PHÁP QUỐC - Bức điêu khắc mô tả Chúa Kitô ngồi trên chiếc ghế « đau khổ » được triển lãm từ ngày 4 đến 12 tháng 4 vừa qua tại nhà thờ chính tòa giáo phận Gap. Đức cha di Falco Léandri, giám mục giáo phận Gap đã thành công trong cuộc triển lãm này: đó là làm cho mọi người nói về Chúa Kitô và thúc đẩy họ bước đến cánh cửa nhà thờ.
« Xì căng đan không phải ở chỗ Chúa Giêsu bị ngồi trên chiếc ghế « đau khổ ». Nếu như Ngài bị kết án tử vào thời nay, rất có thể người ta cũng sử dụng những cực hình dã man vốn còn tồn tại ở một số nước trên thế giới để hành quyết. Thái độ lãnh đạm trước thánh giá Chúa Kitô mới là xì căng đan thực sự đáng nói», giám mục giáo phận Gap, đức cha di Falco Léandri giải thích.
« Sau khi bị đóng đinh, Chúa Kitô ngồi trên chiếc ghế « đau khổ » này, tác giả Paul Fryer nhấn mạnh. Ngài mang lấy tất cả đau khổ của thế giới ». Tác phẩm đã thu hút nhiều khách tham quan đến từ Pháp và Ý. Họ cũng bình luận sôi nổi về bức tượng khi chiêm ngắm, hoặc ghi những lời ấy vào cuốn sổ vàng, hoặc để lại lời bình trên trang web của giáo phận.
Nếu như trước đó, ngay trên phương tiện truyền thông đã diễn ra cuộc tranh luận một cách vô bổ về chủ đề này, thì mục đích mà giám mục di Falco Léandri đề ra vẫn đạt được kết quả: « Cuộc triển lãm này là một cơ hội để Phúc Âm hóa », ngài vừa nhận định và vừa nhận mạnh rằng có một sự chênh lệch giữa các phản ứng của những người xem tác phẩm qua ảnh và những người đến xem tận mắt tác phẩm.
Nguồn: theo bản tin trên trang web của HĐGM Pháp.
« Xì căng đan không phải ở chỗ Chúa Giêsu bị ngồi trên chiếc ghế « đau khổ ». Nếu như Ngài bị kết án tử vào thời nay, rất có thể người ta cũng sử dụng những cực hình dã man vốn còn tồn tại ở một số nước trên thế giới để hành quyết. Thái độ lãnh đạm trước thánh giá Chúa Kitô mới là xì căng đan thực sự đáng nói», giám mục giáo phận Gap, đức cha di Falco Léandri giải thích.
« Sau khi bị đóng đinh, Chúa Kitô ngồi trên chiếc ghế « đau khổ » này, tác giả Paul Fryer nhấn mạnh. Ngài mang lấy tất cả đau khổ của thế giới ». Tác phẩm đã thu hút nhiều khách tham quan đến từ Pháp và Ý. Họ cũng bình luận sôi nổi về bức tượng khi chiêm ngắm, hoặc ghi những lời ấy vào cuốn sổ vàng, hoặc để lại lời bình trên trang web của giáo phận.
Nếu như trước đó, ngay trên phương tiện truyền thông đã diễn ra cuộc tranh luận một cách vô bổ về chủ đề này, thì mục đích mà giám mục di Falco Léandri đề ra vẫn đạt được kết quả: « Cuộc triển lãm này là một cơ hội để Phúc Âm hóa », ngài vừa nhận định và vừa nhận mạnh rằng có một sự chênh lệch giữa các phản ứng của những người xem tác phẩm qua ảnh và những người đến xem tận mắt tác phẩm.
Nguồn: theo bản tin trên trang web của HĐGM Pháp.