Kể từ sau buổi dự thảo khoa học về dự án bôxít Tây Nguyên kết thúc với kết quả kể là thất vọng đối với giới khoa học và những người bận tâm về vấn đề môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá dân tộc, và an ninh quốc gia, xem chừng dư luận xã hội đối với chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước trong dự án bôxít Tây Nguyên có vẻ như chùng xuống. Ngoài những phát biểu đơn lẻ của một vài cá nhân như nhà văn, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc, hay Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, …thì xem ra không ai còn muốn thiết tha lên tiếng nữa trước cái gọi là “chủ trương lớn” của Đảng (Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc khẳng định rằng việc tiếp tục dự án bôxít Tây Nguyên mà không thông qua Quốc hội là bất hợp pháp; hơn nữa, đất nước trước đây dù khó khăn, ngặt nghèo cũng không đến nỗi ”đào tài nguyên bán mà ăn” như thế).
Bất ngờ một kiến nghị của giới trí thức Việt Nam gửi tới giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước do nhóm ba người là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nguyên chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và nhà văn Phạm Toàn khởi xướng những ngày này đã làm dấy lên trong xã hội một làn sóng dữ dội phản đối chủ trương lớn của giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước trong vấn đề bôxít Tây Nguyên. Khởi xướng của nhóm ba người này như đã đáp ứng đúng mong mỏi của đại đa số các thành phần trong xã hội từ các nhà chính trị, quân sự, các học giả, các nhà trí thức, các chuyên viên đến những người lao động bình dân, những con người còn có tâm với đất nước, với dân tộc.
Trước áp lực càng ngày càng dữ dội của dư luận xã hội, ngày 24/4/2009, nhóm 15 người thuộc Bộ chính trị đảng cộng sản Việt nam đã miễn cưỡng thực hiện một động tác gọi là chỉ đạo việc rà soát vấn đề ô nhiễm môi trường của dự án bôxít. Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin quốc tế RFI, cái việc chỉ đạo này chẳng qua chỉ là để đối phó với phản ứng bất bình ngày càng lan rộng trong xã hội mà thôi. Hơn nữa, cũng theo hãng tin RFI, để đối phó với phản ứng dữ dội của quần chúng, Bộ chính trị đã yêu cầu Ban tuyên giáo trung ương chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến kết luận nói trên để gọi là tạo sự '' thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội''.
Ngay sau khi có lệnh từ Bộ chính trị là dùng truyền thông để tạo cái được gọi là '' thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội”, các tờ báo như Hà Nội Mới, An ninh thủ đô…vốn từ trước tới nay vẫn được dân gian coi là “những con vẹt” bắt đầu thực hiện chỉ đạo của Đảng. Hai tờ báo này thực hiện việc tuyên truyền cái được gọi là “thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội” bằng cách chĩa mũi dùi vào những người cố suý cho việc tẩy chay dự án bôxít Tây Nguyên. Linh mục Lê Quang Uy và Linh mục Nguyễn Văn Khải chỉ là nạn nhận của chiến dịch “tạo thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội mà thôi, theo như nhận xét của giới phân tích chính trị-xã hội. Và từ hôm qua đến nay, trên nhiều trang mạng “lề trái” đã vạch ra cái xảo thuật gian trá của các tờ báo trung thành với Đảng trong nỗ lực tuyên truyền cái được cọi là “thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội”.
Tuy nhiên, không phải tờ báo “lề phải” nào cũng trung thành phụng sự Đảng. Có những tờ bào xem ra là tuân thủ đi theo “lề phải” Đảng chỉ, nhưng thỉnh thoảng lại lách qua “lề trái” cho lương tâm nghề nghiệp đỡ bị cắn rứt. Báo Tuổi Trẻ, một trong những nhật báo được xem là lớn nhất trong nước hiện nay, số 109/2009 (5792) ra ngày 27/4/2009, trang 4, đã tuân thủ chỉ đạo từ trên, đưa tin về sự chỉ đạo của Bộ chính trị về việc rà soát dự án bôxít với bài viết có tiêu đề: “Vấn đề môi trường đã được quan tâm đúng mức”. Đọc xong bài viết, nhiều nhà phân tích gợi ý, từ nay những phóng viên còn có tâm với nghề, còn biết nghĩ đến sự phồn thịnh của đất nước, của dân tộc, thôi thì tiêu đề bài báo cứ việc tuân thủ theo lệnh cấp trên, còn nội dung xin vui lòng phản ánh đúng hiện thực khách quan của vấn đề, của lòng dân.
Bất ngờ một kiến nghị của giới trí thức Việt Nam gửi tới giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước do nhóm ba người là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nguyên chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và nhà văn Phạm Toàn khởi xướng những ngày này đã làm dấy lên trong xã hội một làn sóng dữ dội phản đối chủ trương lớn của giới lãnh đạo Đảng và Nhà Nước trong vấn đề bôxít Tây Nguyên. Khởi xướng của nhóm ba người này như đã đáp ứng đúng mong mỏi của đại đa số các thành phần trong xã hội từ các nhà chính trị, quân sự, các học giả, các nhà trí thức, các chuyên viên đến những người lao động bình dân, những con người còn có tâm với đất nước, với dân tộc.
Trước áp lực càng ngày càng dữ dội của dư luận xã hội, ngày 24/4/2009, nhóm 15 người thuộc Bộ chính trị đảng cộng sản Việt nam đã miễn cưỡng thực hiện một động tác gọi là chỉ đạo việc rà soát vấn đề ô nhiễm môi trường của dự án bôxít. Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin quốc tế RFI, cái việc chỉ đạo này chẳng qua chỉ là để đối phó với phản ứng bất bình ngày càng lan rộng trong xã hội mà thôi. Hơn nữa, cũng theo hãng tin RFI, để đối phó với phản ứng dữ dội của quần chúng, Bộ chính trị đã yêu cầu Ban tuyên giáo trung ương chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến kết luận nói trên để gọi là tạo sự '' thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội''.
Ngay sau khi có lệnh từ Bộ chính trị là dùng truyền thông để tạo cái được gọi là '' thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội”, các tờ báo như Hà Nội Mới, An ninh thủ đô…vốn từ trước tới nay vẫn được dân gian coi là “những con vẹt” bắt đầu thực hiện chỉ đạo của Đảng. Hai tờ báo này thực hiện việc tuyên truyền cái được gọi là “thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội” bằng cách chĩa mũi dùi vào những người cố suý cho việc tẩy chay dự án bôxít Tây Nguyên. Linh mục Lê Quang Uy và Linh mục Nguyễn Văn Khải chỉ là nạn nhận của chiến dịch “tạo thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội mà thôi, theo như nhận xét của giới phân tích chính trị-xã hội. Và từ hôm qua đến nay, trên nhiều trang mạng “lề trái” đã vạch ra cái xảo thuật gian trá của các tờ báo trung thành với Đảng trong nỗ lực tuyên truyền cái được cọi là “thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội”.
Tuy nhiên, không phải tờ báo “lề phải” nào cũng trung thành phụng sự Đảng. Có những tờ bào xem ra là tuân thủ đi theo “lề phải” Đảng chỉ, nhưng thỉnh thoảng lại lách qua “lề trái” cho lương tâm nghề nghiệp đỡ bị cắn rứt. Báo Tuổi Trẻ, một trong những nhật báo được xem là lớn nhất trong nước hiện nay, số 109/2009 (5792) ra ngày 27/4/2009, trang 4, đã tuân thủ chỉ đạo từ trên, đưa tin về sự chỉ đạo của Bộ chính trị về việc rà soát dự án bôxít với bài viết có tiêu đề: “Vấn đề môi trường đã được quan tâm đúng mức”. Đọc xong bài viết, nhiều nhà phân tích gợi ý, từ nay những phóng viên còn có tâm với nghề, còn biết nghĩ đến sự phồn thịnh của đất nước, của dân tộc, thôi thì tiêu đề bài báo cứ việc tuân thủ theo lệnh cấp trên, còn nội dung xin vui lòng phản ánh đúng hiện thực khách quan của vấn đề, của lòng dân.