm phép lá, phát lá và kiệu lá. Chỉ những người trong đạo mới hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Lá. Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem thì các trẻ Do-thái cầm nhành ô-liu đi đón Chúa, lấy áo trải xuống đường và reo vang ca tụng rằng: Hoan hô con vua Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Lạy vua Israel! Hoan hô trên các tầng trời! Tiếp theo, chúng ta nghe bài Bài Thương Khó với những diễn tiến xảy ra mấy ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên trần gian. Dân chúng hùa theo với quân lính và những kẻ thù ghét Chúa Giêsu với những lời phản bội sát phạt: Xin phóng thích Baraba và giết đi, đóng đinh nó vào thập giá. Những cành lá tung hô đã cuốn thành vòng gai nhọn đặt trên đầu của Chúa.
Chương trình cứu độ trải dài suốt dọc lịch sử của dân Do-thái, từng biến cố xảy ra đều mang dấu ấn tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hiện diện sát cánh qua mọi biến cố thăng trầm với dân riêng của Người. Tình yêu của Thiên Chúa đã thắng vượt sự dữ và tội lỗi. Tình Chúa bền vững thiên thu không hề thay đổi trong khi lòng người đổi thay. Biết bao lần chính Dân mà Chúa đã chọn, bỏ Chúa đi thờ các thần ngoại bang được đúc bằng đất đá. Dân chúng quay lưng chạy theo những đam mê sắc dục, tiền tài danh vọng và tìm thỏa mãn mọi đòi hỏi của bản năng thấp hèn. Tiên tri Danien đã thân thưa cùng Chúa: Tôi đã cầu xin Chúa là Thiên Chúa của tôi, đã thú nhận và thưa Người rằng: Chúng con đã phạm tội, đã lỗi lầm, đã làm điều gian ác, chúng con đã phản nghịch và lìa xa các mệnh lệnh, phán quyết của Ngài (Dan 9, 4-5).
Tình yêu Chúa cứ dõi theo những con người lạc bước và tạo cơ hội cho họ trở về như dụ ngôn ‘Người cha nhân hậu’ hay còn được gọi là ‘Người con hoang đàng’ (Lc 15, 11-32). Thiên Chúa không bỏ rơi con người trong lầm lạc, nhưng đã ban và phó thác chính Con của mình làm của lễ cứu độ. Chúa Giêsu đã phán: Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên (Ga 10,11). Chúa Giêsu chính là Con Một Thiên Chúa và là Đấng được Xức Dầu đã hoàn tất mọi lời tiên tri đã loan báo về Người. Biến cố thương khó đã xảy ra và ứng nghiệm mọi lời đã tiên báo.
Biến cố Chúa Giêsu được đón rước vào thành Giêrusalem thì vắn gọn. Sư vinh quang trần thế tùy thuộc vào con người chỉ có thế, luôn đổi thay. Từ những lời hoan hô ca ngợi mau chóng biến thành những lời nguyền rủa, chế diễu và kết án. Cách đối xử của con người thật là vô ơn bội bạc. Chúa dạy dỗ, chữa bệnh, xua trừ ma quỷ, cho ăn uống no say và dẫn về đàng thật nhưng lòng người thì tráo trở, lật lừa và đổi trắng thay đen. Chúa Giêsu đón nhận tất cả sự xỉ nhục này như của lễ dâng tiến lên Chúa Cha. Chúa gom tóm tất cả tội lỗi xấu xa của con người để đóng gim vào thánh giá. Của lễ châu báu trên thập giá là giá máu cứu chuộc.
Mỗi người nghe bài tường thuật sự Thương Khó của Chúa Giêsu với những tâm tình khác nhau. Có người nghe qua bài Thương Khó và nghĩ đây là một câu truyện đáng thương thuộc qúa khứ. Đôi người lại có thái độ như khách bàng quan coi sự sống chết của Chúa Giêsu chẳng liên quan gì tới đời sống tâm linh của họ. Có người cảm thương sự đau đớn và khổ nhục của Chúa, nhưng rồi lại có thái độ thù ghét, kết án dân Do-thái, chính quyền, trưởng tế, quân lính, người phản bội và các đồng bọn đã giết Chúa. Hôm nay, chúng ta nên có một tâm tình tôn kính về sự thương khó của Chúa. Chúng ta suy gẫm và chiêm niệm từng lời nói, từng hành động, từng giọt mồ hôi, giọt máu rơi xuống và từng bước chân ngã quỵ trên đường tiến lên Núi Sọ. Tất cả mọi khổ đau về tinh thần và cũng như thể xác của Chúa đều là sự trả giá cho tội lỗi và bất trung của loài người.
Các lãnh đạo tôn giáo và chính quyền đã toa rợp để tiêu diệt một người công chính. Vì yêu thương nhân loại, Chúa đã chấp nhận tất cả mọi khổ đau. Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu đang mạnh khỏe, đã bị bán, bị bắt, bị chối bỏ, bị xét xử, bị xỉ nhục, bị đánh đập, bị đói khát và bị hành hạ cho đến chết trên thập giá. Mỗi một hành vi lên án dù nhỏ mọn cũng đã góp phần đưa đến sự chết của Chúa. Chúa không than van trách móc, nhưng còn thương xin Chúa Cha tha thứ cho lỗi lầm của họ. Mầu nhiệm của tình yêu gắn liền với mầu nhiệm của sự đau khổ. Sự đau khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu là cao điểm của ơn cứu độ. Đây là lễ Vượt Qua mà Giao Ước mới được ký kết bằng Máu châu Báu của Chúa.
Chúng ta có thể gọi các hành vi xấu ấy là tội lỗi của thế gian. Tội bất trung, tội phản nghịch, tội làm chứng dối, tội cáo gian, tội đoán xét, tội thù ghét, tội xỉ vả lăng nhục, tội hại người, tội bất công, tội đồng lõa, tội gian tà và tội giết người bằng môi miệng, thái độ và hành động. Tất cả các tội đổ dồn trên đầu, trên vai, trên những bước chân trần và trong trái tim đầy lòng thương xót của Chúa. Qua bài Thương Khó của Chúa, chúng ta đừng gán ghép tất cả những tội lỗi giết Chúa cho quân Giu-rêu xưa. Không phải thế đâu! Chúa chịu hy sinh đền tội chung cho cả nhân loại. Khi chúng ta phạm tội là chúng ta lại tiếp tục quất những vết roi hằn trên thân mình Chúa. Thánh Phaolô đã kể lại là trong khi đi ruồng bắt các tín hữu, có một luồng sáng đánh ngã ông: Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giêsu Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ (Tđcv 22, 7-8).
Qua mọi thời, có một số người cứ muốn loại Chúa ra khỏi cuộc sống. Chối bỏ Thiên Chúa để con người được hoàn toàn tự do làm chủ đời mình. Đi tìm tự do để có thể thực hành điều mình mong muốn. Những ước muốn của con người thường là để xuôi theo dòng lạc thú tạm thời. Mọi thỏa mãn vẫn không đáp ứng được những khao khát thầm kín thẳm sâu trong tâm hồn. Một số người muốn có thêm quyền lực, thêm danh vọng và thêm hưởng thụ. Họ tìm cách tiêu diệt mọi chướng ngại trên đường để tìm thỏa mãn quyền lực và ý riêng mình. Cha ông chúng ta đã giết chết các sứ giả, các tiên tri được sai đến và cả người Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa cũng bị loại trừ và giết bỏ.
Các thứ tội lỗi của chúng ta hôm nay cũng giống như các tội phản nghịch của người xưa, đều làm phật lòng Chúa. Mỗi khi phạm tội, chúng ta lại đâm thấu trái tim và đóng thêm gai nhọn vào thân mình Chúa. Thân mình Chúa chính là Giáo Hội của Ngài. Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Thánh Phaolô nói về sự liên kết giữa Chúa Kito và Hội Thánh: Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh (Eph 5, 32). Khi chúng ta phạm tội là chúng ta xúc phạm đến Chúa và chi thể của Chúa. Mùa Chay mời gọi chúng ta xét mình và xin ơn tha thứ để sửa mình. Giáo Hội không ngừng kêu gọi con cái mình hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc âm để được ơn cứu rỗi.
Trong Tuần Thánh, mỗi người chúng ta dành ít phút thinh lặng và chiêm ngắm hình ảnh Chúa Giêsu bị treo trần trụi trên thập giá. Chúng ta có thể hợp dâng lên Chúa tất cả những đau buồn, sầu khổ, chán nản, bị đổ vạ cáo gian, bị hàm oan, những lời châm chọc chỉ trích, nỗi cô đơn và tất cả những khổ đau của cuộc đời. Xin cho được ơn thông phần nhục nhã với Chúa trên khổ giá để đền vì tội của chúng ta. Xin Chúa thương tha thứ và ban sức mạnh để chúng ta tiếp tục vác thánh giá theo Chúa mỗi ngày. Chúa sẽ trao triều thiên vinh thắng cho những ai bền đỗ đến cùng.
Bước vào Tuần Thánh, Giáo Hội bắt đầu cử hành Chúa Nhật Lễ Lá. Có nghi thức làm phép lá, phát lá và kiệu lá. Chỉ những người trong đạo mới hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Lá. Khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem thì các trẻ Do-thái cầm nhành ô-liu đi đón Chúa, lấy áo trải xuống đường và reo vang ca tụng rằng: Hoan hô con vua Đavít! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Lạy vua Israel! Hoan hô trên các tầng trời! Tiếp theo, chúng ta nghe bài Bài Thương Khó với những diễn tiến xảy ra mấy ngày cuối đời của Chúa Giêsu trên trần gian. Dân chúng hùa theo với quân lính và những kẻ thù ghét Chúa Giêsu với những lời phản bội sát phạt: Xin phóng thích Baraba và giết đi, đóng đinh nó vào thập giá. Những cành lá tung hô đã cuốn thành vòng gai nhọn đặt trên đầu của Chúa.
Chương trình cứu độ trải dài suốt dọc lịch sử của dân Do-thái, từng biến cố xảy ra đều mang dấu ấn tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã hiện diện sát cánh qua mọi biến cố thăng trầm với dân riêng của Người. Tình yêu của Thiên Chúa đã thắng vượt sự dữ và tội lỗi. Tình Chúa bền vững thiên thu không hề thay đổi trong khi lòng người đổi thay. Biết bao lần chính Dân mà Chúa đã chọn, bỏ Chúa đi thờ các thần ngoại bang được đúc bằng đất đá. Dân chúng quay lưng chạy theo những đam mê sắc dục, tiền tài danh vọng và tìm thỏa mãn mọi đòi hỏi của bản năng thấp hèn. Tiên tri Danien đã thân thưa cùng Chúa: Tôi đã cầu xin Chúa là Thiên Chúa của tôi, đã thú nhận và thưa Người rằng: Chúng con đã phạm tội, đã lỗi lầm, đã làm điều gian ác, chúng con đã phản nghịch và lìa xa các mệnh lệnh, phán quyết của Ngài (Dan 9, 4-5).
Tình yêu Chúa cứ dõi theo những con người lạc bước và tạo cơ hội cho họ trở về như dụ ngôn ‘Người cha nhân hậu’ hay còn được gọi là ‘Người con hoang đàng’ (Lc 15, 11-32). Thiên Chúa không bỏ rơi con người trong lầm lạc, nhưng đã ban và phó thác chính Con của mình làm của lễ cứu độ. Chúa Giêsu đã phán: Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên (Ga 10,11). Chúa Giêsu chính là Con Một Thiên Chúa và là Đấng được Xức Dầu đã hoàn tất mọi lời tiên tri đã loan báo về Người. Biến cố thương khó đã xảy ra và ứng nghiệm mọi lời đã tiên báo.
Biến cố Chúa Giêsu được đón rước vào thành Giêrusalem thì vắn gọn. Sư vinh quang trần thế tùy thuộc vào con người chỉ có thế, luôn đổi thay. Từ những lời hoan hô ca ngợi mau chóng biến thành những lời nguyền rủa, chế diễu và kết án. Cách đối xử của con người thật là vô ơn bội bạc. Chúa dạy dỗ, chữa bệnh, xua trừ ma quỷ, cho ăn uống no say và dẫn về đàng thật nhưng lòng người thì tráo trở, lật lừa và đổi trắng thay đen. Chúa Giêsu đón nhận tất cả sự xỉ nhục này như của lễ dâng tiến lên Chúa Cha. Chúa gom tóm tất cả tội lỗi xấu xa của con người để đóng gim vào thánh giá. Của lễ châu báu trên thập giá là giá máu cứu chuộc.
Mỗi người nghe bài tường thuật sự Thương Khó của Chúa Giêsu với những tâm tình khác nhau. Có người nghe qua bài Thương Khó và nghĩ đây là một câu truyện đáng thương thuộc qúa khứ. Đôi người lại có thái độ như khách bàng quan coi sự sống chết của Chúa Giêsu chẳng liên quan gì tới đời sống tâm linh của họ. Có người cảm thương sự đau đớn và khổ nhục của Chúa, nhưng rồi lại có thái độ thù ghét, kết án dân Do-thái, chính quyền, trưởng tế, quân lính, người phản bội và các đồng bọn đã giết Chúa. Hôm nay, chúng ta nên có một tâm tình tôn kính về sự thương khó của Chúa. Chúng ta suy gẫm và chiêm niệm từng lời nói, từng hành động, từng giọt mồ hôi, giọt máu rơi xuống và từng bước chân ngã quỵ trên đường tiến lên Núi Sọ. Tất cả mọi khổ đau về tinh thần và cũng như thể xác của Chúa đều là sự trả giá cho tội lỗi và bất trung của loài người.
Các lãnh đạo tôn giáo và chính quyền đã toa rợp để tiêu diệt một người công chính. Vì yêu thương nhân loại, Chúa đã chấp nhận tất cả mọi khổ đau. Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu đang mạnh khỏe, đã bị bán, bị bắt, bị chối bỏ, bị xét xử, bị xỉ nhục, bị đánh đập, bị đói khát và bị hành hạ cho đến chết trên thập giá. Mỗi một hành vi lên án dù nhỏ mọn cũng đã góp phần đưa đến sự chết của Chúa. Chúa không than van trách móc, nhưng còn thương xin Chúa Cha tha thứ cho lỗi lầm của họ. Mầu nhiệm của tình yêu gắn liền với mầu nhiệm của sự đau khổ. Sự đau khổ, sự chết và sống lại của Chúa Giêsu là cao điểm của ơn cứu độ. Đây là lễ Vượt Qua mà Giao Ước mới được ký kết bằng Máu châu Báu của Chúa.
Chúng ta có thể gọi các hành vi xấu ấy là tội lỗi của thế gian. Tội bất trung, tội phản nghịch, tội làm chứng dối, tội cáo gian, tội đoán xét, tội thù ghét, tội xỉ vả lăng nhục, tội hại người, tội bất công, tội đồng lõa, tội gian tà và tội giết người bằng môi miệng, thái độ và hành động. Tất cả các tội đổ dồn trên đầu, trên vai, trên những bước chân trần và trong trái tim đầy lòng thương xót của Chúa. Qua bài Thương Khó của Chúa, chúng ta đừng gán ghép tất cả những tội lỗi giết Chúa cho quân Giu-rêu xưa. Không phải thế đâu! Chúa chịu hy sinh đền tội chung cho cả nhân loại. Khi chúng ta phạm tội là chúng ta lại tiếp tục quất những vết roi hằn trên thân mình Chúa. Thánh Phaolô đã kể lại là trong khi đi ruồng bắt các tín hữu, có một luồng sáng đánh ngã ông: Tôi ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với tôi: "Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Tôi đáp: "Thưa Ngài, Ngài là ai? Người nói với tôi: "Ta là Giêsu Na-da-rét mà ngươi đang bắt bớ (Tđcv 22, 7-8).
Qua mọi thời, có một số người cứ muốn loại Chúa ra khỏi cuộc sống. Chối bỏ Thiên Chúa để con người được hoàn toàn tự do làm chủ đời mình. Đi tìm tự do để có thể thực hành điều mình mong muốn. Những ước muốn của con người thường là để xuôi theo dòng lạc thú tạm thời. Mọi thỏa mãn vẫn không đáp ứng được những khao khát thầm kín thẳm sâu trong tâm hồn. Một số người muốn có thêm quyền lực, thêm danh vọng và thêm hưởng thụ. Họ tìm cách tiêu diệt mọi chướng ngại trên đường để tìm thỏa mãn quyền lực và ý riêng mình. Cha ông chúng ta đã giết chết các sứ giả, các tiên tri được sai đến và cả người Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa cũng bị loại trừ và giết bỏ.
Các thứ tội lỗi của chúng ta hôm nay cũng giống như các tội phản nghịch của người xưa, đều làm phật lòng Chúa. Mỗi khi phạm tội, chúng ta lại đâm thấu trái tim và đóng thêm gai nhọn vào thân mình Chúa. Thân mình Chúa chính là Giáo Hội của Ngài. Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Thánh Phaolô nói về sự liên kết giữa Chúa Kito và Hội Thánh: Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh (Eph 5, 32). Khi chúng ta phạm tội là chúng ta xúc phạm đến Chúa và chi thể của Chúa. Mùa Chay mời gọi chúng ta xét mình và xin ơn tha thứ để sửa mình. Giáo Hội không ngừng kêu gọi con cái mình hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc âm để được ơn cứu rỗi.
Trong Tuần Thánh, mỗi người chúng ta dành ít phút thinh lặng và chiêm ngắm hình ảnh Chúa Giêsu bị treo trần trụi trên thập giá. Chúng ta có thể hợp dâng lên Chúa tất cả những đau buồn, sầu khổ, chán nản, bị đổ vạ cáo gian, bị hàm oan, những lời châm chọc chỉ trích, nỗi cô đơn và tất cả những khổ đau của cuộc đời. Xin cho được ơn thông phần nhục nhã với Chúa trên khổ giá để đền vì tội của chúng ta. Xin Chúa thương tha thứ và ban sức mạnh để chúng ta tiếp tục vác thánh giá theo Chúa mỗi ngày. Chúa sẽ trao triều thiên vinh thắng cho những ai bền đỗ đến cùng.