Chúa Nhật 5 Phục Sinh
“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 4-5).
Lời Chúa thật tha thiết nồng nàn. Như một lời van xin! Vì thiết tưởng câu nói nầy không hiểu ở thể sai khiến, mà là câu yêu cầu. Một yêu cầu phát xuất từ lòng yêu thương.
“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em”. Một cách hiểu khác, là Thầy vẫn có đó, Thầy vẫn ở đó trong anh em, nhưng thầy van xin anh em ở lại trong Thầy. Một tương quan song phương không cân đối nếu chỉ có một bên thấu đạt được vấn đề. Biết thế, nhưng ước muốn của Chúa Giêsu vẫn để cho tôi, cho bạn một sự tự do chọn lựa đồng ý hay không đồng ý, kết hiệp hay không kết hiệp. Ước muốn ấy còn khẩn thiết hơn bằng một lời hứa quyết liệt: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”, và một cảnh tỉnh: “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”.
Đọc đi đọc lại lời nầy, tôi bỗng nhớ có lần anh bạn bại liệt của tôi từng nói sau phút xuất thần trước ảnh Chúa Thương Xót: “ H ơi, mỗi lần anh đọc đoạn Tin Mừng nầy, anh nghe như Chúa Giêsu đang hát cho anh nghe với tất cả tấm lòng, diễn cảm qua đôi tay run lên đưa trước mặt anh, giọng kêu gào tha thiết: “Tôi van em, tôi van em một lần cuối... Hãy ở lại trong tôi... để tôi làm cho em được hạnh phúc tràn đầy.”
Chúa Giêsu muốn chúng ta kết hiệp với Ngài để chúng ta được hạnh phúc thật. Hoa trái mà Chúa Giêsu muốn cho tôi, cho bạn trổ sinh, không chỉ là hoa trái hạnh phúc thật của một cuộc sống viên mãn đời sau, mà còn là một hạnh phúc thật ngay trong cuộc sống đời nầy khi ngộ ra được rằng tất cả những gì mình đang có đều nhờ bởi ơn Chúa. Và khi nhận ra chân giá trị hữu hạn của những gì thuộc về cõi đời tạm này, thì tự chúng ta sẽ cởi trói cho mình để được tự do mà kết hiệp với những gì là vĩnh cửu.
Chúa Giêsu muốn chúng ta kết hiệp với Ngài bằng một tâm tình đơn sơ phó thác. Ngài muốn chúng ta cùng Ngài đi hết hành trình đời người, và đi theo con đường Ngài đã đi. Có thể chúng ta rất kinh hoàng và không dám kết hiệp với Ngài, vì kết hiệp với Ngài là kết hiệp với những khổ đau bất hạnh. Nhưng, khi đã bằng lòng kết hiệp với Ngài, thì những khổ đau bất hạnh trong đời trở thành niềm vui, niềm vinh dự và hạnh phúc. Một điều ngược đời là, khi chúng ta không kết hiệp với Ngài, ta cứ tưởng là ta sẽ tìm được thoải mái hạnh phúc, nào ngờ, ta còn gặp đau khổ hơn, thất vọng hơn và không có lối thoát hiểm.
Chúa Giêsu muốn chúng ta kết hiệp liên lỉ với Ngài, như cành nho không ngừng kết hiệp với thân nho. Nhựa sống thân nho làm cho cành nho tươi tốt thế nào, thì nguồn ơn của Thiên Chúa tuôn trào cho chúng ta qua Chúa Giêsu cũng dồi dào thế ấy. Sự kết hiệp liên lỉ với Chúa Giêsu đòi hỏi thể hiện cùng một lúc cả ba nhân đức đối thần tin, cậy, mến cách tuyệt đối. Một đức tin lưng chừng, một đức cậy trục lợi, hay một đức mến mơ hồ, không thể đưa ta đến sự kết hiệp toàn bích và lâu bền. Đó cũng là lời giải thích cho chúng ta hiểu lý do sự kết hiệp giữa tâm hồn ta và Chúa Giêsu sao cứ lình xình mãi, lúc thế nầy, lúc ra thế nọ! Tất cả lý do nằm về phía chúng ta, những con người hay thay lòng đổi dạ, hay nghiêng về cái thực tại hấp dẫn trước mắt mà quên rằng, cành nho không thể lìa cành nho trong giây lát!
Đem những suy niệm vào đời sống thực tế hôm nay, có thể thấy, Lời Chúa vẫn thiết thực, vẫn mới keng như ngày nào Chúa nói với các môn đệ, nếu không nói là càng lúc càng khẩn thiết hơn. “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy”
Đến bao giờ con người mới thấy cần có Chúa?! Những con người không tin có Thiên Chúa vẫn đang loại trừ Chúa ra khỏi cuộc sống mình, đã đành, mà cả những con cái Chúa, vẫn mù mờ mơ hồ giữa cái cần có và cái thích có. Thích có một cuộc sống hạnh phúc mà không cần có sự can thiệp của Thiên Chúa quả là một ý tưởng điên rồ.
Vậy mà, ý tưởng điên rồ ấy lại được viết thành cả kho sách giáo dục cho một thế hệ không cần có Thiên Chúa, cắt đứt mọi quan hệ với Thiên Chúa và khẳng định với hậu duệ rằng tự sức chúng ta làm ra tất cả!
Thiết tưởng, Lời Chúa hôm nay nhắc nhở cho mọi gia đình công giáo về việc đặt lại một nền tảng đức tin, cậy, mến đối với chính các bậc làm cha mẹ và nhất là người trẻ, cho xứng với danh xưng con cái của Thiên Chúa. Người trẻ được giáo dục tại các nhà trường từ bé đến lớn đều không mảy may đề cập đến Thiên Chúa theo chiều hướng hữu thần, mà ngược lại, theo chiều từ chối sự can thiệp của Ngài vào trong tất cả mọi lãnh vực. Đối với họ, không chỗ nào có Thiên Chúa. Tòa án không Thiên Chúa. Bệnh viện không Thiên Chúa. Nhà trường không Thiên Chúa.... Và nhất là lòng người cũng không có Thiên Chúa! Thế rồi, người trẻ của Thiên Chúa bước vào cuộc đời giữa cái mơ hồ hỗn độn, lao đầu vào cuộc kinh tế chính trị xã hội không cần có sự can thiệp nào của Thiên Chúa, của lề luật Thiên Chúa... Và họ đang lao đầu vào chỗ diệt vong mà không hay không biết! Vì, “cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho”.
Một bà mẹ dặn con trước khi đi học: “Con nhớ thinh lặng một phút đầu giờ học nhé”. - “Chi thế Mẹ?” - “Nhớ đến Chúa, xin Chúa giúp con”. Một cuộc điện thoại của Bố gọi cho con: “Bằng cấp chưa đủ! Vốn liếng chưa đủ! Con nhớ cầu nguyện thì công việc của con mới thành đạt được”. Tôi vẫn nhớ ông bà, cha mẹ ngày xưa hay dặn dò và tập cho anh em chúng tôi ý thức cần đến Chúa, nhớ đến Chúa bằng cách dâng những lời nguyện tắt liên lỉ trong mỗi công việc. Và ngày nay, nhiều anh em vẫn hỏi ý kiến Chúa trước khi thực hiện việc gì, để đẹp ý Chúa. Giờ kinh tối sáng tại các gia đình vẫn là một truyền thống tốt đẹp để gợi lên trong gia đình một chương trình kết hiệp cành nho với thân nho. Truyền thống ấy nay đâu? Không phải vì người trẻ lười biếng, mà có khi lại do người lớn không có chương trình!
Chúa Giêsu đang van xin một lần cuối: Hãy ở lại trong Ngài...
Lạy Chúa, chúng con cần có Chúa, chúng con cần sự can thiệp của Chúa trong hành trình đời người chúng con. A men.
“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15, 4-5).
Lời Chúa thật tha thiết nồng nàn. Như một lời van xin! Vì thiết tưởng câu nói nầy không hiểu ở thể sai khiến, mà là câu yêu cầu. Một yêu cầu phát xuất từ lòng yêu thương.
“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em”. Một cách hiểu khác, là Thầy vẫn có đó, Thầy vẫn ở đó trong anh em, nhưng thầy van xin anh em ở lại trong Thầy. Một tương quan song phương không cân đối nếu chỉ có một bên thấu đạt được vấn đề. Biết thế, nhưng ước muốn của Chúa Giêsu vẫn để cho tôi, cho bạn một sự tự do chọn lựa đồng ý hay không đồng ý, kết hiệp hay không kết hiệp. Ước muốn ấy còn khẩn thiết hơn bằng một lời hứa quyết liệt: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái”, và một cảnh tỉnh: “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được”.
Đọc đi đọc lại lời nầy, tôi bỗng nhớ có lần anh bạn bại liệt của tôi từng nói sau phút xuất thần trước ảnh Chúa Thương Xót: “ H ơi, mỗi lần anh đọc đoạn Tin Mừng nầy, anh nghe như Chúa Giêsu đang hát cho anh nghe với tất cả tấm lòng, diễn cảm qua đôi tay run lên đưa trước mặt anh, giọng kêu gào tha thiết: “Tôi van em, tôi van em một lần cuối... Hãy ở lại trong tôi... để tôi làm cho em được hạnh phúc tràn đầy.”
Chúa Giêsu muốn chúng ta kết hiệp với Ngài để chúng ta được hạnh phúc thật. Hoa trái mà Chúa Giêsu muốn cho tôi, cho bạn trổ sinh, không chỉ là hoa trái hạnh phúc thật của một cuộc sống viên mãn đời sau, mà còn là một hạnh phúc thật ngay trong cuộc sống đời nầy khi ngộ ra được rằng tất cả những gì mình đang có đều nhờ bởi ơn Chúa. Và khi nhận ra chân giá trị hữu hạn của những gì thuộc về cõi đời tạm này, thì tự chúng ta sẽ cởi trói cho mình để được tự do mà kết hiệp với những gì là vĩnh cửu.
Chúa Giêsu muốn chúng ta kết hiệp với Ngài bằng một tâm tình đơn sơ phó thác. Ngài muốn chúng ta cùng Ngài đi hết hành trình đời người, và đi theo con đường Ngài đã đi. Có thể chúng ta rất kinh hoàng và không dám kết hiệp với Ngài, vì kết hiệp với Ngài là kết hiệp với những khổ đau bất hạnh. Nhưng, khi đã bằng lòng kết hiệp với Ngài, thì những khổ đau bất hạnh trong đời trở thành niềm vui, niềm vinh dự và hạnh phúc. Một điều ngược đời là, khi chúng ta không kết hiệp với Ngài, ta cứ tưởng là ta sẽ tìm được thoải mái hạnh phúc, nào ngờ, ta còn gặp đau khổ hơn, thất vọng hơn và không có lối thoát hiểm.
Chúa Giêsu muốn chúng ta kết hiệp liên lỉ với Ngài, như cành nho không ngừng kết hiệp với thân nho. Nhựa sống thân nho làm cho cành nho tươi tốt thế nào, thì nguồn ơn của Thiên Chúa tuôn trào cho chúng ta qua Chúa Giêsu cũng dồi dào thế ấy. Sự kết hiệp liên lỉ với Chúa Giêsu đòi hỏi thể hiện cùng một lúc cả ba nhân đức đối thần tin, cậy, mến cách tuyệt đối. Một đức tin lưng chừng, một đức cậy trục lợi, hay một đức mến mơ hồ, không thể đưa ta đến sự kết hiệp toàn bích và lâu bền. Đó cũng là lời giải thích cho chúng ta hiểu lý do sự kết hiệp giữa tâm hồn ta và Chúa Giêsu sao cứ lình xình mãi, lúc thế nầy, lúc ra thế nọ! Tất cả lý do nằm về phía chúng ta, những con người hay thay lòng đổi dạ, hay nghiêng về cái thực tại hấp dẫn trước mắt mà quên rằng, cành nho không thể lìa cành nho trong giây lát!
Đem những suy niệm vào đời sống thực tế hôm nay, có thể thấy, Lời Chúa vẫn thiết thực, vẫn mới keng như ngày nào Chúa nói với các môn đệ, nếu không nói là càng lúc càng khẩn thiết hơn. “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy”
Đến bao giờ con người mới thấy cần có Chúa?! Những con người không tin có Thiên Chúa vẫn đang loại trừ Chúa ra khỏi cuộc sống mình, đã đành, mà cả những con cái Chúa, vẫn mù mờ mơ hồ giữa cái cần có và cái thích có. Thích có một cuộc sống hạnh phúc mà không cần có sự can thiệp của Thiên Chúa quả là một ý tưởng điên rồ.
Vậy mà, ý tưởng điên rồ ấy lại được viết thành cả kho sách giáo dục cho một thế hệ không cần có Thiên Chúa, cắt đứt mọi quan hệ với Thiên Chúa và khẳng định với hậu duệ rằng tự sức chúng ta làm ra tất cả!
Thiết tưởng, Lời Chúa hôm nay nhắc nhở cho mọi gia đình công giáo về việc đặt lại một nền tảng đức tin, cậy, mến đối với chính các bậc làm cha mẹ và nhất là người trẻ, cho xứng với danh xưng con cái của Thiên Chúa. Người trẻ được giáo dục tại các nhà trường từ bé đến lớn đều không mảy may đề cập đến Thiên Chúa theo chiều hướng hữu thần, mà ngược lại, theo chiều từ chối sự can thiệp của Ngài vào trong tất cả mọi lãnh vực. Đối với họ, không chỗ nào có Thiên Chúa. Tòa án không Thiên Chúa. Bệnh viện không Thiên Chúa. Nhà trường không Thiên Chúa.... Và nhất là lòng người cũng không có Thiên Chúa! Thế rồi, người trẻ của Thiên Chúa bước vào cuộc đời giữa cái mơ hồ hỗn độn, lao đầu vào cuộc kinh tế chính trị xã hội không cần có sự can thiệp nào của Thiên Chúa, của lề luật Thiên Chúa... Và họ đang lao đầu vào chỗ diệt vong mà không hay không biết! Vì, “cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho”.
Một bà mẹ dặn con trước khi đi học: “Con nhớ thinh lặng một phút đầu giờ học nhé”. - “Chi thế Mẹ?” - “Nhớ đến Chúa, xin Chúa giúp con”. Một cuộc điện thoại của Bố gọi cho con: “Bằng cấp chưa đủ! Vốn liếng chưa đủ! Con nhớ cầu nguyện thì công việc của con mới thành đạt được”. Tôi vẫn nhớ ông bà, cha mẹ ngày xưa hay dặn dò và tập cho anh em chúng tôi ý thức cần đến Chúa, nhớ đến Chúa bằng cách dâng những lời nguyện tắt liên lỉ trong mỗi công việc. Và ngày nay, nhiều anh em vẫn hỏi ý kiến Chúa trước khi thực hiện việc gì, để đẹp ý Chúa. Giờ kinh tối sáng tại các gia đình vẫn là một truyền thống tốt đẹp để gợi lên trong gia đình một chương trình kết hiệp cành nho với thân nho. Truyền thống ấy nay đâu? Không phải vì người trẻ lười biếng, mà có khi lại do người lớn không có chương trình!
Chúa Giêsu đang van xin một lần cuối: Hãy ở lại trong Ngài...
Lạy Chúa, chúng con cần có Chúa, chúng con cần sự can thiệp của Chúa trong hành trình đời người chúng con. A men.